[4] Cỏ Lau
_
Tiếng gà trưa gáy dội, cái nắng chang chang treo cao đỉnh đầu. Dưới cái thiêu đốt liêu xiêu ấy có mái nhà tranh lợp rợp bóng xế che chở cho hai cái bóng người con con hiu hắt ngồi đập tre đan nứa.
Cái đánh mạt tre cái đập bè nứa, cậu Nhĩ từ sớm trên huyện về ngang qua cái ô chợ huyện. Tỉnh quan đã ngống cho một đống thuế sưu, nào là thuế cá nhân lại đế thuế thu nhập. Cậu kia bần thần đi qua hàng vải, ngước lên sạp vải tây, nhìn chăm chú.
Nghĩ có anh trai vừa về, những lại đóng thêm cả thuế cho anh nhập cư còn thuế đất thuế người ở. Cái nghề buôn bán này của nhà có thuận lợi đến đâu cũng sớm bị bọn quan lại trên tỉnh hút sạch như mấy bọn đỉa lúc nhúc dưới ruộng mương, nhăn mày lại gấp túi. Tầm mắt cậu ta va vào một tấm vải tối màu.
- Bác ơi, tấm vải kia bao nhiêu một mét thế ạ.
Cậu ta gấp quạt thanh nhã, giục đầu xuống chào một cách lễ phép với góa phụ lục dục cái cửi dệt thô sơ. Nhìn sang hai cậu con trai mới choai choai cái tuổi mới lớn, luôn tay luôn chân vận kê xếp mấy cân vải vóc xếp ngay ngắn đều đều.
Bà góa kia ngước lên nhìn cậu trai trẻ, những nếp nhăn in hằn theo năm tháng nhưng cũng chẳng lấp đi cái vết tuổi xuân rực rỡ chưa phai hẳn qua làn tóc mai. Cậu ta rũ mắt xuống, lần mần tấm vải cậu con trai cả vắt lượm xuống cái xà tre.
- Cậu cứ xem xem được phỏng, lô mới về. Cháu nó mới từ đầu chợ buôn gánh từ sớm tinh qua chợ đầu mối tỉnh bên. Cậu tinh mắt ngó qua lấy hộ tôi tấm cái.
Duy Nhĩ nhìn xuống, bàn tay nhỏ gọn gồ ghề nhưng vẫn có những vết chai sần do dây đàn tì bà cao quý. Chứng tỏ bà góa này vốn từng là cô gái xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành nào nọ có thể chắc từng làm lẽ nhà hộ phú mà éo le cái số phận hẩm hiu lỡ làng.
Cậu ta im lặng vuốt qua tấm vải, có lẽ may đây cái duyên chập được tấm vải mới chất lượng khá ổn. Màu sắc tinh tế ấm tối pha gam xanh đen trang trọng mà không kém phần hài hòa, chắc hẳn người mặc lên nó mà có bờ vai ngang rộng mà chiều cao thong dong chút sẽ càng làm nổi bật lên khí chất nghiêm khắc lại lịch lãm ngời ngời như Táp Gia chẳng hạn.
!!!
Khoan đã....
CÁI GÌ!
Cậu ta vừa nhớ đến Táp Gia á?
Nhưng cũng đúng, ngoài anh ta ra Duy Nhĩ chẳng tìm thấy ai xứng hơn với cái tấm vải tuyệt diệu này cả.
- Cắt cho cháu 5 mét rưỡi, cháu cảm ơn ạ.
Góa phụ kia từ từ đứng dậy, vào trong cái lều tranh ọp ẹp phủ lên tấm vải cũ kĩ thô sơ chia gian trong qua loa lấy ra cái kéo to dài bằng cả cánh tay. Chỉn chu đặt xuống đường cắt vừa vạch phấn, từ từ hạ kéo.
- Của cậu xong rồi đấy, có cần tôi gói giấy nến vào không. Không lấy thêm tiền.
- Vâng, cho con xin ạ.
Cậu ta nhìn kỹ từng chuyển động của bà góa, nhìn xuống đốt tay gầy guộc thong dong kéo tơ chỉ buộc thoăn thoắt. Nhìn lại cái lều tranh lụp xụp này toàn vải vóc mới lạ mà lại khuất góc trong tận cuối hè chợ ngang qua con mương vắng, cậu ta lò dò hỏi khéo.
