APDTT5 ndcb CNXH

a.Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

* Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Căn cứ lí luận Mác-Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người, HCM đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo

- Căn cứ thực tiễn:

  + Thế giới: thế kỉ 20 là thời kì bão táp cách mạng, chủ nghĩa Mác thâm nhập sâu rộng vào phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Mặt khác, cách mạng Tháng 10 Nga tạo ra một khả năng lựa chọn mới cho tất cả các dân tộc thuộc địa sau khi giành độc lập.

  + Việt Nam: đầu thế kỉ 20 là 1 nước thuộc địa nửa phong kiếnà cần phải độc lập, tự do, dân chủ và chỉ có CNXH mới đáp ứng được những nhu câu đó

* Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Cách tiếp cận của HCM về chủ nghĩa xã hội

  + Hồ Chí Minh tiếp thu lí luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của lí luận Mác-Lênin trước hết là từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam

  + Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội ở một phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mácxít

  + Bao trùm lên tất cả, Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa

- Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội

  + Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do trên mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…nhưng ko tách riêng mà cần đặt trong 1 tổng thể chung.

  + Mục tiêu, lợi ích là “làm cho dân giàu nước mạnh”, “nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”.

- Đặc trưng tổng quát gồm những điểm sau:

  + Đó là 1 chế độ chính trị do nhân dân làm chủ

  + Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật.

  + Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người boc lột người.

  + Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức

* Quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Mục tiêu:

  + Tổng quát: đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân; làm sao cho nước nhà hoàn toàn độc lập, nhân dân hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành…Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội

  + Về chính trị: xây dựng xã hội mới do nhân dân lao động làm chủ, là chủ, của dân, do dân, vì dân

  + Về kinh tế: xây dựng nền kinh tế mới vững mạnh, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học lĩ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tư bản bị bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện

  + Về văn hóa, xã hội: xây dựng 1 nền văn hóa mới:dân tộc, khoa học, đại chúng. Cần xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, thực hiện nếp sốn mới… phát huy vồn quý báu của dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới

  + Bên cạnh đó nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu là đào tạo con người: trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng, tạo điều kiện học tập, rèn luyện tài năngà đủ đức đủ tài.

- Động lực

  + Thúc đẩy gồm có: vật chất( kinh tế) và tinh thần( văn hóa, giáo dục, khoa học); con người, tập thể; vai trò lãnh đạo của Đảng và bộ máy Nhà nước; nội lực và ngoại lực.

  + Kìm hãm gồm: chủ nghĩa tư bản, đế quốc phản động; hủ tục lạc hậu; chủ nghĩa cấ nhân (quan liêu, tham nhũng, lãng phí,..)

b.Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước:

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: