Tay đã nhúng chàm
Sư thái Tịnh-Huyền dùng thần công Lăng-không truyền ngữ nói vào tai mọi người:
- Cứ để cho chúng trói, xem chúng dở trò gì. Như vậy mới biết rõ kẻ gian người ngay. Hễ có gì nguy hiểm thì Tạ thí chủ ra tay được rồi.
Vương Dương cho lệnh đám cai ngục trói tất cả mọi người xong, thì Đàm An-Hòa từ ngoài vào. Hắn nói:
- Đem chúng lên một cái xe lớn. Nhớ che cẩn thận không cho người ngoài nhìn thấy.
Hắn cười đắc chí, nói với Triệu Huy:
- Tôi đã làm tròn lệnh của thiên sứ. Mong đại nhân nói với thiên sứ về tâu lên với thiên triều, phong cho tôi tước hầu như lời hứa.
Triệu Huy gật đầu:
- Mọi sự tốt đẹp, thiên tử ắt phong cho ngươi tước công là ít. Nhất định thiên tử sẽ cắt một giải đất Thanh-hóa phong cho người tước Cửu-chân quốc công. Đời đời hưởng lộc thiên triều. Bây giờ người phải đi theo ta.
Trong xe Lý Mỹ-Linh nghe Đàm-an-Hòa nói, nàng phát rùng mình:
- Từ khi ông nội nhà ta dựng nghiệp, tuy có nhiều phen người Tống sang dụ dỗ, song không bao giờ có người Việt theo họ. Nay anh em họ Đàm, tuổi còn trẻ, được dự vào hàng quốc thích. Thế mà không tự biết, còn đi cầu một chứ tước của triều Tống. Thì ra việc khám đền, không phải do An-Hòa vô tình. Mà y cố ý.
Càng nghĩ, nàng càng kinh sợ:
- Cha của An-Hòa là Đàm Can, trước đây lĩnh chức hữu thân vệ điện tiền chỉ huy sứ đời vua Lê Ngoạ-triều, chỉ thấp hơn ông nội ta có một bậc. Vì vậy khi lên ngôi vua, ông nội ta đã phong cho y làm Đô-nguyên soái, quản Khu-mật viện. Tước Sơn-nam hầu . Như thế là cực phẩm. Con gái được phong Tây-cung quý phi, năm trước sinh hoàng nam. Cả nhà phú quý cực điểm, mà lại phản dân, theo Tống thì thực còn trời đất nào nữa không?
Một tên đội trưởng đi cạnh An-Hòa nói vào tai y:
- Quốc cữu! Hôm qua bà Anh-Tần mới từ Thiên-trường tới đây. Đi theo bà còn có một người tên Nguyễn Qúy-Toàn. Tối nay họ sẽ khai hội Vu-sơn ở dưới chân núi Ông. Bà ngỏ lời mời quốc cữu tới dự.
Trong xe, Thanh-Mai nghe đến tên mụ Anh-Tần, đại hội Vu-sơn, làm nàng lắng tai theo dõi. An-Hoà hỏi:
- Có bao nhiêu người tham dự Vu-sơn chiều nay?
- Bà Anh-Tần định rằng nam hai chục, nữ hai chục. Không người nào quá ba mươi tuổi.
- Người biết chương trình có gì đặc biệt không?
- Nghe đâu bà Anh-Tần biểu diễn những
màn ngậm sâm cùng thổi ống đu đủ.
- Cái gì mà là ngậm sâm, thổi ống đu đủ. Ta không hiểu. Người đã được xem màn nay bao giờ chưa?
- Năm trước tiểu nhân đến trang Yến-vỹ sương-sen xem bà Anh-Tần giảng dạy hai pháp này. Tuyệt lắm. Tối nay quốc cữu đến coi sẽ biết. Bà Anh-Tần nói, mục đích chuyến đi Cửu-chân này để tìm người đem về cho các trưởng lão làm cây thuốc.
- Cây thuốc là cái gì?
Nghe đến tiếng cây thuốc, Thanh-Mai ngồi nhỏm dậy. Tiếng viên đội trưởng tiếp:
- Cây thuốc tức nữ nhân. Tuổi từ mười ba đến bốn mươi lăm. Nghiã là phải ở trong thời kỳ có kinh. Hàng ngày các trưởng lão dùng những nữ nhân này coi như thứ thuốc trợ giúp luyện công. Như bang Mãng-xà dùng nọc rắn luyện công, thì Hồng-thiết giáo dùng nữ nhân luyện công.
- Màn này hay đấy. Phép luyện như thế nào?
- Người luyện công cần một phụ nữ tuổi hành kinh. Cứ sáng dậy ghé miệng vào âm hoa nữ nhân, hút lấy nước tiểu, uống vào bụng, rồi ngồi luyện công cho đến khi nào nước tiểu trong bụng lẫn vào máu hết mới thôi. Ngoài ra, tối tối, phải nằm ngược chiều với người nữ. Hai người ôm nhau, hấp khí của nhau. Nhưng tối quan trọng của phép luyện công, phải thuộc thời kỳ nữ nhân có kinh.
- Sao vậy?
- Khi nữ nhân có kinh, người luyện công ghé miệng vào âm hoa, mút lấy kinh, nuốt đi, rồi vận khí. Khi nuốt hết tất cả kinh chất tiết ra trong một kỳ kinh, được gọi là một thành Vu-sơn.
- Khiếp, kinh tởm quá.