- Vải của cô nhập về toàn vải đẹp thế, nhưng sao mấy hôm ghé chẳng thấy cô ngồi đây.
- Tôi hôm ngồi nay hôm nằm mai, cậu cứ đi ra đầu chợ hỏi chỗ vải cô Lệ nay bán ở đâu, mấy bác dàn rau hay ra từ sớm người ta chỉ cho. Chứ tôi không bán cố định.
Cậu ta gật đầu cái, cầm bọc vải gọn gàng theo kiểu dáng chỉ được nhìn thấy trong các giấy gói gém cho mệnh quan triều thành mà hơi trắc ẩn. Nhưng cũng bỏ về cho qua.
Lạ thật nhỉ, giấy giáp còn cao cấp hơn cả vải thường. Gói gém còn chỉn chu theo góc dáng gửi lễ vật của mấy con nhà quyền quý, sao lại lưu lạc ở cái chợ quê hỗn độn này cơ chứ.
.
.
.
.
Xếm chiều về, cậu ta thong dong bước qua thềm nhà. Vừa vào cái nhã phòng đã thấy lù lù một đống thằng bạn đầu như bọc hạt dẻ ngồi chơi xơi nước với mẹ nó, thoáng đẩy cái gọng kính tròn vo như áp nắp chai lên mặt. Nhìn Duy Nhĩ đầy "thân thiện" rồi hùa theo mẹ nó ới nó vào.
- Giá cái thằng Nhĩ! Nhĩ vào đây mẹ bảo! Quý hóa quá cái thằng quý tử bạn mày qua chơi mà chẳng biết ới mẹ, vào, vào đây.
Mẹ nó vọng ra, vẫy vẫy cái tay.
- Thằng Tư đâu rồi mẹ.
Cậu ta vừa bước vào, quá quen với cái cách thằng giặc cỏ kia đò đưa qua nhà thì chắc chắn luôn là có chuyện không hay, trực tiếp bỏ qua nó luôn.
- Cái thằng. Chả biết phép tắc gì cả, mấy nay mẹ mày dạy đổ hết xuống sông xuống bể rồi à. Thằng Tư nó qua nhà bà Hai, xuống đưa tí quà cho con Lý Hy rồi.
-...
Nó cũng chán chẳng buồn nói, đặt tạm đồ đạc mới xách về để lên cái bàn gỗ mít đằng sau. Ngồi phịch xuống nhìn thằng Sách Văn.
- Quý hóa mày qua chơi, chuyến này tới thăm hỏi chuyện gì?
Cậu kia híp mắt, từ tốn cắn miếng táo bổ sẵn. Nhìn sang, hỏi.
- Mày mới lấy vợ tháng trước đúng không, ông tri huyện đòi mày lên nộp thuế nhân đôi vì rước thêm ba "cô vợ" về nhà đấy.
Nhìn cái mồm vẩu chu chu ngoáy mép lên của nó kháy đểu, tay thằng Nhĩ ngứa lắm rồi. Nó trừng mắt một cái, nhìn là biết ngay cái ý không muốn nói thẳng thừng ra là "mày vừa rước thêm ba thằng đực rựa nên liệu hồn mà nôn tiền gấp ba cho tri huyện".
- Mà nhắc trước, là đàn ông còn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ công dân thì thuế vẫn tính theo đầu người mà nộp nhé.
-•còn tiền nó kiếm bù lại ở đâu cho mày được hay không thì tao không biết•-
Chỉ cần nhìn cái mặt thèm đòn thêm cái nhếch mép trêu ngươi đang câng câng lên của nó thì thằng Duy Nhĩ đã hiểu luôn thằng đầu khấc kia nghĩ gì, nó đanh mặt đen thùi lùi như nhọ nồi nhôm. Nó nói:
- Thế sang đầu thu cuối hạ năm nay trên tỉnh nó truyền về đoàn sứ à, hay sao. Nó mới được con mõ đầu làng chỉ tin xuống là phải mổ gà mời cỗ à?
- Ừ, bọn "tuần tra" xuống xem tình hình phát triển nông-lâm làng, còn mổ cỗ chặt gà hay không tao không biết.
- Ớ thế là phải chở cỗ à, sao chẳng ai nó cho bác thế nhỉ? - mẹ thằng Nhĩ hơi ngớ người ra, mắt liếc đầu đưa qua hết nhìn thằng Sách Văn sang nhìn thằng Nhĩ.
