anh chi yeu dau_nguyen nhat anh
http://tieulun.hopto.org - Trang 1
Anh Chi Yêu Dấu
Nguyễn Nhật Ánh
Chương 1: Anh Chi Yêu Dấu
Chi đứng ở cuối sân kia, đưa tay vẫy tôi rối rít. Anh Huy, anh Huy. Tôi cười với em. Ðáng lẽ tôi đã ném
tất cả mấy cuốn sách và chiếc xách trên tay để chạy bay tới chỗ Chi đứng rồi nắm chặt lấy tay cô bé
nhưng tôi lại đứng yên. Và Chi cũng đứng yên, mỗi đứa ở mỗi đầu sân và ngó nhau. Chi cười, mái tóc dài
nghiêng vừa xõa xuống vai. Chúng tôi đứng trong mắt nhau một lúc lâu như thế.
Nhưng Chi không có thật ở trước mắt tôi, cuối sân kia. Tiếng nhắc nhở hành khách từ trong phòng đợi
của phi trường vang ra. Yêu cầu hành khách lên xe ca để về thành phố. Tôi dụi mắt mà tưởng mắt mình
đang cay xè. Chỉ còn một mình đứng ngẩn ngơ giữa sân bay, tôi vội vàng bước tới, dù không có Chi đang
đứng đợi.
Tôi là người bước lên xe ca sau cùng. Trên băng trước chỗ tôi ngồi có tiếng con gái khúc khích cười.
Tiếng động cơ xe chuyển bánh át đi cùng với gió lùa vào khiến tôi ôm ngực ho. Sức khỏe tôi không khá
lên một chút nào sau khi rời bệnh viện. Người đàn bà ngồi bên cạnh bảo tôi kéo chiếc cửa lùa xuống, tôi
cám ơn nhưng không làm theo ý bà. Bà bắt chuyện hỏi tôi, mấy giờ rồi cậu. Năm giờ thưa bà. Năm giờ
mà đã thấy tối. Tôi khoanh tay trước ngực nhìn cây cối, đồi núi chập chùng ở phía ngoài. Ngay cạnh
đường đi, sương mù nằm dưới thung lũng như một hồ nước bạc. Xe đổ xuống con dốc một cảm giác để
tôi liên tưởng cái cảm giác khi còn ở trên máy bay. Tôi lại cúi người xuống để ho lúc xe quanh ở một
chân đồi. Người đàn bà bên cạnh nhìn lên cái then cửa kéo trên đầu tôi thay một lời nhắc lại. Hai người
con gái phía trước quay xuống ngó tôi thôi cười. Có lẽ tất cả họ đều là người ở đây và đang lo ngại cho
một người khách vừa tới miền đất lạnh này.
Người đàn bà nói:
- Ði chơi vào mùa này lạnh lắm.
Tôi đáp vâng và đưa hai bàn tay ấp lên miệng, che cả lấy mũi. Người đàn bà lại hỏi:
- Cậu có người quen ở đây chứ?
- Dạ có.
- Ở đâu?
- Thưa bác, ở khu bờ hồ.
Người đàn bà tiếp tục hỏi tôi định ở chơi lâu không. Tôi đáp chưa biết. Thật sự nếu tôi có là du khách thì
là vài tháng trước đây cơ, sau những ngày tôi đi tĩnh tâm ở Ðan viện Châu Sơn. Tôi lên đây để ghi danh
mà nếu còn kịp thì, hình như có một sự xếp đặt, tôi sẽ ở đây học. Rất nhanh tôi đã nghĩ tới Chi. Có ai biết
được, mẹ Chi có ngờ rằng tôi đã lên đây, một tháng sau khi bà gởi Chi vào nội trú Domaine de Marie.
Làm sao chị Hà và ba mẹ tôi hiểu được lý do tôi đã ghi danh học Kiến trúc rồi lại đột ngột thay đổi ý, bỏ
lên đây để học Chính trị Kinh Doanh. Cũng chỉ vì Chi. Tôi đã quyết định điều mà chính tôi cũng không
ngờ, như một sự liều lĩnh mà chắc rồi sẽ nối tiếp những phức tạp khác. Tôi theo Chi. Tôi bất chấp những
ngăn cản của ba mẹ, bất chấp cả ý kiến của bạn bè và mặc chị Hà trố mắt nhìn thấy tôi đang có một sự
mất bình tĩnh, thay đổi lớn. Chị Hà là người ngăn cản tôi dữ dội nhất. Ðà Lạt lạnh, sức khỏe Huy không
hợp đâu. Huy có một dạo hăm hở với trường Kiến trúc lắm cơ mà. Ở nhà cô Ngàn tẻ như nhà hoang Huy
chịu sao được. Không thuyết phục nổi tôi, buổi tối trước ngày đi, chị Hà nói chuyện lâu với tôi, cố ý gạn http://tieulun.hopto.org - Trang 2
hỏi để biết lý do nào tôi đã thay đổi ý kiến đột ngột và cương quyết quá như vậy. Huy có điều gì thay đổi
lớn lắm chăng. Huy có vẻ mất bình thường rõ rệt. Hình như một vài lần chị có nhắc tới chuyện Quỳnh
này nọ nhưng tôi chẳng để ý lắm. Tôi ậm ừ cố tránh né phải tâm sự với chị. Làm sao tôi có thể tâm sự với
chị bây giờ, trong khi chính tôi cũng mơ hồ về tôi. Và nhất là, làm sao để nhắc tới Anh Chi, con chim bé
nhỏ của tôi, để mọi người hiểu rằng cô bé đã ảnh hưởng nhiều và rồi có lẽ sẽ trở thành quá cần thiết trong
cuộc đời tôi.
Chiếc xe của hãng Hàng Không về đến thành phố thì trời đã tối đậm, đèn đường thắp lên những chấm
sáng khiêm nhường nằm lẫn với những đám lá xanh. Ở "Trạm Ðến" hành khách của chuyến xe trước
đang chen chúc chờ nhận hành lý. Người đàn bà ngồi cùng băng với tôi hỏi:
- Cậu có hành lý nhiều không?
- Dạ, một cái vali nhỏ.
Bà cười trong giọng nói, cậu đưa vé đây tôi lãnh ra cho, coi bộ cậu ốm yếu chen không lại với người ta
đâu. Tôi cám ơn bà và nghĩ rằng đó là một lời yêu cầu thành thật. Trong khi đợi lấy hành lý thì tôi ra
đứng ở cửa nhìn vu vơ lên ngọn tháp chuông của ngôi nhà thờ Chính tòa mà tưởng như có một điều gì
thân thuộc. Tôi nhớ tới cái tên trường mà mẹ Chi ghi trong tấm danh thiếp của bà, kèm theo với mớ sách
bà mừng tôi thi đỗ. Tôi đã gửi em Chi vào học ở Domaine de Marie Ðà Lạt. Một cái tên trường xa lạ mà
mai mốt tôi sẽ hỏi những người ở đây để biết. Tôi quanh quẩn trong ý nghĩ, để biết rồi sao nữa. Tâm hồn
tôi và Chi sẽ tiếp tục gặp nhau, như dạo nào. Tôi ho liền một cơn dài rũ rượi. Không ngờ sức khỏe của tôi
lại bị ảnh hưởng của cái lạnh đến thế. Hai người con gái ngồi băng trước tôi hồi nãy đã có xe nhà tới đón,
chắc họ để lại hành lý ngày mai mới lãnh nên tách khỏi đám đông chen chúc về trước. Khi đóng cửa xe cả
hai còn nhìn lại tôi và lần này thì họ cười to hơn cả lúc ngồi chung chuyến xe ca với tôi.
- Cậu may mắn quá, vé của cậu kêu trước vé tôi.
Tôi đỡ lấy chiếc vali trên tay người đàn bà đã tử tế lãnh hành lý giùm, một cử chỉ chăm sóc hiếm có.
- Cám ơn bác nhiều. Ðúng là số cháu hay gặp quý nhân giúp đỡ.
Có gì đâu. Bà ta cười và cho tôi địa chỉ tiệm bán đồ kỷ niệm của bà. Nhà tôi ở khu Hòa Bình, gần rạp hát,
hôm nào đi phố mời cậu ghé qua chơi. Tôi cảm ơn bà thêm lần nữa trước khi xách vali ra lề đường đợi
một chiếc taxi. Thành phố này có vẻ không hiếu khách ngay tại các bến xe như các thành phố khác. Ðợi
rất lâu không thấy có một chiếc xe nào ngang qua, tôi đành phải sửa soạn một chuyến cuốc bộ. Thực ra từ
"Trạm Ðến" tới nhà cô Ngàn không xa gì lắm, nhưng leo hai con dốc vừa phải với một tay xách vali vừa
phải lại không... vừa phải với cái thân hình ốm yếu của tôi. Leo hết con dốc trước cửa nhà thờ xuống tới
bờ hồ rồi rẽ phải, leo thêm một con dốc ngắn nữa mới tới lối vào nhà cô Ngàn, tôi mệt phờ người. Ðứng
trước cổng nhà cô mà tôi thở mạnh, hơi nóng đầy hai lòng bàn tay ấp lên mặt. Lúc lâu sau tôi mới kêu
được người ra mở cổng. Cô Ngàn thấy tôi ngạc nhiên:
- Ủa, cháu mới tới hả?
- Vâng, cháu đi chuyến bay lúc bốn giờ.
Cô Ngàn hỏi thăm tôi rối rít, đi đường có mệt không, tôi đáp chỉ mệt từ quảng đường từ "Trạm Ðến" tới
đây thôi. Cháu đợi xe không được, leo dốc cực quá. Cháu định ở đây quấy rầy cô lâu.
Những lần trước lên đây, có lần với bạn bè, có lần đi một mình, tôi cũng chỉ ghé thăm cô Ngàn chốc lát
chứ chưa một lần ở lại dùng cơm hay ngủ lại ở nhà cô. Cô Ngàn ở trong một khu nhà cổ, có lẽ đã tới cả
gần trăm năm không chừng, một vài bức tường đã nứt rạn và có góc đã sụp đổ. Cỏ cây trong vườn, sau
nhà, trước nhà um tùm gần như hoang phế. Cô Ngàn cũng già nua với ngôi nhà mà cô ở. Năm chục tuổi,
đời nhuộm tóc cô trắng xoá, phiền muộn đè nặng trên lưng còng tội nghiệp của cô. Cô già gấp đôi tuổi http://tieulun.hopto.org - Trang 3
người đợi chờ phải gánh chịu. Tôi không hề biết mặt ông chú, người đã trở về nước sau hiệp định 1954
mà không hẹn ngày trở lại. Ông là một sĩ quan Pháp. Tôi chỉ biết có thế. Cô Ngàn sống ở đây từ mấy chục
năm nay, từ khi họ hàng bên ngoại ruồng rẫy, cô không rời thị xã này một lần. Cô sống với đứa con trai
độc nhất.
- Hiện vắng nhà hả cô?
- Nó đi xa từ lâu rồi mà cháu.
Tôi vô ý ở điều đó, hình như lần trước ghé thăm cô tôi đã hỏi một câu và được trả lời một câu tương tự
thế. Tôi lấy làm ngượng về sự vô ý của mình.
Cô Ngàn đi ra khép lại cánh cửa sau lưng tôi. Cô chỉ tôi nơi đặt chiếc vali và ngồi xuống chiếc ghế bành
rộng tiếp tục công việc đang dở dang của cô, dưới ánh đèn điện vàng cũ kỹ như đèn dầu. Tôi tự động ngồi
xuống chiếc ghế rộng đối diện với cô và nhắc lại ý định của mình, sợ những người già thường quên bởi
lầm lẫn:
- Thưa cô, cháu định xin được ở trọ nhà cô...
Cô Ngàn hơi nhướng mày lên nhìn tôi lạ lẫm, bỡ ngỡ. Rõ ràng là bây giờ cô mới nhận ra một câu nói
mang cái gì khác lạ, bởi vì đó là điều không ngờ nơi một người bên ngoại đã đối xử với cô.
Một chút lạ nhìn tôi rồi cô cúi xuống trên hai que đan có vẻ xúc động. Giọng cô trĩu xuống, giọng người
đàn bà nhẫn nhục chịu đựng từ bao nhiêu năm ngậm một nốt nhạc trầm, thật trầm sau một lúc lâu im lặng
đến làm tôi bối rối.
- Ở đây như một nơi hoang, chẳng biết cháu có quen được không?
- Cháu thích được sống tĩnh mịch cô ạ. Cháu định lên ghi tên học ở đây.
- Chắc có chuyện gì buồn với gia đình phải không?
Cô Ngàn làm tôi giật mình.
- Ðâu có ạ, tại cháu thích sống trong cái không khí ở đây.
- Bố mẹ không can ngăn cháu về việc này sao?
- Thoạt tiên thì có, nhưng bố mẹ cháu cũng biết cháu lớn rồi. Ở nhà cháu, mọi chuyện riêng của con cái
đều được đối xử tự do một cách dè dặt vừa phải thôi.
Tôi rút người để chặn một cơn ho, nhưng cũng không ngăn được. Cô Ngàn bỏ hờ đôi que đan trong lòng
nhìn lại tôi rồi cô đứng lên, tiến lại phía góc phòng:
- Cháu đang đau hả?
- Vâng, cháu không được khỏe lắm. Hình như cháu không chịu được lạnh, từ khi bước xuống máy bay
cháu ho hoài à.
Phía góc phòng là bóng tối ẩn một khung cửa, có lẽ đó là lối ra phía sau bếp. Cô Ngàn nói, để cô đốt cái
lò sưởi lên. Ở đây lâu rồi cái lạnh trở thành bình thường cháu ạ. Chỉ những ngày tháng chạp mới ngó tới
cái lò sưởi, nhưng có khi chẳng nhất thiết lắm. Với lại củi cũng chẳng sẵn gì. Tôi nói, thôi cô à, nhưng cô
vẫn đi vào phía trong bếp:
http://tieulun.hopto.org - Trang 4
- Cháu có cần tắm rửa gì không, để cô đun nước nóng luôn thể.
- Cháu chỉ muốn rửa cái mặt qua loa thôi.
- Chắc cháu chưa ăn gì?
- Cháu không thấy đói cô ạ.
- Ðược rồi, cô nấu cho một gói mì, dù no cũng phải có bữa.
Cô Ngàn ôm lên một mớ củi đặt duới chân lò. Cái lò sưởi xây bằng gạch đỏ ở sát chân tường, giữa phòng,
chắc một thời đã rực rỡ than hồng ấm cúng lắm. Bây giờ ở một bờ gạch đã nhả vữa, long ra vài vết
thương cũ kỹ.
Khi cô Ngàn châm lửa tôi thấy còn một ít tro than nằm lạnh lẽo, có lẽ từ mùa đông trước, hôm nay mới
được nong lại với đám củi gỗ mới. Ðốt lại một lò sưởi trong ngày đầu tiên của mùa đông thật vất vả, như
nhóm lại một hơi lửa mới trong đời, tôi bắt đầu nghĩ miên man, hẳn là một lần muộn phiền. Thoáng
nhanh, hình ảnh mẹ Chi hiện ra với màu áo nâu, người đàng bà có một tâm hồn lãng mạn, theo tôi suy
đoán, thuở con gái bà đã xinh đẹp với tâm hồn lãng mạn đó, để một thời ngồi lại muộn phiền. Nhưng bà
đã nhóm lên được ngọn lửa ấm trong ngày hôm qua hôm kia đây. Hạnh phúc có màu hồng nhạt, dù đã
phôi pha, vẫn vinh quang đầy đủ ý nghĩa như sau một cuộc thắng trận. Mẹ Chi có những cánh cửa lạ lùng
lắm, đôi khi bà đã mở cho tôi thấy, sau cái then cất giấu sâu thẳm của lòng mình là một trời mây trời gió,
ăn năn có, hãnh diện có. Trong cái thế giới mộng tưởng không cùng, mình là kẻ săn mình lý thú, miệt mài
mà mình không biết, đến nỗi vết thương như là một niềm yêu dấu, cần thiết. Tôi mơ hồ trong những
khung cửa mà mẹ Anh Chi cho tôi thấy điều ấy. Và mơ hồ thôi, vì như bà nói với tôi, em Huy đang sửa
soạn muốn làm học trò của trường tình yêu chăng? Hãy đừng bao giờ mộng tưởng.
Cô Ngàn đứng dậy với một đám khói và một câu gì đó làm tôi bỏ dở ý nghĩ. Lửa đã bén vào gỗ, đánh
khói tỏa dần và hiện ra một ngọn lửa nhỏ trong lò đang lớn dần, vỡ dần những tản khí lạnh trong phòng:
- Cháu sẽ ở đây, cô Ngàn tiến về phía bóng tối, mờ mờ những bậc tam cấp bước lên một khung cửa khép
kín, tôi đứng lên bước theo cô, đây là phòng của Hiện.
Cánh cửa mở, bốc ra một mùi ẩm mốc của đồ đạc và các bức tường đá làm tôi muốn ho. Các công tắc
điện phải bật mấy lần mới làm sáng ngọn đèn treo chùng dây ở góc phòng. Cô Ngàn nói, từ ngày Hiện đi
chẳng lần nào cô bước vào. Tôi nhìn tổng quát một lượt và thấy có lẽ vẫn nguyên vậy, mọi thứ đồ dùng
của Hiện trong phòng. Chiếc bàn rộng cạnh cửa sổ cái ngăn kéo chưa đóng kín, còn bừa bộn vài thứ. Một
mớ sách báo lộn xộn trong cái bệ đá hình một cái khung cửa vòng cung nhỏ, có cuốn còn mở đôi. Nơi cửa
sổ đóng kín bị vỡ mấy vệt dài được dán lại bằng băng keo đã rã ra sắp rời, gió đập vào nơi kính vỡ một
âm thanh se se từng chập.
Cô Ngàn vẫn còn đứng ở cửa phòng:
- Bừa bộn lắm cháu ạ, phải để dọn dẹp lại.
- Chẳng sao cả, cô để mặc cháu. http://tieulun.hopto.org - Trang 5
Chương 2: Anh Chi Yêu Dấu
Tôi đã bắt đầu quen với tiếng chuông của ngôi nhà thờ Chính tòa. Sáng sớm, lúc 12 giờ trưa và buổi
chiều. Tiếng chuông ngân nga, khi quyện với sương mù, khi lẫn trong gió, đều đặn vào những giờ khắc
nhất định. Tiếng chuông mà có buổi chiều trong cơn ho rũ tôi nghe chính là trái tim mình ngân nga. Tôi
đã nhìn rõ hình dáng con gà đứng trên ngọn tháp chuông và tôi vừa nghĩ rằng, rồi cũng có một lần nào đó,
có thể cũng là đêm Giáng sinh, như người lính phi công Vincent mất trí nhớ, tôi sẽ leo lên ngọn tháp
chuông và bằng sức khỏe bệnh hoạn của mình, bẻ gãy khối sắt ấy đem về làm quà tặng cho Anh Chi. Sao
lại có những liên tưởng kỳ cục như vậy? Cũng như ý nghĩ đã trở thành thực tại là tôi đem tôi lên đây.
Sống để mà ám ảnh những chuyện gì đâu hoài, như vậy, có thể một ngày nào mình sẽ chết bằng những
nổi ám ảnh đó. Chi theo hoài tôi, tôi theo hoài Chi, cũng chỉ loanh quanh trong trí tưởng của tôi. Cho đến
khi nào chết đi, tôi đã nghĩ như thế, có lẽ hồn tôi vẫn còn theo Chi. Rong ruổi suốt đời này, suốt đời nhau
không bao giờ biết mệt, không bao giờ tuyệt vọng. Phải là như thế.
Buổi sáng chủ nhật tôi đứng ngơ ngẩn ở trước cửa nhà thờ Chính tòa với ý nghĩ là có thể gặp Chi ở đó.
Những hồi chuông đầu giờ lễ rồi những hồi chuông tan giờ lễ, tôi lẫn trong đám đông người ra vào nhưng
không một lần tôi đã bước vào trong. Ðứng nơi cửa, tôi có thể nhìn thấy những tấm kính màu ở các
khuông cửa, trên cao ghép thành hình các vị thánh, những miếng kính rực rỡ màu sắc trong nắng buổi
sáng làm tôi nhớ màu sắc trong những bức tranh bằng chì sáp Chi thường nghịch ngợm trong cuốn sách
in. Tôi đánh bạo hỏi thăm một soeur áo trắng, khăn màu xanh đậm mới trong nhà thờ bước ra:
- Thưa sơ cho tôi hỏi thăm...
Vẻ mặt của người nữ tu hơi ngỡ ngàng một chút khi đối diện với tôi, nhưng vẫn sẵn một nụ cười cởi mở:
- Ông hỏi gì cơ?
- Sơ có biết nội trú Domaine de Marie ở đâu không ạ?
- Domaine hả, người nữ tu trẻ đưa tay chỉ về hướng phía bên trái nhà thờ, ông đi lối này, hết con dốc kia
rồi hỏi thăm thêm, chứ thực ra khó mà nói cho rõ để ông có thể tự tìm được.
- Thưa sơ, chắc xa lắm?
- Không, ông có thể đi bộ được nếu không tiện xe.
Lòng tôi hồi hộp quá. Nơi em ở sẽ êm đềm như một thiên đường hay chỉ là một cổng trường cao như tù
ngục vây hãm tuổi chim muông nhảy nhót của em?
Tôi cúi đầu chào người nữ tu trẻ với lời cảm ơn rồi thong thả bước đi. Bây giờ, trên con đường này, chẳng
còn là những ngọn me chụm đầu vào nhau, cũng trong buổi sáng chủ nhật nhưng không phải là những
buổi sáng chủ nhật của ngày nào tôi thường đến với Chi, với kẹo ngọt lóc xóc trong túi, nghe đã tưởng
trưởng thành lắm vậy, cũng là ở cuối con đường kia tôi tin là có Chi dù em chưa biết đợi, nhưng bây giờ
tôi đã nghe có chút gì xót xa.
Mẹ Chi hiện ra ở đầu con dốc kia, trong màu áo nâu của củi gỗ, bà chặn đường tôi:
- Em đi đâu vậy Huy?
- Cháu đi tìm em Chi.
- Sao em lại làm vậy?
- Tại cháu nhớ em ấy. http://tieulun.hopto.org - Trang 6
- Nhớ à - mẹ Chi chau mày - đáng lẽ em không nên xử sự như thế mới phải.
- Tại sao không, tôi mím môi, bác đừng giẫm lên sự chân thành của cháu.
- Tôi tưởng em hiểu những gì tôi đã nói với em một lần rồi chứ.
- Nhưng bác không thể hiểu cháu.
Mẹ Chi cúi đầu, giọng chùng hẳn xuống:
- Em Chi còn nhỏ mà Huy.
- Vâng, cháu biết và cháu luôn nhớ vậy.
Tôi vượt con dốc, đi vào những hàng thông cao vút cao cành lá đan lấy nhau hai bên đường. Màu xanh lá
cây là một màu chính của bức tranh vĩ đại vẽ thành phố này. Cũng có những màu đỏ của các mái ngói và
những bờ tường trắng của các ngôi biệt thự nổi bật lên. Và màu trời luôn là một màu ôm lấy tất cả thiên
nhiên. Tôi cười một mình khi nhớ tới vài mẩu kỷ niệm ngày nhỏ, cũng không xa gì vài ba năm trước, tôi
đã lang thang từ buổi sáng, qua một buổi trưa trên những con đường vắng lên dốc xuống dốc của thành
phố này. Tôi vừa đi vừa ngậm harmonica thổi vang lừng một khúc đường vắng, ngồi lại ở gốc thông già
nào đó và mơ tưởng một vài điều thú vị có thể bất ngờ xảy đến trong đời mình. Nhưng đã không bao giờ
tôi nghĩ tới một ngày tôi có Chi và lang thang cũng trên những con dốc nơi đây khi tôi trở lại, cũng lang
thang trên lối cũ, có thể không còn gì để mộng tưởng nữa, như tôi đã mất Chi chẳng hạn. Ðời buồn biết
mấy khi biết mình chỉ là con số một bơ vơ. Tôi cúi xuống lượm một cành cây khô bên đường tung lên
trời, những vòng tròn vẽ ra trong không rồi cành cây khô rơi gẫy vụn dưới chân. Quả thật tôi cũng chỉ là
một đứa con trai nhiều ngớ ngẩn.
Ở một khúc quanh tôi thấy một người con trai và một người con gái đi bên nhau, cách tôi một khoảng xa.
Họ đi thật chậm nên tôi không thể nhìn thấy họ trước đây, hay họ vừa bước ra từ một ngôi biệt thự nào đó
bên đường này, có thế. Cũng có thể họ mới dự thánh lễ buổi sáng chủ nhật với nhau, ở nhà thờ Chính tòa
về. Người con trai mặc áo len màu nâu cổ cao bẻ xuống, người con gái khoác chiếc áo măng-tô màu sậm,
cổ có quấn thêm khăn len màu đỏ mà một đầu bỏ rơi trên vai sau với mái tóc đen nhánh. Họ đi bên nhau
những bước nhỏ và những bàn tay ủ sâu trong nhau. Tôi gọi thầm. Anh Chi, Anh Chi. Và bỗng thấy mình
run rẩy, lạnh quá đỗi.
- Anh Huy nè.
- Dạ.
- Ngoan ngoãn nhỉ!
Chi bật cười khi thấy tôi khoanh tay. Chúng tôi nửa ngồi nửa quỳ ở một bờ cỏ non ngoan như hai con
chim sẻ ríu rít bên nhau buổi sáng. Buổi sáng làm những ngọn cỏ hồng lên màu hạnh phúc. Chi đặc bàn
tay nhỏ bé lên đầu gối tôi:
- Anh Huy nè, thí dụ như mười ngón này là mười ngón thương yêu thì anh thương Chi mấy ngón?
Tôi nắm trọn lấy cả đôi bàn tay của Chi mà siết chặt đến nỗi làm Chi đau đớn khóc òa lên ôm lấy tôi. Nín
đi em, tôi dỗ dành, nín đi em. Nhưng tôi đã cùng ôm em mà khóc. Những giọt nước mắt tưới xuống làm
cao cây cỏ. Và cỏ cây khôn lớn.
Tôi nhớ một lần Chi đã kể lại em mơ thấy chúng tôi ngồi bên nhau như vậy, nhưng câu trả lời của tôi chỉ
là bẻ cong một ngón tay út, mà em tức tưởi khóc không thôi. Em mơ chi mà ác quá, tôi trách móc khi http://tieulun.hopto.org - Trang 7
nghĩ lại. Bây giờ chẳng phải là để em mơ nữa, tôi đã tung hết tât cả, cả tương lai nếu cần để có một sự
thật là tôi có em.
Hai đứa con trai nhỏ vừa đuổi nhau vừa cười lớn tiếng chạy ngược về phía tôi. Tôi chặn đứa chạy trước
và đứa chạy sau lập tức bắt được bạn. Chúng bỏ trò chơi, ngó tôi. Tôi hỏi:
- Nhỏ biết lối tới Domaine không?
- Domaine hả?
Một đứa hỏi lại tôi. Tôi gật đầu:
- Ừ.
- Em không biết.
Hai đứa rú lên cười và vùng bỏ chạy tiếp tục với trò chơi đuổi bắt nhau. Tôi nhún vai và quay lại với con
đường của mình. Hai người đi trước mặt tôi hồi nãy giờ đã rẽ một con dốc khác, có những bậc đá để
xuống một dãy nhà xây đồng kiểu nhau theo lối một cư xá. Họ dắt nhau, cụng đầu với nhau cười nói nhìn
rất dễ thương. Tôi gọi thầm. Anh Chi, Anh Chi. Với đôi bàn tay lạnh ngắt.
- Nếu em biết có một ngày anh đến.
- Thì em sẽ đợi.
- Anh sẽ đến vào buổi sáng.
- Lúc vườn tâm hồn em vừa nở những nụ hồng đầu.
- Anh có gì để tặng em.
- Ðừng khách sáo.
- Với đôi bàn tay trắng chúng ta vẫy chào nhau.
- Và chúng ta nắm lấy nhau.
- Anh sẽ tới em vào buổi chiều.
- Ðừng là buổi chiều vì chiều mau sập tối.
- Anh sẽ có những vì sao.
- Ðừng là những vì sao, vì sao sẽ trở thành những giọt nước mắt.
- Anh có những kỷ niệm.
- Ích gì anh, vì kỷ niệm chỉ là vết xót xa đau.
- Anh sẽ có những lời hẹn lâu.
- Ðừng anh, mơ tuởng gì nhiều cho khổ tâm.
- Thế anh có gì? http://tieulun.hopto.org - Trang 8
- Một nỗi buồn.
- Ừ, một nỗi buồn, chẳng giữ được nhau.
Im lặng lâu lắm, tôi và Chi tưởng như nghe rõ hơi thở của chính mình. Chúng tôi cùng lớn thêm một chút
để cài những câu nói nghĩ ngợi vào tuổi nhau.
- Em Chi à.
- Dạ.
- Nếu em biết không có một ngày nào anh sẽ đến.
- Thì em vẫn đợi.
Tôi hôn lên trán Chi. Cám ơn em. Anh hạnh phúc quá.
Bây giờ chúng tôi đi bên nhau, cười đừa bên nhau. Chi giang rộng cánh tay:
- Nếu là chim trời...
- Thì anh không là một cái ná.
- Chi vậy?
- Một cái ná độc ác có thể bắn chim trời sa rụng.
- Không, anh chỉ xin làm một nhánh cây.
- Chi vậy?
- Ðể đêm chim về đậu ngủ ở đấy.
- Nhưng nếu em là một bông hoa bé tí mọc trên chót vót đỉnh núi.
- Thì anh sẽ làm một tiều phu tiêu pha cả đời mình đi tầm thú hoa lạ đó.
- Nhọc công nhỉ, đáng gì đâu anh.
Chi ngậm hờ ngón tay trỏ giữa hai hàm răng để nghĩ xem mình sẽ là một cái gì thật lạ lùng. Chi reo lên:
- A, em sẽ là một cây kim, mà cây kim rớt xuống biển cơ.
- Khó ơi!
- Khó chứ, ai mà mò kim dưới đáy biển bao giờ.
Tôi không thua được:
- Anh sẽ là một cây kim thứ hai, cũng rớt xuống biển.
- Làm sao tìm được em?
http://tieulun.hopto.org - Trang 9
- Nếu sống cùng một kiếp, sống riêng một cõi thì trước sau gì cũng gặp.
- Mà gặp nhau chi vậy?
- Ðể giảng toán cho những người bí lù chứ chi.
Chi vùng vằng. Tôi phải vội nói thêm:
- Và để bóc giấy bóng kẹo cho những người ưa đắng miệng vì thuốc lá nữa.
- Hứ...
Chi cười to với ý nghĩ mới:
- Rồi, nếu em sẽ là một con sâu, con sâu róm ấy nha anh, xấu xí ghê tởm. Nó bò tới anh cho anh quăng
sách vở mà chạy.
- Em Chi ơi, tôi cúi xuống trên mái tóc mềm của cô bé, anh sẽ là thời gian. Vì sau thời gian đầy đọa sâu
róm sẽ hóa kiếp thành bướm. Rồi anh là cây vợt chạy theo em mà "với" em một cái.
- Nhè nhẹ thôi nha anh, nhỡ đau em.
- Ừ, thật nhẹ thôi.
- Rồi em có bị ép vào cuốn từ điển không?
- Không.
- Chứ để em ở đây, nhỡ em bay thì sao?
- Thì cái vợt lại đuổi theo nữa.
- Anh sẽ có một sợi chỉ cột em vào.
- Không đâu đấy.
Chi xịu mặt xuống:
- Em không thích. Em không muốn anh có sợi chỉ.
Tôi dỗ dành cô bé:
- Ừ, anh ném sợi chỉ đi.
- Thế rồi em ở đâu?
- Anh cũng chả biết.
Chi cười:
- Em bay nữa.
Tôi cũng cười:
http://tieulun.hopto.org - Trang 10
- Thì cái vợt lại đuổi theo nữa.
- Em bay hoài bay hoài bay hoài...
- Cái vợt lại đuổi theo hoài theo hoài...
- Mỏi cánh quá anh ơi...
- Ừ, anh cũng mỏi tay nữa.
- Ðứng nguyên một chỗ nhé anh, em sẽ buông cánh... buông cánh cho rớt xuống cái vợt. Chà, êm ái quá!
Chi và tôi cùng cười rộ, vui vẻ. Chi nói to:
- Bây giờ tôi là Anh Chi.
Tôi đáp theo liền:
- Và tôi là anh Huy.
Chi đổi giọng, nho nhỏ bên tai tôi:
- Anh Huy ẵm em đi anh Huy.
- Ơ...
- Thiệt mà - Chi vòi vĩnh, anh Huy ẵm em Chi đi.
Tôi ngó sững Chi một giây và biết mình phải chiều Chi thật. Tôi cúi xuống bế thốc Chi lên. Cô bé cười
khúc khích thích thú:
- Em nặng không anh?
- Bằng một cái kẹo.
- Em được nhìn thẳng lên trời mà không cần phải mỏi cổ, thích quá.
- Em thấy gì?
- Mây.
- Gì nữa.
- Và mây.
- Anh tưởng em thấy thiên đường chứ.
- Thiên đường ở đâu anh?
- Ở khỏi mặt đất, ở ngoài tâm hồn. Thiên đường là nơi mà mình ao ước.
- Nếu vậy em sẽ nhắm mắt lại.
Rồi Chi nhắm mắt lại trên cánh tay tôi, em ngủ ngoan ngoãn trong lòng tôi. Em sẽ thấy thiên đường, Anh http://tieulun.hopto.org - Trang 11
Chi yêu dấu của anh, có một chỗ cho chúng ta. Hãy ngủ mãi trên cánh tay anh. Ngủ cho suốt một đời
nhau.
Ðôi trai gái đã khuất ở dưới dốc ngập hoa quỳ vàng. Tôi vẫn còn ẵm Chi trên tay mà đi, cho tới khi
choàng tỉnh bởi hai cô gái nhí nhảnh đi ngang. Tôi muốn làm quen với họ để dọ đường nhưng không. Tôi
hỏi thăm một người đàn ông mặc áo dạ đen, với chiếc píp phì phà ngậm trên miệng cùng đi tới:
- Thưa ông, ông có biết nội trú Domaine de Marie đi lối nào không?
Người đàn ông ngơ ngác với một cái tên nghe lạ, ông nói không biết rồi lầm lũi bước đi. Hai cô gái đi
phía trước quay lại nhìn tôi rồi bấm nhau khúc khích cười. Có lẽ họ biết, đoán chừng thế, nhưng tôi lại
không dám đánh bạo bước thêm vài bước để hỏi thăm họ. Tôi lại tiếp tục quãng đường mộng tưởng với
Chi trên tay. Bây giờ chúng tôi cùng đi vào một khu rừng mùa đông với những ngọn cây trơ trụi lá, cành
gầy guộc ôm nhau không đủ ấm. Sương khói vẽ những vệt dài thật nhẹ nhàng bao quanh lấy chúng tôi,
khi nằm dưới chân, khi vương ngang đầu. Ðó là thế giới mà chàng thanh niên mất trí nhớ đã đánh rơi bản
tính mình cho những tiếng động sau một thời, về đi dạo với cô bé đội mũ len trắng trong những ngày chủ
nhật, ở một thành phố, ven một bờ hồ. Tôi đã sống bằng cả những liên tưởng và mộng tưởng của mình.
Tâm hồn tôi, có bao giờ mệt mỏi trong những giấc mơ, mơ trong trạng thái tỉnh táo, và lạ thường nhất,
trong cơn bệnh hoạn của tuổi tôi.
- Em chi này.
- Dạ.
Tôi hơi ngả cánh tay xuống cho mái tóc ngắn của Chi xõa ra. Tôi hỏi Chi:
- Em thích hay không?
Chi chớp đôi mắt sáng nhu sao của bé:
- Em là chim hở?
- Ừ, em bay đi.
Chi dang hai tay rộng:
- Em bay thật cao nhé anh.
- Và thật xa, thật xa...
- Còn anh?
- Anh cũng là chim nữa, cho anh bay theo em.
Tôi nâng Chi lên cao khiến cho mái tóc Chi bay ngược lòa xòa cả vào mặt tôi:
- Anh bay gần Chi nha anh.
- Anh có ngậm được một ngọn tóc của Chi đây.
Và chúng tôi cùng bay trên những cánh đồng mênh mông bát ngát.
- Một dải lụa ai phơi phới dưới kia kìa anh.
http://tieulun.hopto.org - Trang 12
- Không phải đâu, một dòng sông đó.
- Ðẹp quá.
- Nếu em thích, chúng ta sẽ đáp xuống đây lập nghiệp.
- Thật nhé anh.
Chi vui mừng quá mà ôm chầm lấy tôi. Chúng tôi cùng rớt xuống. Nhưng chưa đụng thực tế. Bây giờ đôi
tay của Chi choàng qua cổ tôi, mặt Chi áp vào ngực tôi.
- Em nghe được trái tim anh đang đập mạnh.
- Rồi một ngày kia sẽ ngưng nghỉ.
- Sao vậy anh?
Bởi tới một lúc nào đó em sẽ trở thành quá cần thiết trong đời sống anh, đó là lúc anh muốn nhắm nghiền
mắt lại. Có thế chúng ta mới còn có nhau, vĩnh viễn. Tôi không nói với Chi thế, em ngơ ngác nhìn tôi
đang ngửa mặt lên trời. Có thiên đường nào đã mở rộng một lối thênh thang, cho Chi và cho tôi, cho
những ai không thể hẹn nhau ở đời sống này?
Vất vả nhiều trong cái đầu mi quá, Huy ạ. Trước mắt tôi, ở đầu con dốc hiện ra một khung cảnh thoạt
nhìn tôi đã có cảm tưởng như một người chợt tỉnh dậy, chợt rớt từ trên cao xuống chân vừa chạm mặt đất,
một cách nhẹ nhàng. Ðó là hình ảnh một ngôi nhà nguyện nhỏ nằm trong những hàng thông, với các bờ
tườn gạch đỏ và các khung cửa vòng cung cùng những bậc đá và cây thánh giá trên ngọn tháp chuông
mang vẻ uy nghiêm quen thuộc như ở bất cứ một ngôi nhà nguyện nào cũng có. Tự nhiên tôi linh cảm
được rằng, nơi này em đang ở. Anh Chi của tôi đang thở và đi lại, ăn uống và nghỉ ngơi.
Ở đây yên lặng quá. Trong buổi sáng chủ nhật 10 giờ, những cánh cửa lớn của ngôi nhà nguyện đã đóng
kín. Tôi làm re vẻ quen thuộc bước lên một bậc đá ở bên hông nhà nguyện và ngồi ở đó, bên cạnh một bụi
hồng cao, hoa đã được hái vào chưng ở bàn thờ trong nhà nguyện hay trong phòng nào đó, chỉ còn những
cành gầy guộc, đầy gai. Từ đây tôi có thể nhìn sang dãy nhà đối diện, có lẽ đó là khu nội trú. Tôi thầm
nghĩ như vậy. Cũng có những khuôn cửa hình vòng cung mang một vẻ dịu dàng và cổ kính như lối kiến
trúc của một tu viện, những dãy nhà ngói nằm cách nhau bởi một vuông sân rộng của khu nội trú ấy.
Các soeur ở đây mặc áo và màu khăn xanh đậm. Nhìn những nếp khăn và nếp áo của họ khi qua lại ngoài
hành lang tôi chợt hình dung đến những con chim. Nhưng là những con chim không còn những tiếng hót
ríu rít, bước chân nhảy nhót tung tăng nữa. Những con chim đã tự ý chui mình vào chiếc lồng giam hãm
đời mình. Cái đuôi khăn trên đầu của người nữ tu đã thay thế mái tóc con gái cắt ngắn, khi họ đi lại vội
vàng đuôi khăn ấy thướt tha, tôi nghĩ thế và một lần Chi nhắc tới các soeur ở trường, trông dễ thương. Tôi
nhớ tới những bức tường vôi vàng, những khung cửa sổ lớp học mở ra bốn phiá, nơi trường cũ Chi học,
những soeur mặt áo trắng và những bạn bè mà Chi đã bỏ lại ở Sài Gòn. Bây giờ ở đây, cũng bên những
người nữ tu, Chi sống với họ ràng buộc nhiều hơn. Và những bạn bè mới, hẳn Chi phải có một đứa bạn
thân. Ở nội trú dễ có bạn thân. Tôi không thích Chi có bạn thân, tôi không muốn em chia xẻ thương yêu
đậm đà với một ai khác, bất cứ ai. Có lẽ chỉ trừ mẹ em ra.
Tôi chưa tìm thấy một tấm bảng đá nhỏ nào đó chẳng hạn, ở một bờ cổng nơi đây, có khắc chìm hàng chữ
Domain de Marie. Nhưng tôi linh cảm thấy rằng đây chính là nơi mẹ Chi đã gởi em. Tôi ngồi ở bậc thềm
nhà nguyện lâu lắm, chỉ mong có thể chợt nhìn thấy Chi ở một căn phòng nào đó trong dãy nhà có những
khuông cửa hình vòng cung kia bước ra. Em đi ngoài hành lang, em qua sân và tim tôi sẽ ngừng đập khi
thấy em băng qua con đường nhỏ trước mặt để bước lên nhà nguyện. Trời ơi, không biết khi nhìn thấy tôi
thì em sẽ ra sao nhỉ. Em hoảng hốt bỏ quay đi như một điều sợ hãi. Tôi thắt lòng khi tưởng tượng em sẽ
xa lạ và sợ sệt tôi. Ðã một lần tôi làm em sợ trong cơn bệnh hoạn của mình trên những bậc thang của http://tieulun.hopto.org - Trang 13
Viện Dục Anh và lần ấy đã đẩy chúng tôi xa nhau, lạ lẫm nhau. Chính lần ấy đã cho thấy mẹ Chi là một
cái bóng lớn đứng giữa chúng tôi.
Ðể bây giờ tôi ngồi đây và em Chi đang ở đâu đó trong khu nội trú kia.
Nội trú vắng có lẽ vì hôm nay là ngày chủ nhật. Chủ nhật, những thân nhân tới thăm và đưa các con em
của họ về chơi một ngày. Chủ nhật, không biết ở trong phòng giờ này Chi đang làm gì, hay em đang vùi
mặt xuống gối tủi thân. Chắc em sẽ khóc. Tôi biết. Em hay khóc lắm.
- Anh đến với em đây, Chi yêu.
- Anh vẫn còn nhớ tới em sao?
- Nhớ chứ, nhớ điên cuồng.
- Anh nói gì mà nghe dễ sợ, anh có lạ lắm không?
Anh đang lạ lắm. Anh biết mình lạ lắm. Nhưng cho đến bao giờ em mới hiểu. Ở một cõi yêu thương có
khi chẳng còn một thứ ngôn ngữ nào để đặt tên, nhắc tới. Bởi nghĩa của nó là chính nó, nói ra nó sẽ tan
biến rơi mất như một vốc cát nắm chặt trong tay, chẳng còn giữ được gì hay chẳng hiểu biết thêm thì. Rất
vu vơ, rất dại dột.
- Nếu em biết...
Chi nhìn tôi, những hạt nước mắt còn đẫm trên mi:
- Anh nói gì ạ?
- Anh vẫn hằng nhớ em.
Chi ngã đầu trên vai tôi:
- Em biết.
Tôi lau khô những hạt lệ trên mắt Chi bằng môi mình:
- Ðừng khóc nữa em.
- Vâng. Nhưng...
Tôi nhìn Chi. Chi gục mặt trên vai tôi:
- Nhưng nếu em nhớ tới mẹ, em sẽ không đừng khóc được.
Tôi vuốt tóc Chi bằng tất cả những khéo léo, nhẹ nhàng nhất của mình. Tôi áp má trên tóc em và ghé môi
lên đó. Em yêu dấu, hãy nhớ tới anh.
Tôi đứng dậy, bỏ bậc thềm nhà nguyện, bỏ khóm hồng gầy guộc bước ra phía cổng. Tôi muốn hỏi thăm
một soeur áo xanh ở đây, mới từ phía những ngôi nhà ở phía dưới thung lũng bước lên. Soeur còn trẻ với
vẻ đẹp còn nguyên vẹn tuổi con gái, hai má đỏ au, bà bối rối rõ rệt khi phải đứng tiếp chuyện với tôi.
- Thưa soeur đây là nội trú Domaine de Marie?
Người nữ tu gật đầu: http://tieulun.hopto.org - Trang 14
- Phải, khu nội trú của các em ở phía bên kia.
Tôi nhìn theo hướng tay chỉ của người nữ tu và nói:
- Sao có vẻ như chẳng có ai ở đó.
- Hôm nay chủ nhật các em được đón về nhà với gia đình hết cả.
- Thế còn các em ở xa?
- Các em ở xa thì ở lại đây với một số các em mồ côi khác.
Tôi "à" tiếng nhẹ, lẫn một chút lạ khi người nữ tu áo xanh nhắc tới những đứa trẻ mồ côi. Và không khỏi
bậm môi khi tôi nhớ tới những mảnh thủy tinh vỡ trong tay mình hôm nào trên những bậc thang của Viện
Dục Anh.
Thưa soeur, tôi định hỏi về Anh Chi, có thể soeur biết hết các em nội trú ở đây, nhưng tự dưng lưỡi tôi
níu lại. Tôi bỏ lửng câu nói làm soeur nhìn tôi. Sự im lặng, giữa một khoảng cách nhỏ làm tôi và có lẽ
khiến cả người nữ tu cũng bối rối. Tự dưng vậy thôi, và cái tâm hồn tôi thì vẫn thường rắc rối, làm phức
tạp đời sống mình thêm.
Lúc ấy, tiếng chuông của ngôi nhà nguyện đổ vang, dồn dập. Vào lúc 12 giờ, tất cả những quả chuông
của các ngôi nhà thờ đều rung lên để đánh dấu giờ khắc của nửa ngày. Tiếng chuông còn dội lại từ dưới
thung lũng những tiếng ngân nga trước khi bặt hẳn âm thanh.
Soeur áo xanh hỏi tôi, vừa sau khi tiếng chuông dứt:
- Chắc ông có người nhà gửi trong nội trú?
Tôi đáp rất tự nhiên:
- Vâng.
- Sao ông không định đón em về chơi?
Tôi bối rối:
- Có lẽ tuần tới tôi sẽ tới thăm em ấy. Hẳn giờ này cũng muộn rồi.
Bây giờ mặt trời đã ở trên đỉnh đầu. Tôi cám ơn người nữ tu trẻ, những người nữ tu mà tôi gặp đều còn trẻ
và rất dễ thương. Khi soeur áo xanh đã đi tôi còn đứng lại ở bên này đường ngó sang khu nội trú một lúc
lâu rồi mới theo đường cũ mà về.
Hết một buổi sáng chủ nhật, tôi chưa gặp Chi nhưng tôi đã được ẵm Chi trên tay suốt quãng đường tìm
đến thăm em. Chưa bao giờ trí tưởng tượng tôi bày vẽ ra những hình ảnh rộn rã đến thế, miệt mài đến thế.
Ðó là một cơn say dữ. Nếu sau này khi có dịp trốn về với một thời, như buổi sáng hôm nay, tôi sẽ không
quên. Miệng tôi đã ngọt quá vị ngọt để trở thành vị đắng.
Khi xa dần con dốc, tôi còn nghe tiếng Chi mơ hồ vang từ ngọn thông nào bên đường:
- Anh Huy!
Tôi quay lại. Chi nghiêng mái tóc xuống vai. Chi cười: http://tieulun.hopto.org - Trang 15
- Chủ nhật tới anh tới thăm Chi.
Anh đến từ bây giờ. Từ buổi trưa nay cho tới hết đêm của ngày thứ bảy.
Anh sẽ tới thăm em sớm hơn mọi người khác.
Anh sẽ lẫn trong sương của Ðà Lạt mà đi.
Chi cười như một thiên thần dễ thương:
- Và anh sẽ xin phép dẫn em đi chơi nữa nhé anh.
Tôi gật đầu. Khuông mặt Chi nhòa đi, với giọt nước mắt vừa ứa xuống môi cười. http://tieulun.hopto.org - Trang 16
Chương 3: Anh Chi Yêu Dấu
Soeur giám thị sửa lại gọng kính cho ngay ngắn, nhìn tôi. Có một chút gì dè dặt khi bà trao cho tôi một
tấm phiếu tiếp khách. Tôi điền vào đó thên Anh Chi, tên tôi và liên hệ giữa tôi và Anh Chi.
- Ông là anh của Anh Chi?
- Thưa soeur vâng.
- Anh ruột?
- Vâng.
Tôi nghĩ là mình phải trả lời giấu giếm như vậy cho đỡ rắc rối. Và có lẽ đó là câu nói dối thông suốt nhất
từ trước đến giờ của tôi. Mạnh dạn và bình tĩnh hơn lúc nào hết, tôi nhìn thẳng vào mắt người đối diện:
- Anh Chi là em tôi.
Soeur giám thị cắm cúi ghi vào cuốn sổ bìa đen lớn ở trên bàn tất cả những gì tôi đã ghi ở tấm phiếu tiếp
khách. Rồi soeur đưa tấm phiếu ấy cho một soeur khác, đang đứng ở cửa nhìn ra phía sân chơi.
- Cậu ngồi đợi một lát em sẽ ra.
Từ lúc vị nữ tu áo xanh cầm tấm phiếu có ghi tên tôi và tên Anh Chi đi khuất, tôi hồi hộp quá thể. Ngồi ở
phòng khách nhìn sang dãy hành lang đối diện, toàn thân tôi run lên. Một lúc nào đó mình mới nhận ra
mình có một trái tim quá nhỏ bé và yếu đuối, như muốn vỡ ra từng mảnh. Là lúc này, hai cánh tay nắm
chặt lấy nhau trước ngực. Tôi tránh nhìn ra ngoài sân chơi và dãy hành lang đối diện mà chỉ lát nữa đây
tôi biết Chi sẽ theo soeur hướng dẫn qua đó. Nhìn thấy Chi từ xa, có lẽ tôi sẽ nghe được cả tiếng bước
chân của em tới gần, tội nghiệp cho trái tim hồi hộp của tôi lắm.
Mi quá yếu đuối, Huy ạ. Tôi chia sự hồi hộp của mình ra bằng cách cố quan sát tỉ mỉ các thứ bày biện
trong phòng khách nội trú. Những bức vẽ bằng chì sáp màu sắc lông lẫy mà tôi tưởng tượng ra những
ngón tay tròn trĩnh nắn nót dưới mái tóc nghiêng nghiêng của một cậu bé hay cô bé nào đó, vẽ hoa, vẽ
phong cảnh và những con vật, qua đôi mắt ngây thơ của chúng. Ở một bức tường khác là chiếc tủ kính
rộng có nhiều ô, bày biện những hình thủ công làm bằng tre, bằng gỗ hay bằng len bằng vải, nhà sàn, hoa
và đám gà con. Trên mặt chiếc tủ thấp ấy là một bứt tượng thạch cao đặt trên một khúc gỗ thông nhỏ mà
lớp vỏ khía đã được quan vẹc-ni vàng bóng. Bức tượng có khuôn mặt nhìn xuống trông rất đẹp. Tôi đoán
đó là bức tượng Ðức Mẹ, một người nữ đẹp hơn tất cả mọi người nữ khác trên trần gian. Thánh thi đã
chép như vậy. Một chiếc ly thủy tinh, nước trong vắt với một búp hồng đang nở, có lẽ mới được cắm vào
buổi sớm chủ nhật hôm nay.
Trong tiếng lao xao ở ngoài hành lang phía trước tôi bỗng nghe một giọng nói quen thuộc của ngày nào
trên thảm cỏ non thơ ấu. Và khi biết rõ đó là tiếng Chi, tôi run rẫy quá đỗi.
- Nhỏ đi đâu nãy giờ để soeur Catherine tìm cùng hết.
- Chi với Thảo ở phía sau nhà nguyện mà.
- Có người tới thăm đợi Chi đó.
Chi hiện ra ở khung cửa. Thoạt tiên tôi nhìn thấy đôi mắt ngơ ngác của em và mái tóc lạ. Chi chưa nhìn
thấy tôi vì còn khuất bởi đám bàn ghế mây phòng soeur giám thị.
Soeur giám thị nói: http://tieulun.hopto.org - Trang 17
- Anh của em đang đợi ngoài phòng khách.
Tôi đứng bật dậy trước khi Chi bước ra. Ðôi mắt cô bé đang sáng rực, một xúc động, Chi reo lên khẽ:
- Anh Huy!
Chi chậm đến bên tôi, nước mắt em ứa ra. Tôi bấm chặt những đầu ngón tay trong lòng bàn tay và cảm
thấy như có một hạt nước nặng nề nào đang nằm trong mắt mình. Tôi muốn bước tới nắm lấy tay Chi và
cúi xuống hôn hai giọt nước mắt đã vỡ ra trên má Chi. Tôi muốn nói với Chi một câu âu yếm, dỗ dành.
Em có biết, Chi à, anh thương em. Anh đã lẫn trong sương mù của xứ này để đến thăm em thật sớm như
anh mơ ước. Giờ thì anh lại muốn tan biến trong sương mù để được quanh quẩn bên em, suốt đời.
Tôi cắn môi. Phải nắn nót một nụ cười để lấy tự nhiên:
- Chi lại nhè rồi.
Chỉ ngẩng đầu lên nhìn tôi, hai hàng mi đẫm nước mắt. Chúng tôi ngồi đối diện nhau trong hai chiếc ghế
rộng. Chi chả nói gì cả, tôi phải hỏi chuyện em, y như là ngày nào hai chúng tôi còn ngồi với nhau trên
thảm cỏ non của hồn nhiên nhỏ dại:
- Chi đang làm gì vậy?
- Chi đang chơi với bạn.
Chi đưa ngón tay gạt nước mắt còn ướt trên má, hỏi tôi:
- Anh lên đây làm chi vậy?
Tôi lặng người. Chả lẽ Chi đã biết nói một câu chua chát. Không. Tôi phải cười:
- Anh định ghi tên học ở trên này đó Chi.
- Sao anh không học ở Sài Gòn?
- Tại vì... anh có nhiều bạn ở trên này.
- Vậy hở?
Tôi nói dài dòng với Chi là tôi lên đây được vài tuần rồi, ở nhà một người cô. Tuần trước có tới đây
nhưng không vào.
- Từ hôm gửi Chi ở đây mẹ có tới thăm Chi lần nào chưa?
- Mẹ có viết thư cho em thôi. Sao anh Huy biết Chi ở đây?
- Mẹ cho anh biết.
- Anh tới nhà Chi à?
- Không. Mẹ viết vào một miếng giấy gửi tới cho anh với những cuốn sách mẹ thưởng anh thi đỗ.
- Anh Huy học giỏi ghê.
http://tieulun.hopto.org - Trang 18
Những hạt nước mắt đã khô trên má Chi, cô bé nghiêng đầu cười với tôi. Tôi lại thấy khóe răng khểnh
xinh ơi là xinh của em dạo nào chúng tôi còn quấn quýt bên nhau. Chỉ có khác mái tóc. Tôi cùng cười với
Chi:
- Anh Huy học dốt thấy mồ, nhờ Chi đấy chứ bộ.
- Em làm gì đâu nào?
- Em cầu nguyện cho anh thi đỗ.
Chi chớp mắt cảm động. Tôi thèm mình chết đuối một đời trong đôi mắt nai ấy đã mấy lần. Anh thèm có
một người ở bên anh suốt đời để cầu nguyện cho anh may mắn, Chi ạ.
Tôi hỏi Chi:
- Mái tóc bum bê dạo nào của em đâu rồi?
Chi đưa tay ra phía sau gáy tuột sợi dây thun và lúc lắc cho tóc xổ tung ra. Mái tóc em dài vừa chấm bờ
vai. Tôi nhìn em và có một chút gì xót xa len đâu đó trong trái tim mình. Anh chi đã có một chút gì đổi
khác. Như cỏ cây, em đã lớn lên.
- Ở nhà như thế này mẹ đã phải cắt tóc cho em hai lần rồi.
- Bây giờ Chi định để tóc dài à?
- Nhỏ Thảo nói với em vậy.
- Rồi em có bằng lòng không?
- Em đang ngần ngừ. Em đã tính viết thư về hỏi mẹ.
Tôi gật đầu:
- Bây giờ viết thư hỏi anh đi.
Chi chu môi:
- Anh trả lời chứ?
- Trả lời hỏa tốc.
Chi kéo ngọn tóc về ngang mắt:
- Vậy thì thư Chi viết rồi đó, anh trả lời đi.
Tôi nhìn Chi, tôi không nghĩ là mình sắp sửa quyết định một điều, nhưng rất nhanh tôi đã gật đầu. Chi thả
ngọn tóc đang kéo ngang mặt cho rơi xuống vai, mắt rạng rỡ vui mừng lẫn xúc động:
- Nhé.
- Chi để dài tới qua vai một chút trông dễ thương lắm.
- Em thích chải tóc lắm cơ anh. Em cứ đòi chải cho nhỏ Thảo hoài à, nó bảo em vậy để tóc đi.
http://tieulun.hopto.org - Trang 19
- Ừ, em để tóc dài cho ấm gáy. Anh thấy con gái ở xứ lạnh ai cũng để tóc dài.
- Nhưng dù sao em cũng phải viết thư về hỏi mẹ.
- Ừ, nên cho mẹ biết.
- Nhỡ mẹ không bằng lòng thì sao anh?
- Thì... cứ để.
Chi ra vẻ phân vân nghĩ ngợi. Tôi nói thêm cho cô bé khỏi buồn khi nghĩ tới sẽ cãi ý mẹ:
- Nhưng anh chắc là mẹ cũng muốn vậy.
Chi cúi xuống:
- Mẹ hết chìu em rồi anh.
- Sao em lại nói vậy?
- Em biết.
Thấy Chi im lặng lúc lâu tôi hiểu là phải đưa em ra khỏi cái không khí ẩm đến độ rớt ra những giọt nước
mắt này. Tôi nhìn ra ngoài cửa khen bâng quơ một câu:
- Ở đây đẹp ghê há Chi.
Chi ngẩng đầu nhìn ra phía ngoài. Ngoài sân bắt đầu có những thân nhân và tiếng ồn ào. Chi chỉ đứa bạn
của Chi mặc áo len xanh đang ngồi dưới một gốc cây phía bên kia đường, gần sân nhà nguyện:
- Nhỏ Thảo không chịu đi chơi đâu kìa anh.
- Kệ nó.
- Nó chỉ chơi với em thôi.
- Chắc ở đây Chi có nhiều bạn lắm nhỉ?
- Em cũng chỉ có một mình nó.
- Hồi nãy anh mới tới ngồi đợi Chi thì Chi đang đi chơi với Thảo phải không?
- Bọn em vừa tan lễ đó anh, hai đứa vừa gặm bánh mì vừa đi quanh nhà nguyện để xem đứa nào sẽ tìm
được một cái gì ở dưới đấy gọi là đẹp nhất.
- Trò chơi gì mà vui thế, ai bày ra vậy?
Chi chớp chớp đôi mắt nai của em và kể cho tôi nghe chuyện đêm hôm qua nằm mơ. Em mơ thấy em có
một viên kẹo ngậm trong miệng ước gì cũng được (Chi cười nhỏ). Sáng sớm vừa tới nhà nguyện là em kể
Thảo nghe ngay, nó thích lắm anh ạ. Rồi tan lễ hai đứa nảy ra ý định chơi trò chơi xem ai sẽ lượm được
cái gì gọi là đẹp nhất.
- Cuối cùng ai thắng?
http://tieulun.hopto.org - Trang 20
- Chúng em đang cãi nhau và định nhờ một con bạn phân xử thì anh tới.
- Em lượm được cái gì?
- Một mảnh thủy tinh trong suốt.
- Còn Thảo?
- Nó lượm được viên sỏi màu xám xí òm.
- Em bảo của nó xí òm không sợ nó giận à.
- Nó cũng nói thế. Vậy mới cãi nhau.
Tôi hỏi:
- Thế mảnh thủy tinh của em đâu rồi?
Chi lấy trong túi áo ra một mảnh thủy tinh vỡ đặt lên khóe mắt khoe tôi. Tôi xòe tay ra:
- Cho anh mượn đi.
Chi nghiêng đầu:
- Anh phải bảo là nó đẹp nhất cơ.
- Thì cứ cho anh coi đã.
Một mảnh Thủy tinh vỡ được vùi dưới đất lâu ngày, nước mưa làm mòn các cạnh sắc của nó, nhưng mặt
thủy tinh vẫn còn trong suốt. Tôi cố đoán xem đó là một mảnh vỡ từ một miếng kiếng nào, nhưng khó mà
có thể quả quyết được nó là từ khuôn cửa kính nhà thờ hay một mảnh chai nào đó.
Trong lúc tôi đang mân mê mảnh thủy tinh vỡ ấy thì trong phòng có thêm vài ba người khác. Soeur giám
thị đang bận rộn tiếp họ với những giấy tờ sổ sách trên bàn. Tôi để ý thấy soeur liếc nhìn chừng tôi mấy
lần nãy giờ.
- Chi này, Soeur cận thị kia khó lắm hả?
- Soeur giám thị đó anh, nghiêm nhất trường. Ðứa nào cũng sợ, chẳng dám tới gần.
- Chi có sợ không?
- Em sợ nhất.
- Anh cũng bắt đầu thấy hơi sợ soeur ấy rồi. Chả bù tuần trước anh gặp một soeur cũng mang kính cận dễ
thương lắm kia.
- Có phải soeur xinh thật xinh không anh?
- Ðúng rồi.
- Soeur Catherine đó anh. Soeur kéo violin với lại chơi piano giỏi nhất các trường ở đây. Nhỏ Thảo bảo
vậy, soeur Trầm hay khóc lắm, có khi chầu Thánh Thể đang ngồi đàn nghiêm trang thế này cũng bỏ ra
khóc ngon lành. http://tieulun.hopto.org - Trang 21
- Hèn chi...
- Hèn chi sao ạ?
- Hèn chi có đôi mắt giống em, to như mắt một con nai.
Chi chu môi, hứ. Chi bảo tự dưng có lần em thèm cận thị để được đeo kính trắng giống soeur Catherine
anh Huy ạ. Tôi nói, chẳng cần thèm rồi sẽ cận thị cho mà xem.
- Sao vậy?
- Vì em hay khóc.
Chi ngây thơ:
- Thật hả anh Huy?
Tôi bật cười:
- Nhìn soeur Catherine hay khóc thì em biết đó.
Mắt Chi chớp chớp liền liền, em có vẻ rất tin ở điều tôi nói. Chúng tôi đứng với nhau ở cửa.
- Bây giờ anh về nhé Chi.
- Anh về ạ.
Chi ngó tôi, mắt em như đã vương vào một sợi chỉ buồn mỏng manh nào. Mười ba tuổi, những ngọn tóc
đang phảu xuống vai em. Dáng em ngoan như một con bồ câu trắng xuống sân nhặt thóc trong buối sáng.
Chi đi với tôi những bước nhỏ ra đến cổng, gió đưa chiếc khăn len màu đỏ em quàng bay dạt về phía sau.
- Tuần sau anh sẽ tới thăm Chi nữa nhé.
- Rồi bao giờ anh về?
- Chi nói về đâu?
- Anh về Sài Gòn.
- Còn lâu lắm anh mới về. Anh học luôn ở trên này mà.
Chi chợt hỏi tôi, giọng lạ:
- Rồi mẹ có biết anh ở trên này không, anh Huy?
Tôi bối rối:
- Chắc mẹ không biết đâu.
Mẹ Chi đã dựng ở giữa tôi và Anh Chi một bức tường, tôi nghĩ thế. Mẹ Chi đã có ý gửi Chi đi xa một
thành phố, xa một sự quen thuộc mà bà cho rằng đó là một ám ảnh không tốt. Thoạt tiên tôi đã nhận đó là
một điều đúng. Nhưng chính bây giờ chân tôi đang lạ lẫm giẫm lên nền đất lạ này cũng là một điều đúng http://tieulun.hopto.org - Trang 22
nữa.
Tôi nắm lấy tay Chi như một kẻ tội lỗi, run rẩy:
- Lát nữa nếu có soeur nào hải Chi cứ nói anh Huy là anh ruột của Chi nhé.
Chi gật đầu. Hơi thở đun đầy một đám khói nặng nề:
- Cả bạn bè em cũng nhớ nói như vậy nha.
- Vâng.
- Dù là Thảo.
- Vâng.
Tôi nói nhanh:
- Nhớ nhé. Tuần sau anh sẽ tới thăm Chi và xin phép cho Chi ra chơi với anh suốt ngày chủ nhật.
Buông tay Chi ra, tôi nhìn xung quan xem có soeur nào chú ý đến chúng tôi, nhưng không. Chỉ có con
bạn của Chi, Thảo vẫn còn tha thẩn ở phía bên kia con đường nhỏ sát nhà nguyện hình như nãy giờ không
thôi quan sát chúng tôi. Nhớ tới trò chơi của Chi ban nãy tôi xòe tay ra:
- Cho anh xin viên ngọc của Chi đi.
Mắt Chi sáng lên:
- Viên ngọc nào ạ?
Tôi cười:
- Viên ngọc mà Chi lượm được hồi nãy đó.
Chi lấy mảnh thủy tinh trong suốt từ trong túi áo ra:
- Của em, để lát nữa em còn đem thí với con Thảo chứ.
- Khỏi thèm thi nữa, có anh Huy chấm nhất rồi.
Tôi vẫn còn xòe tay ra:
- Cứ cho anh Huy đi.
Chi đặt mảnh thủy tinh trong lòng bàn tay tôi, em cười nở khóe răng khểnh xinh, hồn nhiên:
- Viên ngọc này quí lắm đó, anh Huy đừng đánh mất của Chi nha.
Tôi nắm chặt viên ngọc của Chi trong tay:
- Anh sẽ giữ thật kỹ giùm Chi.
Chi nghiêng đầu:
http://tieulun.hopto.org - Trang 23
- Từ nay nếu anh mơ thấy gì anh cũng phải kể lại cho Chi nghe đấy nha.
Tôi cũng nghiêng đầu bắt chước lối nói chuyện của Chi:
- Vâng ạ, thưa bà Tiên.
- Cô Tiên chứ?
- Vâng, thưa cô Tiên.
Tan nụ cười chúng tôi bỏ chỗ đứng. Khi bước xuống đầu con dốc tôi quay lại còn thấy Chi đứng ở cổng.
Ðịnh vẫy tay với Chi nhưng nhìn thấy bóng một soeur đứng ở cửa phòng khách nhìn ra tôi liền vội rụt tay
lại. Xuống hết con dốc tôi mới sực nhớ là đã quên chào soeur giám thị khi về. Chân tôi bước những bước
lâng lâng như đi trên mây, bồng bềnh không trọng lượng. Và tôi vẫn còn cầm chắc mảnh thủy tinh trong
suốt của Chi cho trong tay. Khi tới đoạn đường hai bên toàn là thông, tôi đặt mảnh nhỏ thủy tinh ấy lên
mắt để nhìn ngược lên trời. Tôi thấy những cành cây, những ngọn lá đan nhau, những đám mây trắng và
màu xanh của bầu trời. Tất cả lung linh, xoay tròn và mơ hồ như ở một thế giới nào xa lạ lắm vậy.
- Có em ở trên đó không, Anh Chi?
Chi cười với tôi, vỡ những mảnh nắng dưới chân tôi đi.
Trở về căn phòng vắng lặng, như người thả trí nhớ lang thang nơi đâu, tôi ngồi nhìn mảnh thủy tinh trong
lòng đôi bàn tay mình mà thấy Chi đang đứng trong đó. Và tôi chuyện trò ngớ ngẩn với em. http://tieulun.hopto.org - Trang 24
Chương 4: Anh Chi Yêu Dấu
Phần đêm về sáng có những hôm lạnh quá khiến tôi tỉnh dậy. Ðã quấn vào người hai lớp áo và một lần
chăn dày thế mà tôi vẫn bị đánh thức bởi khí lạnh. Hai bàn tay và cả hai bàn chân tôi cóng buốt. Chui ra
khỏi chăn để tìm đôi vớ là một điều quá ngại ngùng mà tôi vẫn gắng được. Cũng như tôi không làm sao
có thể ngăn được những cơn ho bất chợt theo cơn gió lùa vào một khe trống nào đó trong phòng. Mấy lần
tôi đã nghĩ tới là phải đi kiếm những giẻ và giấy báo cũ để nhét cho kín những khe trống ấy, rồi mấy lần
sau đó đều quên. Có một buổi chiều nhớ lời cô Ngàn tôi đã leo lên ngọn đồi thấp bên cạnh nhà và dùng
gậy bẩy về được một khúc cây lớn cho cô Ngàn dùng búa bửa ra để bỏ vào lò sưởi mới được đốt lại trong
mùa đông này.
Buổi sáng, tôi ngồi rút người trong chiếc chăn dày quấn quanh khi cô Ngàn pha cho tôi ly cà phê sữa bốc
khói. Cô nói, chiếc áo len của cháu hơi mỏng, để hôm nào cô đan cho chiếc áo len khác dày hơn. Không
ngờ năm nay lạnh quá. Nhìn đám cỏ cây mọc um tùm ở trước nhà hôm mới tới tôi có nói với cô là sẽ bỏ
ra vài ngày để phát quang đi. Nhưng đã mấy tuần rồi vẫn chưa khởi công được.
Buổi sáng, dùng bàn tay lau đám bụi nước bám vào mặt kính cửa sổ để nhìn được ra ngoài, tôi đã thấy
một cành anh đào vươn lên trong đám cỏ cây um tùm ấy. Những nụ hoa đang hé nở trông rất dễ thương.
Tôi lao ra ngoài mặc cho lạnh đến se buốt hai lỗ mũi và tê cóng chân tay, để xem rõ có phải là những nụ
anh đào. Tôi nói với cô Ngàn, đây là lần đầu tiên cháu được nhìn thấy anh đào nở trên cây. Năm nay lạnh
anh đào nở sớm, cô Ngàn bảo thế và tôi thấy cô chẳng mảy may xúc động về chuyện thời tiết đang thay
đổi chung quanh. Rồi một mùa xuân của trời đất, của cỏ cây, của những loài côn trùng bé nhỏ biến thái,
cựa mình lớn dậy. Mùa xuân đang nao nao trong tôi. Tôi đang nao nao trong mùa xuân.
Trời có những hôm đã đầy nắng ấm áp vào lúc chín giờ sáng. Tôi thấy khỏe khoắn lạ thường. Suốt một
ngày thứ sáu tôi tìm được con dao cán dài và phát quang được một góc vườn. Cây anh đào như vương cao
hơn giữa dám dây cỏ bị thương nằm rạp trên đất, có vào vông đã nở. Tôi rộn ràng khi nhớ tới Chi và
những ngày đầu của mùa xuân em ở bên tôi. Tôi sẽ đưa em về đây, chúng tôi sẽ sống ríu rít như một đôi
chim trong thành phố sương khói này. Tôi còn tưởng ra những điều sắp đến, và cảm thấy mình còn được
hồn nhiên như một trẻ nhỏ.
Buổi tối thứ bảy, ngồi gỡ đám len rối cho cô Ngàn, tôi ngập ngừng nói với cô rằng cháu có một đứa em
gái nuôi gửi nội trú ở trên này, có thể tết cháu sẽ xin phép cho em về đây chơi. Nét mặt cô điềm tĩnh khi
nghe tôi nói điều đó. Cô cho đó là một chuyện thường và tin tôi không định xếp đặt một điều gì. Ðêm ấy
tôi đã mơ thấy căn nhà có hoa leo quanh các cửa sổ, bò đầy trên mái nhà. Tôi đã mơ thấy dòng sông nước
trắng xóa như bạc. Tôi đã mơ thấy cánh đồng cỏ mà tôi và Chi đuổi bắt nhau. Tôi đã mơ thấy nắng điểm
tâm ở cửa sổ và sao gục đầu tâm sự cũng ở bên cửa sổ đó. Sáng chủ nhật tôi đến với Chi thật sớm.
Tôi hỏi Chi:
- Bây giờ anh xin phép cho Chi ra ngoài chơi với anh nhé.
Chi nhìn tôi do dự:
- Chi sợ lắm, anh Huy.
- Sợ gì?
- Soeur giám thị ạ.
Tôi cười:
- Ở đây các soeur cho phép học trò về nhà chơi ngày chủ nhật mà.
http://tieulun.hopto.org - Trang 25
- Nhưng phải có người lớn tuổi tới đón.
- Anh cũng là người lớn vậy.
- Nhưng anh khác.
Tôi bậm chặt môi dưới, nói cho Chi yên lòng:
- Soeur không la đâu Chi, hồi nãy anh có thưa với soeur rồi mà.
- Soeur nói sao?
- Soeur bảo bằng lòng cho em ra ngoài chơi nhưng phải là em cũng bằng lòng cơ.
Một ngón tay Chi bị cắn giữa hai hàm răng. Ðôi mắt Chi hoang mang lo lắng khi ngước lên nhìn tôi:
- Nhưng em sợ mẹ biết.
- Không sao đâu Chi.
Tôi nắm tay Chi, trấn an:
- Soeur giám thị cho phép là mẹ không bao giờ la cả.
Biết Chi bắt đầu tin tưởng ở những điều mình nói, tôi vội bảo em ngồi chờ để tôi trở vào xinh phép soeur
giám thị. Không rắc rối chi cả, bà trao cho tôi mẩu giấy in sẵn điền vào, tên Chi và tên tôi. Yêu cầu thân
nhân đưa em tở lại nội trú trước sáu giờ. Và tôi với Chi có trọn một ngày bên nhau. Ký tên mình vào dưới
tấm giấy trao lại cho soeur giám thị, tôi linh cảm như mình bắt đầu dẫn Chi tham dự vào cuộc phiêu lưu
mới. Trong lúc đợi Chi trở vào sửa soạn vài thứ mang theo, lòng tôi hớn hở lẫn hồi hộp, hoang mang khó
tả. Tôi thấy mình đã lớn, khôn ngoan và đồng thời cũng nhận ra mình còn trẻ dại, ngây ngô.
- Anh Huy.
Chi gọi tôi khi cô bé hiện ra ở cửa phòng khách, nhí nhảnh vui tươi. Chưa bao giờ tôi thấy em dễ thương
đến thế. Buổi sáng chủ nhật ơi, ta muốn tung mình lên mây xanh. Ta muốn ca hát như loài chìm say sưa
suốt ngày không ngưng nghỉ. Ta muốn có bước chân là gió tung tăng cho tới cuối cuộc đời. Chủ nhật ơi,
hôm nay em đẹp như một bông hoa pha lê trong vắt.
Chi mặc áo măng-tô xám, chiếc khăn đỏ quàng ở cổ một đầu bỏ rơi xuống ngực, một đầu bỏ rơi phía sau.
Trên vai cái xách Pan-Am nhỏ màu trắng, em ríu rít:
- Anh đợi Chi lâu không?
- Vừa đủ ngậm tan một viên kẹo nhỏ.
Chi sáng mắt:
- Anh cũng có kẹo bỏ túi cơ à?
- Không, nước bọt anh nó ngọt thành kẹo mà. Kẹo mật ong.
Chi cười bảo anh Huy xạo ghê. Chi nói, anh Huy biết không, tại em sợ gặp sơ Catherine đó. Sơ bảo đang
đi tìm em.
http://tieulun.hopto.org - Trang 26
- Sơ tìm Chi làm gì?
- Thường là chủ nhật nào sơ cũng rủ em lên nhà nguyện tập đàn.
Chi nhún nhảy, em nắm cánh tay tôi và cả hai cùng đứng nép bên nhau trước bàn sơ giám thị sau đám
đông để chờ gật đầu chào soeur một cái trước khi tung mình ra khỏi khu nội trú. Soeur giám thị dặn tôi,
nhớ đưa em về trước sáu giờ là giờ cơm chiều, đừng trễ.
Ra đến cổng, Chi nhìn lên ngọn tháp chuông nhà nguyện mắt ngơ ngác tìm kiếm. Tôi nhìn theo mắt em:
- Tìm gì trên đó vậy?
- Vợ chồng nhà chim sẻ của em, chẳng thấy chúng đâu cả.
Tôi cười:
- Chim sẻ cả trăm con giống nhau em biết đâu mà nhận với thiên hạ.
- Nhưng của em, em biết chứ ?
- Làm sao em phân biệt?
- Chiều hôm qua em thấy một đôi chim sẻ thay phiên nhau tha rác về làm tổ, ở tuốt trên ngọn tháp đó anh,
nó bay vào lối cái ô vuông kính vỡ kia kìa.
Tôi nghiêng đầu nhhìn theo ngón tay trỏ của Chi nhưng chẳng thấy lối kính vỡ nào vợ chồng nhà chim sẻ
của Chi đã tha rác qua đó vào làm tổ.
- Anh thấy không?
- Thấy.
- Sao em chẳng thấy bóng dáng chúng đâu cả.
- Chắc bọn chúng rủ nhau đi ăn sáng.
- Chúng cũng ăn sáng nữa hở anh?
- Có chứ.
Chi leo lên một tam cấp bước vào sân nhà nguyện:
- Em muốn đợi chúng trở về quá.
- Nếu vậy thì em phải đợi lâu lắm.
- Sao vậy anh?
- Vì điểm tâm xong chúng còn tắm nắng. Bọn chim sẻ là chúa rong chơi, biết đâu chúng lai chẳng họp
bạn vui chơi đã đời rồi mới chịu đi làm việc.
- Vậy hả anh?
Con chim sẻ của tôi giương mắt ngây thơ nhìn tôi nói chuyện. Tôi tủm tỉm cười nhìn em: http://tieulun.hopto.org - Trang 27
- Nhưng anh vừa thấy rồi.
- Anh nói thấy gì cơ?
- Một con chim sẻ màu xám.
Chi nhìn lên ô kính vỡ:
- Ðâu anh?
- Cổ nó choàng khăn đỏ đây nè.
Chi không kịp reo lên một câu ngỡ ngàng, tôi đã nắm lấy tay em, lôi em chạy như bay xuống dưới con
dốc. Cho đến khi Chi kêu đau tay em quá anh ơi, tôi mới buông tay ra. Những ngon tay đỏ ửng. Em nhìn
tôi phụng phịu trách móc. Những đám hoa cỏ dại bên đường cũng xót xa giùm, ăn năn giùm tôi. Xin tha
thứ cho tôi, hỡi thiên thần bé bỏng dễ thương. Tôi nâng bàn tay Chi và kính cẩn đặt môi lên đó. Những
ngón tay ngà tỏa hương, thánh thiện. Em nép chặt bên tôi cùng với cơn gió nhỏ về ngang trên đầu hai
đứa. Em khóc. Em như một cái trứng mỏng manh bé bỏng, khẻ động tới cũng có thể vỡ ra.
- Chi nè.
- Dạ.
Tôi quàng tay qua vai em cùng bước xuống những bậc đá thoai thoải. Tôi bảo em nhìn về cùng phía với
tôi, trên những cành thông mà nắng sáng đáng ngồi điểm tâm trên đó. Những phiến lá uống nắng lóng
lánh sáng như ngàn phiến thủy tinh. Và khi chớp mắt, tôi thấy hạt sương trong hồ mắt em cũng sáng như
thủy tinh, long lanh.
- Ðẹp ghê đi, anh nhỉ.
- Nhưng cũng chỉ đẹp gần bằng những ngọn me ở con đường nhà em thôi đấy.
- Thật hở anh?
- Thật mà.
Chi đong đưa cát túi xách trên vai:
- Chi cũng chả biết nữa. Ở đây hôm nào nhìn thấy nắng to thì mừng ơi là mừng.
- Như hôm nay có gọi là nắng to không?
- Anh nhìn đám núi kia kìa, hễ nhìn thấy rõ là báo hiệu trời sẽ nắng to đấy. Em sợ những buổi sáng nhìn
ra ngoài lớp học chả thấy gì cả, toàn là sương mù.
- Lần trước anh tới đây ít lạnh hơn bây giờ nhiều.
Tôi bảo, lần trước nói chuyện anh chỉ ngậm điếu thuốc nhỏ, bây giờ anh ngậm điếu xì gà. Xì gà đây nè.
tôi bước lên một bước, quay lại đối diện với mặt Chi và thở ra những đám khói lớn. Chi cười thích thú.
Em chỉ cho tôi xem một cây anh đào nở hoa. Và tôi thấy hình như tất cả những cây cối bên đường đều nở
hoa, rực rỡ. Bây giờ là mùa xuân. Vàng hương của đất trời đang rắc đây trên lối đi huyền thoại. Chi và tôi
là là đôi tình nhân lạc loài trên cõi đời này. Chúng tôi có trọn đôi bàn tay, hơi thở âm cùng những bước
chân nhỏ đếm chậm bên nhau. Nhưng chúng tôi không có lời tình tự, không có lời hẹn ở mai sau. Và Anh http://tieulun.hopto.org - Trang 28
Chi thì lúc nào cũng còn quá nhỏ bé đứng bên vai tôi.
- Nhà anh xa không anh?
- Không phải nhà anh, nhà của cô anh mà.
- Vậy nhà của cô anh xa không?
- Em biết đường bờ hồ?
- Em biết.
- Nhà cô Ngàn ở đường bờ hồ đó. Nhưng anh hẹn với cô Ngàn buổi trưa mới về. Bây giờ chúng ta đi chơi
đã.
Chi đứng lại:
- Anh có nói với cô của anh rồi hở?
- Nói gì cơ?
- Nói anh Huy đưa Chi về.
- Có chứ.
Trong mắt Chi có chút gì bối rối, lo sợ. Tôi vội nắm tay em:
- Cô Ngàn hẹn nấu chè để đãi bọn mình.
- Nhưng Chi sợ.
- Có anh Huy mà.
Bàn tay Chi siết chặt thêm. Bỗng em cười, nhẹ nhàng:
- Làm như anh Huy ghê gớm lắm vậy.
Tôi lắc mạnh tay Chi:
- Ghê gớm thiệt chứ bộ.
Chi rút phắt bàn tay em ra khỏi tay tôi, làm ra cái bộ mặt thách thức, dữ tợn:
- Thí dụ như có người nào ghê gớm định đánh em thì anh sẽ làm sao nào?
- Anh sẽ đấm vào mặt hắn trước.
- Ghê nhỉ.
- Chứ sao không.
- Chi bĩu môi:
- Anh bé bằng cây tăm tre mà đòi bênh ai. http://tieulun.hopto.org - Trang 29
Tôi vênh mặt:
- Vậy mà khi cần bênh ai cũng gồ ghề phải biết.
Chi cười:
- Cứ cho là vậy đi. Nhưng thí dụ như cái người ghê gớm dữ tợn ấy không bắt nạt em mà định đánh anh
trước thì anh sẽ làm sao nào?
- Anh sẽ co giò, vận sức và... chạy lẹ.
Cả hai đứa cùng cười. Cười đến mệt rồi dựa người vào một thân tùng già bên đường mà thở. Chi bắt đền
tôi:
- Em không thèm đi nữa đâu.
- Sao vậy?
- Anh chọc em cười mệt quá.
Tôi đề nghị:
- Vậy thì ngồi xuống đây nghỉ đã.
Chi tuột cái túi xách Pan-Am nhỏ khỏi vai:
- Anh phải xách cho Chi.
- Sẵn sàng.
- Anh phải cõng Chi leo hết con dốc này.
Tôi giật mình:
- Ơ...
Chi tròn xoe mắt:
- Vậy mà hồi nãy anh bảo anh gồ ghề lắm.
- Thì anh gồ ghề.
- Sao Chi bé tí xíu mà anh cõng không nỗi.
- Ðâu phải, tại anh... anh... sợ người ta nhìn thấy chứ bộ.
- Kệ người ta nhìn.
- Người ta sẽ cười.
- Kệ người ta cười.
- Kỳ thấy mồ. http://tieulun.hopto.org - Trang 30
Chi và tôi mỗi đứa ở một gốc cây nhìn nhau. Lúc ấy có tiếng kèn xe rồi một chiếc xe hơi màu đỏ nhô lên
ở đầu con dốc. Chiếc xe bấm còi thêm mấy lần nữa và bọn con trai con gái ở trong xe ló đầu ra nhìn
chúng tôi chỉ trỏ nhau cười khi đi ngang qua.
- Thấy chưa. Chi mới nói khẽ thế mà họ đã cười rồi.
Chi bỏ gốc cây của Chi, bỏ chiếc xách màu trắng và bước tới ngồi xuống trên một thân cây bị đốn ngang
gần đó, lưng quay về phía tôi.
- Chi giận anh đó à?
Chi không đáp cũng không quay lại. Tôi biết cô bé giận tôi thật. Tới chỗ cái xách Chi bỏ lại, tôi lượm lên
và đeo vào vai mình trước khi đến chỗ Chi ngồi.
- Anh ngồi xuống được không?
Chi không đáp. Tôi bước qua thân cây và vòng ra phía trước mặt Chi:
- Chi nhìn xem anh mang có đẹp không nè.
- Không biết.
Tôi ngồi xuống bên cạnh Chi nhưng Chi đã xích xa tôi một chỗ và quay mặt đi. Tôi làm bộ reo lên:
- Hay quá!
- ...
- Ðúng rồi!
- ...
- Giống y hệt!
- Ai giống?
Tôi biết là mình có thể thành công được nên bèn xích lại gần Chi trước khi đáp:
- Anh Chi.
- Không thèm.
- Ê, bảo mình giống công chúa mà không thèm nhé.
- Công chúa nào?
- Công chúa Sissi.
Chi vừa xoay mình lại, tôi vờ qua đi nhìn nơi khác ngay:
- Chuyện hay ghê.
- Chả hay. http://tieulun.hopto.org - Trang 31
- Sissi bị nhốt ở nhà không được mẹ cho đi dự dạ hội do nhà vua tổ chức, ở nhà buồn quá bèn trèo qua
cửa sổ vác cần câu đi câu. Câu mãi chẳng được con cá nào, lưỡi câu lại mắc vào vai áo nhà vua khi vừa đi
xe ngang qua. Thế là Sissi câu được vua.
Tôi bật cười một mình và liếc thấy Chi cũng đang cười nhưng nụ cười giấu tôi. Chi làm bộ:
- Chả hay.
- Hay thí mồ.
- Khi không mà bảo người ta giống.
- Giống thật đấy chứ.
- Giống đâu?
- Rồi sau này mới giống.
- Sau này làm sao cơ?
Tôi quay lại nhìn Chi, vẫn còn nụ cười hồi nãy, tôi muốn trêu em một câu cho em giận nữa ghê. Nhưng
nhìn Chi ngượng ngập khi biết mình lỡ lời tôi lại bỏ quên ý định ấy đi ngay. Anh Chi, em dễ thương ghê
đi ấy.
- Chi muốn nghe hết câu chuyện không?
Chi gật đầu.
- Nhưng Chi hết giận anh chưa đã?
Chi dụi đầu lên vai tôi:
- Anh khôn ghê.
- Người dỗi để đòi kẻ khác dỗ mới là không.
- Hứ.
- Lại càng giống nữa.
- Anh chưa kể hết cho Chi nghe mà.
Chi níu tay tôi:
- Rồi sao nữa anh?
- ... rồi nhà vua bị bắt đền. Công chúa Sissi ấy mà, móc lưỡi câu vào rách áo người ta không bắt đền thì
thôi lại còn đi bắt đền người ta nữa. Sissi bắt nhà vua dẫn đi dạo chơi trong rừng. Rồi họ tới một cây gỗ
đổ ngang và cả hai cùng ngồi chuyện trò ở đấy. Chính nơi cây gỗ đổ ấy đã là chốn hẹn hò đầu tiên của hai
người, trong suốt những buổi chiều sau đó.
- Cây gỗ ấy anh và Chi đang ngồi đây này.
http://tieulun.hopto.org - Trang 32
Chi chu mỏ chim:
- Anh xạo ghê.
- Thật chứ bộ.
- Rồi sao nữa ?
Tôi đứng dậy:
- Chuyện còn dài lắm, để mỗi lần Chi giận anh lại kể cho Chi nghe một đoạn.
- Thế thì Chi sắp giận anh rồi.
- Ðừng khôn thế chứ nhỏ.
Tôi đeo chiếc Pan-Am vào vai Chi:
- Chi quên chuyện đòi anh cõng rồi à?
- Cho anh nợ đấy.
- Bây giờ hết mỏi chân chưa, leo dốc được không?
- Anh sẵn sàng cõng em thật à?
- Sẵn sàng.
- Sao hồi nãy anh nói sợ người ta cười.
- Ai cười cho họ hở mười cái răng sâu, anh hết sợ họ rồi.
Chi nhún chân trên một cành cây khô:
- Anh nhớ nhỏ Thảo không?
- Thảo mà tuần trước Chi nói với anh chứ gì?
- Vâng. Tuần nào nhỏ ấy được về, trở vào nhỏ cũng khóc sưng mắt.
- Sao vậy?
- Vì ở nhà được bố cưng. Nhỏ kể chuyện được bố chìu ghê lắm, lên thang lần nào nhỏ cũng đòi cõng. Chi
tưởng tượng tới mà thèm.
- Thèm thật không?
Chi nhảy xuống khỏi cành cây:
- Bao giờ Chi đòi, anh cõng Chi liền nhé.
Tôi gật đầu, cười. Ừ, ừ, anh sẽ cõng em đi khắp thế giới, đi mòn một đời. Buổi sáng, nắng rắc vàng trên
đầu chúng tôi. Nắng của một ngày ấm áp đưa chúng tôi lên xuống những con dốc nhỏ, trải từng bước
mềm mại dưới chân chúng tôi. Hai đứa đi bộ bên nhau suốt cả buổi sáng. Khi tôi đưa Chi về nơi trọ thì http://tieulun.hopto.org - Trang 33
vừa vặn buổi trưa, cô Ngàn đang lom khom ở phía sân trước nhà, nơi mà tôi đã dùng con dao cán dài phát
bớt đi những cỏ cây mọc um tùm vào tuần trước. Cô ngẩng đầu lên với mớ cành cây khô trên tay, đôi
lông mày hơi nhíu lại khi nhận ra người con gái nhỏ đứng bên tôi. Tôi nắm chặt lấy tay Chi để em bớt sợ
và nói hơi lớn khi bước vào sân:
- Em của cháu đó cô, em ấy tên Chi.
Cô Ngàn bỏ rơi mới cành củi khô xuống đất, tay buông thõng, mỉm cười:
- Cô đợi nãy giờ.
- Ðáng lẽ bọn cháu về sớm, tại...
Nhìn sang Chi, thấy em cúi xuống, tôi phải vội nhỏ nhẹ dỗ em:
- Anh Huy đang đứng bên Chi đây mà.
Tôi sợ Chi khóc. Tôi chuyển chiếc xach Pan-Am từ vai mình sang vai Chi và tưởng như hai đứa vừa về
sau một chuyến du lịch. Có một chút bụi bám trên tóc Chi với vài sợi rối lòa xòa trước trán. Thú thật tôi
đã muốn cúi môi trên vần trán em ngay khi ấy, lúc chúng tôi bước vào nhà.
- Phòng anh ở trên những bậc này, để anh đưa em vào.
Tôi nắm tay Chi, kéo cho em chiếc ghế ngồi nơi chỗ bàn viết rộng ngay sát cửa sổ.
- Em mắc áo nơi đây, ngồi đợi anh ra ngoài giúp cô Ngàn một chút nhé.
Tôi lăng xăng tới lui lo cho Chi. Cô Ngàn hỏi:
- Sao con bé chả chịu nói gì vậy?
- Có lẽ tại em ấy sợ. Hơi chút là khóc, để cháu trở lại, không chừng đang ngồi khóc đó cô.
Chi đã khóc thật khi tôi trở lại, tôi dỗ dành và không dám rời em ấy một bước. Cô nói, con bé dễ thương
quá. Buổi trưa nơi bàn ăn thường ngày của chúng tôi có thêm bát thêm đũa. Chi ngồi bên tôi và đối diện
là cô Ngàn, cả hai cùng chỉ liếc chừng để lo cho Chi. Chi ăn như một con mèo, nói chuyện nhỏ nhẹ như
một con mèo. Cô Ngàn chia cho chúng tôi mỗi đứa một chén chè đậu xanh mà cô nói đã cả ba bốn năm
nay cô mới nấu một lần.
- Không ngờ những món mình bỏ quên đã từ lâu lại có ngày đốt bếp nấu lại thấy ngon quá.
Tôi nói giọng xúc động:
- Mai mốt cháu sẽ tìm mượn cái thang, quét vôi lại những bờ tường cho mới. Cháu sẽ làm lại những lối
đi, rào lại những nơi đổ nát. Cháu sẽ biến ngôi nhà rêu phong cũ kỹ này thành một ngôi biệt thự đẹp nhất
thị xã...
Cô Ngàn cười khẽ. Có lẽ nào cô cho điều tôi nói là lạ lắm. Và cô nhìn Chi, vẫn tủm tỉm cười:
- Chắc mỗi chủ nhật cháu xin cho em Chi về được chứ?
- Vâng, các soeur trong trường đều bằng lòng cho cháu bảo lãnh đưa em về mỗi tuần.
- Thế thì vui quá. http://tieulun.hopto.org - Trang 34
Cô Ngàn vuốt lọn tóc mai bên má Chi:
- Chiều nay cháu nên nghĩ tới chuyện đưa em ấy đi phố chơi một vòng.
- Vâng, rồi cháu sẽ đưa Chi trở lại nội trú luôn. Gần Tết chắc phố xá vui lắm cô nhỉ.
- Ðã lâu cô chẳng có dịp thong thả. Nhưng hẳn là phải vui. Vui như tết mà.
Chiều, tôi dẫn Chi lên khu Hòa Bình đông đảo, đi lung tung suốt từ phố này qua phố kia, dúi mũi vào
những tủ kính và cười soi vào mắt nhau.
- Ai giống em quá kìa.
- Ðâu ạ?
- Ðó, cô bé đứng bên cạnh anh đó.
Chi cười , cấu tôi một cái:
- Em chứ còn ai.
Tôi cụng đầu mìnhvào đầu Chi. Chúng tôi vẫn nhìn nhau trong tủ kiếng.
Chi di ngón tay út trên mặt kính:
- Rồi em sẽ lớn bằng anh cho xem. Anh Huy cứ nhắm mắt vào đi... Rồi...
Chi kiễng chân lên và tôi thấy Chi trong tủ kín cao gần bằng tôi. Tôi ngả đầu xuống trên mái tóc em và cả
hai chúng tôi cùng cười.
- Bây giờ em cứ nhón chân như vậy mà đi bên cạnh anh nha.
Chi lê được vài bước, nhăn nhó dễ thương:
- Mỏi chân em.
- Ðã có anh cõng.
- Anh dám cõng em đi phố không?
- Dám liền.
Chi bĩu môi:
- Không thèm.
Ðứng lại ở cửa hàng kẹo mứt, tôi mua cho Chi đầy nhóc hai túi áo hạt dưa. Chúng tôi vừa đi vừa nhấm
như hai con sóc. Một lát nhìn lại môi đứa nào cũng đỏ như son.
- Anh Huy ơi, em khát nước.
Tôi đưa Chi vào một quán cà phê gọi hai chai cam vàng và ngồi bên nhau như mọi người, như mọi bàn,
thân thiết như những cặp trai gái đang ngồi trong quán. http://tieulun.hopto.org - Trang 35
Tôi nói chuyện với Chi:
- Có lẽ em là người khách bé nhất trong cái quán này.
Chi liếc nhìn một lượt chung quanh:
- Cái chị mặc áo vàng ngỗi ở góc kia kìa, em thấy nãy giờ cứ nhìn em mãi đó anh, hình như họ nói gì về
mình anh ạ.
Tôi hơi mất tự nhiên khi trả lời Chi:
- Chắc là cô ấy khen em dễ thương đấy.
- Không phải, em thấy cô ấy cười khi ngó mình nữa.
- Kệ cô ấy, ai cười hở mừơi cái răng súng ra.
- Cô ấy cười em nhỏ hở anh.
- Nhỏ thì nhỏ chứ, ai lại dám cười nhỉ?
- Tại vì ở đây toàn các chị lớn.
Chung quanh chúng tôi, mỗi bàn là mỗi cặp, người con trai và người con gái ngồi chụm đầu bên nhau tình
tự. Tôi thấy Chi và mình lạc lõng vô nghĩa ở nơi này. Nhất là tôi lại không muốn Chi bị ám ảnh bởi chỗ
ngồi của một người con trai bên cạnh một người con gái để so sánh chỗ ngồi của tôi và Chi bên nhau, nên
tôi đã đưa Chi ra khỏi quán ngay sau đó.
- Không thèm ngồi ở đây nữa, anh thích đi ngắm mình trong tủ kính hơn.
Tôi đưa Chi trở lại đường phố và nắm tay Chi tự nhiên như một người em nhỏ, qua hết chỗ này đến phố
khác. Tôi mua cho Chi một chùm bóng bay. Em thả bay một trái khi băng qua đường và ngửa cổ nhìn
theo đến khi nó bay khuất mất. Còn hai trái màu đỏ và màu vàng.
- Trái màu vàng cao hơn là của anh.
- Còn trái màu đỏ là của em.
Và chúng tôi là hai trái bóng bay phần phật trên các lối phố xá, gõ đầu vào nhau, hôn nhau dịu dàng trên
đầu mọi người. Chúng tôi là hai đứa trẻ dễ thương nhất đang đi trong thành phố này. Tôi nói chuyện với
Chi, em chia cho anh một trái bóng đi. Mỗi đứa cầm trái bóng của mình bằng sợi chỉ quấn vào một ngón
tay.
- Bây giờ thí dụ trái bóng lôi em đi, đưa em bay bổng lên cao thật cao nè.
- Thì trái bóng của anh cũng lôi anh bay theo luôn...
- Mình đi đâu hở anh?
- Ði bất cứ nơi nào mà mình thích.
- Em thích leo lên ngọn tháp nhà nguyện ở trường em.
http://tieulun.hopto.org - Trang 36
- Chi vậy?
- Ðể xem vợ chồng nhà chim sẻ của em đã xây tổ xong chưa.
- Cho anh theo với nhé.
Chi nghiêng đầu nhìn tôi, dễ thương:
- Có chứ.
- Nhưng anh sẽ ở trên đó luôn.
- Ở đâu ạ?
- Ở trên tháp chuông ấy mà.
Chi tròn xoe mắt:
- Bộ anh tính làm chim sẻ hở?
Tôi cười cụng đầu vào đầu Chi:
- Ừ, anh làm con chim sẻ để đứng trên cao ngó sang nội trú Chi ở.
Chi phụng phịu:
- Cho em làm chim sẻ với nữa cơ.
- Thế rồi chúng ta xây tổ ở trên đó à?
Chi cười thích thú:
- Có chứ, làm chim sẻ là phải làm tổ. Mà anh Huy nè...
- Chi nói gì cơ?
- Nhưng đừng bắt chước bọn chúng.
- Bọn chúng nào?
- Bọn chim sẻ làm tổ bằng rác, dơ thí mồ. Mình làm tổ bằng bông gòn đi.
Tôi quàng tay qua vai Chi:
- Ừ, phải đấy. Chúng ta sẽ làm một cái tổ bằng bông gòn trắng muốt, đẹp tuyệt vời.
Hai trái bóng màu vẫn bay lật phật trên đầu chúng tôi, chúng cụng nhau hôn nhau liền liền mỗi khi có cơn
gió.
Buổi chiều tôi đưa Chi trở lại nội trú. Trời chẳng còn chút nắng nào trên những con dốc buổi sáng. Ðám
cỏ bên đường trốn lạnh đã ngủ vùi bên nhau tự bao giờ. http://tieulun.hopto.org - Trang 37
Chương 5: Anh Chi Yêu Dấu
Chi đưa cho tôi xem thư của mẹ viết cho em. Bà viết, đáng lẽ mẹ lên đón con về ăn tết nhưng cuối cùng
có vài công chuyện thay đổi nên mọi điều sắp xếp đều hỏng cả. Bà gửi thư cùng vài món quà khác nhờ
hãng máy bay đem tới nội trú cho Chi. Tôi đóng vai một người thân thuộc trong gia đình đón Chi về nhà
cô Ngàn ăn tết. Khi đưa bức thư ấy cho tôi xem, em buồn chực khóc. Thư có một vài chữ nhòe, có lẽ là
nước mắt buồn tủi của Chi đã rớt xuống. Nước mắt nhớ mẹ. Chi ngã đầu trên vai tôi, em nhớ mẹ anh ạ.
Anh biết không, mấy tuần lễ đầu ở nội trú em đâu có chịu nổi. Em khóc hoài bị các soeur la hoài. Anh
biết không, có những buổi sáng lạnh ghê đi, bước ra khỏi phòng là em phải đưa hai tay ấp chặt lấy mũi và
miệng. Lạnh cay buốt, lại đến nỗi máu ứa ra ở cửa mũi. Em khóc, đôi vai gầy guộc so lại, nức nở. Tôi
bỗng thấy xót xa quá đổi. Này em, tôi giữ chặt lấy vai Chi, anh nghĩ bao giờ mẹ cũng thương em mà. Chi
vẫn nức nở, em biết, nhưng mẹ không thương em như trước nữa anh Huy ạ.
Người góa phụ đã thôi thích hoài một màu nâu, đời sống đang đổi những màu rực rỡ tươi vui cho bà. Ðời
sống như thời tiết, qua một mùa, qua một thời rồi phải đổi thay. Tôi nhớ có lần ngồi với mẹ Chi ở ngoài
vườn, có lẽ tôi không bao giờ chán một màu nâu, em Huy ạ. Bà kể cho tôi nghe về một vài hình ảnh đậm
nét của bà thời con gái và bà bảo tôi sợ rồi Anh Chi sẽ giống tôi. Tôi mong cho mai này em ấy được may
mắn hơn.
Tôi dỗ dành Chi, tôi nói cho Chi hiểu những điều chính tôi cũng còn đang mơ hồ. Trái tim đến một lúc
nào đó phải chia xẻ, như là một điều cần. Rồi em sẽ hiểu, đến một thời nào đó dòng sông phải đâm nhánh
xa nguồn. Con cái dần xa cha mẹ để quyến luyến hơn một người khác. Tôi nói những điều ấy như là để
tâm sự với mình, xác định chính mình. Nghĩa là điều tôi bỏ Sài Gòn với những người thân yêu để bây giờ
ngồi đây, trong thành phố cao nguyên lạnh cắt thịt da này như một điều rất thường, rất tự nhiên.
Tôi tưởng tượng ra câu chuyện thật lạ với Chi.
- Chi biết không, rồi sẽ có một điều rất mới, rất vĩ đại xảy ra ...
- Chi không hiểu.
- Ðó là tình yêu.
- Chi không hiểu.
Một lúc nào đó em sẽ hiểu đó là một điều cần thiết. Cần thiết như ăn uống, như hơi thở của đời sống.
- Chi không hiểu.
- Như bây giờ em đã trở thành quá cần thiết trong đời sống anh.
- Anh Huy làm em sợ.
- Chi à, anh yêu em.
Chi tấm tức khóc không thôi bên tôi. Những thứ quà của mẹ gửi không thể dỗ nổi nỗi tủi thân của con
gái. Cái gối lớn có hình con chó bông, một túi lỉnh kỉnh những thứ đồ ăn, bánh mứt và trái cây. Một hộp
chocolate mà mỗi miếng in hình một phong cảnh thật dễ thương và một hộp đồ chơi xếp hình. Những
ngày tết tôi và Chi chụm đầu nhau chơi trò xếp hình này. Chi luôn tìm được những miếng ráp khó khăn
nhất. Cô Ngàn rang những chén hạt dẻ lớn và cũng tham gia trò chơi với chúng tôi, rất thích thú. Những
lúc mà Chi cứ chực nhắc tới mẹ tôi lại phải tìm chuyện khác để nói lảng.
- Vợ chồng chim sẻ của Chi đã xây tổ xong chưa hở?
http://tieulun.hopto.org - Trang 38
Chi ríu rít:
- Em không thấy chúng tha rác nữa, chắc chúng làm xong tổ rồi anh ạ.
- Ừ, nó phải xây xong tổ để ăn tết chứ.
Chi ngây thơ:
- Bộ chim sẻ cũng ăn tết nữa hở anh?
Tôi cười:
- Có chứ, chim sẻ rất rành rẽ chuyện thời tiết, nó biết rõ sự thay đổi của bốn mùa, nhất là mùa xuân.
- Thế còn chim sẻ của anh?
Miệng Chi chúm chím cười, nhìn tôi. Ngớ ngẩn quá đi thôi, tôi hỏi em:
- Con chim sẻ nào nhỉ?
- Con chim sẻ... quàng khăng đỏ đó.
Tôi reo "A!" và xòe bàn tay mình đặt lên đầu gối của Chi, lúc cả hai ngồi bên lò sưởi, tôi nói:
- Con chim sẻ của anh ơi đậu xuống đây đi nào.
Chi ngó tôi, tôi thấy ánh lửa hồng lung linh trong đôi mắt rộng của em. Con chim sẻ nghiêng mái tóc:
- Chim sẻ đậu xuống anh Huy có gì cho chim sẻ nào?
- Có lồng son, có kê vàng.
- Không thèm, chim sẻ không thích lồng son kê vàng.
- Vậy chim sẻ thích ăn kẹo không?
- Cũng không thèm luôn.
Tôi ngẫm nghĩ:
- Như thế chắc chim sẻ muốn nghe kể chuyện phải không?
Chi gật đầu. Em nhìn tôi rồi đặt ngón tay út vào lòng bàn tay tôi đang mở rộng trước mặt:
- Chim sẻ của anh đậu xuống rồi đó, anh Huy kể tiếp chuyện công chúa Sissi cho chim sẻ nghe đi.
Tôi nắm lấy ngón tay út của Chi, con chim sẻ của tôi ngoan ghê đi. Và tôi kể tiếp cho Chi nghe câu
chuyện công chúa Sissi dễ thương. Nàng ưa được sống tự do, cởi mở nên khi sống trong hoàng cung đâm
ra buồn phiền, khó chịu. Giận vua, nàng bỏ hoàng cung về sống với cha mẹ nàng ở một miền yên tịnh, có
nhiều màu xanh của cây cỏ. Cha nàng là một tay thợ săn cừ khôi, ông bẫy được nhiều chim và nhốt chúng
trong những cái lồng rất lớn. Nhưng khi Sissi về, nàng mở cửa thả cho chúng trở về rừng hết. Cả những
con nai nhỏ dễ thương nữa, nàng cho chúng uống sữa bằng những cái bình sữa của trẻ con trước khi mở
cửa thả chúng về tới quê hương của chúng là rừng xanh cùng những bước tung tăng.
http://tieulun.hopto.org - Trang 39
Chi hỏi tôi:
- Như thế, cha Sissi có la Sissi không hở anh?
- Không, ông cười. Ông cưng con gái ông ghê lắm. Thấy Sissi buồn rầu bỏ hoàng cung về nhà, ông đưa
nàng đi dạo trong rừng. Ngồi lại ở một gốc cây, ông nói: Rồi mai kia đời con gặp thêm những muộn
phiền, con hãy tìm vào trong rừng yên tịnh mà nhìn xem, kìa là cây cỏ, đất đá, chim muông... Tất cả
chúng đều được Thượng đế dựng nên sống tự do, hạnh phúc. Tất cả chúng đều được Thượng đế lo lắng,
chăm sóc để sống làm đẹp cho thiên nhiên, ca tụng trời đất.
Thấy mắt của Chi nặng trĩu nhìn vào những đốm lửa đang cháy trong lò, tôi phải tìm cách cho cô bé cười
được. Tôi gọi Chi:
- Chi nè, Chi nè, vui lắm cơ, khi mà hai cha con công chúa Sissi đi săn trong rừng ấy mà, họ thấy một con
gà rừng đang đậu trên một cành cây.
- Rồi cha của Sissi có bắn nó không anh?
- Có chứ, cha của Sissi là một tay thợ săn cừ khôi mà.
Tôi cố tình kéo sự chú ý của Chi vào câu chuyện:
- Thế mà một tay thợ săn cừ khôi lại để hụt mất con mồi mới uổng chứ.
- Vì sao vậy anh?
- Bởi ông đã đi săn mà dẫn con gái đi theo.
- Tại Sissi la lớn hả anh?
- Không Sissi không la một tiếng nào cả vì cha nàng đã làm dấu hiệu cho nàng im lặng. Nhưng khi nàng
vừa đưa súng lên nhắm bắn thì nàng đứng đằng sau đưa tay lên cao vẫy vẫy con gà rừng. Thế là con gà
rừng bay đi mất.
- Rồi sao hở anh?
- Rồi hai cha con ngó nhau cười.
Rồi tôi và Chi cũng ngó nhau cười. Củi trong lò đã cháy gần hết, để lại một đám tro trắng xoá đang bắt
đầu nguội dần với khí trời mỗi lúc mỗi lạnh hơn. Buổi tối khi đốt lò sưởi tôi đã nhớ mở cửa phòng để lùa
vào một ít hơi ấm dành cho Chi, không biết chăn gối của Chi có ấm hơn được với một chút hơi lửa ấy.
Khi tôi nắm ngón tay út của Chi, đưa Chi vào phòng, tôi cẩn thận xem lại những khe gió mà buổi chiều
tôi đã nhét rất kỹ bằng giấy báo và giẻ vụn, sợ gió to có thể lùa vào còn nguyên của mùa đông cũ. Tôi sợ
Chi đau. Tôi sợ không lo nổi, chăm sóc đủ cho em. Tôi sợ có một sự hối hận về sau. Mấy hôm nay tôi vẫn
còn loay hoay hoài với ý nghĩ, không biết rồi mẹ Chi biết mọi chuyện rồi sẽ ra sao. Có lúc rồi những giấu
giếm này phải vỡ ra chứ. Nhưng tôi lại nghĩ, dù sao bà cũng phải hiểu là tôi rất thương mến Chi và tất cả
những điều tôi làm chỉ vì với ý nghĩ đó.
Tôi hôn lên ngón tay út của Chi:
- Chúc con chim sẻ của anh ngủ ngon.
Chi dạ nhỏ rồi rút ngón tay lại. Khi cô bé đứng ở mép giường mới quay ra nói với tôi:
http://tieulun.hopto.org - Trang 40
- Chúc con chim-sẻ-anh ngủ ngon luôn.
- Ơ, anh cũng là con chim sẻ nữa à?
Chi xịu mặt:
- Anh Huy mau quên ghê đi. Mới hôm chủ nhật anh mua bóng cho em ở trên phố, anh bảo anh cũng là
con chim sẻ nữa mà.
Trí nhớ tôi thật là một điều ân hận lớn. Tôi nói với Chi đáng tiếc ghê, được làm chim sẻ mà anh không
nhớ. Chim sẻ nhất định làm tổ bằng bông gòn trắng nõn ấy mà.
- Thôi, bây giờ chim-sẻ-em ngủ ngoan nha, sáng mai chim-sẻ-anh sẽ đưa em đi chơi nhà mấy người bạn.
Chi nghiêng đầu cười thật dễ thương trước khi vào giường. Tôi bỗng cảm thấy mình được hạnh phúc. Và
tôi là người hạnh phúc nhất đời.
Ra ngồi ở những bậc cửa bước xuống phòng ngoài, tôi ôm theo chiếc áo dạ mới mua được ở khu bán đồ
cũ Chợ Mới. Chiếc áo thật dày, thật rộng, tầm vóc của một người cao lớn. Khoác vào tôi như được gói
gọn trong đó. Ðiều này làm tôi liên tưởng đến những tay kỵ mã trong phim với chiếc áo choàng là một
tấm vải rộng khoác trên vai, bay lồng lộng trong gió.
Cô Ngàn hỏi:
- Cháu chưa ngủ cho em ấy ngủ sao?
Tôi đáp:
- Cháu lo cho em ấy vào giường rồi. Cháu sẽ căng chiếc giường vải và ngủ sát ở cửa này. Hôm nay có lẽ
lạnh hơn mọi hôm cô nhỉ.
Cô Ngàn cười khẽ. Tôi hỏi cô, sao cháu thấy cô loay hoay với công việc từ qua tới giờ, có vài ngày Tết
mà cô cũng chả nghỉ ngơi gì cả. Cô Ngàn đưa nắm len lên hỏi cháu thích màu này không. Nhìn nắm len
màu khói trên tay cô, tôi gật đầu, màu ấy trông hay lắm.
Ấm nước reo sôi ở trong lò, nước trào ra làm đám tro bốc khói và ngọn lửa yếu ớt còn cháy, lụi dần. Cô
Ngàn rót đầy nước vào hai chiếc "phích" lớn dặn tôi sáng mai nhớ pha nước nóng cho em Chi rửa mặt.
Cô lo lắng cho chúng cháu kỹ quá. Tôi nói, cô để mặc cháu, cô cứ tắt đèn đi ngủ. Cháu còn muốn ngồi
ngoài này một chút nữa.
Sau đó tôi có ý nghĩ là mở cửa ra ngoài lúc này. Chẳng để làm gì cả, hay để ngồi ngoài hiên nhìn đêm
một chút cho cảm thấy lạnh hơn một chút. Có lẽ mình đang thèm một hơi thuốc lá. Tôi trở lại phòng tìm
gói thuốc lá với bao diêm và lưỡng lự xem có nên tắt đèn phòng không. Biết Chi nằm yên, tôi nghĩ rằng
em đã ngủ: để đèn sáng vậy, tôi khép hờ cửa và khoác theo chiếc áo choàng ra ngoài.
Gió thốc đầy vào mặt, gió đẩy đám lá bò rào rào dước chân. Tôi phải nâng cổ áo len lên và kéo chặt hai
mép áo giáp nhau sát ngực cho gió khỏi lùa vào người. Ngồi xuống bậc hiên và ủ đôi bàn tay mình trong
túi áo co ro, cả người tôi chỉ ló cái đầu ra ngoài, y như hình ảnh một con ốc sên thu mình trong chiếc vỏ
cứng. Và tôi là con ốc sên ngờ nghệch ngồi trong hơi thở lạnh lẽo của ban đêm mà lạ lẫm với mình. Bắt
đầu bằng những điếu thuốc đốt lửa khó nhọc, trong đôi bàn tay chụm lại sau tấm áo khuất gió. Tôi nghĩ
mông nênh tới bạn bè và những chiều, những tối ngồi trong quán cà phề, kéo dài thì giờ la cà qua các con
đường, các chốn họp mặt. Những đứa con trai bằng tuổi tôi, có thể chúng quen những người con gái và có
những mối tình thật dễ thương. Những mối tình nắm tay nhau dung dăng trên phố, vụng về hò hẹn.
Những mối tình nhỏ giấu giếm cha mẹ và chối "đâu có" trước mặt bạn bè một cách thật ngây ngô. Tôi http://tieulun.hopto.org - Trang 41
nhớ có lần đã nghĩ, rồi tới một tuổi nào đó mình sẽ quen một người con gái và sẽ có một mới tình thật lý
tưởng. Tôi đã không hề nghĩ tới có ngày gạt sang một bên những lời khuyên của gia đình để nhất quyết
ghi tên cho bằng được học ở đây. Và nhất là không bao giờ tôi nghĩ rằng giữa tôi và Anh Chi đã là tình
yêu. Dù rằng tôi đã mơ hồ cảm thấy cần thiết có em trong cuộc đời mình. Người con gái nhỏ, em đang
ngủ ngoan trong kia, có bao giờ tôi nghĩ rằng sẽ ngồi đây, sống mọi giờ giấc với em, lo lắng cho em mọi
lúc. Rồi em sẽ can dự, chia xẻ lớn vào phần đời tôi. Em có biết? Em rất vô tư, thơ dại hay chỉ tình cờ, đời
chẳng có gì ràng buộc nhau. Rồi có lúc nào em quên tôi.
Tôi ném mẩu thuốc xuống đám cỏ trước mặt và chợt để ý tiếng động trong phòng. Có lẽ Chi giật mình
thức dậy vì một cơn gió. Tiếng Chi vọng ra:
- Anh Huy đang ở ngoài đó hở?
Chưa kịp đáp, tôi quay lại đã thấy Chi ló đầu ra khỏi cánh cửa hé mở. Giọng Chi dễ thương:
- Anh Huy ngồi ngoài đó mãi, không ngủ sao?
- Một chút nữa. Tưởng Chi ngủ kỹ rồi chứ.
- Em chả ngủ được. Em biết anh trở vào lấy gì trong phòng nè.
- Vậy hở.
- Em ra ngoài đó với anh nhé.
- Ðừng, ngoài này lạnh lắm.
- Kệ, cho em ra ngồi ngoài đó với anh.
Cánh cửa mở ra và một vệt sáng rộng trước bật thềm. Chi đến chỗ tôi ngồi, hai tay ôm chặt chiết khăn
quàng trước ngực. Tôi nói, không chừng gió thổi bay mất em bây giờ đấy. Chi đứng lại, cách tôi mấy
bước, mớ tóc và đầu chiếc khăn quàng bay dạt về phía sau, trông em như hình ảnh của một nhân vật nữ
trong truyện cổ tích dễ thương. Các nhân vật chỉ ngỗi ngậm kẹo và mơ ước. Và họ luôn luôn có những
giấc mơ đẹp.
Chi phụng phịu:
- Ðể gió thổi bay luôn em cho rồi. Anh chẳng bảo em đến với anh gì hết.
Tôi đứng lên, ngửa bàn tay trước mặt Chi và đợi cô bé đặt bàn tay mình trong đó. Tôi trịnh trọng:
- Thưa em Anh Chi yêu dấu, hãy ngỗi xuống đây với anh.
Chi nghiêng đầu, tôi thấy chiếc răng khểnh nở nơi khóe miệng em xinh ơi là xinh. Trong phút chốc tôi
liên tưởng đến những hình ảnh khiêu vũ bên các hàng cây trong vườn, dưới ánh trắng đục và ánh đèn màu
huyền ảo, bàn tay đan lấy bàn tay dìu dặt tiếng nhạc. Tôi mơ hồ thấy mình nhẹ tên, xoay quanh Chi. Tôi
mơ hồ thấy hai đứa sống trong một chốn mộng tưởng nào đó mà chúng tôi đã là những người lớn, lạ hoắc.
Chi ngồi co đầu gối bên tôi, trên bậc thềm, hai tay níu chặt lấy vai áo tôi run rẩy.
- Lạnh quá hở?
- Cho em gửi đôi bàn tay em trong túi áo anh đi.
http://tieulun.hopto.org - Trang 42
- Gửi rồi có đòi không?
- Có chứ, không lấy tay làm sao em... lau nước mắt.
Tôi sững một lát với câu nói của Chi những tôi cũng tìm câu trả lời em ngay được.
- Nếu thế đã có tay anh.
- Nước mắt em thì nhiều, tay anh làm sao lau kịp.
Tôi lồng đôi bàn tay bé nhỏ của Chi trong lòng đôi bàn tay tôi, cười nhỏ:
- Nước mắt em nhiều thế cơ à, liệu thành sông thành biển không?
- Em sẽ khóc cho trôi cả anh Huy và cả em luôn.
Siết chặt đôi tay Chi tôi nói, đừng dại thế nhỏ ơi và đầu tôi cụng vào đầu em một cái khẽ. Chi kêu lên:
- Anh Huy hút thuốc phải không?
Tôi chối:
- Ðâu có.
- Rõ ràng em ngửi thấy mùi thuốc lá mà.
Tôi cười:
- Tinh ghê, mũi con gái tinh ghê.
Chi rút tay khỏi tay tôi, vùng vằng:
- Chi ghét anh, anh hay giấu Chi.
Nói và Chi xích xa tôi một chút. Một chút của giận hờn, dỗ dành đang là một khoảng cách thật dễ thương
giữa hai chúng tôi. Tôi nói, trời lạnh ghê, anh hút một điếu vậy mà. Chi không nói gì và ngồi xoay mặt đi
trong dáng co ro.
- Chi à.
Chi không quay lại. Tôi nói:
- Lạnh này mà cứ ngồi đó một mình đi.
- Mặc em.
- Anh cũng lạnh chứ bộ.
- Mặc anh.
Tôi bỏ chiếc áo rộng của tôi để khoác lên vai Chi:
- Cho người mượn áo để người ngồi đó mà giận hết một đời.
http://tieulun.hopto.org - Trang 43
Tôi cũng bắt chước dáng ngồi co ro của em, xoay mặt nhìn đi nơi khác. Bóng đêm, những giọt sương
nặng trĩu trên một cành lá nào đó vừa rớt xuống. Tôi lạnh run lên.
Trong khi bắt chước Chi làm bộ giận nhau, tôi bỗng nghĩ được một câu chuyện để dỗ dành cô bé. Câu
chuyện của tôi như thế này, bắt đầu bằng một tiếng hắng giọng để gây sự chú ý của một thính giả đang
cùng diễn giả quay lưng lại với nhau:
- Ngày xưa ấy mà, xưa thật là xưa, có một anh chàng bán than đang chuyện trò với một nàng công chúa
thì bị nàng ta giận. Chàng buồn quá bèn bỏ ra ngoài trời mà ngồi đợi. Trời mưa rồi trời nắng ban ngày và
ban đêm, chàng bán than vẫn cứ ngồi nguyên như vậy. Cho đến một đêm kia vì lạnh quá mà chàng hóa
thành đá, chết sững giữa trời không ai thương xót. Khi nàng công chúa biết tới thì đã quá muộn. Bởi thế
nàng hay khóc, mắt nàng luôn ướt...
Chờ tôi dứt tiếng lúc lâu, Chi quay lại chê: dở òm. Dù thế bé vẫn xích lại chỗ tôi một chút. Không thấy tôi
nói gì, Chi lên tiếng:
- Anh Huy này.
- ...
- Lạnh lắm hở?
- Gần hóa thành đá rồi.
Chi khoác chiếc áo lên vai tôi.
- Áo của anh nè.
Tôi quay lại, hai đứa ngó nhau cười. Chi nói:
- Con trai mà cũng biết dỗi, xấu chưa.
- Bộ con gái mới có quyền dỗi thôi sao.
- Nghề của con gái mà.
- Em bây giờ học được nhiều tiếng lạ ghê.
- Em bắt chước nhỏ Thảo đó.
- Anh biết.
- Biết gì cơ?
- Cái gì em cũng theo nhỏ Thảo. Mai mốt rồi em theo nhỏ Thảo luôn, em quên anh.
- Anh lại dỗi nữa hở?
- Ừ, dỗi đấy.
- Xấu.
- Ai xấu?
- Anh đó. http://tieulun.hopto.org - Trang 44
- Ư, anh là chàng bán than mà.
Chi reo lên:
- Ê, ông bán than ơi, bán cho tôi một gánh tôi về thổi cơm nào.
- Công chúa mà cũng biết thổi cơm.
- Cứ thổi, thổi cho hết than của anh, cho anh thất nghiệp.
- Thất nghiệp thì anh... dỗi nữa.
Một lát, tôi nghe giọng Chi phụng phịu dễ thương:
- Anh dỗi nữa thì để mặc Chi ốm lạnh vậy.
Tôi vội vàng mở rộng cánh áo choàng qua lưng Chi, thôi mà. Và Chi đã vào cánh tay áo rộng của tôi khép
lại. Chúng tôi cùng run rẩy. Ðó là lần đầu tiên vòng tay tôi bọc lấy một đời bé bỏng của em. Có những vì
sao lung linh sáng trên bầu trời đêm nay chứng giám cho tôi, cho khối tình thủy tinh trong suốt của tôi.
Rằng, thực sự tôi muốn hôn lên vầng trán thanh khiết của em và nói với em một lời thương yêu nào đó.
Rằng tôi hạnh phúc quá đỗi. Miệng tôi ngọt như ngậm mật mà chính thứ mật ấy làm tôi say ngất. Và chưa
bao giờ lạ lùng như vậy, tôi muốn được chết.
Chi ngả đầu lên vai tôi:
- Anh Huy à, em nhớ mẹ.
Tôi xòe bàn tay ra để hỏi bàn tay của Chi:
- Ngón tay đeo nhẫn của em đâu?
Bàn tay Chi nằm trọn trong bàn tay tôi. Dù trong bóng tối nhưng tôi cũng thấy hạt đá nằm trên ngón tay
giữa của em. Ngón tay mang nhẫn của cha mẹ http://tieulun.hopto.org - Trang 45
Chương 6: Anh Chi Yêu Dấu
Trường nói hôm nọ nhìn thấy tôi ở trên phố đã định gọi, nhưng biết tôi đi với ai nên lại thôi. Ðám em gái
Trường nhao nhao lên, cô ấy xinh lắm hoở anh Trường. Tôi vội vàng lên tiếng, em gái tôi đấy. Trường
nheo mắt khi cúi đầu trên que diêm mồi thuốc. Liên và Chúc lại được dịp tấn công tôi, người em khác họ
hả anh Huy. Và bấm nhau cười khúc khích, bọn này biết mà. Tôi chia một điếu thuốc với Trường, hắn
lanh lẹ mồi lửa cho bạn. Bạn ta, lạ không ngờ đấy nhé. Tôi chậm rãi thả những ngụm khói lớn rồi nói với
Trường, cậu kể đã nhìn thấy gì nữa, kể kỹ hơn đi. Có phải một cô bé đứng vừa tới vai, đi phố với một trái
bóng đỏ trên tay. Cô bé hiện giờ đang ở trong nội trú, lúc này là mười giờ, chắc em đã bắt đầu ngủ ngon.
Liên, Chúc la to lên: dễ thương quá, bao giờ anh Huy cho tụi em gặp mặt chị ấy với nhá. Tôi cười, người
ta đứng tới vai tôi, sao lại gọi là chị. Chứ cô ấy bao nhiêu tuổi hả anh Huy? Mười ba tuổi rưỡi. Ồ! Cả Liên
và Chúc cùng kêu lên. Trường chỉ nhìn tôi khó hiểu. Người con gái mười ba tuổi rưỡi, hẳn em đã bị giật
mình trong đầu giấc ngủ đêm ấy, khi tôi nhắc tới em với một người khác. Thực sự tôi cũng chẳng muốn
chút nào, để ai xen vào khuấy động trong thế giới của tôi và Anh Chi. Nhưng nghĩ rồi cũng chẳng giấu
giếm gì được trước những con mắt mở lớn của thiên hạ, tôi cho rằng, biết đâu chả là một điều thú vị. Khi
Trường gợi cho tôi nhắc tới Chi trước Liên và Chúc, ở nhà họ về tôi cảm thấy tiêng tiếc như bị mất mát
một đièu gì mà mình giữ gìn, nâng niu từ lâu. Tôi có bị dằn vặt nhưng cuối cùng chính tôi lại muốn la
lớn: Anh Chi dễ thương của tôi cần được khoe cho khắp thiên hạ biết. Tô đã nhận lời chủ nhật tới đưa em
Chi tới chơi nhà Trường, vì chị em Chúc, Liên cứ nhất định đòi xem mặt. Tôi nói, cô ta bé bỏng lắm đấy
nhé, nhát hơn thỏ. Chúc nói, bọn em không ăn thịt mất đâu mà anh sợ. Liên hỏi, cô bé tên gì vậy hanh
Huy. Tôi với cây viết rồi viết lên tờ giấy trước mặt chữ A và chữ C hoa thật lớn rồi thêm vào sau những
mẫu tự nhỏ đầy đủ một cái tên. Chị em Chúc, Liên kêu lên: ồ, một cái tên tuyệt đẹp. Cám ơn, cám ơn. Ðó
là tên một loài hoa, loài cỏ hay tên một loài chim, một vì sao nào đó ở góc trời. Tôi xếp miếng giấy vừa
viết lên những mẫu tự yêu dấu ấy thành hình một chiếc máy bay. Nhưng chiếc máy bay bằng giấy hình
thù kì dị khi được phóng lên không chao lượn mà đâm thẳng xuống chỗ cất cánh. Tôi đưa cả hai tay vội
chụp lấy, có lẽ đó là tên của một loài chim nhỏ đây. Con chim nhỏ bé của đời tôi. Sau đó là Liên và Chúc
cứ nhất định đòi xem mặt cho bằng được, Anh Chi chắc phải xinh lắm, anh Huy mà giấu bọn này là xấu.
Tôi cười cười, mời người ta tới nhà phải tiếp đãi nồng hậu đấy nhé. Chúc nhổm lên, miệng con nhỏ liếng
thoắng, em sẽ trải lụa từ ngoài cổng vào tới tận nhà, rắc hoa kín lối đi. Ðừng đùa, người ta hay khóc, nói
lớn là người ta cũng khóc chẳng ai dỗ được đâu. Mắt Liên longlanh, cô ta thật dễ thương. Dù sao cũng
không dám hứa chắc với các cô chủ nhật tới, phải để "xin phép" người ta đã. Người ta không chịu thì khó
lòng chiều được.
Hôm tết tôi định dẫn Anh Chi tới nhà bạn chơi nhưng em sợ không dám đi nên những ngày tết chúng tôi
cũng chỉ quanh quẩn trong ngôi biệt thự rêu ẩm, cắn hạt dưa đỏ cả môi, chơi trò chơi ráp hình và nhìn ánh
lửa lò sưởi lung linh trong mắt nhau. Cũng có một trò chơi ngày tết là cô Ngàn tìm được bộ bài tam cúc
cũ đã bao nhiêu năm rồi chôn vùi dưới đáy rương quần áo. Chúng tôi chơi tam cúc. Tôi dạy Chi cầm bài
xòe ra trên tay như quạt trầm. Tôi nắm tay em, đầu chúng tôi chụm vào nhau hạnh phúc. Tôi dạy Chi
những quân Tướng Sĩ Tượng "ăn" những Xe Pháo Mã, những quân Tốt đen, Tốt đỏ cầm giáo xếp hàng
thành "tứ tử", "ngủ tử" để "trình làng". Ðó là những ngày chúng tôi được quán quýt bên nhau thật hiếm
quý. Hết ba ngày tết tôi đưa Chi trở lạị nội trú, cô Ngàn tặng chúng tôi chiếc khăn quàng cổ, công trình
chăm chỉ của cô trong mấy ngày qua. Chiếc khăn quàng màu khói, dài tới ngoài hai thước, Anh Chi ôm
đầy một lòng. Chiếc khăn quàn ấy chúng tôi đã quấn chung nhau trên quãng đường từ nhà tới Domaine
mà hai đầu khăn chia nằm trên vai mỗi đứa. Lần ấy trở lại nội trú Chi khóc đẫm hai mắt, tôi đã sợ em đau.