Viên đội trưởng lắc đầu:
- Tự quốc cữu không quen đấy thôi, chứ quen rồi sẽ thấy khoan khoái là khác. Bà Anh-Tần tuyển đâu được hơn chục nữ nhân hôm nay đang hành kinh. Tối sẽ cho tên Nguyễn Quý-Toàn mút hết hơn chục người, biểu diễn cho giáo chúng coi.
- Tên Toàn là người thế nào?
- Văn cực kỳ dốt. Võ càng không biết. Thế mà nó sang xứ Lão-qua, cưới được cô vợ xinh đẹp, thùy mị, lại học giỏi. Một tay bà ta tần tảo buôn bán, nhà trở lên giầu. Thế nhưng tên Nguyễn Quý-Toàn, lại theo mụ Anh-Tần, mút kinh hàng trăm nữ nhân.
Chiếc xe chuyển bánh.
Tên đội trưởng với An-Hoà rời nhau. Trước xe, Triệu Huy, Đàm An-Hòa cỡi ngựa đi theo. Trong xe, Thuận-Tông ngồi sát tấm ván che cửa. Nó ghé mắt nhìn ra ngòai. Cảnh vật vùng này nó đã thuộc làu. Nó nhận ra chiếc xe đi về phía Tống-sơn. Nó nói vào tai Tôn Trung-Luận:
- Dường như chúng đi về phía nhà mình.
Xe đi một lát, gặp đoàn người ngựa chờ bên đường. Thuận-Tông nhận ra bọn đụng độ đêm hôm trứơc. Nó nói nhỏ vào tai sư thái Tịnh-Huyền:
- Thưa bà, không thiếu tên nào cả. Từ tên mặt lưỡi cày cho đến Quách Qùy.
Triệu Thành hỏi Triệu Huy:
- Thế nào Triệu thống chế (1). Tốt đẹp cả chứ?
Ghi chú
(1) Thống chế là ấp võ quan của triều Tống, không nên lầm với chức Thống-chế của quân đội Pháp dịch từ chữ Maréchal ra.
Huy kính cẩn:
- Thưa chủ nhân, chỉ thiếu tên Lý Long, Trần Tự-Mai, Tôn Đản.
Triệu Thành hài lòng:
- Thôi thế cũng đủ. Chúng ta lấy khẩu cung chúng, xem chúng là ai đã. Nào, chúng ta lên đường.
Thanh-Mai giật mình:
- Thì ra tên Triệu Huy giữ chức thống chế của triều Tống. Theo quan chức triều Tống, thì thống-chế ngang với An-vũ-sứ. Vậy việc bọn này sang đây qủa có chỉ dụ của Tống-đế. Nguy thực.
Đoàn người ngựa lại tiếp tục lên đường. Khoảng nhai dập miếng trầu, xe ngừng lại. Triệu Thành phất tay một cái. Triệu Anh, Ngô Tích, Triệu Huy xuống ngựa, mở cửa xe. Chúng thấy mọi người tỉnh dậy, ngồi ngay ngắn trong xe. Triệu Huy nói với Thanh-Mai:
- Trần cô nương. Kể ra chủ nhân chúng tôi mời cô nương cùng các vị như thế này thực không phải. Mong cô nương xá tội. Song đối với ái nữ của chưởng môn phái Đông-a thì dù mang xích sắt mà khóa cũng không yên tâm. Võ lâm Trung-nguyên thường truyền tụng Gây hấn với Diêm-vương còn yên ổn hơn gây hấn với phái Đông-a. Nào mời các vị xuống xe.
Y ngạc nhiên khi thấy khí sắc mọi người tỏ ra không sợ hãi gì. Kể cả Thuận-Tông, Thiện-Lãm. Tôn Trung-Luận nhận ra xe đậu trứơc cửa đền thờ Tương-Liệt đại vương. Xung quanh đền có nhiều giáp sĩ canh gác. Vợ con ông bị trói ngồi cả ở giữa sân.
Triệu Huy dồn mọi người ngồi chung với vợ con Tôn Trung-Luận. Bà Trung-Luận hỏi chồng:
- Ông có sao không?
- Không sao. Việc ở nhà thế nào?
- Họ lục soát tất cả. Họ bảo nếu không đưa di thư ra, họ đánh mềm xương. Ông ơi, nhà mình không có di thư gì, thì đưa đại cuốn sách nào đó cho họ. Miễn xong truyện thì thôi. Chứ nhà cửa tan nát hết rồi, còn gì đâu!
Tôn Trung-Luận cười nhạt:
- Cứ yên tâm. Mọi chuyện đâu còn đó.
Triệu Thành bảo Triệu Anh:
- Chu tiên sinh. Bây giờ nên lục soát lại một lần nữa. Không bỏ sót chỗ nào.
Thanh-Mai đưa mắt nhìn Tạ Sơn, ý nói thì ra tên này họ Chu. Còn tên Triệu Anh chắc là giả. Triệu Anh nói với Đàm An-Hòa:
- Xin Đàm hiệu úy cho lục soát lại một lần nữa.
Đàm An-Hòa dẫn binh lính cùng bọn Triệu Anh bắt đầu lục soát. Chúng lục không thiếu một chỗ nào. Lục cho đến khi mặt trời đứng bóng mới ngừng lại. Đàm An-Hòa nói với Triệu Thành:
- Thưa Thiên-sứ đại nhân. Tiểu nhân nghĩ, chỉ còn cách khảo đả bọn này mới hy vọng tìm ra manh mối. Trong những tên có mặt ở đây, thì tên Tôn Trung-Luận cần khảo mà thôi. Còn những tên khác không cần, nên tha cho chúng đi.
Triệu Huy cười nói nhỏ vào tai Đàm An-Hòa. Nhưng trừ bọn Thiện-Tông, Thuận-Lãm, mọi người đều có nội công cao, nghe rất rõ:
- Đàm huynh đệ, ngừơi không hiểu gì cả. Chúng ta nhờ người bầy kế bắt bọn này chỉ vì chúng biết hành tung của Thiên-sứ với chúng ta. Điều thứ nhất người phải khảo Tôn Trung-Luận để tìm cho ra di thư. Điều thứ nhì giết hết bọn này để bảo tòan cơ mật. Điều thứ ba Thiên-sứ để ý tới con nhỏ Thanh-Mai, ta phải để nó sống. Chúng ta đem tên Luận vào trong nhà mà khảo.
Đàm An-Hòa đến bên Tôn Trung-Luận. Y quát:
- Tên đầu trộm này. Hãy theo ta.
Huệ-Sinh nói với Trung-Luận:
- Thí chủ cứ theo Đàm hiệu-úy. Bề nào cũng còn có luật pháp của Đại-Việt.
Tôn Trung-Luận đứng lên theo An-Hòa, Triệu Anh vào nhà. An-Hòa hỏi:
- Ông Tôn Trung-Luận. Tôi biết ông thuộc giòng dõi trung thần thời Lĩnh-nam. Vì vậy tôi phải nói thực với ông. Thiên tử Đại-Tống, cần có bộ Dụng binh yếu chỉ của công chúa Thánh-Thiên, để chống với quân Liêu cẩu, Tây-hạ. Ngài phái Thiên-sứ sang Đại-Việt hỏi. Đức Đại-Việt hoàng đế truyền các nơi phải tìm bộ sách ấy cống Thiên-triều. Tôi biết bộ đó trong tay ông. Vậy ông nên trình ra.
Tôn Trung-Luận cương quyết:
- Đàm hiệu úy nói thế, thì ra cuộc khám đền thờ đức ông từ qua đến giờ để tìm di thư, chứ không phải vì Thiên-sứ bị trộm. Nếu tìm di thư, thì chỉ cần An-phủ sứ ra lệnh. Chứ có đâu đổ cho chúng tôi tội trộm. Còn bắt thêm bao nhiêu người?
Đàm An-Hòa đuối lý. Y cãi bướng:
- Đó là hai việc khác nhau. Bọn Tịnh-Huyền, Nùng-sơn tử trộm bảo vật của Thiên-sứ là truyện đương nhiên. Thiên-sứ gặp Tuyên-vũ sứ truyền chỉ của Thiên-triều tìm di thư, rồi biết rõ được ông chứa chấp bọn trộm cứơp. Bây gìơ ông đưa di thư ra. Tôi hứa tha cho ông hết mọi tội. Bằng không sẽ bị chém đầu cả nhà.
Trung-Luận nhăn mặt:
- Hiệu úy nói lạ. Luật của bản triều khác với luật Tống. Luật Tống đặt trên cơ sở pháp trị. Còn luật của bản triều đặt trên căn bản từ ái của đạo Phật. Một người mang tội trộm, thì trong làng đem đánh 20 roi, rồi bắt ra đình làng lễ thành hoàng, tạ tội. Ví dù bọn sư thái Tịnh-Huyền có trộm, thì chỉ bị phạt trượng. Chứ có đâu chém cả nhà tôi?
Triệu Anh quát lên:
- Mi cãi bướng phải không. Nếu không có di thư dâng lên Tống thiên tử, chác chắn ngài nổi giận truyền đem quân đánh Giao-chỉ. Bấy giờ Giao-chỉ quận vương sẽ tru di tam tộc cả nhà ông.
Trung-Luận cười:
- Triệu tiên sinh nói sai rồi. Nước tôi tuy nhỏ, dân tôi tuy thưa. Song đời nào cũng có anh hùng giữ nước. Nếu Tống triều mang quân sang ắt phải qua nuí Cấm (2). Ở đó có oan hồn 50 vạn quân Tần cùng với hồn ma Đồ Thư đang chờ. Hồ Động-đình uy danh nữ vương Phật-Nguyệt chưa tan (3). Biển Nam-hải, công chúa Gia-Hưng chém Đoàn Chí, gươm thiêng chưa khô máu (4). Sông Bạch-đằng máu vẫn còn tươi (5). Ải Chi-lăng (6) xương khô còn hơn mười vạn bộ. Triệu tiên sinh đừng dọa tôi vô ích.
Ghi chú
(2) Núi Cấm hiện ở Bắc Lạng-sơn. Sâu vào bên kia biên giới Trung-quốc hơn trăm cây số. Nơi đây Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung đốt cháy năm mươi vạn quân Tần, giết Đồ Thư và thời vua An-dương.
(3) Phật-Nguyệt đánh trận Trường-giang, hồ Động-đình, giết hơn hai mươi vạn quân Hán. Nay họ còn truyền tụng đôi câu đối:
Tích trù Động-đình uy trấn Hán,
Danh lưu thiên cổ lực phù Trưng.
Nghĩa là: Trước đây trận hồ Động-đình oai rung động triều Hán. Danh để ngàn sau, nhờ sức phò vua Trưng. Xin đem Cẩm-khê di hận, cùng tác giả.
(4) Công-chúa Gia-Hưng Trần Quốc đánh trận Nam-hải thời vua Trưng, diệt hạm đội Hán, chém Nam-an hầu Đoàn Chí. Xin xem Cẩm-khê di hận.