- Tin chuẩn hay chưa thì không biết bác ạ, chỉ biết đoàn kiểm tra họ về thôi. Cỗ bàn gà qué gì nhà ai tự tâm mà thỉnh đi, không phải bắt buộc đâu ạ.
-•sư cha cái bọn tri huyện đần độn này, cứ bắt người dân nghèo dân khổ ra mà đè đầu làm mấy cái trò xa hoa phung phí vô bổ của chúng nó. Đợi hôm đấy tao dặn mẹ tao xong trốn lên phố chơi với anh Liên•-
- May quá, bác cảm ơn. Thế thằng Nhĩ cứ ngồi đây tiếp bạn con, Văn cứ ngồi chơi xơi nước. Bác vào buồng ngồi tí cho mát.
Mẹ nó cười, phẩy phẩy cái quạt nan vén dém buồng trong. Đi vào.
- Quỷ tha ma bắt, sao cái chóng ơi. Ông tri cảng vừa xuống nhà mày sáng nay à?
Thằng Văn gật đầu cái rụp, nó đặt tách trà xuống. Giũ cái bàn cờ tướng ra.
- Ừ, mợ tao trên phố mới về. Gặp thằng cha đấy như gặp huyết hải thâm thù nợ giết cha hận đánh mẹ ấy, mà cũng đúng. Cái dòng giống ấy cả họ nhà tao ứ có ưa cho vừa khuôn mắt.
- Cẩn thận be bé cái mồm, sao. Ông làm gì mà mặt mới có nhắc mà mặt cứ nhăn hơn khỉ thế.
Thằng Văn thuôn cái bọc vải giắt sau túi ra, nó đặt mấy cái linh kiện như đồ của con gái dùng như đệm đâm kim với con xoay cửi be bé. Mắt nó cứng lại như đông buốt trong đồng tử, nó nhìn vào, nói.
- Chuyện lâu lắm rồi, trước dì tao. Tức chị gái mợ tao ấy, vốn hai chị em là chị em thân thiết từa thưở chưa được ông bà nội ngoại nhà tao nhận nuôi về. Hai người như một khúc ruột cùng ra vậy, như hình với bóng.
- Rồi, mợ tao được ngoại nội tao nhận nuôi trước, còn dì xúi quẩy hơn bị bán sang thôn bên. Lúc đấy ngoại tao qua chợ, thấy dì lủi thủi mà nhom nhem quá, mua về nuôi. Ấy xong dì mợ tao bên nội lấy chồng, tưởng xa tận chân trời nhưng gần may trước mắt. Lạc nhau 13 năm rồi cũng gặp lại được dì tao làm dâu bên ngoại bác họ của tao.
- Gia biến lưu lạc nhiều quá nhỉ.
- Ừ, rồi lúc đấy. Cái hôm hai chị em đi lên hội chùa chơi, gặp được ông tri cảng, đã khoác tay vợ cả đi hội rồi. Nhưng mày biết đấy, sang tháng sau đưa sính sang ngoại tao xin dì về làm lẽ. Ngoại tao lúc đấy túng quẫn quá, gật đầu.
-...
-Chuyện này...
- Chớ trách ngoại tao, ban đầu tao cũng tức lắm. Nhưng dì tao nói cũng đồng ý, thương yêu gã đốn mạt kia. Chấp nhận làm lẽ nhà người ta mà về.
- Sau đó...
- Ừ, thằng khốn ấy là chú họ tao, mà tao đã từ mặt được 5-7 năm rồi. Kể từ khi thằng khốn đó vứt bỏ dì tao, đến nay dì lạc xứ. Mãi chẳng tìm được tung tích gì.
- Éo le thật, tao hiểu rồi.
- Dì tao tính tuổi giờ cũng khoảng đã ngoài tứ tuần, dáng dì cao cao một chút, tóc mượt. Hồi xưa gặp dì ở chợ đã thấy dì dù ốm ọp ẹp mà vẫn không giấu được cái nét đẹp nghiêng nước nghiêng thành nên ngoại tao mang về nuôi. Dì giỏi thêu thùa cắm hoa lắm, đánh đàn cũng giỏi. Nhưng giờ biệt tăm biệt tích rồi.
Cả hai chúng nó rơi vào trầm ngâm, Nhĩ nó ngồi. Nó cũng từng nghe thằng Văn kể về cái số phận bạc bẽo đầy xót thương khổ cảnh của người dì nó rồi, nhưng đến giờ mới nghe nó kể hết.
