1
Hoàng Kim Long sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo. Người dân ở đây chủ yếu vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông. Tuy nghèo nhưng cuộc sống ở đây rất yên bình, dân quê bản chất thật thà tốt bụng, hễ giúp được cái gì là họ nhiệt tình lắm. Nói tới có tình có nghĩa phải nói tới gia đình ông Hoàng Thanh Lịch.
Hai ông bà nhà họ Hoàng này cũng đã gần 60 tuổi, gia cảnh xếp vào loại khó khăn thứ hai thì không ai chủ nhật. Ngày trước hai vợ chồng ông làm ruộng nuôi đứa con nhỏ ăn học, ngày không phải ra đồng ông hay lên đồi chặt ít củi hay ra sông câu cá. Được ít được nhiều gì ông cũng mang chia cho bà con hàng xóm. Nhiều người hỏi ông sao không mang ra chợ bán kiếm thêm mấy đồng nhưng ông đều xua tay, với ông thì tình nghĩa làng xóm còn làm ông vui hơn mấy đồng bạc đó. Trong xóm hễ nhà nào có công việc thì ông cũng sang giúp đỡ nhiệt tình.
Nhưng mấy năm trở lại đây, bệnh tình của ông Lịch đã trở nặng, hầu như ông chỉ có thể nằm trên giường, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên vai người vợ. Nhiều lần ông bất lực nói bà Hoài để ông chết quách đi cho xong, sống mà làm cho vợ con mình thêm khổ ông xót lòng lắm.
Nhưng vợ thương chồng, con thương cha, họ làm sao đành?
Hoàng Kim Long từ bé đã ý thức được hoàn cảnh gia đình, anh xin được nghỉ học để đi làm phụ giúp cha mẹ. Ban đầu bà Hoài nhất quyết không đồng ý, bà muốn con mình được ăn học đến nơi đến chốn để mai sau còn đổi đời, không phải sống cuộc sống vất vả như cha mẹ. Nhưng theo thời gian, vì gánh nặng tiền bạc ngày càng đè nặng trên vai, bà đành chấp thuận mong muốn của anh.
Từ đó, hai mẹ con ngày ngày ra đồng làm từ tờ mờ sáng, bà Hoài nhận thêm công việc đan lát lúc rảnh rỗi. Còn Kim Long từ bé đã tháo vát việc nhà, trong xóm ai cần gì thì anh làm nấy, từ dọn cỏ, làm vườn tới gánh nước, gặt thuê. Tiền công chẳng nhiều nhưng nghĩ tới việc có thể mua thêm được cho ba vài viên thuốc hay phụ cho mẹ được bát gạo là anh thấy vui lắm rồi. Cả xóm ai cũng thương anh giỏi làm mà còn hiếu thảo.
*
Hôm nay Kim Long thức dậy sớm hơn mọi hôm, đánh răng rửa mặt xong liền vội vã xách đít chạy ra chợ để mua được cá tươi. Mẹ bảo anh sáng nay không cần ra đồng mà ở nhà nấu một bữa cơm ngon vì hôm nay cụ Sinh về thăm.
Gọi cụ Sinh thế thôi chứ ổng mới có 32 tuổi à...
Nhưng Hoàng Kim Long cứ thích gọi cụ đấy!
Cụ Sinh ngày trước là hàng xóm nhà Kim Long, bố mẹ anh coi y như con trai mà đối đãi. Mấy năm nay cụ rời quê lên Hà Nội lập nghiệp, nghe đâu làm việc cho một tổ chức buôn chim xuyên quốc gia cũng gọi là ổn định. Lúc còn bé, ngày nào Kim Long cũng chạy sang nhà cụ Sinh xem cụ show cu.
Ý Kim Long là chim cu gáy...
Trường Sinh quý Kim Long lắm, hồi đó nhà có gì ngon là đều để phần cho anh. Có lần cụ Sinh còn tặng anh hẳn một con cu to.
Ý Kim Long vẫn là con chim cu gáy...
Cụ Sinh đã mấy năm không về, cứ nghĩ sắp được gặp lại cụ là Kim Long thấy vui vượt mức pickleball luôn.
Đang mải mê với món canh cá, một giọng nói vang lên khiến anh giật đùng đùng.
"Phải thằng Lou hong?"
Nhận ra được giọng nói quen thuộc của cụ hàng xóm, Kim Long mừng đến nỗi đánh rơi luôn con cá.
Anh nhanh chân chạy tới ôm chặt cứng Trường Sinh:
"Cụ Sinhhhhh!!!"
"Hé hé hé, để anh mày xem nào. Dạo này lớn quá nhể, suýt nữa tao nhận không ra đấy!"
Hoàng Kim Long chu mỏ làm nũng: "Hmu hmu, em cứ nghĩ cụ không về nữa chứ."
"Đồn tầm bậy nha? Anh mày phải về thăm mọi người chứ!"
Ông Hoàng Thanh Lịch mọi ngày thường chỉ nằm trên giường, hôm nay biết tin đứa cháu yêu quý của mình về thăm cũng cố gắng bước xuống giường. Nghe được tiếng nói cười ngoài sân, ông đoán là Trường Sinh đã về tới liền cố nói vọng ra cửa:
"Thằng Sinh về rồi đấy à?"
"Con chào bácccc, tặng bác con chim!" Trường Sinh hồ hởi đưa hai bàn tay bắt chéo lên trước mặt.
"Cụ vào nhà ngồi chơi đi, em nấu xong rồi cả nhà mình cùng ăn. Mẹ em cũng sắp về tới rồi."
Trường Sinh nhăn mặt: "Nấu được hong đó? Cẩn thận cháy bếp nha."
Kim Long bĩu môi đánh vào vai Trường Sinh: "Cụ nàyyyy!"
*
Bàn ăn hôm nay cũng không phải cao lương mĩ vị gì, chỉ là thịnh soạn hơn mọi ngày một chút. Thay vì đĩa rau luộc, bát cơm trộn ngô và vài con tép thì bây giờ là cá rán, một đĩa trứng rán nhỏ và một bát canh cua đồng.
Bà Hoài thắc mắc: "Ủa Lou? Sao lại canh cua? Nãy mẹ bảo con ra chợ mua cá nấu canh chua mà?"
Kim Long gãi đầu giải thích: "Nãy con đang chuẩn bị cho cá vào nồi canh thì cụ Sinh về, thế là con vui quá giãy đành đạch nên lỡ tay làm rớt con cá vào chảo rán ạ..."
Mọi người: "..."
Trường Sinh cũng là người con của mảnh đất nghèo này, những món ăn ấy cũng quá quen thuộc với y rồi nhưng qua bàn tay của Kim Long thì tất cả lại trở nên mlem mlem hơn bao giờ hết, y luôn miệng khen ngợi đứa em khéo tay. Nhìn đôi mắt sáng ngời của ông bà Hoàng cũng thấy ắt hẳn trong lòng họ chứa đựng niềm tự hào không nhỏ.
Bữa ăn kết thúc, Kim Long thu dọn bát đĩa mang ra sau nhà rửa rồi pha một bình trà mang lên phòng khách.
Trường Sinh đang mở mấy cái túi mang ra ít thuốc bổ và dầu nóng làm quà cho ông Lịch. Đồng lương của y ở Hà Nội cũng chỉ đủ sống qua ngày, dành dụm ít tiền thưởng mới mua được vài thang thuốc. Giá trị chẳng là bao mà nhận lại lời cảm ơn rối rít của bà Hoài làm y ngại lắm.
Trường Sinh nhìn quanh căn nhà nhỏ, mái nhà tranh quá nửa xập xệ, đồ đạc thiếu thốn rồi nhìn qua đứa em nhỏ đang bôi dầu nóng bóp chân cho cha, y thương lắm. Chợt trong đầu y nảy ra một suy nghĩ:
"Lou này, mày có muốn theo tao ra Hà Nội tìm việc làm không?"