(5) Trong lịch sử Việt có ba trận Bạch-đằng. Trận thứ nhất do Ngô vương phá Nam-hán. Trận thứ nhì do Lê Đại-Hành phá quân Tống. Trận thứ ba, Hưng-Đạo vương phá Mông-cổ.
(6) Trận Chi-lăng do vua Lê Đại-Hành đánh Tống, phá hai mươi vạn binh tại đây.
Triệu Anh bị Trung-Luận mỉa mai. Mặt y tím ngắt, chưa biết phải đối đáp ra sao. Y đưa mắt nhìn Đàm An-Hòa.
Tôn Trung-Luận hỏi Đàm An-Hòa:
- Việc tìm di thư cống Tống do chỉ dụ của Thiên-tử. Vậy chiếu chỉ đâu? Hay ít ra cũng có lệnh của Lý tể tướng. Xin đại nhân cho tôi xem một chút được chăng?
Triệu Anh hỏi:
- Như vậy là ông có giữ di thư phải không?
Tôn Trung-Luận lắc đầu:
- Tôi không giữ, nhưng biết có người giữ. Nếu có chiếu chỉ của đức Kim-thượng, người đó mới chịu đưa ra.
Đến đây Trung-Luận thấy trên nóc nhà có tia nắng chiếu xuống. Ánh nắng khi có, khi không. Ông biết chắc có người núp nghe trộm. Ông nghĩ rất nhanh:
- Hôm qua bọn Triệu Anh đã trộm di thư. Không ngờ chúng mắc mưu ta, chỉ lấy được cuốn phổ. Rồi bị người lạ mặt cướp đi. Tên phục trên mái nhà chắc là phe người lạ mặt, không biết bọn này từ đâu đến? Bọn Tống dùng quyền lực tra khảo, mà ta không nói, thì chúng đánh cho thiệt thân. Chi bằng ta đánh lừa cho hai bọn cướp đánh nhau chơi.
Thấy ông không nói tiếp, Triệu Anh hỏi gấp:
- Ai? Ai giữ di thư ?
Trung-Luận gật đầu:
- Như vậy tôi không có tội phải không? Xin cởi trói cho tôi đã.
Triệu Anh cúi xuống cởi trói cho Trung-Luận. Ông nói:
- Xin Triệu đại nhân ghé tai vào đây. Tôi nói cho mình đại nhân nghe mà thôi. Tôi nói lớn sợ có người thứ ba nghe trộm thì nguy.
Triệu Anh ghé sát tai vào miệng Trung-Luận. Trung-Luận nghĩ:
- Đã vậy mình nói câu to câu nhỏ, để khích động sự thèm muốn của tên trên nóc nhà.
Ông nói :
- Triệu đại nhân nhớ nhé. Đây là bộ sách binh pháp có một không hai trên thế gian. Với bộ sách này thời Lĩnh-nam công chúa Phật-Nguyệt chỉ có 7 vạn binh, đánh tan 30 vạn quân Hán trên hồ Động-đình. Công chúa Trần Quốc giết đại đô đốc nhà Hán là Đòan Chí trên biển Đông, thừa thắng tiến về Lạc-dương. Công chúa Thánh-Thiên thắng trận Phụng-hoàng, Thường-sơn...
Ông thở dài:
- Sau này Triệu Trinh-Nương chỉ có 300 đệ tử, đánh tan năm vạn người của Ngô Tôn-Quyền. Lê Đại-Hành hoàng đế thắng trận Bạch-đằng. Bây gìơ có chiếu chỉ của Đại-Việt hoàng đế, tôi phải đem ra.
Ông đứng dậy biểu diễn sáu thế võ. Triệu Anh, Đàm An-Hòa đều kêu lên kinh ngạc. Triệu Anh nói:
- Đây là sáu chiêu Phục-ngưu thần chưởng. Võ công trấn môn của phái Tản-Viên. Tôi tưởng thất truyền, hóa ra vẫn còn trên thế gian. Dường như sáu chiêu vừa rồi là âm nhu thì phải. Tôi đọc sử thấy nói Hán-trung vương Đào Kỳ khi xưa oai trấn Trung-nguyên, Lĩnh-nam, Cao-ly nhờ có 36 chiêu Phục-ngưu thần chửơng cương lẫn nhu. Ngài lại giết chết anh hùng vô địch thời Đông-hán như Phùng Dị, Sầm Bành.
Trung-Từ không trả lời, ông đánh tiếp sáu chiêu nữa. Triệu Huy càng kinh ngạc:
- Võ công Cửu-chân.
Cứ như thế ông biểu diễn hết võ công các phái Khúc-giang, Quế-lâm, Hoa-lư, Sài-sơn, Long-biên. Cuối cùng ông ngừng lại:
- Tôi tuy giữ di thư trong tay, song không có căn bản, thành ra luyện tập nhiều, mà không thành công. Nay tôi đem di thư tiến thiên tử để cống Đại-Tống. Tôi đau xót trong lòng. Song tôi có ước vọng.
Ông nghĩ thầm:
- Mình phải làm bộ như tham danh mà bán gia phả, chúng mới tin.
Trong khi Trung-Luận đang suy nghĩ, thì Triệu Thành đứng sau từ nãy đến giờ, bỗng lên tiếng:
- Ông muốn gì, cứ nói. Bổn nhân sẵn sàng chu toàn.