Ôi thương lắm cái số phận thân người con gái mỏng như tấm lụa thăng trầm bị cái dòng đời xô đẩy rạch nát, xót thay trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Cái lời bạc mệnh xương mai gầy nắng , xót thân bồ liễu còn ghì đọng như tấm vải rách phơi dọc sào tre trước ngõ.
Ấy mà, phận phụ nữ. Có đáng ba cọc ba đồng trong cái biển đời xô đẩy chèn ép tấm thân như cá trong lờ. Đánh chết mả cha cái kiếp chồng chung, bản chất vốn kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng. Tiếc thương tấm thân cò bạc liễu, khóc tang cho số phận sớm mai vai gầy, nó ghì đắp cái biển tài hoa chôn vùi như tro tàn mảnh đời bất hạnh đau đớn.
Thằng Văn đứng lên, kết thúc cả khoảng lặng nặng nề. Vác cái thân gấm lụa của nó nhìn xuống thằng Nhĩ, nó bảo:
- Đây, ít đồ tùy thân trước đây dì tao hay mang, dì tao gói gém hoa giấy đẹp lắm nên hay cầm theo cuộn chỉ với cái kéo cắt tơ màu đỏ hơi mủn mủn đầu sắt gỉ. Mày mà có được vài thông tin hay tín hiệu nhỏ nhặt cứ báo cho tao, cảm ơn mày trước.
Nó tiễn thằng Văn ra cửa đi về, quay trở lại nhã phòng cất vài đồ cần thiết. Dẫu rằng nghe thằng Văn kể về người phụ nữ kia nó vẫn cứ thấy quen quen mà chẳng biết người ta là ai, ở đâu mà tìm hộ thằng Văn được.
Gác lại chuyện lông gà vỏ tỏi sang một bên, nó xuống gian dưới. Gọi mấy con hầu đi pha nước tắm để lên nhà dùng cơm.
_
_
_
_
_
- Nhĩ, này, Nhĩ ơi. Ra bá bảo.
Gần chập khuya, thằng Nhĩ mới tắt đèn đi xuống sau bếp hóng gió. Màn đêm buông xuống với cái gió se lạnh đằng Đông buốt hết cả gân cốt, chợt, nó thấy cái tấm lưng gù lập chập vẫy tay gọi nó vào trước gian trong, là bá cả của nó.
Bá nó ở góa được chục năm nay rồi, đồi mồi đã hiện gần rộ gò má, xương tay đen đủi gò lại do bệnh tình nặng hơn. Đứng liêu xiêu ở cột cửa, đợi nó qua.
- Bá, sao khuya rồi bá lại ra đây. Lại, lại con đỡ bá vào nhà, gió vào trúng cảm mẹ con mắng biêu đầu con mất
Bá nó cười cười, được nó đỡ vào cái chõng tre. Lọ mọ kéo dưới gầm giường ra cái hộp gấm con con, chẳng mới đẹp như của mẹ nó cũng chẳng hoa hè như bà nó thêu. Đơn giản như chỉ được gia công một cách cơ bản nhất vậy.
Bá nó đặt vào tay nó cái hộp chất liệu như bìa cứng sờn màu thành màu rệp son, lăm băm sờ nắm cái bàn tay non trẻ của nó đặt lên khe hộp. Bá vừa nói vừa sụt sịt.
- Mày ấy à, thằng Nhĩ. Cái thằng quý tử tao thương nhất nhà, nay mày lớn rồi. Bá cũng chẳng bẵng được mấy hơi, mày cầm đi, cầm đi sau này mà dùng hay cho con cho cháu mày. Bá thương mày lắm.
Đoạn cái, bá nó như vừa sụt sùi khóc lóc. Lại nức nở, gục đầu xuống cái nắm tay như khóa lại, như hồi tưởng lại kí ức xưa.
- Nhĩ, từ cái lúc chị mày bỏ bá mày đi mới có bằng cái mụm khoai con con chạy trong nhà. Cái ngày nó lớn lên nó thích toàn vòng ngọc vải vóc đẹp lắm, nó ứ chịu lấy đồ xấu đâu. Nó cứ như công chúa nhà quan nào ấy chứ không phải con ruột bá cả.
Rồi bá nó lại cười cười trong nước mắt, gặm nhấm nỗi đau mất con từ xưa đến giờ, rồi mâm mê cái hộp gỗ giả.