Hoàng Kim Long ngừng tay, tròn mắt nhìn y.
"Cạnh nơi con thuê trọ có một chỗ giới thiệu việc làm. Từ bảo vệ, giữ trẻ đến giúp việc. Mình nộp đơn vào đó, khi có gia đình hay công ty nào cần tuyển người nếu thấy yêu cầu phù hợp thì họ sẽ liên lạc. Con thấy thằng Lou nó siêng làm lại nấu ăn ngon. Hay hai bác cho em nó lên thành phố một chuyến xem sao?"
Ông Lịch trầm tư không nói gì, bà Hoài chỉ thở dài.
"Nó từ bé chỉ quanh quẩn trong cái xóm bé xíu này, giờ một mình lên đó làm công cho nhà người ta, bác sợ..."
"Con hiểu mà..." Trường Sinh ngưng một chút rồi nhìn sang Kim Long:
"Ý mày sao?"
Kim Long ngập ngừng: "Ơ...dạ..e-em.."
"Thôi thì hai bác với em cứ nghĩ hết hôm nay đi, ngày mai con sẽ về Hà Nội. Nếu Lou có đi thì mai con sẽ đưa em nó đi cùng. Giờ xin phép hai bác cho con đi một vòng thăm hàng xóm ạ."
Kim Long ngồi đó cắn môi nhìn theo bóng y, bà Hoài tiễn khách xong quay vào nhìn bộ dạng con mình như thế liền ngồi xuống vuốt nhẹ tóc anh.
"Thôi cứ ở đây đi con, kiếm được đồng nào hay đồng đó. Chốn Hà Thành không may bị ức hiếp thì một mình con làm sao mà xoay sở?"
Kim Long không nói gì, chỉ khẽ gật đầu.
*
Tối trời, nhiệt độ bên ngoài hạ xuống rất nhanh. Bà Hoài cất mấy cuộn len sang một bên, vào phòng đóng hết cửa sổ lại rồi kéo chăn lên cao cho chồng. Từ sau khi Trường Sinh rời đi, ông Lịch cứ im lặng vắt tay lên trán nhìn trần nhà.
Bà hiểu tâm sự của chồng mình, một nửa vợ chồng bà muốn giữ đứa con duy nhất ở lại, một nửa thầm nghĩ biết đâu lên thành phố nó có cơ hội đổi đời?
Cánh cửa sổ mục nát không chặn được cơn gió mạnh, ông Lịch ho khan một tràng dài.
Ông cười buồn: "Tôi sống nay chết mai, cả đời chẳng có lấy chút của cải cho vợ con hưởng phước, lại còn vì tôi mà thêm khổ."
"Khổ hơn mười lần nữa tôi cũng chịu được. Nhưng tôi thương thằng Lou quá ông à. Bằng tuổi nó người ta đi học đi chơi, còn nó thì vất vả đi làm thêm để kiếm từng đồng về. Tôi bất tài vô dụng, kiếp sau tôi nhất định cầu xin trời đất đừng bắt nó làm con tôi nữa."
"Hay là để cho nó đi đi bà? Tới đó biết đâu nó tìm được chỗ nương tựa?"
"Lou não cá vàng lắm, tôi không yên tâm ông à..."
"Để nó đi đi, tôi không muốn nó chịu khổ với vợ chồng mình nữa. Tôi với bà gần đất xa trời, giữ nó ở đây mãi rồi tới lúc đó nó biết làm sao?"
Ông Lịch dứt câu lại ho dữ dội. Bà Hoài vội đỡ ông dậy mà nước mắt chảy dài.
Bên ngoài, Kim Long dựa người vào vách tường khóc thút thít. Anh thương cha mẹ lắm, muốn cả đời được ở bên cạnh chăm sóc ông bà.
Nhưng họ nói đúng...
Cứ sống mãi ở cái đất nghèo này thì kiếm đâu ra đủ tiền để ba chữa bệnh? Đào đâu ra tiền để mẹ đỡ nhọc nhằn?
Anh cắn chặt môi, quẹt nhanh nước mắt rồi chạy về phòng.
Kim Long lôi ra cái túi xách cũ mèm, bỏ vào đó mấy bộ quần áo và ít đồ dùng lặt vặt. Anh đi quanh phòng thu dọn mà nước mắt cứ tuôn rơi ướt đẫm.
Bất thình lình, bà Hoài đẩy cửa bước vào.
"Lou, con đang làm gì thế?"
"Ba mẹ cho con lên Hà Nội đi, con sẽ kiếm thật nhiều tiền về cho ba mẹ! Ba mẹ đừng lo gì hết. Cho con đi đi nha." Anh chạy tới ôm cứng bà.
Bà Hoài lặng người rồi vỗ nhẹ lưng anh, bà biết lúc nãy anh nghe cả rồi. Lau nước mắt cho đứa con trai, nhìn đôi mắt ngập nước nhưng kiên quyết của nó, bà thở dài rồi ngồi xuống mở cái tủ nhỏ trong phòng. Lấy ra trong ngăn kéo một cái hộp nhung đỏ có vẻ đã lâu năm, lấy chiếc nhẫn bên trong đưa cho Kim Long. Đây cũng là tài sản giá trị nhất của bà.
"Đây là chiếc nhẫn bà nội tặng cho mẹ khi mẹ về làm dâu, giờ mẹ đưa cho con."
"Mẹ, đồ quý như vậy con không dám giữ..." Kim Long lắc đầu nguầy nguậy.
"Giữ nó bên người, bà nội sẽ phù hộ cho con."
Anh nhận lấy cái nhẫn từ tay mẹ, cất vào hộp rồi cẩn thận để sâu dưới đáy túi xách. Xong xuôi mọi thứ anh lại ngồi ôm lấy bà. Đêm nay hai mẹ con sẽ thủ thỉ trò truyện tới sáng.
*
Sáng sớm hôm sau, bà Hoài xuống bếp nấu cho Kim Long ít cháo ăn lót dạ để chuẩn bị lên đường.
Cụ Sinh sửa soạn xong xuôi cũng sang nhà đón anh. Đường trong đây chỉ là đường đất nhỏ xíu, xe lớn không thể vào được. Bà Hoài đi bộ tiễn cả hai người tới tận cổng thôn, suốt đoạn đường đi anh nắm tay bà thật chặt.
"Xe tới rồi, đi thôi." Trường Sinh vỗ vai anh.
"Con đi nha mẹ." Hoàng Kim Long mỉm cười nhìn bà.
"Lên đó ăn uống đầy đủ, giữ gìn sức khoẻ nha con." Bà nghẹn giọng, vuốt má anh mà nói.
"..."
Hoàng Kim Long còn muốn nói gì đó nữa nhưng cổ họng nghẹn lại. Vội rút tay mình khỏi tay bà, anh chạy nhanh lên chiếc xe buýt.
Anh không dám quay đầu lại dù chỉ một lần. Anh sợ mình sẽ yếu lòng mà ôm lấy bà rồi không còn cách nào có thể rời đi nữa. Cắn chặt lấy môi, nước mắt cứ rơi lã chã.
Trường Sinh thấy đứa em mình như vậy chỉ biết thở dài ôm lấy anh dỗ dành.
"Lou đừng khóc mà, anh tặng mày con chim."
Chiếc xe buýt rời đi trong màn sương sớm mỏng manh, bỏ lại phía sau tiếng gọi xé lòng cùng giọt nước mắt ướt nhem trên khoé mắt cằn cỗi.
"Lou ơiii!!!"
***
Cre ảnh: FC Lou Hoàng - We Are SmiLou
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top