Những ngày ở gần em tôi đã để ý biết được, em vẫn thường bị giật mình và hay xúc động quá đáng. Ðiều
này đã làm cho tôi xót xa như lần nghe em nói những hôm đầu ở đjay em không chịu nổi lạnh, máu đã ứa
ra ở cửa mũi mấy lần. Có một sợi dây mơ hồ nào đã ràng buộc giữa tôi và em thân thiết đến thế, khi nỗi
đau đớn đã được chia sẻ. Hay đúng là tình yêu, những ràng buộc giữa chúng tôi. Nếu là một sự thật, hẳn
là chúng tôi đã có một lối hẹp, hẹp đến nỗi mà Chi phải đi trước và tôi theo sau mới vừa. Lối đi rẽ giữa
những người thân, lối đi cô đơn, lạc lõng. Tôi đã linh cảm thấy gì? Và tôi khờ khạo hết sức, nước mắt
xuống môi mình lúc nào không hay. Cũng là một nỗi nhớ. Buổi chiều tôi đã cúi xuống nói thần trên mái
tóc Chi trước khi xoay lưng trở về: Rồi anh sẽ tha hồ mà nhớ em, suốt một tuần.
Chủ nhật tôi tới đón Chi, vẫn là kẻ sớm nhất đã tới nội trú, sương mù còn dày đặc ở những con dốc thưa http://tieulun.hopto.org - Trang 46
vắng. Chi gặp tôi, đôi môi xám ngắt. Hai đứa không cười nổi với nhau một nụ tươi. Tôi chi một đầu chiếc
khăn quàng qua vai Chi và cố nói thật to cho ấm được một chút.
- Chi ơi, hôm nay bọn mình tới nhà Trường nha.
Chi đi sát vào người tôi:
- Trường nào ạ?
- Ông bạn mà hồi tết anh rủ Chi không chịu đi đó.
- Thôi, em sợ nhà người lạ lắm.
- Lạ gì, bạn anh mà.
- Thôi, em sợ lắm.
- Sợ gì nhỉ?
- Nhà ông ấy đông người không anh?
- Có hai cô em ông ta hỏi thăm Chi hoài.
Chi giật mình:
- Sao họ biết em?
- Anh nói.
Chi phụng phịu:
- Anh Huy nhiều chuyện ghê.
- Ðâu có, tại hôm nọ Trường thấy bọn mình cầm bong bóng đi phố chứ bộ.
Chi "vậy hở" làm tôi yên tâm. Chi có những điều không ngoan nho nhỏ thật đáng quý mà tôi sợ có thể
mình vô tình đến đáng tiếc. Cũng như cái trí nhớ cỏ non của tôi vẫn thường là điều đáng tiếc.
Tôi kêu một chiếc taxi, sau khi hai đứa đã ăn sáng dọc đường, nơi gốc cây thông già đốn ngang mà chủ
nhật nào tôi đã kể chuyện công chúa Sissi cho Chi nghe. Tôi nói, trông Chi như một con sóc. Hai con sóc
ngậm hai khúc bánh mì và hai con sóc chui vào chiếc taxi màu đen. Chúng tôi chu miệng sóc nói chuyện
với nhau.
- Em Chi là con sóc em.
- Anh Huy là con sóc anh.
- Coi chừng con sóc anh cắn con sóc em bây giờ.
- Coi chừng con sóc em khóc to bây giờ.
Ông tài xế taxi xoay chiếc kính chiếu hậu cười chung câu chuyện của chúng tôi, miệng ông ngậm cái ống
"pip" thật lớn phì phà hơi ấm cho ha hành khách nhỏ. Tôi chỉ Chi nhìn vào tấm kính xe để thấy hình hai
đứa in trong đó, Chi hơi ngượng, đôi má em ửng đỏ. Và đó cũng là lần đầu tiên tôi bỗng dưng thèm một
tấm hình chụp giống một tấm hình nào đó, mái tóc của người con gái ngả trên vai người con trai. Ðiều http://tieulun.hopto.org - Trang 47
này làm tôi muốn lịm đi trong cơn say bất ngờ.
Chiếc xe đi qua con đường trước cửa Bưu Ðiện, ngang qua nhà thờ Chính toà, rồi đổ xuống con dốc bờ
hồ vòng lên đồi khu Ðại Học. Khi bước xuống xe thì chúng tôi đã quên mất những câu chuyện vui vẻ của
con sóc anh và con sóc em ở bên những gốc thông và suốt quãng đường. Tôi chỉ cho Chi xem ngôi nhà có
nhiều hoa mimosa vàng nằm trên lưng chừng con dốc.
- Nhà bạn anh đó.
Chi hơi vẻ ngại ngùng khi đi bên tôi. Thật tiếc là chúng tôi đã không có hai trái bóng bay cầm trên tay để
tung tăng những bước chân vô tư như buổi chiều ở trên phố. Làm sao mà mua lại được những trái bóng
hồn nhiên ấy để cầm trên tay cả đời, để lúc nào cũng như cảm thấy chân mình lướt trên mặt đất. Thiên
thai ở một cõi, ở một góc đời sống mình. Những đêm khuya ngồi lặng thinh tôi vẫn thường dẫn Chi đi
dạo chơi khắp nơi trong trí tưởng tôi. Ở đó tôi có một đời sống riêng, căn nhà tôi dựng lên để sống với
Anh Chi. Ở đó tôi đã trú ngụ, như được tách riêng ra một góc đời mình. Anh Chi và tôi và một thế giới
không tưởng.
- Chi này, rồi hai trái bóng hôm đó đâu rồi.
- Em về buộc ở đầu giường bị tụi bạn cắt dây cho nó bay lên trần nhà, sáng hôm sau ngủ dậy em thấy nó
dưới chân giường mình. Nó xẹp hết bay nổi anh ạ. Tụi bạn em xấu ghê.
- Phải cám ơn bạn em mới đúng.
- Sao vậy?
- Này nhé, vì nếu chúng không cắt cho trái bóng bay lên thì khi đêm em ngủ quên trái bóng sẽ kéo cả
giường, cả em bay lên trời luôn. Em cứ thử tưởng tượng xem: hai trái bóng cột hai đầu giường và một cô
bé vươn vai thức dậy trong buổi sáng, đôi mắt ngỡ ngàng thấy mình đang lơ lững trên không.
Hai hàng mi Chi chớp chớp:
- Dễ thương ghê. Anh Huy kể tiếp đi, rồi sao nữa anh?
- Tôi hướng câu chuyện chiều theo ý Chi, thay vì nói rằng như thế anh sẽ mất em Chi.
- Cô bé dễ thương lắm kìa, thay vì khóc nhè thì cô ta lại quỳ lên đầu giường, hai tay chống lên cằm nhìn
ngắm những cụm mây trắng trôi lơ lửng chung quanh. Này nhé, cô ta mặc chiếc áo ngủ in hình những
bông hồng nhỏ li ti chùng tới gót chân, có cả cái xây ren trắng ở trước ngực nữa nè, y như Chi vậy. Mái
tóc cô ta có vài sợi lòa xòa trước trán và cả mái tóc đằng sau bị vén nhẹ lên bởi những cơn gió. Ôi, những
sợi tóc mai trên gáy nõn nà dễ thương... và còn dễ thương hơn nữa kìa. Chi biết cô bé nói gì không?
- Anh kể tiếp đi anh, cô bé nói gì ạ, chắc cô bé nói chao ơi nhớ mẹ quá hở anh?
- Không. Cô bé nói, chà, bây giờ ta thèm một ly sữa. Và tức thì có một ly sữa nóng mang đến từ một cụm
mây đậu ngay bên đầu giường. Cô bé cầm ly sữa bằng cả hai tay, hai bờ mội ngậm trên miệng ly sữa,
xong một bữa điểm tâm. Cô bé bắt đầu ca hát cùng với nắng nhảy múa trên các cụm mây. Bài ca của cô
bé như thế này: Ta là Công Chúa Hồn Nhiên, tung tăng tháng ngày trên những phiến mây hồng. Chân tao
là gió, mắt ta là sương, và tâm hồn ta là những vì sao. Hỡi kẻ lãng tử đang lần mò trong đêm tối tăm của
trần gian, hãy hát lên cùng ta... Ta là Công Chúa... Ca hát suốt một buổi sáng thấy mệt. Cô bé kêu lên:
Chà, ta buồn ngủ quá. Tức thì những cụm mâk gần đó kéo nhau phủ đầy quanh giường của cô ta. Cho đến
chiều lúc tỉnh dậy, em biết cô bé thấy gì không?
- Một ly sữa khác chăng? http://tieulun.hopto.org - Trang 48
- Lầm rồi, cô bé chỉ cần uống một ly sữa cho một ngày thôi. Vừa mở mắt ra cô bé đã thấy một con chim
bồ câu trắng đậu ngay trên đầu giường.
Chi tròn mắt kêu khẽ:
- Dễ thương quá há anh.
Ðó là buổi chiều. Buổi chiều thật êm đềm bên một bạn mới. Thoạt tiên thế này, cô bé mở mắt và chớp
mắt mấy lần khi thấy Bồ Câu Trắng. Cô bé không dám cử động mạnh vì chỉ sợ bạn có cánh bay đi mất.
Trỗi dậy rất nhẹ nhàng, cô bé nhổm người lên và với những động tác rất chậm, rất rụt rè, cô bé đưa những
ngón tay trên thành giường, đến dần chỗ Bồ Câu Trắng đang đậu. Bồ Câu Trắng chỉ giương to đôi mắt
nhìn cô bạn thôi. Mỏ bồ câu đỏ, đôi chân bồ câu cũng đỏcòn toàn thân thì trắng toát như một nắm bông
gòn. Ðến khi một ngón tay của cô bé chạm nhẹ vào chân của Bồ Câu Trắng thì Bồ Câu Trắng khẽ cúi đầu
xuống như chào cô bé. Ðây là cuộc đối thoại giữa đôi bạn nhỏ.
- Chào Công Chúa Hồn Nhiên.
- Chào em Bồ Câu Trắng.
- Em có lắng nghe chị hát ban sáng. Em chưa từng nghe một giọng hát nào ngọt đến thế. Chị dễ thương
quá.
- Em mới thật là dễ thương. Có phải em đã được đi khắp nơi?
- Em đã được đi khắp nơi nhưng em chưa bao giờ thấy có một nơi nào đậu êm ái như cái nơi chi đang
sống.
- Em thật dễ thương, Bồ Câu Trắng ạ. Ôi những cánh mịn màng của em, ước gì chị được ôm em vào lòng.
Cô bé muốn là được chiều ngay. Ðó là một hình ảnh tuyệt vời, người con gái nhỏ và chim bồ câu trắng.
Rồi chuyện của ly sữa và những khúc hát, chùm bong bóng bay và chiếc giường như một chiếc nôi mây
trắng lờ lững trong không trung, tất cả tan biến mất trước cổng nhà có mimosa vàng trên lưng đồi.
Tôi nói với Chi:
- Ðừng sợ gì nhé, phải nhớ là có anh Huy luôn luôn bên cạnh.
Chi vâng nhỏ. Cả hai chúng tôi cùng giật mình ngước lên. Chúc đang ở trên ban công trước nhà, ý chừng
nàng đã đợi từ sớm, khi nhìn thấy chúng tôi, nàng reo to lên:
- Chị Liên ơi, công chúa tới.
Họ làm chúng tôi hơi ngượng. Dù đã quen thuộc với chiếc cổng, với vuông sân nhà bạn nhưng bỗng dưng
tôi thấy lạ, thấy bối rối, Chúc ở trên lầu chạy xuống, Liên ở trong nhà bước ra ríu rít:
- Bọn này dậy từ chuông lễ nhất để đợi.
- Ðã tưởng anh Huy không dẫn công chúa đi được chứ.
- Anh Truưoờng hồi nãy rủ lên phố ăn sáng mà hai đứa không chịu đi chỉ sợ lỡ mất.
Tôi đưa một ngón tay lên ra dấu cho hai người con gái nhớ lời dặn, em tôi mỏng như trứng coi chừng em http://tieulun.hopto.org - Trang 49
nhè bây giờ đấy. Tôi nói với họ:
- Ðây là người mà Trường đã thấy đi với tôi trên phố.
Quay sang Chi tôi cũng làm một cử choỉ kh'ach sáo giới thiệu:
- Ðây là Liên và Chúc, em của Trường, bạn anh.
- Chi lí nhí chào hai người. Bốn con mắt chị em Chúc nhìn Chi không chịu chớp. Và Liên bỗng kêu lên
với Chúc:
- Mi quên gì rồi?
Ðược nhắc, Chúc giật mình:
- Một chút nữa thì quên, hai người đứng yên đợi Chúc, đừng bước vào vội nhé. Vừa nói Chúc vừa chạy
nhanh vào trong, lúc sau nàng ôm ra một bó marguerite còn nguyên những giọt nước bám đầy trên cánh
hoa trắng, như mới vừa cắt ở vườn nào về.
- Ðây là những bông hoa trắng đầu tiên nhà Chúc trồng được.
Tôi phải đỡ giùm bó hoa cho Chi. Chúc nheo mắt nhìn tôi, Liên mỉm cười nhìn tôi. Cám ơn hai người.
Cám ơn những người đã cho tôi những đóa hoa hạnh phúc nhỏ mà chẳng bao giờ tôi tưởng tới. Anh Chi
và những bông cúc trắng của buổi sáng chủ nhật, em thật dễ thương bên tôi.
- Hai người định sửa soạn đi đâu phải không Chúc?
Chúc vẫn tíu ta tíu tít chuyện:
- Bọn này có chương trình đàng hoàng. Trước là diện vào đón khách...
- Chà quý hóa quá nhỉ. Còn sau đó?
- Bọn này định đi picnic, mời hai người tham dự luôn.
Tôi khẽ nhìn sang Chi:
- Còn tùy.
Liên và Chúc bấm nhau cười nhỏ.
Liên nói:
- Anh Huy hạnh phúc nhỉ, đã có người để nhận chỉ thị.
Tôi suỵt Liên:
- Nhảm nào.
Liên giơ một ngón tay:
- Chối nhé.
Tôi trừng mắt: http://tieulun.hopto.org - Trang 50
- Ðừng có lộn xộn.
Liên cười:
- Lại chối nữa nhé.
Tôi gây bừa:
- Rồi có sao không?
- Còn sao nữa, khi người ta nhất định chối là người ta đáng để nghi ngờ.
Nói rồi Liên và Chúc khúc khích cười với nhau khiến tôi nóng bừng mặt. Tôi được họ đặt đúng vị trí của
người con trai đứng bên người con gái theo ý họ. Ngượng cũng có và tôi đã sợ là họ có thể sẽ gây hoảng
hốt bất ngờ cho Chi. Ðiều mà tôi không muốn một chúc nào hết, lúc nào đó Chi sẽ mất tự nhiên khi đứng
bên tôi.
Tôi xoay hẳn câu chuyện đi một lối khác, hỏi Chúc:
- Trường đâu hở?
- Anh ấy lên phố uống cà phê, hẹn trở về ngay.
Ngay lúc ấy tiếng xe của Trường vừa về tới, hắn nhấn còi khi vào cổng. Vừa bước xuống xe, Trường
ngửa mặt lên trời kêu to:
- Bạn ta!
Hắn lúc lắc cái đầu tóc bờm xờm sau khi ném tới tôi một cái nhìn, như một lần nào đó, thật khó hiểu.
Tôi bắt tay Trường:
- Sao, những khuôn nhạc kẻ xong rồi chứ?
- Xong. Ta mới kiếm được một tay kẻ nhạc tài hoa lắm.
- Ðịnh đến bao giờ thì bắt đầu in?
- Có lẽ phải xoay tiền đủ đã. Cậu có quen nhà in nào ở Sài Gòn?
- Một vài nơi nhưng thường lắm.
- Cậu biết bổn phận của cậu rồi chứ ?
- Ðể liên lạc với họ xem sao.
- Chưa nói tới chuyện đó, tôi muốn bạn ta lo giùm cho cái bìa.
- Gì chứ chuyện đó bạn muốn là có ngay.
Cười vui vẻ với Trường, tôi chợt nhớ để Anh Chi đứng với Liên nãy giờ. Hai người con gái vây lấy Chi
để hỏi chuyện:
- Cái khăn của Chi đẹp quá. http://tieulun.hopto.org - Trang 51
- Mái tóc của Chi dễ thương quá.
- Chi có hay về Sài Gòn không?
- Chi thích ăn gì nhất?
Tôi la lên:
- Bắt nạt em tôi vừa thôi chứ.
Tôi trở lại mặt Chi xị xuống, khẽ nhìn trách móc, vậy mà Huy bảo không rời em nửa bước. Cái miệng
Chúc oang oang:
- Em đang thuyết phục công chúa của anh đi chơi với bọn em.
- Kết quả ra sao?
- Công chúa nói để hỏi anh Huy.
Liên tủm tỉm cười:
- Hạnh phúc ghê, người ta sống để mà xin phép nhau.
Tôi vội nhìn Liên một cái đầy dọa nạt, vừa thôi nàng ơi, đừng đầu độc tư tưởng thủy tinh của người ta
chớ.
- Các cô bắt nạt em tôi hoài.
Trường vác cây đàn guitar rất là lãng tử từ trong nhà bước ra:
- Chương trình tới đâu rồi. Huy dẫn Chi đi chơi với bọn này chứ?
Chúc nhanh miệng:
- Xin một phút để người ta còn xin phép nhau đã.
Tiếng cười tung lên giữa sân, nở rực giữa đám hoa vàng trên lối đi. Tôi và Chi theo anh em Trường vào
nhàn, dù sao thì cũng mời quý vị vào nhà chơi đã. Chúng tôi được coi như hai người khách trịnh trọng.
Nơi phòng khách, tôi để ý hình như có sự sửa soạn của bàn tay chị em Liên. Ðám sách báo gọnghẽ khác
thường ngày, bình cẩm chướng đủ màu ở trên bàn, những chiếc gối màu đặt ngay ngắn trên salon. Và thật
là tinh nghịch, Chúc leo lên chiếc ghế dùng ngón tay gạt chiếc đồng hồ đang từ hơn chín giờ tới đúng
mười giờ để phát ra một giọng chim gáy "cúc cu, cúc cu" làm cả bọn phải bật cười.
Liên hỏi:
- Chắc anh Huy chưa ăn sáng.
- Hồi nãy mỗi đứa có gặm một khúc bánh mì ở dọc đường rồi.
Chúc pha mỗi người một ly sữa nóng. Tôi chợ nhớ tới ly sữa và những trái bóng bay, chiếc giường và cô
bé thức dậy trong buổi trong buổi sáng lơ lửng trên không trung. Tôi nói và chỉ Chi mới hiểu, hai đứa
nhìn nhau cười:
- Chà, lại thèm một ly sữa. http://tieulun.hopto.org - Trang 52
Liên nói:
- Hôm nay nhỏ Chúc nó ngoan ghê vậy đó anh Huy, bởi vì hắn ít khi đợi ăn sáng với mọi người.
Chúc ngậm miếng bánh mỏng trong miệng.
- Anh Huy thấy hôm nay em trịnh trọng lắm đấy chứ. Vì thế anh cũng không được quyền từ chối lời yêu
cầu đi chơi với bọn này nghe.
Tôi nghiêng đầu nói với Chi:
- Ði nhé Chi.
Chi nhìn tôi ngập ngừng một giây rồi đáp:
- Vâng.
Trong năm người Chi bỗng trở thành một nhân vật quan trọng. Chúng tôi cùng đổ dồn mắt vào chờ đợi
Chi "vâng" một tiếng nhỏ. Thế là chúng tôi có một buổi sáng chủ nhật ở ngoài trời. Trường đã sẵn sàng
đợi ngoài xe hối Chúc và Liên sửa soạn mau mau giùm.
- Ðợi các cô chải xong tóc, vẽ xong cái mặt thì trời mưa to ở nhà là vừa.
Ngoài sân trời mưa hạt nhỏ. Trường chui vào trong xe gẩy đàn phừng phừng hối thúc. Tôi lo ngại hỏi
Trường:
- Liệu trời mưa to không?
- Nắng mưa là bệnh của trời, biết sao được. Có thể lát nữa nắng không chừng. Ông trời ở đây ho hen cảm
cúm luôn.
Lúc Chúc và Liên sửa soạn xong ra xe thì mưa dứt hạt. Mưa không kịp ướt đất. Mưa chỉ là đám bụi nhỏ
rắt tặng những cành lá những cánh hoa vài giọt nước ngọt ngào rồi nắng lại lên, trải những sợi vàng trên
các ngọncỏ. Nắng quý hóa như hơi thở ấm áp gần nhau, sưởi ấm nhau. Chúc và Liên ném lại những áo
khoác, những dù che.
Nhí nhảnh trong chiếc pull vàng ôm lấy người, giọng con gái Chúc vừa vỡ tiếng:
- Anh Trường thấy không, khi em vừa ra khỏi nhà thì trời bắt đầu nắng.
Trường nói với tôi cho mọi người cùng nghe:
- Cậu nhận ra không, chúng ta vừa có một nhà thơ nữ.
- Câu thơ ấy đáng cho cậu phổ thành mười bản nhạc. Khi em vừa ra khỏi nhà thì trời băt' đầu nắng trên
áo. Em mang nắng vào đời. Em mang nắng đi dạo phố phường...
Liên chen vào:
- Hay tuyệt. Anh Huy cũng là một nhà thơ nhà thơ lớn nữa.
Vài ba thứ lỉnh kỉnh được dồn lên xe. Tôi đã ngồi băng trước với Trường để chi ngồi băng sau với Liên
và Chúc nhưng bị cả hai phản đối. http://tieulun.hopto.org - Trang 53
- Không thể được đâu anh Huy ơi.
- Anh phải ngồi với người ta chứ.
Chi hiền như một con búp bê để mọi người chiều chuộng. Em chỉ nhìn tôi thôi. May quá mọi người cũng
biết giùm tôi những gì tôi phải làm. Liên đổi chỗ ngồi sau với Chi, nàng luôn thích cột bóng bay vào lời
nói:
- Có khi người ta mất cả đời để chuộc một chỗ ngồi bên nhau cơ mà anh Huy, sao lại để lỡ.
Tôi cũng bắt chước nàng cột một cái bóng bay theo.
- Neếu thế thì có thể tôi cũng bắt đầu với phần đời còn lại của mình đấy cô Liên ạ.
Trường lao vút xe xuống con dốc, cười thích thú:
- Không ngờ xe ta hôm nay hội ngộ nhiều thi sĩ lớn.
Chúc đập tay vào mặt đàn:
- Và một nhạc sĩ lớn nữa chứ.
Cô nhỏm lên khi nhớ ra điều phải hỏi Trường:
- Anh Trường có mang theo máy hình đó không?
- Có đây.
- Tốt quá, hôm nay anh phải dạy em chụp hình mới được. Anh Huy biết không, anh ấy chụp hình cho bao
nhiêu là cô gái, phóng lớn bằng cái mặt bàn tặng thiên hạ ầm ầm, thế mà mấy đứa em gái năn nỉ muốn hụt
hơi anh ấy cũng chẳng chịu chụp cho một "pô".
- Ðừng có xạo quá nghe nhỏ.
- Thì xạo vừa thôi, xạo như anh hứa suông hoài. Em không biết, bữa nay anh phải dạy em chụp hình.
- Ðể mai mốt đi, ta đang dở dang cuộn phim.
- Em không biết.
- Cứ biết đi.
- Anh phải giữ máy cho kỹ, em báo trước là em sẽ phá hư ráng chịu đó nghe.
- Ðừng đùa.
- Cứ đùa.
- Ðừng bướng.
- Cứ bướng.
Liên lên tiếng: http://tieulun.hopto.org - Trang 54
- Tôi làm trọng tài. Thôi xin huề đi hai người. Hôm nay chúng ta có khách mà.
Thỉnh thoảng tôi thấy đôi mắt Liên trong tấm kính chiếu hậu. Tôi nhận ra nàng có vẻ mang nhiều thay đổi
so với lần trước, cách đây ít tháng. Tôi đã tới nhà nàng trong những ngày cuối của mùa hè khi vừa thi
xong. Dạo ấy nàng nói chỉ thèm mặc có một thứ áo dài trắng đi học. Nàng cười nói luôn miệng. Và thỉnh
thoảng tôi cũng thấy nàng khóc khi hốt hoảng quá một điều gì, như vừa lỡ tay đánh vỡ một chiếc ly chẳng
hạn. Người con gái đơn sơ đến thế. Dăm bảy tháng sau, tôi thấy nàng lạ hẳn. Từ cách ăn mặc đếncách xếp
đặt câu nói, đều chứng tỏ tâm hồn đang có những biến đổi quan trọng. Duy có mái tóc nàng vẫn ưa lối
"tết" lại thành một sợi bỏ về phía sau. Lối chải tóc ấy mà một lần tôi nói, trông Liên lãng mạn hết sức.
Liên bắt tôi giải thích nhưng tôi không diễn tả được tại sao tôi lại nghĩ như thế. Có những điều ta bất chợ
nhận thức được, khó mà giải thích nổi. Chẳng lẽ tôi nhắc tới những sợi tóc mai mềm mại trên gáy ngà của
nàng khi cả mái tóc được vén gọn lại, kẹp cao lên.
Tôi vẫn nhìn vào tấm kính xe, nói:
- Thay mặt khách quý, tôi cám ơn cô Liên.
Liên vẽ tay lên mặt kính bám hơi nước:
- Ông lấy tư cách gì mà đại diện?
- Người hầu cận, kẻ dẫn đường.
- Vậy thì ông dẫn đường nè, ông phải hãnh diện là có một cô chủ rất là dễ thương.
- Cám ơn. Tôi quay sang nói chuyện với Anh Chi:
- Anh Chi là cô chủ nhỏ của anh, bằng lòng không?
Chi không nói, chỉ ngả đầu vào vai tôi. Chúng tôi ra khỏi thành phố chừng mười phút đường Trường mới
nghĩ tới là sẽ ngừng ở đâu. Chương trình của các cô ra sao đây?
- Trại Hầm đi anh Trường.
- Xa quá xa.
- Vòng về Valleé d' Amour nghe.
- Không ham chút nào hết, chọn nơi khác đi các cô.
Liên đập khẽ vào vai Trường, hồi nãy em quên mất, đáng lẽ mình phải ghé rủ Miêu Miêu đi cùng. Trường
nheo mắt trong tấm gương chiếu với Chúc nói rằng, các cô, các cậu nghe nói "thung lũng tình yêu" tưởng
thơ mộng lắm, tới rồi thấy sản. Ấy thế mà vẫn cứ thích nhắc tới. Ðặt chân tới đó mà không phải là tình
nhân thì coi chừng đấy.
Chúc ngây thơ hỏi:
- Coi chừng sao anh Trường?
- Sẽ bị đọa đày.
- Ðọa đày sao?
http://tieulun.hopto.org - Trang 55
- Trời phạt sống cô đơn suốt đời.
Chúc bĩu dài môi:
- Anh xạo. Bộ tới đó ngắm thiên hạ không được sao.
- Cấm, nơi đó chỉ dành cho những người yêu nhau. Thế giới của những người yêu nhau.
Chúc cười, mắt long lanh. Anh Trường làm em nhớ ông nhà thơ nọ kể huyền thoại Lang và Biang, đôi
tình nhân khóc nước mắt chảy thành hồ, voi phục thành núi.
Liên lên tiếng:
- Nhưng chúng ta đi ké thiên hạ được không?
- Ði ké là đi làm sao?
Liên liếc tôi, đuôi mắt sắc:
- Thí dụ như có đôi tình nhân nào đi thì mình đi theo.
Trường cười, điều đó thì không biết. Tôi ngượng lắm nhưng làm như chẳng để ý gì đên câu chuyện của
họ. Chúc cũng vậy, con bé chồm lên tay lái nhận còn inh ỏi khi có con bò băng qua đoạn đường trước
mặt. Con bò nghe tiếng còi hay không, nó vẫn đủng đỉnh đi ở giữa đường. Trường phải vội lách xe sát vô
bờ cỏ. Hắn ló đầu ra mắng mỏ con vật:
- Ngu như bò.
Cả bọn cười, tạm ngắt câu chuyện đang nói. Co đi đâu chăng nữa thì tôi vẫn là Huy, rất mơ hồ khi ở bên
Anh Chi. Rất mơ hồ khi nghĩ đến tình yêu. Hôm nay, ta đang sống ở một góc bé mọn của quả địa cầu mà
mọi phức tạp nhất cũng có thể xảy ra. Ta như một dấu chấm (đôi khi là một dấu chấm than muộn phiền).
Nhỏ, rất nhỏ mà tưởng như là có thể tách biệt ra được. Và tình yêu, tất cả những ngang trái éo le, sẵn có
tự bao giờ, chưa bao giờ lại phức tạp đến thế. Trong cơn lốc, có vật nào nhỏ lại không bị cuống hút theo.
Trong cơn lốc của mọi thứ tiếng động đang vây quanh, chúng tôi là nạn nhân thảm hại. Thiên đường trăm
triệu lối thênh thang, nhất định tôi phải tìm ra được một lối riêng cho tôi và Anh Chi. Cứ gì phải là tình
yêu. Thiên đường có thể sẽ mang một tên nào đó. Thiên đường Anh Chi chẳng hạn. Thiên đường của
những tâm hồn dễ thương. Thương yêu nhau hồn nhiên như cây cỏ, trong suốt như thủy tinh.
Khi phải lách vào bờ cỏ để tránh con bò, Trường đậu xe luôn ở lề đường, hét lớn:
- Giải quyết đi chứ.
Liên quay lại phía tôi và Anh Chi:
- Thôi, để tùy nhị vị khách quý của chúng ta vậy.
Tôi hơi ngả đầu sát đầu Chi, cười nhỏ:
- Chúng tôi muốn lên trời.
Lên trời mà không có cánh. Tôi trách Liên,thật buồn cười khi một hướng đạo sinh phải nhờ một người
khác dẫn đường. Liên lên tiếng xin lỗi rối rít. Cuối cùng Liên, Chúc và Trường đã thoả thuận với nhau
được một nơi sẽ đưa chúng tôi tới. Ðó là trang trại của ông chú ở xa vùng ngoại ô, tới cả một giờ đường
dốc. Chi say xe, mặt tái mét. Lúc bước như muốn không vững. Chúng tôi phải đi bộ một quãng ngắn http://tieulun.hopto.org - Trang 56
trước khi lọt vào một cái cổng xây cầu kỳ qua một con mương nhỏ. Căn nhà lợp tôn đỏ nổi bật giữa vùng
cây cối xanh trông như một cái chuồng bồ câu khi đứng ở xa. Chỉ khác là các cửa đóng kín.
Liên nói:
- Không chừng ông chú hào hoa nhà mình hôm nay chủ nhật lại nổi hứng bò về Sài Gòn rồi.
Tiếng chó sủa từ phía nhà chòi ở góc vườn. Con chó lớn như một con ngựa nhảy xổ ra. Chúc reo lên:
- Chú Thuyên có nhà mà.
Người đàn ông khoảng chừng năm chục, dong dỏng cao, đôi mắt bò rậm trên mép mà Chúc gọi là chú
Thuyên. Ông lừng khừng từ trong nhà chòi bước ra với điều gì gà lớn ngậm lệch khóe miệng.
- Ðã lâu lắm mới nhìn thấy các cháu.
- Sợ làm phiền chú đó chứ. Bọn này bảo nhau, dám ông chú bay bướm nhà mình dọn về Sài Gòn cũng
nên.
- Vài tháng trước đây thì có thể nhưng bây giờ chú tu rồi.
Người đàn ông cười với đám khói thuốc. Trường nói chú tu thì tận thế tới nơi. Chúc cười phụ hoạ, chú tu
với ai đó chú. Liên nói, cháu nghi ngờ nhà đạo diễn quá, thế người đẹp liêu của chú giấu đâu rồi?
Chú Thuyên hỏi:
- Nhỏ Liên bữa nay không dắt theo cô bạn nào sao?