Trung-Từ gật đầu:
- Việc này nếu Thiên-sứ hứa giúp thì dễ như trở bàn tay. Nguyên tổ tiên tôi bao đời nay đều giữ chức từ đền, không có đường tiến thân. Bây giờ nếu Thiên-sứ giúp...
Triệu Thành cười:
- Ta hiểu rồi. Ông muốn chức quan phải không? Khi ta rời Trung-nguyên, Thiện-thánh hoàng đế ủy thác ta, được quyền ban thưởng cho con dân Đại-Tống có công, tứơc từ hầu trở xuống. Chức từ Tri-châu. Vậy ông muốn đựơc chức tước gì? Đây, bằng ban chức, đức hoàng đế cho ta mang theo, tên để trống. Ta điền tên ông vào là xong.
Trung-Luận than thầm:
- Dã tâm bọn Tống ghê thực. Địa vị tên này cũng không nhỏ. Chắc không là hòang tử cũng là vương tử, mới có quyền phong tước hầu. Coi bộ ta khai giả chúng tin rồi đây. Ta phải làm tiếp nữa mới xong.
Ông nói:
- Tôi chỉ muốn làm lý dịch trong xã này mà thôi. Tôi hỏi thực đại nhân đừng chấp. Đây thuộc lãnh địa Đại-Việt. Chỉ hoàng đế Đại-Việt mới có quyền ban chức tước. Còn đại nhân là sứ thần Trung-quốc làm sao có thể phong chức tước cho tôi?
Triệu Anh cười:
- Ông Tôn Trung-Luận này. Ông ngây thơ quá đi. Từ xưa đến giờ, khắp thiên hạ đâu không là con dân hoàng đế Trung-quốc. Đất Giao-chỉ này là một quận của Trung-quốc. Thiên-thánh hoàng đế phong chức tước cho ông, thì oai biết bao.
Y móc trong túi ra tập sách nhỏ, đưa cho Tôn Trung-Luận:
- Đây là bộ giản sử chép tất cả nhhững liên hệ giữa Giao-chỉ với Đại-Tống. Ông cứ đọc sẽ rõ.
Trung-Luận cầm lên đọc:
« Niên hiệu Đại-trung Tường-phù thứ ba đời Chân-tông, Ứng-phù, Kê-cổ, Thần-công, Tuyên-đức, Văn-minh, Võ-định, Chương-thánh, Nguyên-hiếu hòang-đế. Phong cho Lý Công-Uẩn đất Giao-chỉ tứơc Tĩnh hải tiết độ sứ, quan sát sứ, xử trí xứ, An-Nam đô hộ phủ, Ngự sử đại phu, Thượng trụ quốc, Giao-chỉ quận vương, thực ấp tam thiên (3000) hộ, thực phong nhất thiên (1000) hộ, suy thành thuận hóa công thần. (1010) Niên hiệu Thiên-thánh nguyên niên, gia phong cho Uẩn lên tước Kiểm hiệu thái sư (1022)
Trung-Luận trả sách. Triệu Thành nói:
- Cái chức lý dịch nhỏ quá, sao xứng với công của ông. Ta ban cho ông hàm Cung bị khố phó sứ, giữ chức tri châu Tống-sơn .
Y liếc nhìn trên án thư của Trung-Luận có nghiên bút. Y cầm mực mài, rồi lấy ra trong bọc cuộn giấy in thiếp vàng hình con rồng nhả châu, có ấn son đỏ chói. Y viết lên cuộn giấy rồi nói:
- Tôn Trung-Luận, hãy quì xuống nghe chiếu chỉ.
Trung-Luận không ngờ mình đùa, mà tên mặt lưỡi cày tin thực. Một liều, ba bẩy cũng liều. Ông chửi thầm:
- Đ.m. thằng hoàng đế Thiên-thánh. Ông bố mày là con rồng, cháu tiên. Vì hòan cảnh phải qùi nhận chức sắc của mày.
Rồi ông quì xuống. Triệu Thành cầm trục giấy đọc:
« Thừa thiên hưng vận. Thiên-thánh hoàng đế phong cho tên Tôn Trung-Luận thuộc đất Giao-chỉ chức tước như sau Cung bị khố phó sứ, tri châu Tống-sơn, ở trấn Thanh-hóa. »
Trung-Luận hướng về Bắc giả lạy tạ. Ông cầm sắc phong, rồi ghé tai tên mặt lưỡi cày nói thực nhỏ:
- Di thư không để ở trong đền. Cũng không để trong phạm vi của đền. Đời ông nội tôi nhân xây đền thờ Nhâm Diên, Tích Quang, đã cất ở đấy. Song tôi không biết đích xác chỗ nào. Còn chiêu thức tôi học là học từ bố tôi. Tôi không giữ di thư.
Nhân ghét Nhâm Diên, Tích Quang. Tôn Trung-Luận muốn mượn tay người Tống phá đền thờ hai tên này. Ông mới bịa truyện như thế. Không ngờ ông bịa đặt ra, mà sau này gây thành núi xương, sông máu. Ông nhìn nét mặt tên Triệu Anh. Thấy mắt y có vẻ gian. Ông cười thầm:
- Thôi rồi, tên Triệu Anh muốn độc chiếm võ công. Mà ta không nói cho y nghe. Sau này y tìm đến ta mà hạch hỏi. Ta sống không yên với nó. Ta phải liệu trước mới được.