- Nó xinh lắm, thích thêu thùa. Bá mua cho nó cái vòng ngọc đẹp lắm, mà chưa kịp tặng nó thì nó chạy đi chơi mất. Mà nó đi lâu quá, đi tận hơn 23 năm nay chẳng về thăm bá một lần. Nó ham chơi thật nhỉ.
Rồi giọng người phụ nữ già khản đặc đi, khóc.
-...
Thằng Nhĩ ngồi đấy, nhìn tấm lưng còng xuống bủn rủn thu mình lại như đứa trẻ mới lọt lòng. Nó chẳng biết phải làm gì cả, ngoài việc ôm bá nó vào lòng. Nó biết về việc nó còn một người chị, mà mới sáu tuổi chị bị mấy thằng buôn bắt mất. Lưu lạc mấy chục năm nay.
- Sao ấy hả, rồi tao lại quên mất. Bá xin lỗi con, giờ trong nhà tao chỉ thương mày nhất thôi. Đã sáng sủa lại suốt ngày tươi cười, y hệt nó vậy. Giờ mày cầm cái vòng này, bá tặng mày. Bá chẳng còn gì ngoài cái vòng con con cả, mày không chê, nhận hộ bá với.
Thằng Nhĩ tay run run, cất cái hộp trong lòng như cất giấu bảo vật. Đỡ bá nó mệt lả đi vì khóc lên giường nghỉ ngươi, bản thân nó thì đi về gian ngủ của nó.
-
-
-
-
- Cậu, cậu hai. Ớ cậu hai.
Duy Nhĩ lim dim mắt, nó kéo cái chăn trê người xuống ngó tai ra cửa nghe.
- Con, là con. Tư đây cậu hai.
- Mày vào đi.
Thằng Phỉ Tư lón rón bước cái chấm ngón chân vào, đi nhẹ nhàng như đi đêm sợ muộn vào phòng cậu nó. Nó thưa.
- Mợ hai ngã bệnh rồi cậu ơi.
- Cái gì!?
- Suỵt suỵt suỵt, cậu nói bé thôi. Lỡ đứa nào đi qua nghe tố bà cả là chết luôn bây giờ.
- Mày lại đây.
Nó vẫn chưa hết cái trạng rón rén, đến gần giường cậu nó.
- Thế mợ cả mày biết chưa, cả mợ ba nữa.
Thằng Tư lại bắt đầu chẹp chẹp môi lòi ra cái tính thích hóng hớt của nó.
- Ôi dào ôi, cậu mà giờ mới hỏi thì người ta đã biết từ đời chóng hoánh nào rồi. Sáng nay á, cậu không biết đâu. Cả cái con La lẫn hai mợ xuống phòng kho thăm mợ hai, xong thế nào bà cả đi qua dòm vào cậu ạ.
- Bớ nó may quá, lúc đấy con lại trùng hợp đi về. Trưa hè nắng gắt treo cao đỉnh đầu, con biết bà không thích nóng, lập tứ nhảy số luôn ới bà lại cầm cái nan mới từ chợ về chạy qua. Bà mới không ra kho kiểm tra nữa ấy ạ.
Thằng Nhĩ nhìn sang.
- Thằng này được, khôn, giỏi. Nuôi mày không tốn cơm. Ra cái ống tiền tao để dưới ngăn bàn, lấy cho vài đồng lẻ tao mới nhét bên trên ấy. Cầm mà tiêu vặt.
Thằng Tư còn thiếu cái mỗi cái đuôi để vẫy thật nhiệt tình nữa thôi, nó nhe răng ra cười với cái mặt phởn hết lên. Cúi đầu cảm ơn rối rít rồi lại lạy cậu nó như vái cha kính mẹ, mấy khi được thưởng nóng lại còn được khen. Nó sướng rơn bật hết cả người lên rồi.
- Thế giờ mợ hai như nào rồi, có nặng quá không. Tao xuống một chuyến.
- Đỡ hơn rồi cậu ạ, mới chiều con đưa con La bó thuốc lá. Nó đun cho mợ uống ổn hơn chút rồi, giờ sợ mỗi mợ lạnh. Nên con định xin cậu cái khóa lên phòng để vải, kéo xuống cái chăn bông trắng trắng ấy. Mang qua.
Duy Nhĩ nhìn, nó. Nó vẫn sáng rực cái mắt cún con xin, chỉ đợi cậu nó gật rụp đầu một cái là lập tức tót vó chạy ngay như được đi ăn cưới.