Chúc và Liên cùng la to lên. Trời ơi, thế mà chú bảo tu. Tu kiểu chú thì lên thiên đàng cả giường lẫn
chiếu. Tôi và Chi được Trường giới thiệu với chú Thuyên, ông nhìn chúng tôi với đôi mắt quan sát kỹ
lưỡng. Trường nói với tôi:
- Ðây là nhà đạo diễn của chục cuốn phim sắp chiếu đó cậu, ghê gớm lắm. Nhưng kẹt là nhà đạo diễn khó
tính quá nên chưa kiếm được tài tử nào ăn ý cả.
Chúng tôi được đưa vào trong nhà chòi. Lối nhà hình tròn, mái lợp tranh với những bờ tường thấp vây
bằng mây và những bàn ghế cũng được làm bằng mây. Một tủ rượu đầy nhóc xếp ở góc. Vài ba tấm hình
cưỡi ngựa, chắc hẳn là hình chú Thuyên, treo bên những lẵng lan rừng. Chú Thuyên đến ngồi ở chiếc ghế
cao bên tủ rượu, con chó đi một vòng ngửi chân tất cả mọi người rồi nằm ghếch mõm dưới chân chủ.
Chi khều tay tôi nói nhỏ:
- Em sợ quá anh ơi.
- Sợ gì hả?
Chi khẽ nhìn về phía người đàn ông đang ngồi bên tủ rượu:
- Ông ấy cứ nhìn em chằm chằm nãy giờ, đôi mắt dễ sợ ghê đi ấy.
Tôi cười, nắm lấy tay Chi:
- Kệ ông ấy. Anh lại sợ con chó kia kìa, nó lơn như một con ngựa con.
http://tieulun.hopto.org - Trang 57
Câu chuyện giữa mọi người làm ngắt câu chuyện nhỏ của tôi và Chi, Trường hỏi với nụ cười giễu cợt của
hắn:
- Cuốn phim đầu tay của chú khởi quay chưa hở chú?
Chú Thuyên mắt vẫn không rời phía chúng tôi. Ðôi mắt như một ống kính thu hình, chú nói:
- Còn kẹt vấn đề chọn vai chính. Chú vừa mất mấy trăm thước phim để quay thử. Rốt cuộc vẫn thất bại
nên còn chờ.
Chúc nhanh miệng:
- Ðể bọn cháu bỏ học đóng phim cho chú nha.
Liên hỏi:
- Chú cần chọn tài tử theo kích thước, tiêu chuẩn nào để cháu giới thiệu cho chú. Trong trường cháu có
khối đứa ham đóng phim, cháu chỉ khẽ hô một tiếng là tha hồ cho chú chọn.
Chú Thuyên dụi tắt đầu thuốc vào gót giầy rồi lui cui tìm rượu, rót vào một ly cổ cao cầm trong tay ra vẻ
trầm ngâm:
- Có ông bạn nhà văn vừa trao cho chú một cốt truyện vô cùng lạ lùng. Nhất quyết chú phải thực hiện cho
bằng được cuốn phim này chiếu vào năm tới, hạ gục tất cả những phim Việt Nam từ trước tới giờ. Hiện
nay chú đang cần một nữ diễn viên. Một nữ diễn viên lạ lùng cho một cuốn phim lạ lùng.
Nói rồi ông dốc cạn ly rượu một cách ngon lành. Liên nói, trông chú bảnh trai thế kia mà cứ nhất định ế
vợ. Chúc đong đưa chân trên chiếc ghế cao cạnh tủ rượu bất chợt với tay vuốt hai mép râu ông chú già
cười khúc khích, có lẽ đã khối kẻ mê chú vì bộ râu này. Trông chú giống Doctor Jivago ác ôn.
Rồi trời mưa, đám mây đen từ đâu đó về đậu trên đầu chúng tôi. Những hạt mưa tròn to rơi trên mái
tranh. Cả bọn nhìn nhau. Trường kêu:
- Uổng quá, hôm nay tưởng được chú cho cưỡi ngựa. Sao cháu mê cưỡi ngựa qua.
Chú Thuyên rời tủ rượu, đứng thọc sâu tay trong túi quần nhìn lên trời:
- Mưa hương mưa hoa vậy mà, tạnh bây giờ đấy. Nhưng nếu cháu thích thì cưỡi ngựa mưa cũng là một
điều thú khác không chừng.
- Thôi đừng xúi dại chú ơi. Ai điên gì mà tắm lạnh.
Chú Thuyên cười không phát thành tiếng, chú gõ gõ cái tẩu thuốc vào cạnh chiếc bàn gây một chuỗi tiếng
động nhịp nhàng:
- Cháu yếu quá, khi người ta thích thì không có gì ngăn cản được.
Câu nói của ông chú làm tôi chú ý. Câu nói rành mạch, để cắt nghĩa sự đam mê của một nhà nghệ sĩ xứng
đáng. Ðám con gái lục lọi các ngăn tủ thấp và chăm chú nhìn các thứ trong căn nhà. Còn tôi và Chi ngồi
xoay người nhìn ra trời mưa.
Chi đưa tay hứng những giọt nước mưa.
- Trời mới nắng đây mà đã mưa ngay anh nhỉ. http://tieulun.hopto.org - Trang 58
Tôi cũng bắt chước Chi, hứng nước mưa rơi từ hành tranh trên cao xuống đầy cả hai lòng bàn tay chụm
lại.
- Ông trời giống Chi đó.
- Giống Chi sao ạ?
- Giống Chi hay khóc.
Chi chu môi:
- Tự nhiên chứ bộ, ai muốn bao giờ
Tôi đong nước từ bàn tay tôi sang bàn tay Chi và Chi đong nước từ bàn tay phải sang bàn tay trái. Chúng
tôi nhìn nhau cười, Chi nhắc tới những đứa bạn, những soeur áo xanh, ở trong trường giờ này chắc họ
đang đọc Sách Thánh trước giờ cơm trưa. Tôi nhắc tới cô Ngàn giờ ở nhà đang mong, dù trước khi đi tôi
đã dặn có thể trưa cháu không về.
- Cô Ngàn hỏi thăm em hoài đó Chi.
Bỗng Chi quay lại, hay tay đang hứng nước mưa bỗng hốt hoảng rụt về bám chặt lấy tay tôi:
- Anh Huy ơi, ông ấy cứ nhìn em dễ sợ quá.
Lần trước tôi tưởng vì là người lạ nên chú Thuyên làm Chi sợ. Nhưng để ý kỹ, tôi thấy thật sự ông đang
đứng sau chúng tôi có cái nhìn soi mói thật dễ sợ. Và khi biết rõ rằng đôi mắt sáng quắc đó hướng riêng
về phía Chi tôi lại thấy khuôn mặt của ông kỳ dị và đáng sợ gấp bội. Trong dáng điệu của ông, hàng ria
mép và nụ cười nửa miệng đã gợi ra một hình ảnh của thứ đàn ông không đàng hoàng chút nào hết. Tôi
bắt đầu thấy khó chịu và chỉ mong cho trời dứt hạt mưa là tôi và Chi có thể phóng ra khỏi căn nhà chòi
này, tránh cặp mắt kỳ cục của người đàn ông có vẻ bất thường kia ngay. Tôi đưa khăn cho Chi lau nước
và hai bàn tay chúng tôi ủ sâu trong túi vì lạnh. Tôi ghé sát tai Chi:
- Ðừng thèm nhìn ông ấy nữa, Chi.
Nhắc Chi như thế nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn liếc chừng người đàn ông mà Chúc và Liên gọi là chú
Thuyên và đang tíu tít chuyện trò. Ðến lúc trời mưa tạnh, tôi hỏi Trường:
- Chương trình của bọn mình đi đến đâu rồi?
Trường quay sang Chúc và Liên:
- Các cô này cho ý kiến đi.
Liên nói:
- Mưa làm tụi em lạnh quá, chỉ thèm ăn thôi.
Chúc nói to với chú Thuyên:
- Chú có gì nóng cho bọn này ăn đi chú, bọn cháu đói quá rồi chú.
Chú Thuyên bước ra khỏi nhà chòi, vừa đi vừa nhét thuốc vào "píp".
http://tieulun.hopto.org - Trang 59
- Mời các cô các cậu theo chú lên nhà đi, dĩ nhiên là sẽ tìm ra thức gì để đãi các cô các cậu một bữa, như
thịt nai chẳng hạn. Các cháu thích ăn thịt nai không, ở đây lâu lâu lại có người mang tới báng thịt rừng
tươi nguyên.
Cả bọn đi theo chú Thuyên, qua những bậc đá bước lên một đồi cỏ vào nhà. Tôi và Chi đi sau cùng. Con
chó cao lớn quanh quẩn chúng tôi như canh chừng. Nó cũng thật là đáng sợ, như đôi mắt chủ nó.
Tôi cười với Chi:
- Con chó này dám ngoạm anh hoặc Chi tha đi được lắm à.
Chi không dám rời tôi nửa bước. Chúng tôi bước lên lầu trong khi chị em Chúc còn lo dòm ngó mọi thứ,
lục lọi mọi thứ. Tấm hình hai con gà con đứng trên những phím đàng dương cầm chú treo ở đầu tủ đằng
kia cháu thích ghê, chú cho cháu nhau chú. Cả cái giỏ hoa khô đựng trong cái mũ cỏ bé tí nữa, trông dễ
thương ghê. Chú Thuyên ừ ừ, cho cháu cả căn nhà này, cả chú luôn. Chúc đấm vai chú, chú tầm bậy.
Tiếng cười khan của người đàn ông với khói thuốc và đam con gái làm tôi khó chịu. Tôi mở một cánh cửa
sổ, gió ùa vào lay động các màn cửa. Tôi chỉ cho Chi xem đám cây khô đằng sau nhà, những cành cây
tưởng như đã chết sau mùa xuân mới bắt đầu nhú những ngọn lá xanh.
- Ðứng ở đây làm anh nhớ tới đám hoa sứ nhìn từ cưả sổ ra sau vườn nhà em.
- Nhưng em chưa bao giờ pha cho anh được một ly cà phê sữa.
Tôi nhìn Chi lạ lùng, sững người một lúc. Một lúc sau tôi xòe bàn tay mình đặt bàn tay em nằm trong bàn
tay tôi. Rồi bàn tay em bị siết chặt. Tôi nói thật nhỏ, trong hơi thở nóng:
- Chi làm anh thèm muốn chết.
Tôi thèm muốn chết một ly cà phê sữa nóng. Và những miếng đường bẻ vỡ, chiếc muỗng nhỏ khuấy đều
vào thành tách sứ vang lên như những tiếng cười nhỏ. Trong buổi sáng chủ nhật dưới giàn hoa quỳnh anh
nơi vườn nhà em, thành phố ấy bây giờ cả hai chúng tôi đã xa, đã ngậm ngùi qua một thời. Em lớn lên và
em đẹp hơn bao giờ. Tôi lớn lên và đang đếm trên tay thêm những muộn phiền, mệt mỏi.
Chi hỏi tôi:
- Sao anh lại thèm chết, dại dột thế?
Tôi cừơi. Ừ, thèm chết. Chi là điều hạnh phúc nhất. Chết là sự trọn vẹn nhất mà cõi sống không có điều gì
trọn vẹn hơn.
- Anh nhảm ghê đi.
- Ừ, anh nhảm ghê.
Hơi khói thuốc tỏa ra khiến tôi quay lại, giật mình khi thấy chú Thuyên đang đứng ở đằng sau chúng tôi.
Ông hỏi:
- Gió quá hở?
- Vâng, gió quá.
Tôi khép cánh cửa lại. Bữa ăn trưa được dọn ra trong căn phòng cạnh bếp. Chúng tôi ngồi quanh chiếc
bàn gỗ không phủ khăn. Tôi ăn chẳng ngon. Ðôi mắt người đàn ông ngồi đối diện không rời Chi lúc nào,
ông hút thuốc cả trong bữa ăn. Ông ta khi thì ngậm xì gà khi thì ngậm "píp" trông thật khó chịu. Buông http://tieulun.hopto.org - Trang 60
đũa sớm trước hết mọi người, rời khỏi bàn là tôi và Chi tung người ra khỏi nhà, khỏi tầm mắt của người
đàn ông khó chịu kia ngay. Trường khoác cây đàn trên vai, hắn leo lên ngựa và la lớn, bao giờ chú quay
cho cháu một đoạn phim như thế này nha chú.
Chúc tìm được chiếc máy ảnh của Trường, nàng đeo trước ngực chạy đến bên tôi, tíu tít:
- Anh Huy chỉ Chúc chụp hình đi.
- Tôi không rành.
- Anh nói xạo.
- Thật mà.
Chúc đưa máy ảnh lên mắt, ngắm. Cô ta kêu lên:
- Sao tối om thế hở anh Huy?
Tôi cười chỉ vào cái nắp đậy ống kính:
- Phải mở cái nắp này ra đã chứ.
Chúc nói thế mà bảo anh Huy không biết chụp hình. Cô ta hướng ống kính về phía tôi và Chi, ông bà để
tôi chụp cho. Ðừng đùa. Cứ đùa. Cười lên chứ. Tôi thấy Chúc bấm máy lia lịa nhưng cản nàng không
được. Ðứa con gái thật bướng, nàng đã chủ tâm phá máy của ông anh là nàng phá. Nàng đã nhất định
hướng ống kính về phía chúng tôi là nàng làm. Tôi nghĩ, có để cho chụp thì cuộn phim cũng bỏ đi vì
chẳng cần ngắm, cần điều chỉnh ống kính cô ta cứ đưa lên bấm bừa. Chừng hết nửa cuốn phim, Chúc ném
máy ảnh trở lại xe và chạy ra phía đồi đằng sau đòi cưỡi ngựa với Trường và Liên.
- Em thích cưỡi ngựa không Chi?
- Thôi, em sợ lắm. Nhỡ nó hất em ngã thì sao?
- Anh ngồi trước cho Chi bám lấy.
- Anh đã cưỡi ngựa bao giờ chưa?
- Chưa.
- Nhỡ nó hất cả em lẫn anh ngã thì sao?
Hai đứa nhìn nhau chưa kịp vỡ ra tiếng cười thì có tiếng động phía sau. Chú Thuyên đến bên chúng tôi,
ông đã thay chiếc sơ mi sọc xám, tay măng găn, hình như ông mới vừa bước xuống lưng ngựa trở lại.
Không còn khói thuốc thở ra ở cửa miệng người đàn ông ấy, mỗi lúc chúng tôi lại thấy ông với một
khuông mặt lạ, dễ sợ. Chi nép sát lấy tôi.
- Không lên đồi sau cưỡi ngựa với Trường, các cháu?
Tôi cố ý làm ra vẻ tự nhiên, trả lời người đàn ông:
- Không, tụi này không biết cưỡi ngựa chú ạ.
Bắt chước anh em Trường, tôi nói "chú ạ". Thực ra tôi cảm thấy không muốn thân thiện với ông ta một
chút nào. Bởi mắt nhìn dị thường, bí hiểm của ông ta. Nhất là khi ông nhếch mép cười, tôi chịu không http://tieulun.hopto.org - Trang 61
nổi, hoặc phải lẩn xa hay nghĩ rằng mình có thể có một cử chỉ bất lịch sự nào đó, chống đối với ông bất
ngờ trong lúc này. Ông đã đến sát bên Chi:
- Cưỡi thử một lần, thú lắm các cháu. Không sợ ngã đâu.
Ông đưa tay vuốt tóc Chi.
- Con bé này có đôi mắt đẹp quá.
Thật là không chịu đựng nổi nữa, tôi nắm tay Chi kéo về phía mình và nhìn người đàn ông trân trân:
- Cám ơn ông, chúng tôi không thích.
Người đàn ông nhếch mép cười, hỏi tôi:
- Hai người là... là anh em với nhau hả?
Tôi gật đầu, đáp nhanh:
- Vâng, chúng tôi không thích cưỡi ngựa.
Nhất định không thích cưỡi ngựa à, mắt người đàn ông không bỏ cái nhìn soi mói về hướng Chi, để cho
cô bé này ngồi ngựa với tôi đi. Có con ngựa trắng đẹp lắm, hiền lắm, chỉ có bao giờ có khách quý tôi mới
đưa nó lên đồi. Mặc người đàn ông nói giì, tôi lôi Chi bước xuống những bậc đá ra chỗ đậu xe. Tôi nói
vậy và vội vàng đến suýt té trên những bậc đá ấy.
Chi kêu lên:
- Anh Huy!
Tôi đứng lại:
- Hở?
- Anh làm sao thế?
- Làm sao đâu?
Chi vùng vằng:
- Anh đi như chạy.
Tôi nhìn lên trời, cố gắng nở một nụ cười:
- Có lẽ trời sắp mưa.
Chi và tôi ngồi sau xe đợi anh em Trường. Tôi muốn về ngay, rời khỏi nơi đây ngay và nghĩ rằng sẽ
không bao giờ trở lại chốn này thêm một lần nữa. http://tieulun.hopto.org - Trang 62
Chương 7: Anh Chi Yêu Dấu
Buổi sáng, lúc tôi ra bưu điện gửi lá thư cho chị Hà thì trời mưa. Mưa không kịp vuốt mặt. Mưa giam tôi
ở hiên nhà mất một phần của buổi sáng. Cuối cùng tôi cũng đội mưa mà về, ướt sũng từ đầu tới chân.
Thay áo quần xong tôi leo lên giường quấn chăn nằm trong phần buổi sáng còn lại. Trời mưa mù mịt.
Mưa với những cơn gió khủng khiếp. Tôi ho từng chập và đầu hâm hấp nóng như muốn đau. Nếu chị Hà
biết được điều này hẳn là tôi đã không tránh khỏi bị la. Hồi nhỏ tôi có tật ham tắm mưa và lớn lên tôi ưa
thèm dầm mưa.
Hễ gặp mưa dọc đường, trú mưa chỉ được một chốc lát là tôi cảm thấy thèm nhào ra đường dầm cơn mưa
ngay. Dù tôi chẳng khỏe gì, đội mưa một đoạn đường là run lên cầm cập, về nhà muốn đau ngay. Trong
thư chị Hà viết cho tôi, Sài Gòn sửa soạn mưa, nóng ran người, nắng hoa mắt. Chị Hà trách tôi: "... Sao
lười viết thư, ba má nhắc em hoài về chuyện xa nhà. Chị nghĩ rằng chị hiểu được Huy phần nào, những
thay đổi bắt buộc phải có. Nhưng phần nào đó thì cũng rất mơ hồ thôi. Hình như những thay đổi này là sự
bất thường, phải không Huy? Thỉnh thoảng chị cũng trở lại phòng em, để tìm vài cuốn sách có thể đọc
được hay để lau chùi đám bàn ghế đóng bụi. Chị vẫn nghĩ rồi chẳng lâu em sẽ trở lại phòng này như ngày
nào".
Căn phòng quen thuộc và vuông ban công nhỏ ngày nào, rồi tôi bỏ quên đi. Khi tôi bắt đầu thân thiết với
cái phòng trong ngôi biệt thự rêu ẩm, hoang phế ở đây. Rồi buổi sáng thức dậy không còn thấy đám núi
mờ mờ ngoài khung cửa sổ như thường ngày. Trời đem về những cơn mưa dài lê thê. Ðám quỳ vàng quấn
lấy bùn ở dưới con dốc cánh rã tơi tả trông thật tội nghiệp. Như đám hoàng cúc mọc dưới chân bờ tường,
be bé thấp thấp giống đám gà con, bây giờ còn lại những cọng vàng yếu ớt nằm rạp trên mặt đất đang ăn
năn một kiếp, nuối tiếc một mùa qua.
Một mùa rắc hương cho trời đất đã chấm dứt từ buổi chiều Chi và tôi trên phố, khi vừa ở trong một tiệm
sách bước ra thì trời mưa xối xả. Chúng tôi đi men theo các hiên nhà để tìm một quán cà phê. Ðúng hơn
là tìm một nơi ngồi cho ấm. Tôi gọi cho Chi một ly sữa nóng và tôi một phin cà phê. Em nói, bây giờ
thỉnh thoảng em vẫn hay thèm một ly sữa như dạo còn ở với mẹ. Chúng tôi ngồi chụm đầu nhau chuyện
trò như những người con trai và những người con gái ngồi trong quán. Khác chăn là câu chuyện của
chúng tôi.
- Anh Huy ơi, có người nhìn mình nãy giờ đấy.
- Ðâu nào.
- Chị mang kính cận ở bàn trong cùng kia kìa.
- Kệ họ.
- Họ nhìn anh đấy.
- Khỏi phải đi, họ ngắm em thì có.
- Em mà họ ngắm làm chi.
- Thì em đẹp chứ sao.
- Không thèm.
Chi cúi xuống ly sữa, hai gò má chín đỏ, dễ thương.
- Không thèm. Anh Huy ngạo em.
http://tieulun.hopto.org - Trang 63
- Thật chứ bộ.
- Thật sao ạ?
- Chi cũng lớn rồi chứ bộ.
- Em mà lớn với ai. Em vẫn thèm uống sữa mãi thôi.
Tôi đưa tách cà phê của tôi lên miệng Chi, gạ em uống một ngụm. Uống thử với anh đi. Môi Chi đã ngậm
trên vành sứ nhưng rồi lại đẩy ra.
- Chịu thôi, vậy mà anh Huy uống được.
Tôi cười và rót phần sữa còn lại của Chi sang tách cà phê của tôi.
Mưa còn hạt nhỏ và những ly tách của chúng tôi lạnh tanh. Chẳng còn tìm đâu được hơi ấm để dành hai
bàn tay ấp lên má nhau. Chúng tôi ra khỏi quán với đôi mắt đục của bầu trời đầy hơi nước. Hai đứa đi
chung một cái áo mưa băng qua các con đường, các khu phố xá, mặc những con mắt dòm ngó. Chính lúc
này trong đầu tôi đã thoáng qua ý nghĩ, tôi và Chi sẽ trở thành những kẻ lạ lùng nhất của thành phố này
mà ai cũng phải biết tới.
Tôi đưa Chi trở lại nội trú. Soeur giám thị hình như cố ý chỉ còn đợi mình Chi, đang đi qua đi lại ngoài
hành lang phòng khách. Soeur xem đồng hồ khi thấy chúng tôi bước vào.
- Hôm nay em Chi lại trễ nữa.
Tôi đỡ lời Chi:
- Thưa sơ, tại chúng con gặp mưa.
sửa lại gọng kính, soeur giám thị ngó thẳng tôi, nói:
- Mẹ em mới viết thư cho nhà trường, dặn chúng tôi chăm nom em kỹ lưỡng. Ðó là bổn phận được lưu ý
riêng. Có điều lạ là tôi không được nghe bà nhắc Chi với những chuyện xin phép cho em Chi ra chơi ngày
chủ nhật.
Câu nói với mắt nhìn của người nữ tu hướng về tôi, làm tôi tái mặt. Có thể họ bắt đầu nghi ngờ về sự hiện
diện của tôi bên Anh Chi và rồi sắp khám phá ra rằng tôi không phải là anh ruột của Anh Chi, như tôi đã
dối họ. Những buổi sáng chủ nhật tới đón Chi đi chơi rồi sẽ không còn, khi mẹ Chi đã biết tôi có mặt ở
thành phố này, nơi mà bà tưởng sẽ giữ được tôi xa Chi. Thật là một sự kinh hãi. Rồi bà sẽ đưa Chi đi một
nơi khác, rất xa xôi nào đó. Nơi đó, hẳn sẽ nằm ngoài bước chân của tôi. Tôi mơ hồ rồi sẽ mất Chi.
Từ buổi chiều ấy ở nội trú về, tôi mơ hồ rồi mình sẽ mất Chi vĩnh viễn. Tôi buông tay Chi, lặng câm run
sợ, không dám ngước nhìn người nữ tu có bổn phận phải chăm sóc em. Tôi quên cúi xuống trán em ở
hành lang tối và chúng tôi quên dặn nhau như những lần trước. Anh về ngủ ngon. Em về ngủ ngon.
Bởi thếijngh Chi Ye tôi về ngủ chẳng ngon. Khi tôi trêu làm Chi dỗi, rồi hết lời dỗ Chi, có một lần em nói
với tôi. Anh ưa trêu em rồi anh về ngủ mơ thấy cây xương rồng cho mà xem. Những cây xương rồng
đang mọc đầy trong đầu tôi thành vườn. Những nhánh ngang nhánh dọc, những gai nhọn, những nhựa mủ
đang đâm kín tâm hồn bệnh hoạn của tôi. Tôi về chẳng ngủ được và hút thuốc lá liên miên. Những đêm
thật khuya, tôi bỏ sách vở ra ngoài hiên ngồi đốt thuốc, co mình trong cái lạnh. Cho đến khi mềm người,
cái đầu om lên vì thuốc như muốn nứt ra, tôi nằm ứa nước mắt nhớ tới Chi. Giờ này biết đâu em cũng
chẳng ngủ được như tôi, nằm vùi mặt trên gối mà khóc vu vơ. Bởi một lần em ngả trên vai tôi nói, từ nay
anh nghĩ gì em cũng biết hết cho mà xem. Anh không ngủ được và đang nghĩ tới bé Chi ạ. Anh đã quyết http://tieulun.hopto.org - Trang 64
định rồi, từ tuần tới anh sẽ chẳng tới đón bé. Và những tuần tới nữa anh cũng chẳng tới thường với bé. Có
thể chúng ta gặp nhau hoặc nhìn nhau mà thôi. Vì anh muốn nâng niu những ngày này. Không biết bởi
linh tính nào đã khiến anh nghĩ thế, rồi chuyện tình cảm này vỡ ra. Chúng ta sẽ không còn được ở bên
nhau mãi đâu.
Phần đêm còn lại tôi ngủ mơ thấy mình là anh chàng phi công mất trí trong phim, bị bắn những phát đạn
nơi ngực, nằm chết trong sân nội trú trường Chi, mắt mở trừng trừng. Tôi mơ thấy tôi, thấy lẫn lộn tất cả.
Khi thấy mẹ Chi với đôi mắt đỏ hoe. Khi thấy cũng là đôi mắt nhưng soeur giám thị, bà nhìn tôi thật dữ
tợn sau lớp kính sáng quắc. Và tôi thấy cả đôi mắt của người đàn ông đã làm tôi khó chịu trong buổi sáng
chủ nhật đi chơi với anh em Trường nữa. Kỳ lạ. Tôi thấy ông ta cười với Chi, nắm lấy tay và ẵm Chi lên
con ngựa trắng phi như bay trên ngọn đồi cỏ mướt. Tỉnh dậy tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ và miệng khan,
môi đắng ngắt.
Bỏ học liên tiếp mấy ngày, người tôi lao đao trong cơn đau. Cơn đau như thời tiết đang thay đổi ở ngoài,
mưa từng chiều lê thê, lạnh ngắt từng những bậc cửa, những đồ đạc trong nhà. Tôi muốn đau vùi qua
ngày chủ nhật, để tôi sẽ quên đến đón Chi. Và tôi đau thật sự, buổi sáng lúc đội mưa từ bưu điện về.
Cô Ngàn đã đặt tay lên trán tôi, lo ngại:
- Cháu sốt cao rồi đó.
- Vâng có lẽ thế. Sao miệng cháu đáng ngắt à.
- Tại cơn mưa đó. Mưa đầu mùa bao giờ cũng độc.
Tôi nhớ tới cái thư, nhớ chị Hà và thành phố mà những người thân tôi đang sống. Có lẽ cũng đang vặn
mình trong cơn đau của mùa mới. Chỉ vào những tháng này người ta mới biết có thời tiết đang thay đổi
chung quanh, suốt một năm. Và những ngày lạnh rơi rớt vào cuối năm họa hiếm để người ta biết có
những ngày tết sắp đến. Thành phố mà lúc nào cũng đầy khói, bụi bặm với những tiếng động mệt mỏi.
Tôi thích được nói, cái thư có một chụt thời tiết nơi gửi. Trong thư tôi cũng kể cho chị Hà nghe, nơi đây
cũng bắt đầu mưa.
Tôi co quắp người trong chăn với cơn ho dài. Cô Ngàn đi lấy thêm cho tôi chiếc khăn dày đắp phủ gần
kín cả chiếc giường. Cô bóc một tờ lịch treo trong phòng rồi đến ngồi bên tôi. Hôm nay là thứ bảy.
Cô nói:
- Mai chắc cháu không đi đón em Chi được nhỉ.
Tôi quay lại nhìn cô, bặm chặt môi, không nói gì. Cô đặt bàn tay lên bờ vai tôi, cười nhẹ. Cô đùa, anh
Huy đau không tính toán gì cả, nhằm đúng ngày tới đón người ta thì đau. Cô cố vui cho tôi vui được:
- Cô đang định nấu một bữa bún mọc để đãi hai người, ráng khỏi tuần tới còn đón em Chi về chứ anh
Huy.
Tôi vẫn không cười được, hằm răng vẫn ngậm chặt môi. Tuần này và tuần tới, không biết toi có còn dám
tới nội trú đón Chi không. Biết rồi chúng tôi có còn vui vẻ để gặp nhau.
Cô Ngàn lay vai tôi:
- Kìa anh Huy. Hẹn tới đón em Chi đi chứ.
Tôi nhìn chăm vào cô Ngàn, nghe cô nói. Em chi dễ thương ghê đi ấy. Và tôi ứa nước mắt.
http://tieulun.hopto.org - Trang 65
- Ðừng chứ anh Huy.
Cô làm tôi khóc oà. Chưa bào giờ tôi thấy mình trẻ dại như thế. Cô Ngàn cuống lên. Cô tôi gọi tôi như
Chi đã gọi tôi.
- Ðùa tí vậy mà cháu.
Cô bỏ xuống bếp. Một lát sau cô trở lại với ly sữa và tiếng muỗng khua vào bờ thủy tinh, cô nói:
- Cháu uống ly sữa cho khỏe.
Tôi ôm bàn tay mình vào ly sữa tìm một chút ấm tỏa ra. Tôi nhớ Chi và những giọt nước mắt đã khô một
cách vội vàng. Không biết giờ này ở trường em Chi đang làm gì. Ðang huyên thuyên bên bạn bè, cắm cúi
trên cuốn vở hay đang đứng cúi mặt trước soeur giám thị nghe hạch hỏi. Trời ơi, có thể lắm, nếu soeur
giám thị gạn hỏi mọi chuyện thì Chi biết những gì phải trả lời, biết những gì phải dấu giếm. Nhất định rồi
mọi chuyện sẽ vỡ lở, hỏng hết. Tôi nhắm chắc ly sữa tưởng như có thể bóp vỡ nát thủy tinh được. Trời ơi.
Tôi căm hận người nữ tu cận thị, căm hận nội trú trường Chi, cả hai là những bức tường đá nặng nề vây
kín lấy Chi và sửa soạn ngăn cấm tôi tới với em.
Nhưng có lẽ giờ này em đang ở nhà nguyện.
Buổi sáng chủ nhật tôi nằm nghe tiếng chuông lễ đầu vang từ ngọn đồi nhà thờ Chính toà, đổ từng hồi rộn
rã, ngân nga. Lòng bỗng nôn nao quá đỗi. Tôi thèm được khỏe khoắn để bò dậy khóac áo đi đến đón Chi,
như mọi sớm chủ nhật khác, khi tiếng chuông lễ đầu chưa dứt tiếng ngân là tôi đã ra khỏi nhà, chui trong
sương mù ẩm ướt mà cảm thấy hạnh phúc. Một chút hạnh phúc bé mọn đó tôi nhận ra bước chân mình rất
ngây ngô, khờ khạo leo lên những con dốc, ngửa mặt lên nhìn trời. Tôi cảm thấy bất ổn. Y hệt hình ảnh
một người chẳng lấy gì gọi là giàu có nọ, có một chút của cải đem chôn giữ nhưng lúc nào cũng nơm nớp
lo lăng là sẽ bị đào mất. Hạnh phúc của tôi bên Anh chi mỏng manh, bé mọn và thật buồn. Hạnh phúc mà
mỗi chiều chủ nhật tôi đưa em trở lại nội trú để nghe bước chân mình nhẹ tênh, vùi dập trong bóng tối, đi
về một mình một đoạn đường. Hạnh phúc đó bây giờ đây đang ngân nga trong tiếng chuông. Tiếng
chuông dứt, tôi vùi người trong nỗi nhớ Chi. Giờ này chắc em đang ở nhà nguyện.
Tôi tưởng Chi đang quỳ ngoan ngoãn trong nhà nguyện, mắt ngước lên. Và khi mọi người dự lễ về hết,
chỉ còn một vệt nắng chiếu qua khe kính vỡ nào đó của khung cửa vòng cung và em nhỏ bé bên những
hàng ghế lạnh. Rồi lời nguyện nở trên cánh môi hồng của người con gái nhỏ, đôi mắt long lanh.