Ông chợt nhớ cách ông ba đời, một thầy địa lý đến vùng này nghiên cứu, đã vẽ tất cả các thế đất linh, rồi tặng cho ông nội ông. Trong bản đồ ghi chú chằng chịt. Hy vọng đánh lừa tên này. Ông lật đưới tráp ra tờ giấy cũ vàng úa đưa cho tên mặt lưỡi cày. Vì cố ý. Ông nói thực lớn, để tên Triệu Anh, tên trên mái nhà nghe:
- Đây là bản đồ vẽ nơi cất di thư. Thiên sứ theo đó mà tìm. Tôi tuy có bản đồ. Song ngặt vì tư chất dốt nát. Nên không tìm ra.
Triệu Thành cầm tờ giấy, tần ngần đọc. Thì Bình một tiếng, mái ngói vỡ tan. Một người quần áo đen từ trên đáp xuống như con đại bàng. Tay phóng chưởng hướng Triệu Thành tấn công. Triệu Anh quát lên một tiếng vung chưởng đánh người mặc quần áo đen, cứu chủ. Hai chưởng chạm nhau đến bình một tiếng. Triệu Anh bật lui ba bước, ọe một tiếng, miệng y phun máu tươi. Người đó khoằm khoằm tay như hổ vồ mồi, chụp Triệu Thành. Triệu Thành bản lĩnh không tầm thường. Y xuống trung bình tấn, tay trái gạt tay người kia. Tay phải phóng chỉ trả đòn. Người kia dùng chân trái quét ngang định đánh ngã Triệu Thành. Hai tay đẩy một chưởng về trước. Triệu Thành vọt lên cao tránh đòn. Thoáng một cái hai người đã chiết với nhau trên mười chiêu. Đến chiêu thứ mười một, trong khi Triệu Thành vọt lên cao. Người kia chụp vào ngực y. Xọac một tiếng áo y bị xé rach. Tay người kia cầm miếng vải. Miếng vải đó chính là cái túi đựng tấm bản đồ dấu di thư. Người kia cười gằn một tiếng. Y vọt người lên cao. Tay bám xà nhà, theo lỗ phá vỡ chui ra. Y vừa ra ngòai, đã nghe sức gió tạt vào mặt. Có tiếng người nói:
- Hãy đỡ chưởng của ta.
Bình, bình, bình. Hai người đấu với nhau ba chiêu. Người mặc áo đen bật lui lại mấy bước, nhận ra kẻ tấn công mình là một nho sinh. Y vận chưởng phản công. Dưới sân, Tạ Sơn hỏi Thanh-Mai:
- Này cô ba. Cô là danh gia đệ tử. Cô thấy trận đấu thế nào?
Thanh-Mai đáp:
- Vương Duy-Chính dùng võ công Võ-đang. Bản lĩnh y vào hàng thượng thừa. Còn người kia dùng võ công vùng Liêu-đông, tuy cục mịch song rất hung hiểm. Hiện khó có thể biết ai thắng, ai bại.
Triệu Thành ra lệnh:
- Xin Minh-Thiên đại sư lên tiếp với Vương tiên sinh.
Y quay lại nói với Đàm An-Hòa:
- Tôn Trung-Luận bây giờ là mệnh quan của thiên triều. Vậy hiệu úy hãy cởi trói cho tất cả những người này.
Đàm An-Hòa hỏi lại:
- Thưa đại nhân. Tha những người này ư?
- Phải. Tôn Trung-Luận bây giờ là Cung bị khố phó sứ, tri châu Tống sơn của thiên triều. Ta yêu cầu hiệu úy thả nhừng người này ra. Từ nay không được gây sự với tri châu nữa. Người nên biết chức Cung bị khố phó sứ lớn ngang với Cấm quân hiệu úy của đức hòang đế Thiên-triều. So với chức tước Giao-chỉ, đựơc coi ngang bằng An-vũ-sứ. Người chỉ là hiệu-úy của Tuyên-vũ-sứ huyện Cửu-chân, thì còn thua xa. Người mau đem xe, ngựa trả cho sư thái. Nhớ đem theo hai con nữa tặng cho Tôn tri-châu.
Đàm An-Hòa không hiểu những gì đã xẩy ra. Mới cách đây hơn giờ, Tôn Trung-Luận bị trói. Bị coi như con chó ghẻ. Bây giờ lại là mệnh quan triều Tống. Chức tước lớn hơn y nhiều. Y cảm thấy uất nghẹn, vì mới hôm qua, chính tên thiên-sứ đã hứa với y đủ truyện rằng chúng sẽ về tâu lên thiên tử phong cho y tước công, thực ấp vùng Thanh-hóa. Thế mà bây giờ chúng đã trở mặt phong chức tước cho Tôn Trung-Luận, rồi sai y như sai tên hầu hạ hèn mạt.
Y đành sai cởi trói cho mọi người. Trong khi đó trên nóc nhà người mặc quần áo đen với Vương Duy-Chính vẫn đấu quyết liệt. Thanh-Mai chợt nhớ Tự-Mai kể cho nàng nghe đêm hôm trước, bọn Triệu Huy trộm đựơc cuốn phổ sau lưng tượng Tương-Liệt đại-vương, thì bị một mgười lạ mặt cướp mất. Ba anh em Tung-sơn tam-kiệt đấu với người đó, mà phải khó khăn mới thắng. Không biết có phải người này không? Nàng lên tiếng hỏi Triệu Huy:
- Triệu thống-chế. Phải chăng người mặc quần áo đen, đã từng đấu với thống-chế đêm trước?