- Ừ, nhớ đi lên thì lấy thêm một cái qua phòng cậu cả. Mấy nay trái gió giở trời, sáng nắng oi đêm rét buốt. Mang cho cậu cả tấm với.
- Vâng, vâng. Con xin cậu ạ.
Nó chụm hai lòng bàn tay như đứa trẻ hứng kẹo, hớn ha hớn hở chạy xuống kho vải lấy chăn.
.
.
.
.
- Này, này. Em, đang làm gì đấy.
Thằng Tư giật mình, hai tay ôm hai cái chăn bông dày to bự còn hơi bám bụi trong kho đang hết sức khó khăn di chuyển trên hè. Trùng hợp đúng lúc thằng La Từ mới xuống bếp trộm bánh đi ra, mép còn dính vụn đậu xanh nhưng mồm đã bắt đầu ghẹo người ta bằng cái bản tính trăng hoa của mình.
- Trông vất vả quá, người em có bằng cái tí con. Buồn cười chết được, đưa đây, "mợ" bê đỡ cho nhé.
La Từ nháy mắt, chưa đợi phản ứng của thằng Tư đã tay chân hấp tấp cầm hộ người ta. Thằng Tư hoảng quá, nó cố giữ cái chăn vừa giằng lại vừa cố nói lí cho kẻ không biết lí lẽ.
- Bớ mợ ba, mợ làm thế chết con. Phận con ở bưng bê hầu bộc là lẽ thường tình, xin mợ đừng làm khó con. Giữa đêm ai qua chẳng ngáng biết chuyện mà thấy thì chết con mất.
Nó cố nói, lại cố dùng sức thằng lại nhưng cảm thấy không ổn. Chăn toàn lụa tơ tằm, nó chỉ cần mạnh tay sơ sẩy cái là nó chạy công cả đời cùng bù không xong.
- Con xin mợ, chăn này con đem qua cho cậu cả với mợ hai. Xin mợ đừng khó con, tội cho con ạ.
Dứt lời, thằng Tư vừa buông cái chăn ra một chút vừa như La Từ dự đoán. Nó đá nhẹ gót chân đứa ở ngơ ngác kia mất thăng bằng mà ngã đúng vào trong lòng La Từ, nằm trên ngực mợ ba nó.
Lúc này thằng Tư mặt đỏ hơn quả cà chua, nó dúi đầu xuống che đi cái vẻ ngại ngùng bùng nổ hơn nắng tháng tám. Nhưng mấy cái che đậy vụng về của nó sao qua mắt được tay chơi lão làng như mợ nó đâu được.
Được đà, thằng La Từ kéo nó lên.
- Sao thế, em của mợ. Trượt chân ngã đau không?
La Từ dùng hai bàn tay áp vào hai bên má nâng nó lên, để mắt đối mắt cho thằng Tư khỏi phải trốn đi đâu được nữa. Thằng Tư thì khỏi phải nói, cái dáng vẻ thỏ rừng bị thợ săn bát hoảng đến nỗi không dám cử động thế nào thì nó y sì như thế.
Thằng La Từ càng dí sát mặt nó vào hơn, tưởng chừng như sắp má kề môi. Tư nó lập tức lắc đầu nguầy nguậy như cái chong chóng bọn trẻ con làng hay chơi, mặt nó bị giữ chặt đến đau mà đỏ ửng. Hoặc có thể là do nó đỏ bừng cả mang tai cũng là như vậy nữa, nhưng trong mắt La Từ thì cái biểu cảm như bị luộc chín của nó là hưởng ứng cậu ta vậy.
- Đi xa không? Đi xong rồi quay lại đây, về phòng mợ ngủ.
La Từ thả nó ra, cho nó đường dúi đầu chạy đi.
- Continue -
__________________________________
Comeback part-time=))
Góp ý văn minh, lịch sự nếu bạn cảm thấy chưa hợp lý hoặc thắc mắc các chi tiết trong truyện.
Nhận xét theo cảm nhận của bạn, cmt phản hồi cho tôi có động lực nào.
Truyện chỉ được đăng trên wattpad những nơi khác đều là ăn cắp
Vui lòng không reup, repost , đạo idea của tôi ở bất cứ nơi đâu khi không có sự cho phép.
_ Lunas Soraphie (Berig) _
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top