Có bao giờ Chi nhớ tới anh trong những lời nguyện ấy.
Chi giương mắt nhìn tôi mong đợi thương yêu.
- Chi cầu nguyện xin Chúa thương anh.
- Nhỡ Chúa chả thèm thương anh thì sao.
- Anh nhảm. Chúa bao giờ cũng thương hết mọi người.
- Nhưng Chúa thương Chi hơn.
- Sao anh biết?
- Biết chứ, anh còn biết hơn thế nữa kìa.
- Anh biết làm sao ạ?
http://tieulun.hopto.org - Trang 66
- Biết có người còn thương Chi hơn Chúa nữa cơ.
Chi "la" tôi:
- Anh lại nhả nữa, không được đem Chúa ra so sánh với bất cứ ai.
Tôi ngoan ngoãn khoanh tay lại đứng trước mặt Chi:
- Vâng ạ, thưa em Chi. Ai dạy em Chi mà em Chi... khôn thế ạ.
Chi phì cười chồm lên ôm cánh tay tôi.
- Anh Huy đừng nói nhảm vậy nữa, Chi phạt đó nha.
Tôi vẫn khoanh tay, nhìn ngược lên trời.
- Nhưng Chi có biết "một người" anh nói đó là ai không nhỉ.
Chi buông cánh tay tôi ra, sững sờ. Người tôi co lại như cây tùng khô lá đứng giữa trời chơ vơ, run rẫy
chờ đợi. Buổi chiều chủ nhật gió chạy đuổi với những xương lá dưới chân chúng tôi, gió đưa mái tóc mền
Chi ngả vào vai tôi, gió thổi tung tâm hồn chúng tôi lên cao, hòa nhập vào nhau. Chúng tôi là những
người có bước chân đi đứng không chạm mặt đất. Sống bằng hơi thở của nhau. Bé yêu dấu, bé có biết,
anh thương bé nhất đời. Tôi bỗng xuôi tay xuống, cất tiếng nói lớn để chặn hạt nướt mắt nặng nề nằm
trong khóe mắt có thể ứa ra, làm hơi thở nóng hừng hực trên mái tóc Chi.
- Anh muốn được sống bé mọn như thế này hoài hoài, Chi ạ.
Tôi bế bổng Chi lên xoay một vòng qua thân cây thông nằm ngang và hai đứa bước ra đường, rời khỏi
quê hương nhỏ bé của chúng tôi thường lập nghiệp trên đường về. Vào một buổi chiều khi cầu nguyện
bên nhau, bên những thân thôgn già trụi lá cao vút của chủ nhật êm đềm. Ðó là một khu rừng thưa ở lưng
chừng con dốc, trước khi hai đứa chui vào cái hầm là là những cành cây dày đan kín thành vòm trên đầu,
rẽ tới khu vực của Marie. Thế là buổi chiều tắt ngấm trong đôi mắt của hai đứa nhìn nhau. Anh về ngủ
ngon. Em về ngủ mơ. Ngủ trong suốt một tuần lễ đợi một ngày chủ nhật. Anh muốn được sống bé mọn
như thế này hoài hoài, Chi ạ.
Giờ này nếu tôi được quỳ cầu nguyện bên Chi thì có lẽ lời cầu nguyện sẽ chắt ra từ hơi thở nóng mê man
hơn lúc nào hết của tôi. Lạy chúa con chỉ có một trái tim nhỏ nhoi tội nghiệp và những giọt máu vui buồn,
đã lẫn vào với nỗi vui buồn của em Chi. Xin thương giữ cho con, chứng giám cho con với tình yêu đơn
sơ, chân thành này. Con như người mù, con sẽ nhắm tít mắt và không còn thiết gì nữa hết, ngoài em của
con ra...
Tôi rũ người trong cơn ho dài. Tiếng chuông tan lễ bắt đầu đổ từng tiếng chậm, ngân nga rồi đổ dồn lan
rộng. Tôi nằm bất động lắng nghe, dố dằn cơn ho cho đến khi dứt hồi chuông, dứt hắn tiếng ngân nga
vang vọng từ những thung lũng chung quanh đưa về. Ở một góc nào đó trong ngực mình đau nhói. Tôi
bắt đầu sợ tiếng chuông. Rồi những tiếng ngân vang vọng sẽ kế tiếp. Tôi nghiêng người nhìn chiếc đồng
hồ treo trên bàn, hai chiếc kim và những con số. Trong cơn đau này, và những tiếng chuông, tôi nhớ em
Chi, chắc giờ này em mong tôi lắm.
Cô Ngàn mang cả tô cơm lớn đang ăn vào phòng tôi. Cô hỏi:
- Thèm cơm không?
Tôi lắc đầu. Cô Ngàn ngồi xuống mép giường:
http://tieulun.hopto.org - Trang 67
- Cháu ăn cháo nhé.
Tôi lắc đầu. Cô cười cười:
- Bây giờ thèm cái gì nào?
Tôi xoay người, kê hai bàn tay dưới má:
- Cháu chả thèm cái gì cả. Cháu chỉ thèm chết.
- Dại dột chưa, cô Ngàn cười cười, thế còn em Chi để đâu.
Tôi lặng thinh, nước bọt trong miệng đắng ngắt. Tôi không dám nhìn cô. Quay mặt ra phía cửa sổ, cô nói:
- Sáng nay chắc người ta mong lắm đấy. Ðáng lẽ phải nhờ người nhắn giùm là cháu không tới được.
Xoay người lại ngay ngắn, tôi nhìn ngược lên trần nhà:
- Chả cần cô ạ.
- Sao vậy?
- Cháu không thích.
- Không sợ em ấy mong sao?
Tôi lặng thinh nhìn vào khoảng không mơ hồ. Trong mắt hình như hạt nước nặng nề nào lại thu về. Cô
Ngàn lập lại câu nói, không sợ em ấy mong sao, và sửa lại mép chăn xô lệch trên ngực tôi. Tôi muốn có
một người để nghe kể và hiểu chuyện của tôi quá.
- Có thể tuần tới cháu cũng không tới đón em ấy nữa cô ạ.
Cô Ngàn nhổm lên:
- Sao vậy ?
- ...
- Có chuyện giận em ấy hả?
Nếu để giận được em. Tôi xoay mặt vào trong giấu giọt nước mắt ứa ra. Làm sao có thể kể cho ai hiểu
được nỗi lo sợ sắp mất Chi của tôi
Buổi chiều mê man trong cơn sốt, khi tỉnh dậy tôi thấy trán mình vã mồ hôi. Nắng cuối ngày chủ nhật
từng vạt lớn còn nằm dưới chân dốc, những vạt nắng thật dễ sợ. Tôi xin cô Ngàn một ly nước, uống một
hơi mà nghe rõ từng giọt lạnh trôi xuống. Ngồi dựa lưng vào tường và ôm chiếc gối đầy lòng, tôi thở mệt
nhọc.
- Sáu giờ chưa hả cô?
- Kém mười phút nữa. Hồi nãy cháu mê gì dữ thần vậy.
- Gì cơ ạ?
http://tieulun.hopto.org - Trang 68
- Cô thấy cháu ú ớ gọi ai đó không rõ.
- Vậy hả cô.
Tôi đưa tay đỡ lấy cái đầu hình như đang chất chồng đầy sỏi đá, nặng chình chịch:
- Hình như cháu thấy mình cưỡi ngựa. Không, hình như cháu đuổi theo một con ngựa trắng...
Hình như trên con ngựa trắng ấy có Chi. Tôi đuổi theo mãi con ngựa trắng trong cơn mê để đến lúc tỉnh
dậy thì mệt nhoài. Tôi thắc mắc, tôi quay cuồng, không hiểu tại sao mình lại bị ám ảnh bởi bóng dáng
người đàn ông và con ngựa trắng hoài như vậy. Tôi không tin rằng chuyện khó chịu của buổi chiều chủ
nhật ấy ở nhà chú Thuyên sẽ còn liên hệ với tôi. Trong bệnh hoạn, cơn mê là bóng đen mờ lối, làm sao
giải thích được. Tôi thu người lại với nỗi lo sợ mất Chi của đầu giấc ngủ vùi ban trưa.
- Sao cháu muốn chết quá cô ạ.
Cô Ngàn đang xếp đặt những cuốn sách bừa bộn trên bàn tôi, bỗng ngừng tay nhìn lại.
- Rõ rang cháu có vẻ lạ lắm rồi đấy nhé. Có thấy mệt nhiều không?
- Không, cháu đang tỉnh táo lắm mà.
- Ðôi khi mình cứ tưởng thế nhưng kỳ thực tinh thần đang mệt mà không biết. Cháu có vẻ bi quan quá.
Cô Ngàn bật tiếng cười khô khang rồi tiếp tục với công việc, dọn dẹp lại cái phòng giùm tôi.
Con trai mới đụng ốm đâu một tí là đã bi quan đây rẫy rồi. Câu nói của cô Ngàn không ngờ khiến tôi
chạm tự ái. Tôi nghĩ tới Chi và câu nói cảnh cáo của soeur giám thị. Có phải chỉ chừng ấy chuyện mà
khiến tôi lo lắng lao đao cả tuần lễ nay. Tôi yếu đuối thật. Tôi cũng hiểu, đâu phải tất cả mọi điều mình
muốn đều được chìu chuộng. Sống là phấn đấu. Chút tự ái là những hạt cát đang chà lên da thịt của một
đứa con trai ấy là tôi, ran ran nóng. Tôi tung cái gối ôm trong lòng văng xuống giường.
- Cháu đui đâu vậy?
Cô Ngàn hốt hoảng nhìn tôi đứng dậy khỏi giường:
- Cần gì cô lấy cho.
- Cháu chả cần gì cả. Tại cháu thấy khỏe rồi.
Tôi ra đứng ở cửa sổ, đặt cả hai bàn tay trên mặt kính nhìn ra phía ngoài. Dưới chân con dốc, đám bụi
vàng vừa tung lên trong cơn gió bất chợt. Cuốn theo những chiếc lá khô cong queo, rồi tất cả nhẹ nhàng
rơi vao hai bên bờ cỏ. Lặng yên.
Khi ấy, tiếng chuống sáu giờ của nhà thờ Chính toà đổ rời rã từng tiếng một, thật chậm. Từng tiếng một
ngân nga trong lòng ngực tôi, nghèn nghẹn. Ðã hết một ngày chủ nhật. Một chủ nhật tôi chẳng có Chi. http://tieulun.hopto.org - Trang 69
Chương 8: Anh Chi Yêu Dấu
Trường đang đứng nói chuyện với đám bạn gái. Vừa thấy tôi ở cổng hắn đã vội chạy ra, hai cánh tay áo
len cột lại trước ngực bay bay, trông hắn có vẻ hớn hở.
- Sao cả tuần nay không thấy tới trường. Ðang định tìm cậu đây. Chuyện gì vậy?
- Ðau.
- Ðau kỹ thế cơ à, hèn chi thấy mặt mũi hốc hác hẳn ra.
- Cũng xoàng vậy. Ðâu đã chết.
Trường bá vai tôi cười lớn. Mỗi ngày thấy bạn ta mỗi lạ quá.
- Cậu đi courses đều không?
- Ðiểm danh từng giờ, sức mấy dám nghỉ.
- Có thông báo gì mới không?
- Cậu biết gì về vụ thi cử chưa?
- Chưa.
- Tuần tới bắt đầu nộp đơn, cuối tháng sáu thi.
- Vậy hở.
Những cuốn sách trong tay tôi bỗng nặng nề, trong khi đầu óc tôi tưởng nhẹ tênh. Tôi theo Trường đến
bên đám bạn cả trai cả gái đang chụm nhau cười nói. Sao tôi thấy ai cũng dửng dưng. Ngồi hai giờ Kinh
tế học tôi cũng chỉ ghi được cái tựa. Tiếng giáo sư đều đều mãi vô nghĩa. Tôi nghĩ tới Chi, chắc giờ này
em cũng đang ở lớp học. Không biết bao giờ em nghĩ tới tôi một chút trên những trang vở em mở ra, hôm
qua hay hôm nay. Và không biết có bao giờ em nghĩ rằng tôi đang nhớ em, nhớ em đến lịm người, như
bây giờ đây. Nhưng Chi ạ, hãy ngoan mãi nha bé. Hãy cúi đầu dễ thương trên cuổn vở và môi hồng hãy
khẽ nhẩm đọc bài. Hãy hồn nhiên như chim muông, tâm hồn em, xin nhẹ tênh như những phiến mây
trắng trên bầu trời. Và hãy vui, môi em cười suốt ngày đẻe mắt em long lanh suốt ngày. Còn phần anh,
anh xin nhận nỗi buồn cùng tất cả nhữgn dằn vặt này. Anh muốn thu mình là ngọn cỏ vùi dập dưới chân
em qua. Bé yêu dấu, để anh nhớ bé đến ngọt môi như bây giờ.
Tôi cười thầm một mình khi nghĩ rằng, có thể nào gọi như mình đang tương tư. Anh Huy tương tư em
Chi. Những cuốn sách hờ hững trên tay, tôi bước ra khỏi lớp với nụ cười nhỏ. Trời mưa, mưa trắng xóa,
sinh viên đứng hàng dài trước hiên lớp nhìn ra trời mưa. Mưa vừa đủ để chẳng ai dám bước ra khỏi chỗ
đứng. Các lối đi trong khuôn viên trường vắng hoe. Ðám mimosa viền hai bên đường, có lẽ những chùm
hoa nhung vàng đã rữa ra hết cả, chúng ngã rạp theo từng cơn gió và những cành lá màu bạc đôi khi
tưởng lẫn vào những hàng mưa. Có một cặp tách bạn bè, bỏ hàng hiên đi ngược lên thư viện. Tiếng la ó ở
phía hàng hiên bên kia.
- Biểu diễn dù mới hả.
Người con trai cầm chiếc dù cho cô bạn đang núp chung quay lại cười. Chiếc dù đỏ nổi bật trong màn
mưa với hai người. Rồi thỉnh thoảng lại thêm một cặp bước ra. Họ che chung một chiếc áo mưa, hoặc núp
chung một chiếc dù đi bên nhau thong thả, tình tứ. Cuối cùng là một cái thú đi bên nhau trong mưa. Khối
cô cậu rủ nhau đi vòng các con đường trong trường. Và đám con trai ở hiên đối diện luôn ồn ào cười nói. http://tieulun.hopto.org - Trang 70
- Quyến rũ con nhà người ta bỏ học hở, về mách mẹ cho bi giờ.
- Giấu áo mưa rồi đòi đi chung hở.
Khi trời còn mưa nhỏ, tôi rời hàng hiên lớp chạy đi tìm Trường. Cũng đúng lúc Trường đi tìm tôi, hai đứa
đụng đầu ở một lối rẽ.
Trường ôm vai tôi:
- Còn giờ học nào nữa không?
- Hai giờ sau hình như nghỉ.
- Hình như à?
- Ừ, hình như ông thầy kẹt chuyến bay.
Chúng tôi chạy lúp xúp qua mấy hàng hiên đi ra chỗ đậu xe, gió thổi quất những hạt mưa rát mặt. Trường
hỏi tôi:
- Ði uống cà phê nhé.
- Ngồi quán buổi sáng chán chết.
- Mình có hẹn với mấy người bạn ở ngoài đó.
- Bạn trai hay bạn gái?
Trường nhếch môi cười, nhìn tôi:
- Ðiều đó chó hệ gì đâu?
Tôi cũng cười theo hắn:
- Thì cũng hỏi vậy thôi.
Trường ậm ừ một câu hát trong miệng. Khi xe ngừng lại ở một ngã tư, hắn quay sang hỏi tôi:
- Ở Sài Gòn cậu có nhiều bạn không?
- Biết mình rồi mà. Rất ít.
- Ðó là từ bao giờ.
- Bây giờ vẫn vậy.
Trường cười lớn:
- Ðiều đó khó tin quá.
- Khó tin nhưng có thật.
Trường vẫn cười. Tôi hét lên: cười chi dữ vậy. Trường nhìn tôi lạ lùng lúc hắn bất chợ ngừng xe lại ở một http://tieulun.hopto.org - Trang 71
lề đường. Cái lối nhìn khó hiểu của hắn luôn làm tôi nghĩ ngợi. Tôi quay sáng hỏi Trường:
- Còn cậu thì sao?
- Sao nghĩa là sao?
- Nghĩa là có những thay đổi.
- Dĩ nhiên là có.
- Thí dụ.
- Như sự hình thành một tập tình ca chẳng hạn.
- Còn gì nữa chứ - Người hay khóc của cậu đâu rồi?
- Quyên hả?
- Dấu nàng ở đâu rồi?
- Chỉ còn những giọt nước mắt đã khô.
Bất chợt Trường cười buồn trong câu hát. Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi những
dòng sông nhỏ, lời hẹn hò là những cơn mưa. Tôi tưởng hắn có thể ứa nước mắt ở cuối câu hát. Lời hẹn
hò là những cơn mưa phải không Huy. Những cơn mưa bụi, mưa không kịp ướt đất. Những cơn mưa
hương hoa trong đời, cuối cùng chỉ còn lại chút xót xa nghẹn ngào nơi ngực khi tưởng lại. Quyên hay
khóc ngày nào của Trường bây giờ chỉ còn là những giọt nước mắt khô, tôi có thể tưởng tượng ra được, ở
một góc nào đó chiếc khăn trắng cầm tay của người con gái ấy còn in lại những dấu vết. Và Trường, dạo
chúng tôi còn luôn gặp nahu, có dịp hắn vẫn thường nói, sao nàng hay khóc. Quyên hay khóc và nàng
cũng khóc trôi luôn cả một mối tình mơ mộng.
Thay vì đi thẳng lối Trần Hưng Ðạo, Trường thả xe vòng bờ hồ, qua cầu rồi leo dốc lên khu Hoà Bình.
Trường còn đi mấy vòng nữa trước khi ngừng ở quán Tùng. Mưa dứt hột và bắt đầu có một chút nắng quý
hóa trải trên các mái nhà phố xá khi chúng tôi bước xuống xe. Mãi đến lúc này chúng tôi mới nói chuyện
với nhau trở lại.
- Hẹn mười giờ mà bây giờ đã gần mười một giờ, không chừng họ bay cả rồi.
- Rất có lý do. Trời cũng vừa tạnh mưa.
Chúng tôi đứng ở cửa, ngó khắp một lượt trong quán trước khi bước lên lầu trên. Trường gọi một chai
bia. Tôi gọi một ly sữa nóng. Trường bảo tôi, cậu lúc nào cũng như con gái. Và hắn cười. Nếu hắn biết là
tôi đã nhớ Chi ngay từ khi đặt chân vào quán. Nếu hắn biết tôi và Chi đôi lần bước vào đây, trong những
chiều chủ nhật trước. Nếu hắn biết được bây giờ đây tôi đang uống thay cho Chi một ly sữa nóng. Và nhất
định chẳng có ai hiểu được, tôi đang nghĩ tới em. Nghĩ tới em mỗi lúc.
Trường chia tôi một điếu thuốc, tôi lắc đầu:
- Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy cậu hút cơ mà.
- Nhưng không ai hút thuốc khi uống sữa bao giờ.
- Nhưng cũng không có người con trai nào vào quán kêu một ly sữa bao giờ.
http://tieulun.hopto.org - Trang 72
- Bộ nhìn tôi đáng buồn cười lắm hở?
- Buồn cười thì không. Nhưng mà lạ.
- Tôi thích vậy.
- Cậu thì bao giờ chả thế, khác người không hà.
- Tôi chả bao giờ nghĩ rằng mình phải lập dị một chút cho thiên hạ chú ý tới.
- Thì có ai nghĩ oan cho cậu thế bao giờ đâu, sao lại biện minh.
Trường phả mạnh khói thuốc về phía tôi, cười cười. Sống với mình đã vất vả, sống với người khác nữa
quả là một điều quá mệt, phải không Huy? Tôi vẫn nghĩ thế. Tôi thích những người có đời sống hướng về
nội tâm. Ðó là một đời sống khó khăn nhưng hạnh phúc. Trường dụi tắt điếu thuốc vào gót giầy, cười
nhỏ:
- Tôi đang ngắm nhìn cậu đó, Huy ạ.
Tiếng nhạc từ góc phòng dìu dịu một bản tình ca màu xanh. Tình ca ngậm ngùi. Tôi và Trường ra khỏi
quán, trưa nắng bỗng rực rỡ trên mặt đường còn đọng nước. Trường cởi bỏ áo len ném lại băng sau.
- Người hẹn mình hôm nay là hai chị em mình kèm học. Trường nói, chắc mai gặp lại các nàng hận mình
ghê lắm. Bây giờ con gái lãng mạn khũng khiếp. Các nàng chẳng thèm học toán, học sinh ngữ, các nàng
đòi thầy giáo ôm đàn và tán lời nhạc cho các nàng nghe.
- Bởi thế mà thầy giáo hẹn học trò ở quán cà phê hở?
- Bậy nào.
- Chứ không phải cậu vừa nói.
- Thì học trò hẹn thầy giáo chứ bộ
Trường cười. Ðùa vậy. Học trò với thầy giáo gì đâu. Hai nàng hình như có họ hàng xa lắc xa lơ gì với
mình đó mà. Họ hàng đụng nhau chan chát ở ngoài đường rồi dắt nhau về nhà mới nhận ra nhau. Họ hàng
của những người lớn thôi.
Trường nhận còi inh ỏi khi qua mặt hai người con gái chở nhau bằng xe đạp phía trước và đưa tay vẫy họ
khi lao vút đi. Hắn nói:
- Dễ thương đấy chứ.
- Ai vậy?
- Hai nàng mà mình nhắc tới đó.
- Sao cậu không ngừng lại. Kìa, hình như họ vẫy cậu.
Trường nhấn ga cho xe vượt một ngã tư, nói:
- Ngừng lại nguy hiểm lắm cậu biết không, lần trước cũng một lần gặp hai chị em chở nhau như vậy,
mình đứng lại nói chuyện một lát, họ liền bắt mình khiên xe của họ lên xe mình rồi chở đi vòng vòng
khắp phố. http://tieulun.hopto.org - Trang 73
- Vui phải biết.
- Vui nỗi gì. Về nhà kể cho nhỏ Liên nhỏ Chúc nghe, hôm sau chúng liền bắt chước cái trò đó. Khiêng xe
đạp bỏ thùng sau xe mình bắt chở lên phố cho chúng đi. Ức muốn chết.
Qua góc phố, Trường dừng xe lại mua một gói thuốc. Hắn chỉ cho tôi:
- Cô bé ngồi đọc sách xinh quá kìa.
Tôi nhìn lên khung cửa sổ trên cao, một người con gái nhỏ cúi đầu trên cuốn sách, khuôn mặt bị mái tóc
che khuất một phần. Hình ảnh đó làm tôi bắt nhớ tới Chi và khung cửa nơi em ở. Một lần Chi đã nói với
tôi, phòng em ở trên lầu, có một cửa sổ phía sau nhìn xuống con đường nhỏ đầy hoa quỳ vàng. Em hay
ngồi đấy nhìn đám trẻ nhỏ vào mỗi giờ học và tan học. Chúng đi theo cha mẹ hoặc anh chị. Có khi chúng
đi một mình và có thể là khóc suốt quãng đường. Nhìn chúng đeo cặp trên vai dễ thương ghê lắm.
- Cậu không phải về nhà ngay chứ?
- Chi vậy?
- Cậu làm tài xê cho tôi một quãng đường cần thiết được không?
Trường ngó thẳng tôi một giây, khẽ cười:
- Ðược chứ.
Xe ra khỏi khu chợ, tôi nói với Trường rẽ phải rồi rẽ trái mấy lần. Hắn la to lên:
- Ði đâu mới được chứ bạn?
- Thì cứ theo người ta, làm gì mà sốt ruột vậy.
Trưòong cho xe chậm lại ở một ngã tư. Hắn cười, tay hờ hững trên vô lăng.
- Nơi ta ở rành rẽ từng viên đá, bạn ta muốn đi đâu ta chỉ cần kẻ khẽ một đường thẳng là tới ngay.
Tôi địnhnói với Trường nơi Chi ở, nhưng cuối cùng tìm ra con đường quen thuộc, tôi nói với hắn.
- Cứ đi thẳng đây đi.
Trường nhấn ga, cười lớn.
- Thế thì ta biết bạn muốn đi đâu rồi.
- Xạo.
Tuy nói thê như tôi hơi chột dạ. Có thể nào Trường biết được nơi tôi sẽ tới. Có thể nào đây là con đường
độc nhất dần đến Domaine de Marie. Trường nhìn thẳng, miệng tủm tỉm cười. Lâu lâu mới có dịp được
chìu bạn ta. Xe qua khu bưu điện, thư viện rồi leo dốc. Xe qua chỗ cây gỗ đổ, qua thế giới bé nhỏ quen
thuộc của chúng tôi những ngày chủ nhật. Xe chui dưới bóng những cành thông đan kín trên đầu, qua cây
cầu xi măng nhỏ dưới chân dốc. Lát sau đó xe đưa tôi đến khu nội trú Chi ở. Bên này đường là nhà
nguyện và đối diện là nhữgn dãy nhà một tầng với những hành lang sâu hun hút nằm bên kia. Mười hai
giờ hơn, nắng rực rỡ trên các mái ngói đỏ, nắng thắp sáng những hạt bụi vàng tung lên ở con đường đất
mà xe chúng tôi vừa quẹo vào. Con đường vào những giờ đi học và tan học Chi đã thấy bọn trẻ con ngang http://tieulun.hopto.org - Trang 74
qua. Tôi ngước lên, cố tìm một khung cửa sổ là cửa sổ phòng Chi mà tưởng tượng có Chi đang đứng ở
đó. Nhưng không. Một dãy cửa sổ đóng kín mít, câm lặng. Giờ này có lẽ Chi đang ngồi ở bàn ăn với bạn
bè hay đã trở về phòng, đóng cửa chuyện trò đợi giấc ngủ trưa.
Tôi thật là ngớ ngẩn. Xe vòng hết con đường đất đi ra một khu cư xá, tôi nói với Trường:
- Bây giờ cậu có quyền kẻ một đường thẳng ngắn nhất để về nhà.
Chiếc xe vọt ra khỏi lề đường, lao đi. Trường nói lớn:
- Lâu lâu mới có dịp chìu bạn ta, mà bạn ta thì luôn luôn khó hiểu vậy.
Cảnh vật bị cắt nát gẫy vụn hai bên đường. Trường rủ tôi về nhà hắn ăn cơm rồi chiều đi ciné nhưng tôi từ
chối. Tôi không thích nghĩ tới bất cứ chuyện gì bây giờ. Bây giờ tôi chỉ muốn trở về ngay phòng mình,
trải dài người trong nỗi nhớ Chi. Nỗi nhớ tuyệt vời. Nỗi nhớ bỗng ngọt biết thành say ngất.
Chi ngả đầu trên vai tôi, trách móc:
- Sao mãi chẳng thấy anh tới đón Chi?
- Chi có chờ anh không?
- Chi khóc hoài. Bộ anh bận chuyện gì hở?
- Ừ... anh bận.
- Anh bận rồi quên luôn Chi chứ gì.
- Anh vẫn nhớ Chi. Nhớ lịm người.
- Sao anh không tới đón Chi. Anh bận đến thế ư?
- Không phải vậy...
- Anh không dối Chi đâu. Nhưng anh cũng không thể nói gì hơn được Chi hiểu.
- Anh giấu Chi.
- Ðến lúc rồi tự dưng Chi nhận ra. Ðời sống thường là không đơn giản như nỗi nhớ và những hạt nước
mắt. Chi thấy không, một đám sương mù trước mặt...
- Chi không hiểu.
- Rồi đám sương mù sẽ dày đặc mãi thêm. Ðám sương mù ở giữa chúng ta. Hai đứa mất nhau. Và chúng
ta bỗng biến thành những cụm sương mù lạnh buốt.
- Chi không hiểu. Chi không biết mọi điều.
Tôi nắm tay Chi, bóp mạnh. Chi bật khóc đau đớn trên vai tôi.
Nhưng còn lại chính là bàn tay mình trong tay mình. Tôi hiểu tôi phải làm gì. Buổi sáng tới trường, sách
vở, lớp học, lời giảng và bạn bè nhe tênh bay bổng. Buổi chiều tôi lại nhà Trường mượn cái xe đạp của http://tieulun.hopto.org - Trang 75
bọncon gái với ý nghĩ rằng sẽ lên phố sắm sửa vài thứ lặt vặt.
Chúc hỏi tôi:
- Chúc đợi mãi, mấy tuần lễ nay sao anh Huy không dẫn công chúa dễ thương của anh Huy tới chơi?
Tôi vờ hỏi:
- Công chúa nào cơ?
- Anh còn giả bộ nữa?
- Bộ gì mới được nhỉ.
- Chứ còn công chúa Anh Chi anh cất đâu rồi?
- Ðây nè.
Tôi móc túi áo ra một cục kẹo đưa cho Chúc.
Chúc vồ lấy reo lên:
- Ồ, dễ thương quá.
Dễ thương như một cục kẹo. Một công chúa đã biến thành một cục kẹo để nằm trong túi áo, để ngậm ngọt
ngào trong miệng. Em muốn nuốt chửng quá anh Huy ơi. Ðiều đó phải để tôi nói. Chúc reo "A" thật to.
- Chị Liên đâu rồi?
- Chắc chị ấy còn ngủ.
- Ngủ kỹ thế cơ à?
- Có khi 5 giờ cũng chưa bò dậy ấy chứ.
Tôi theo Chúc lên lầu. Chúc đập cửa gọi Liên ơi, anh Huy tới. Tôi nói để cho chị ấy ngủ và ra ngoài ban
công nhìn xuống vườn sau nhà. Lát sau Liên trở ra, mặt phờ phạc. Nàng ngồi xuống chiếc ghế mây đặt
ngoài hàng hiên, luồn những ngón tay trong tóc và kêu lên nhức đầu quá.
- Nhức đầu quá mi ơi.
Liên ngả đầu vào cánh tay Chúc (con bé đang ngồi ở cái dáng nửa người dựa trên ghế). Chúc vỗ về vai
chị:
- Làm bộ hoài, chị. Hôm nay chưa thay phim mới mà chị.
Liên hất cánh tay em ra:
- Mi chuyên môn xuyên tạc, ta nghỉ chơi mi ra.
Chúc bỏ chỗ, chạy lại dựa người vào lan can bắt chước thế đứng của tôi, bĩu môi:
- Chị ấy hay làm nũng ghê đi ấy, anh Huy. Chả ai chìu chị ấy nổi.
http://tieulun.hopto.org - Trang 76
Tôi cười với Chúc:
- Nói thế chứ...
Chúc đứng trước mặt tôi:
- Anh chìu chị ấy nổi không?
Tôi trừng mắt, nhìn thẳng vào mắt đứa con gái đối diện để nghĩ rằng mình không bị... bắt nạt.
- Bao giờ cũng thế hết, cô ạ. Luôn luôn có một người sinh ra để chìu chuộng một người.
Hình như Liên cảm động. Hình như câu nói ấy là một điều mới lạ đối với Liên. Tôi thấy nàng dấu mặt
vào tóc, cúi xuống. Nỗi dao động của người con gái mà tôi ít có dịp được bắt gặp, được sống với. Ở Sài
Gòn, tôi có một người bạn gái tên Quỳnh. Chúng tôi ít khi gặp nhau, ít khi nói chuyện. Nhà nàng ở cùng
ngõ mà thỉnhthoảng chúng tôi chỉ giao hữu... bằng mắt, mỗi khi tôi ngang qua hay có dịp nàng sang chơi
với chị Hà. Có một lần Quỳnh khiến tôi dao động đôi chút, đó là lần nàng viết đầy đủ tên nàng trên mép
cuốn vở nháp của tôi để trên bàn. Tôi có để ý đến vài người con gái khác nữa mà tôi còn nhớ. Cô học trò
trường bên cạnh, thời mà trường nàng mỗi thứ hai còn đổi đồng phục màu thiên thanh, nàng ngồi gọn trên
chiếc xích lô đi ngang qua cổng trường tôi. Dạo ấy tôi hay đứng ở lưng chừng cầu thang, có một khung sổ
nhìn xuống con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm vun vút hai hàng sao. Thuở đó tôi là chú học trò ngu ngơ hết
sức, chả bao giờ dám nhìn thẳng vào mặt một người con gái mà mình không quen. Và mới năm rồi chứ
đâu đã xa gì lắm, tôi còn cuống lên khi ngồi họp với ban báo chí của các trường nữ, bị bạn bè "kiểm thảo"
gay gắt là để người ta bắt nạt.