Triệu Huy không muốn trả lời. Song y liếc nhìn thấy chủ nhân đang đứng sau nàng. Y đành liên tiếng:
- Đúng đấy. Chúng tôi không biết y là ai.
Triệu Thành nói với hòa thượng Minh-Thiên:
- Không thể giữ đạo lý giang hồ với quân đạo tặc. Xin đại sư thu thập tên hắc y dùm.
Minh-Thiên dạ một tiếng, rồi vọt mình lên nóc nhà. Ông hô lớn:
- Ngừng tay.
Vương Duy-Chính, người bịt mặt cùng nhảy lùi lại, đứng thủ thế. Minh-Thiên nói:
- Thí chủ. Bần tăng pháp danh Minh-Thiên thuộc phái Thiếu-lâm xin ra mắt thí chủ. Cứ như bản lãnh thí chủ, thực khó kiếm trên đời. Song thí chủ không phải đối thủ của bần tăng đâu. Thí chủ mau trả tấm bản đồ lại cho chủ nhân bần tăng. Bằng không bần tăng phải ra tay.
Người kia còn đang lưỡng lự, thì Minh-Thiên vung tay phát chưởng. Chưởng phong cực kỳ hùng hậu. Đến nỗi những người đứng dưới sân còn cảm thấy nghẹt thở. Người bịt mặt lùi lại bốn bước, rồi vung chưởng đỡ. Bình một tiếng. Người y bật lùi liền ba bước, chân lảo đảo. Y ọe một tiếng miệng khạc ra một ngụm máu tươi. Y nói:
- Đại hòa thượng. Bản lĩnh tôi không bằng hòa thượng. Nhưng nếu hòa thượng bức bách quá. Tôi nhất định hủy tấm bản đồ này rồi chết, chứ không chịu trao cho hòa thượng.
Triệu Thành nhảy lên nóc nhà. Y hỏi người bịt mặt:
- Vậy điều kiện nào người mới chịu trao trả ta?
Thình lình người bị mặt hú lên một tiếng. Y chuyển động thân hình, đã chụp được gã Triệu Thành. Y nhảy lùi liền ba bước hô lớn:
- Tất cả ngừng tay. Bằng không ta giết tên này liền.
Bọn Minh-Thiên, Vương Duy-Chính cùng la hoảng. Song không dám ra tay. Người bịt mặt nói:
- Tôi yêu cầu đại sư Minh-Thiên đứng nguyên. Còn gã Triệu Anh theo tôi. Khi rời khỏi đây mấy đặm. Tôi sẽ tha chủ nhân của đại sư.
Triệu Thành nói:
- Tất cả không được dụng võ.
Người bịt mặt cặp gã Triệu Thành nhảy xuống nóc nhà rồi hướng vào khu đồng rộng phi thân. Triệu Anh theo y bén gót. Minh-Thiên, Duy-Chính cùng cả bọn chạy theo xa xa. Đàm An-Hòa hô bộ hạ lên xe bỏ đi. Thanh-Mai hỏi Tôn Trung-Luận:
- Tôn tiền bối. Tiền bối làm cách nào mà thay đổi đại cuộc mau vậy?
Trung-Luận đáp:
- Tôi trao bản đồ cất di thư cho gã bịt mặt. Thì ra gã là sứ giả của vua Tống sang Đại-Việt. Hèn chi trên từ An-vũ sứ cho đến tên hiệu úy đều sợ oai y.
Rồi ông kể chi tiết biến chuyển cho mọi người nghe. Có điều ông kể trẹo đi rằng ông trao bản đồ thực cho gã mặt lưỡi cầy. Thanh-Mai nhìn sắc diện Trung-Luận. Nàng biết ông nói dối. Song nàng không nói ra. Nàng nới với Trung-Luận:
- Gã mặt lưỡi cày là em ruột của đương kim thiên-tử nhà Tống, tước phong Bình-nam vương. Hiện giữ chức Thái-úy, trông coi tất cả binh mã Trung-nguyên. Y được lệnh đi sứ sang Đại-Việt.
Tịnh-Huyền đưa mắt nhìn Mỹ-Linh như muốn hỏi điều gì. Mỹ-Linh đáp:
- Khi thần nhi rời Thăng-long lên đường, không nghe nói có sứ đòan nào sắp sang cả. Dường như sứ đoàn này mới đến, và đến bất thường để tìm di thư chăng?
Tôn Trung-Luận nói với Mỹ-Linh:
- Công chúa. Vì sự bất đắc dĩ tôi phải nhận chức tước của triều Tống. Chứ tôi vẫn là con dân Đại-việt. Xin công chúa đừng để tâm.
Mỹ-Linh lắc đầu:
- Tôn lão tiền bối. Tôi tuy là công chúa. Nhưng đã kết chị em với Đản. Nếu tôi ở hoàn cảnh của tiền bối, tôi cũng phải tùng quyền. Vả lại, các sứ thần Đại-Việt sang tiến cống triều Tống, vua Tống thường hay phong chức tước cho. Họ cũng phải nhận vậy. Tống-sơn là châu nhỏ. Để tôi thưa với thúc-phụ, đưa tiền bối nhận một chức tước thực của triều đình. Tiền bối là người văn võ toànn tài. Cứ để trong bóng tối như vậy chẳng phí hòai tài năng ư?
Đàm An-Hòa đã mang đủ ngựa xe đến. Trung-Luận cho kiểm điểm lại xe, ngựa cẩn thận. An-Hòa giao xe, ngựa rồi lẳng lặng ra đi. Đợi cho Đàm An-Hòa ra đi rồi, Huệ-Sinh nói với Mỹ-Linh:
- Vương gia không thể dự lễ Lệ-Hải Bà-vương được. Bây giờ công chúa phải xuất hiện, đứng ra làm chủ tế. Ngày mai là hai mươi mốt rồi. Vậy bây giờ công chúa xuất hiện đi thì vừa.
Thanh-Mai hỏi Mỹ-Linh:
- Trong trường hợp chúng ta đang tế Lệ-hải Bà-vương, mà bọn Tống xuất hiện gây rối, thì phải đối phó như thế nào?
Mỹ-Linh nhìn Tạ Sơn ngụ ý hỏi chàng. Tạ Sơn cương quyết:
- Ta sẽ tiếp họ như khách. Trường hợp họ gây rối, thì binh lực trong tay, ta không thể để họ làm nhục quốc thể.
Mỹ-Linh hỏi Tịnh-Huyền:
- Thái cô! Thần nhi chờ chỉ dụ của thái cô mẫu.
Tịnh-Huyền nói:
- Tạ điện tiền chỉ huy sứ lấy triều phục mặc vào. Con cũng phải mặc triều phục. Ta với con đi trên xe, ngồi trong màn. Còn ngoài màn thì Lãm quen đường ngồi đánh xe. Còn lại tất cả đi ngựa. Mọi việc để Tạ sứ điều động.
Tạ Sơn gọi Thuận-Tông lại gần đưa cho nó cái thẻ bài dặn:
⬔Trước đây hoàng thượng đã ban mật chỉ cho đạo cấm quân Ngự-long theo hộ vệ thái tử. Cả hai đạo này ta dặn phải tới đóng ở chân núi Sơn-trang từ sớm hôm nay. Vậy hiền đệ cùng Trần Anh dùng ngựa lên đường trứơc, báo cho họ biết chúng ta sắp tới. Hiền đệ cứ đưa thẻ bài của ta ra, là hiệu úy phải tin ngay.
Thuận-Tông hỏi:
- Anh hai vừa nói đạo quân Ngự-long. Vậy tướng chỉ huy đó là ai vậy?
Tạ Sơn cười:
- Để ta nói cho em nghe. Quân cấm vệ của thiên tử đều tuyển trai tráng trong số con các quan. Họ được luyện tập, rất giỏi võ, thiện chiến, do ta thống lĩnh. Còn lại tất cả đều gọi là thiên tử binh. Thời trước đây, các đạo mang tên Quảng-thánh, Quảng-vũ, Ngự-long, Bổng-nhật, Đằng-hải. Vì có tả đạo, hữu đạo thành ra mười đạo . Mỗi đạo 12.500 người, thành ra Thiên-tử binh có 125.000 người. Tất cả đều do một thái tử thống lĩnh. Đạo Ngự-long không dưới quyền ta, nhưng được đặt dưới sự chỉ huy của ta trong vụ tế Bà-vương. Tướng chỉ huy đạo Ngự-long trước đây là Mai Hựu, sau khi xẩy ra vụ Trường-yên, y bị cách chức. Song y là cha đẻ của thứ phi thái-tử Phật-Mã, nên được khoan miễn. Tướng chỉ huy hiện thời là Nguyễn Khánh.
Thuận-Tông, Trần Anh lên ngựa đi liền. Đường đất vùng này hai đứa thuộc như trên bàn tay. Chúng ra roi cho ngựa phi như bay. Trước đây, nhà Thuận-Tông, Tôn Trung-Luận có ngựa. Bọn chúng thường tập đã quen. Song ngựa ấy là ngựa rừng, phi không nhanh. Còn ngựa của Lý Long với Tạ Sơn là chiến mã, dễ điều khiển, phi nhanh như bay.
Tạ Sơn hỏi Mỹ-Linh:
- Theo đúng luật bản triều thì anh em họ Đàm phạm tội đáng phải tru di tam tộc, không cần xét xử, cũng không được hưởng trường hợp Bát-nghị. Vậy sau lễ Lệ-hải Bà-vương, công chúa truyền bắt hai anh em họ Đàm đem chém đầu, rồi cho ngựa lưu tinh mang biểu tâu về triều, để bắt Đàm Can cùng cả ba họ giết sạch.
Mỹ-Linh nhăn mặt:
- Đúng luật thì thế. Nhưng ông nội tôi sủng ái Đàm quý phi vô cùng. Chi bằng ta cứ im lặng, đợi gặp chú hai, để chú hai quyết đoán.
ìn Tạ Sơn ngụ ý hỏi chàng. Tạ Sơn cương quyết:- Ta sẽ tiếp họ như khách. Trường hợp họ gây rối, thì binh lực trong tay, ta không thể để họ làm nhục quốc thể.Mỹ-Linh hỏi Tịnh-Huyền:- Thái cô! Thần nhi chờ chỉ dụ của thái cô mẫu.Tịnh-Huyền nói:- Tạ điện tiền chỉ huy sứ lấy triều phục mặc vào. Con cũng phải mặc triều phục. Ta với con đi trên xe, ngồi trong màn. Còn ngoài màn thì Lãm quen đường ngồi đánh xe. Còn lại tất cả đi ngựa. Mọi việc để Tạ sứ điều động.Tạ Sơn gọi Thuận-Tông lại gần đưa cho nó cái thẻ bài dặn:⬔Trước đây hoàng thượng đã ban mật chỉ cho đạo cấm quân Ngự-long theo hộ vệ thái tử. Cả hai đD
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top