Và, để rồi có một điều phải thú thực, từ ngày quen biết Anh Chi, tất cả những người con gái mà tôi gặp,
tôi nói chuyện, chỉ vài phút sau, chưa đầy một câu nói, tất cả họ đều bắt tôi nhớ tới Anh Chi.
Cũng như lúc này đây tôi đang nhớt tới em. Người con gái nhỏ bé đã là cái bóng lớn đè nặng trên trái tim
đời tôi, đôi lúc tưởng như sẽ ngạt thở, chết mất.
- Anh Huy, anh Huy, tối nay ở đây rồi chơi domino với bọn này nha. Bố mới cho bọn này một bộ domino
bằng ngà đẹp lắm.
Chúc ôm bộ bài ra khoe, cái miệng nàng không chịu nhường cho ai một câu nào.
- Lát chị Liên nấu chè nha chị Liên. Em thích vừa đánh bài vừa có cái gì ăn. Anh Huy nhất định phải ở lại
chơi với bọn này đấy.
Tôi xóc xóc hai con bài ngà trong lòng bàn tay.
- Tôi không biết chơi cái trò này.
- Anh Huy xạo.
- Thiệt mà.
- Chắc anh Huy chơi xì phé như anh Trường chứ gì.
- Tôi cũng không biết chơi thứ đó.
- Anh xạo.
- Thiệt mà, tôi chỉ biết chơi có một trò chơi là chơi cờ cá ngựa. http://tieulun.hopto.org - Trang 77
Chúc reo lên, trò chơi đó con nít thấy mồ. Ừ con nít thấy mồ. Tôi trả những con bài vào hộp cho Chúc.
- Chúc biết tôi hay chơi trò con nít ấy với ai không?
Chúc lắc đầu, ai mà biết. Nhưng bỗng như nàng khám phá ra được chuyện bí mật, reo to lên:
- Anh Chi phải không?
Tôi đưa một ngón tay bảo Chúc khẽ chứ, để Liên ngồi nghỉ. Nãy giờ liên vẫn ngồi làm như vẻ thản nhiên
trong câu chuyện giữa tôi và Chúc, chợt nàng ngẩng lên như muốn tham dự. Chúc vẫn lớn cái miệng:
- NHưng Anh Chi phải không đã?
Tôi gật đầu cười:
- Tôi chơi mà ngựa mình cứ về bét hoài à .
Chúc tròn xoe mắt:
- Dễ thương ghê nhỉ!
Lên hơi mỉm cười với câu chuyện. Nhưng sau đó nàng lại kêu nhức đầu quá và đứng dậy vào nhà. Tôi hỏi
Chúc:
- Anh Trường có nói đi đến bao giờ về không Chúc?
- Ông ấy đi lúc nào về lúc nào chỉ có cái chân ông ấy biết. Anh cần gì em nhắn cho.
- Nhắn thì chả có gì để nhắn. Nhưng cần thì có chuyện cần.
- Chi vậy anh?
Tôi ngần ngại hỏi:
- Nhà Chúc có xe đạp phải không?
- Vâng, có hai cái, một của em và một của chị Liên.
- Tôi mượn một cái đi bây giờ được không?
- Ðược chứ, nhưng xe đạp mi-ni thấp xủn hà, anh Huy thử xem.
Tôi theo Chúc xuống nhà để xe và đạp thử một vòng sâu. Chiếc xe đạp bánh nhỏ ghi đông cao có hơi mất
thăng bằng lúc đầu nhưng sau một vòng thì tôi thấy có thể quen được.
- Tôi mượn đạp xuống phố tối mang trả nha.
- Anh Huy xuống phố hả, cho Chúc theo với.
Chúc đã dắt chiếc xe của nàng ra nhưng tôi nói để bữa khác, tôi chỉ đi có công việc rồi về ngay nên nàng
đạp theo đến cổng rồi dặn nhớ mua cái gì ăn được.
Tôi đạp xe tới phố thì mệt phờ người. Ngừng xe lại đã nghe như có mồ hôi lấm tấm sau lưng áo, tôi phải http://tieulun.hopto.org - Trang 78
đứng nghỉ một lúc lâu mới nghĩ tới chuyện đi tìm tiệm sách quen mà một lần tôi và Chi đã vào. Hạc
Trắng đóng cửa. Tôi dắt xe một quãng xa mới tìm được một cửa tiệm khác. Hỏi mua hộp màu và chọn
mấy cọ vẽ, cô bán hàng bày ra đủ mọi món mà tôi mô tả rồi lấm lét nhìn tôi. Con bé chừng mười lăm
mười sáu, cắt tóc kiểu con trai, ý chừng mới tập đứng bán hàng. Ðến khi tôi hỏi mua giấy cuộn canson thì
cô ta nói, để cháu hỏi má cháu đã. Khi má nàng trở lại, tôi nhận ra người đàn bà đã đi cùng chuyến bay
với tôi dạo nào. Bà đã lãnh giùm tôi chiếc vali và hẹn tôi ghé qua cửa hàng bà, mà bà không nhớ. Chính
tôi cũng không để ý đến điều đó, cho đến khi gặp lại bà. Bà nói, trông cậu quen quen. Tôi cười, cám ơn
bà, giá hôm đó không nhờ bà lãnh giùm chiếc vali ở Trạm đến Hàng không thì có lẽ tôi đã phải vất vả
lắm. Người đàn bà reo "à" lên một tiếng nhọn hoắt và rối rít hỏi thăm tôi mọi chuyện. Trong khi bà tìm
thú giấyh mà tôi hỏi thì tôi đi quanh quanh các quầy hàng nhìn ngắm vài thứ bày trong tủ kính. Ở đây tôi
chú ý đến một cái khay nhỏ, trên mặt in hình hai bông hồng đỏ và những chiếc lá có đọng vài giọt sương
long lanh. Lối in thật tinh vi, chợt nhìn ta có thể tưởng lầm là một bông hồng tươi đặt trên đó, cả những
giọt nước. Chỉ thiếu có hương thơm. Trên cái khay ấy, thật kỳ lạ, tôi đã liên tưởng nhanh đến ly sữa nóng
và bờ môi hồng của Chi ngậm trên vành thủy tinh. Người đàn bà, sau khi đã tới lui tìm kiếm, đếntôi phân
bua, trước tôi chỉ bán đồ mỹ thuật cho du khách thôi, mới đây bà chị họ tôi phải đưa chồng về Sài Gòn
chữa bệnh nên nhờ tôi chăm nom giùm cửa hàng này của bà. Cửa hàng cả trăm thứ, tôi chưa làm sao quen
ngay được. Chắc cái thứ giấy mà cậu hỏi ở đây không có. Tôi đã kiếm cùng hết, cuối cùng tôi đành phải
mua vài tờ giấy croquis thay thế.
Tôi hỏi bà về cái khay hồng dễ thương bày bán đằng kia, sau đó tôi nảy ra ý kiến tìm một chiếc ly thật
đẹp và một cái muỗng cũng thật đẹp. Tôi đếm hết tiền trong túi để vừa vặn trả những thứ ấy. Ðứa con gái
cắt tóc ngắn ngó tôi tủm tỉm cười khi tôi xách nặng một tay bước ra. Lòng tôi bỗng nao nao một nỗi vui
khó tả. Ðó là món quà lẩm cẩm nhất, dễ thương nhất thế giới mà một người con trai sẽ tặng cho một
người con gái. Tôi buộc giấy dọc theo ghi đông xe. Cái túi có chiếc ly, cái khay có cái muỗng dài tôi đã
nhờ cô gái bán hàng bọc gói cẩn thận để xách đằng trước. Những thứ khác, tất cả cột lại một gói nhỏ chở
phía đằng sau. Chiếc xe đạp cồng kềnh những thứ mà bỗng nhẹ tênh như có thể bay bổng được. Tôi thả
xe xuống dốc, nghe tiếng bánh xe đổ một thứ âm thanh reo vui. Thứ âm thanh đã biến thành những nốt
nhạc tung lên tung xuống trong trái tim, vang vang trong đầu. Tôi biết từ nay tôi có em. Tôi biết mãi mãi
tôi có em. Và năm tháng ngày giờ này thật sự có nghĩa. Như trái tim và sự sống có thực, đang nhảy múa,
đang đỏ rực, đang muốn ứ tràn, nứt vỡ các đường mạch trong cơ thể tôi lúc này.
Tôi lững thững đạp xe, nhàn nhã như một người đi bộ. Gió thổi như muốn nâng tôi lên khỏi mặt đất. Qua
con dốc cầu tôi quyết định sẽ leo ngược lên phía nhà thờ Chính toà thay vì về nhà ngay lúc này. Buổi
chiều đẹp quá, tôi nghĩ tới một vòng ngang qua khu nội trú trường Chi. Giờ này nơi cửa sổ nhìn xuống
con đường hẹp ở phía sau nội trú, có thể nào Chi đang ngồi ở đó đợi tôi. Ý nghĩ này đã nhắc tôi nhớ tới
những chiều chủ nhật ở thành phố thơ ấu ngày nào. Tôi sang với Chi, vô tư như cỏ như lá, chưa kịp gọi
cổng thì cổng đã mở. Tôi hỏi em, Chi đang làm gì vậy? Chi tựa vào cánh cổng đã khép sau lưng:
- Chi đang đọc báo và chờ anh.
Nhìn những vuông cửa sổ, buổi chiều tất cả các phòng đều mở tung cánh. Tôi thấy những đứa con gái
nhỏ, cỡ bằng Chi hay lớn hơn đứng chơi hay ngồi chuyện trò ở đó. Chúng dễ thương như những con bồ
câu thò đầu ra ở các ô cửa chuồng để hong nắng sớm. Nhưng không thấy con chim bồ câu Anh Chi của
tôi. Ở một khung cửa kín, tôi đoán chắc đó phải là khung cửa phòng Chi. Em đang làm gì Chi nhỉ. Tôi
ước thấy em hiện ra như thiên thần ở cánh cửa vừa tung ra, đúng lúc tôi mong đợi. Em cười thật tươi khi
thấy tôi và vẫy tay gọi rối rít.
Tôi hét vọng lê:
- Chi đang làm gì đó?
Chi chụm hai bàn tya ở cửa miệnt đáp lại:
- Học bài và chờ anh. Còn anh? http://tieulun.hopto.org - Trang 79
- Lang thang. Buồn quá, đắng miệng quá.
- Ai bảo anh ham hút thuốc nhiều vào.
- Ðâu có, tại tự nhiên vậy.
Chi nhoài người khỏi khung cửa:
- Xòe cả bàn tay ra đi anh.
- Cho anh cái gì thế?
- Thì cứ xòe hai bàn tay ra đi đã.
- Sẵn sàng rồi đjay, nhưng coi chừng té đấy.
- Em té cũng đâu sao, anh quên là em có cánh sao.
- Ừ nhỉ, con chim chích chòe nhỉ.
Ðang nhoài người ở một thế sửa soạn ném "cái gì đoó" cho tôi bắt lấy nghe tôi nói Chi tụt người xuống:
- Anh nói con chim gì vậy?
Tôi cười trêu em:
- Chim chích chòe nó kêu chích chòe.
Chi hét lên giận dỗi.
- Không.
Tôi vờ hỏi lại:
- Không gì cơ?
- Người ta không thèm làm chim chích chòe.
- Chứ thích làm chi gì bây giờ?
- Không biết.
- Anh không biết luôn.
Chi hét to hơn, rất "dữ":
- Anh Huy phải biết.
Tôi phải vội chìu em ngày.
- Ừ, anh biết rồi.
Tôi biết mình phải gọi em ra sao rồi. http://tieulun.hopto.org - Trang 80
Ðã lâu lắm, khi tất cả đã được lấp bởi một lớp lá mục, đó là kỷ niệm. Thời gian không là một mảng màu
tươi mãi để nuôi hoài trí nhớ. Tảng màu đã chết, đã co lại thành một màu xám tro. Thơ ấu đã qua. Ðã lâu
lắm, trong khu vườn huyền thoại của chúng tôij.
Trong đôi tay này tôi đã xoe ra để nắm gọn lấy tay em, và nói với em rằng, em là chim Anh Chi dễ
thương nhất đời tôi. Ðời tôi là một khoảng trời, tâm hồn là màu xanh và em là con chim cánh trắng tung
mình trong khoản trời xanh thăm thẳm đó. Như thế, tôi đã ôm trọn lấy em và cuộc đời em.
Chi vừa bới đám lá khô, nhặt lại cho tôi một mảnh trí nhớ. Tôi nói lớn để có thể vượt một cơn gió lớn
đang thổi tới:
- Anh hét thật to nha.
- Ðừng, anh. Nói thật nhỏ thôi.
- Nhưng em ở cao thế em làm sao nghe được.
- Anh quên là anh chỉ nghĩ thôi em cũng biết được cơ mà.
- Trời ơi, tôi kêu lên, thế thì làm sao anh có thể dối em được điều gì. Anh có bao giờ dối em không Chi
nhỉ.
Chi chu cái mỏ vòi vĩnh:
- Anh phải trả lời em.
Tôi dại quá, tự dưng phải nhật lấy phần kiểm điểm rồi "xưng tội" với Chi. Tôi chạy chữa:
- Chi bảo không cần nói Chi cũng biết mà.
- Nhưng Chi muốn anh nói cơ.
Tôi vo tròn miệng để nói một tiếng "không". Chi nghe không được nhưng nhìn là biết. Và cũng lối nói
chuyện thầm cho người ở xa nghe được" ấy, tôi nắn miệng để nói ba tiếng "Chim Anh Chi". Không bao
giờ anh dối em, chim Anh Chi ạ. Ở xa nhưng tôi cũng nhìn được đôi mắt sao của Chi long lanh. Chi đứng
trên khung cửa sổ, nghiên đầu cười với tôi.
- Bộ ở đó có cái ghế sao?
- Không, nãy giờ Chi quỳ lên đầu giường, bây giờ Chi đứng.
Tôi xòe hai bàn tay giục Chi:
- Ném cái gì xuống cho anh đi chứ.
Tôi biết Chi sẽ ném cái gì cho tôi rồi.
Cái gì đó không hơn một cái kẹp ngọt. Nhưng thay vì Chi ném trúng hai bàn tay xòe ra đợi thì Chi ném
nó trúng ngực tôi. Chiếc kẹo rớt đâu mất.
- Bắt được không anh?
- Không, trúng người anh văng đâu mất rồi. http://tieulun.hopto.org - Trang 81
- Anh tìm xem, chắc ở dưới bãi cỏ chứ gì.
Tôi tìm khắp bãi cỏ dưới chân.
- Hay ỏ trong đám hoa quỳ kia.
Tôi bới nát đám quỳ vàng. Thất vọng tôi đứng nhìn lên:
- Mất rồi.
Nhưng khi đứng chống tay hơi ưỡn người về phía trước thì tôi cảm thấy có vật gì cồm cộm ở ngực áo. Tôi
reo lên và đưa tay tóm lấy cục kẹo ở trong túi áo lôi ra, đưa ngang mặt:
- Hắn đây rồi.
- Thấy đâu vậy?
- Trong túi áo anh. Chi ném rớt vào túi áo anh mà không biết. Người ngoan nên kẹp của người cũng
ngoan. Ðáng lẽ anh phải há sẵn miệng để Chi tung vào.
Tôi gỡ lớp giấy bóng, gỡ lớp giấy bạc và bỏ viên kẹp vào miệng ngậm. Viên kẹo vỡ ra như mật ong ngọt
lịm người. Tôi muốn được say và vật ngã dưới chân tường nơi em ở, ngủ trên đám cỏ sương suốt đêm
nay. Ðể đời có những lúc thật sự thèm chết đến ngọt ngào môi miệng như lúc này.
Tôi dựng chiếc xe đạp sát tường của nội trú, dưới chân cửa sổ phòng Chi rồi dudúng trên yên xòe rộng
bàn tay, hỏi vọng lên:
- Còn gì cho anh nữa không?
Chi tủm tỉm cười:
- Còn sách vở và những bài học.
- Ném xuống cho anh.
- Còn giờ kinh tối và quỳ cầu nguyện ở đầu giường.
- Ném cả xuống cho anh.
- Còn những giọt nước mắt và nỗi nhớ mẹ.
- Ném xuống cho anh luôn.
Chi ngẩn ngơ:
- Còn em?
Tôi chồm lên:
- Em ném em xuống luôn.
Cái đầu Chi ngó sâu xuống, hai bàn tay vịn ở bờ cửa sổ.
http://tieulun.hopto.org - Trang 82
- Nhưng làm sao được.
- Thế còn đôi cánh trắng của em đâu?
- Sơ giám thị dấu mất ở trong tủ, khoá kỹ rồi.
Chúng tôi ngậm ngùi nhìn nhau, buồn rười rượi. Hai tay Chi đỡ lấy cằm ngó xuống:
- Nếu như em xuống được thì anh có gì cho em nào?
- Em ngồi sau xe anh, anh chở em đi một vòng phố.
- Rồi sao nữa?
- Anh sẽ đếm hết tiền trong túi, mở hết những tiền còn gấp quên trong các cuốn sách, luôn tiền để dành
trong heo đất, mua cho em tất cả những thứ gì mà em thích.
- Rồi sao nữa?
Tôi cười:
- Rồi anh sẽ pha cho em một ly sữa thật đầy.
Chi mím môi:
- Chà, thèm quá.
Tôi thò tay vào trong ngực áo:
- Bây giờ thì anh có cái này cho em.
Hai bàn tay Chi thò xuống.
- Chi vậy anh?
- Không ném lên được.
- Nếu vậy em biết rồi, một chùm hoa phải không?
Một chùm hoa mà tôi ngắt vội được ở một bờ rào bên kia đường kia. Chùm hoa trắng. Chắc hẳn là nó có
một cái tên, nhưng tôi đã không biết cũng như chẳng bao giờ tìm biết tên của những loài hoa và hương
thơm của nó. Ðời sống, thở trong mộng tưởng có thể được nhận ra là như thế.
Tôi hỏi Chi:
- Em có một cuộc chỉ không?
- Ðợi em một chút.
Một chút, thời gian đủ đẻ Chi trở vào bới trong đám đồ khâu của mình ra một cuộng chỉ, Chi thò đầu chỉ
xuống. Nhưng thay vì cột chùm hoa vào, tôi lại cột cái ngón tay út của tôi.
- Rồi, kéo mạnh lên.
Khi biết là đầu chỉ đằng này là tôi chứ không phải là chùm hoa, Chi cười lớn:
http://tieulun.hopto.org - Trang 83
- Anh làm như anh là... kiến không bằng.
Tôi cũng cười theo:
- Thì anh là kiến mà.
- Kiến gì?
- Kiến vàng. Kiến vàng hay đốt, đốt sưng vù hai mí mắt em luôn.
Chi giựt đầu sợi chỉ:
- Anh Huy xạo ghê.
Tôi đáp lại:
- Anh chi dễ thương ghê.
Ðầu sợi chỉ đã được gỡ từ ngón tay tôi buộc vào ngang thân cọng hoa. Tôi dặn Chi, nhẹ nhẹ thôi nha, coi
chừng người ta rớt xuống thì tội nghiệp lắm đó. Nhìn cảnh tượng một người đúng trên cửa sổ với một
bông hoa đang được "leo lên" bằng sợi chỉ, chắc là soeur giám thị chẳng ưa chút nào. Có thể tôi sẽ bị kêu
cảnh sát tới bắt và có lẽ em Chi sẽ bị nhốt kín trong phòng, bị cấm ra khỏi nội trú cả tháng không chừng.
Nghĩ thế, tôi chột dạ bèn dắt xe ra đứng ở đường nhìn lên.
Bây giờ cọng hoa đã leo lên được tới cửa sổ và Chi đang ngậm nó trong miệng. Trời ơi, dễ thương quá,
tôi kêu lên khẽ như vậy và đưa tay vẫy Chi.
Chi cầm cọng hoa trên tay, nói vội:
- Anh chờ Chi một chút.
Một chút sau của Chi hơi lâu. Thời gian đợi Chi trở vào kiếm giấy và cây bút rồi ngồi hí hoáy viết gì đó
xong xếp lại ở bờ cửa sổ.
Cầm một miếng giấy trên tay, Chi nhoài người ra khỏi cửa gọi tên tôi thật to:
- Anh Huy.
Miếng giấy được xếp lại thành hình một chiếc máy bay. Chiếc máy bay chẳng chở bom đạn mà chỉ chở
một hàng chữ mựx anh, hẳn là một lời thật dễ thương. Chiếc máy bay giấy thoát từ những ngón tay của
Chi, vút ra khỏi cửa sổ rồi chao lượn trên không. Tôi chờ cho nó lượn hết vòng sẽ rớt xuống để chạy tới
lượm lấy. Nhưng nó không rớt xuống mà lại bay đi. Kỳ lạ quá kìa, tôi nhảy lên xe và gắng đạp theo. Hình
như đang có một cơn gió lớn, chiếc máy bay giấy của Chi cưỡi gió cứ vậy là bay đi. Thỉnh thoảng nó lại
chao lượn một vòng như tinh nghịch muốn trêu chọc kẻ đang đuổi theo nó. Cuối cùng, khi tôi gần đuổi
kịp, chiếc máay bay giấy rớt xuống cài trên những đám lá của một bụi cây thấp. Tôi ngã vội chiếc xe đạp
nhào tới gỡ lấy tờ giấy mở ra đọc ngấu nghiến:
Chúc anh Huy ngủ ngon
Và nhớ mơ thấy em Chi.
Ðã khuất xa mất khung cửa sổ phòng Chi, tôi cầm tờ giấy đứng ngẩn ngơ nhìn trời. Trời có đám mây
trắng lường biếng ngủ sớm. Trời còn lại vạt nắng vàng cuối ngày nằm mệt mỏi trên những ngọn cây. Tôi
nhét miếng giấy có hàng mực xanh vô túi rồi cắm đầu đạp miết. Một lúc sau bỗng thấy mình nhẹ tênh, http://tieulun.hopto.org - Trang 84
thấy mình bay bổng và tan biến vào những cụm mây trên trời. Lúc ấy, những cụm mây trắng tan loãng ra,
tỏa hương thơm ngát.
Khung cửa sổ phòng Chi vẫn khép kín. Khung cửa số ấy đã không bao giờ mở ra trước mắt tôi như trong
mộng tưởng. Có lẽ một lần nào đó tôi sẽ chết. Tôi mong được chết trong cơn mộng tưởng ngọt ngào, để
tôi còn sống hoài với thế giới không hơi thở của mình. Thế giới ấy, Chi sống trên đôi bàn tay tôi chụm lặi,
khi mở ra như một khung trời. Bởi vậy, tôi sẽ không bao giờ sợ mất Chi.
Chiếc xe nặng nhọc đếm từng vòng trên đường về. Mọi thú lỉnh kỉnh đeo theo hình như trĩu xuống. Ở
lưng chừng một con dốc tôi muốn vứt tung chúng đi hết. Khi về đến nhà Trường thì đôi chân mỏi nhừ,
muốn gãy rời từng khúc, tôi đẩy chiếc xe cho Chúc dắt vào. Con bé hỏi vài câu gì đó tôi chẳng kịp nghe,
và cô ta lục tung mọi thứ tôi chở về.
- Anh Huy coi bộ mệt phờ người.
Liên khui cho tôi một hộp nước trái cây. Tôi nói, cái đau của Liên hồi nãy nó chạy sang tôi rồi đấy.
Trường đẩy tôi lên nhà, cậu ở đây ăn cơm, lát tôi đưa về.
Ngả dài lưng trên chiếc ghế rộng ngoài ban công, buông thõng tay chân và nhắm nghiền mắt, tôi nghĩ, có
lẽ chủ nhật tới tôi phải đến với Chi. http://tieulun.hopto.org - Trang 85
Chương 8: Anh Chi Yêu Dấu
Trường đang đứng nói chuyện với đám bạn gái. Vừa thấy tôi ở cổng hắn đã vội chạy ra, hai cánh tay áo
len cột lại trước ngực bay bay, trông hắn có vẻ hớn hở.
- Sao cả tuần nay không thấy tới trường. Ðang định tìm cậu đây. Chuyện gì vậy?
- Ðau.
- Ðau kỹ thế cơ à, hèn chi thấy mặt mũi hốc hác hẳn ra.
- Cũng xoàng vậy. Ðâu đã chết.
Trường bá vai tôi cười lớn. Mỗi ngày thấy bạn ta mỗi lạ quá.
- Cậu đi courses đều không?
- Ðiểm danh từng giờ, sức mấy dám nghỉ.
- Có thông báo gì mới không?
- Cậu biết gì về vụ thi cử chưa?
- Chưa.
- Tuần tới bắt đầu nộp đơn, cuối tháng sáu thi.
- Vậy hở.
Những cuốn sách trong tay tôi bỗng nặng nề, trong khi đầu óc tôi tưởng nhẹ tênh. Tôi theo Trường đến
bên đám bạn cả trai cả gái đang chụm nhau cười nói. Sao tôi thấy ai cũng dửng dưng. Ngồi hai giờ Kinh
tế học tôi cũng chỉ ghi được cái tựa. Tiếng giáo sư đều đều mãi vô nghĩa. Tôi nghĩ tới Chi, chắc giờ này
em cũng đang ở lớp học. Không biết bao giờ em nghĩ tới tôi một chút trên những trang vở em mở ra, hôm
qua hay hôm nay. Và không biết có bao giờ em nghĩ rằng tôi đang nhớ em, nhớ em đến lịm người, như
bây giờ đây. Nhưng Chi ạ, hãy ngoan mãi nha bé. Hãy cúi đầu dễ thương trên cuổn vở và môi hồng hãy
khẽ nhẩm đọc bài. Hãy hồn nhiên như chim muông, tâm hồn em, xin nhẹ tênh như những phiến mây
trắng trên bầu trời. Và hãy vui, môi em cười suốt ngày đẻe mắt em long lanh suốt ngày. Còn phần anh,
anh xin nhận nỗi buồn cùng tất cả nhữgn dằn vặt này. Anh muốn thu mình là ngọn cỏ vùi dập dưới chân
em qua. Bé yêu dấu, để anh nhớ bé đến ngọt môi như bây giờ.
Tôi cười thầm một mình khi nghĩ rằng, có thể nào gọi như mình đang tương tư. Anh Huy tương tư em
Chi. Những cuốn sách hờ hững trên tay, tôi bước ra khỏi lớp với nụ cười nhỏ. Trời mưa, mưa trắng xóa,
sinh viên đứng hàng dài trước hiên lớp nhìn ra trời mưa. Mưa vừa đủ để chẳng ai dám bước ra khỏi chỗ
đứng. Các lối đi trong khuôn viên trường vắng hoe. Ðám mimosa viền hai bên đường, có lẽ những chùm
hoa nhung vàng đã rữa ra hết cả, chúng ngã rạp theo từng cơn gió và những cành lá màu bạc đôi khi
tưởng lẫn vào những hàng mưa. Có một cặp tách bạn bè, bỏ hàng hiên đi ngược lên thư viện. Tiếng la ó ở
phía hàng hiên bên kia.
- Biểu diễn dù mới hả.
Người con trai cầm chiếc dù cho cô bạn đang núp chung quay lại cười. Chiếc dù đỏ nổi bật trong màn
mưa với hai người. Rồi thỉnh thoảng lại thêm một cặp bước ra. Họ che chung một chiếc áo mưa, hoặc núp
chung một chiếc dù đi bên nhau thong thả, tình tứ. Cuối cùng là một cái thú đi bên nhau trong mưa. Khối
cô cậu rủ nhau đi vòng các con đường trong trường. Và đám con trai ở hiên đối diện luôn ồn ào cười nói. http://tieulun.hopto.org - Trang 86
- Quyến rũ con nhà người ta bỏ học hở, về mách mẹ cho bi giờ.
- Giấu áo mưa rồi đòi đi chung hở.
Khi trời còn mưa nhỏ, tôi rời hàng hiên lớp chạy đi tìm Trường. Cũng đúng lúc Trường đi tìm tôi, hai đứa
đụng đầu ở một lối rẽ.
Trường ôm vai tôi:
- Còn giờ học nào nữa không?
- Hai giờ sau hình như nghỉ.
- Hình như à?
- Ừ, hình như ông thầy kẹt chuyến bay.
Chúng tôi chạy lúp xúp qua mấy hàng hiên đi ra chỗ đậu xe, gió thổi quất những hạt mưa rát mặt. Trường
hỏi tôi:
- Ði uống cà phê nhé.
- Ngồi quán buổi sáng chán chết.
- Mình có hẹn với mấy người bạn ở ngoài đó.
- Bạn trai hay bạn gái?
Trường nhếch môi cười, nhìn tôi:
- Ðiều đó chó hệ gì đâu?
Tôi cũng cười theo hắn:
- Thì cũng hỏi vậy thôi.
Trường ậm ừ một câu hát trong miệng. Khi xe ngừng lại ở một ngã tư, hắn quay sang hỏi tôi:
- Ở Sài Gòn cậu có nhiều bạn không?
- Biết mình rồi mà. Rất ít.
- Ðó là từ bao giờ.
- Bây giờ vẫn vậy.
Trường cười lớn:
- Ðiều đó khó tin quá.
- Khó tin nhưng có thật.
Trường vẫn cười. Tôi hét lên: cười chi dữ vậy. Trường nhìn tôi lạ lùng lúc hắn bất chợ ngừng xe lại ở một http://tieulun.hopto.org - Trang 87
lề đường. Cái lối nhìn khó hiểu của hắn luôn làm tôi nghĩ ngợi. Tôi quay sáng hỏi Trường:
- Còn cậu thì sao?
- Sao nghĩa là sao?
- Nghĩa là có những thay đổi.
- Dĩ nhiên là có.
- Thí dụ.
- Như sự hình thành một tập tình ca chẳng hạn.
- Còn gì nữa chứ - Người hay khóc của cậu đâu rồi?
- Quyên hả?
- Dấu nàng ở đâu rồi?
- Chỉ còn những giọt nước mắt đã khô.
Bất chợt Trường cười buồn trong câu hát. Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi những
dòng sông nhỏ, lời hẹn hò là những cơn mưa. Tôi tưởng hắn có thể ứa nước mắt ở cuối câu hát. Lời hẹn
hò là những cơn mưa phải không Huy. Những cơn mưa bụi, mưa không kịp ướt đất. Những cơn mưa
hương hoa trong đời, cuối cùng chỉ còn lại chút xót xa nghẹn ngào nơi ngực khi tưởng lại. Quyên hay
khóc ngày nào của Trường bây giờ chỉ còn là những giọt nước mắt khô, tôi có thể tưởng tượng ra được, ở
một góc nào đó chiếc khăn trắng cầm tay của người con gái ấy còn in lại những dấu vết. Và Trường, dạo
chúng tôi còn luôn gặp nahu, có dịp hắn vẫn thường nói, sao nàng hay khóc. Quyên hay khóc và nàng
cũng khóc trôi luôn cả một mối tình mơ mộng.
Thay vì đi thẳng lối Trần Hưng Ðạo, Trường thả xe vòng bờ hồ, qua cầu rồi leo dốc lên khu Hoà Bình.
Trường còn đi mấy vòng nữa trước khi ngừng ở quán Tùng. Mưa dứt hột và bắt đầu có một chút nắng quý
hóa trải trên các mái nhà phố xá khi chúng tôi bước xuống xe. Mãi đến lúc này chúng tôi mới nói chuyện
với nhau trở lại.
- Hẹn mười giờ mà bây giờ đã gần mười một giờ, không chừng họ bay cả rồi.
- Rất có lý do. Trời cũng vừa tạnh mưa.
Chúng tôi đứng ở cửa, ngó khắp một lượt trong quán trước khi bước lên lầu trên. Trường gọi một chai
bia. Tôi gọi một ly sữa nóng. Trường bảo tôi, cậu lúc nào cũng như con gái. Và hắn cười. Nếu hắn biết là
tôi đã nhớ Chi ngay từ khi đặt chân vào quán. Nếu hắn biết tôi và Chi đôi lần bước vào đây, trong những
chiều chủ nhật trước. Nếu hắn biết được bây giờ đây tôi đang uống thay cho Chi một ly sữa nóng. Và nhất
định chẳng có ai hiểu được, tôi đang nghĩ tới em. Nghĩ tới em mỗi lúc.
Trường chia tôi một điếu thuốc, tôi lắc đầu:
- Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy cậu hút cơ mà.
- Nhưng không ai hút thuốc khi uống sữa bao giờ.
- Nhưng cũng không có người con trai nào vào quán kêu một ly sữa bao giờ.
http://tieulun.hopto.org - Trang 88
- Bộ nhìn tôi đáng buồn cười lắm hở?
- Buồn cười thì không. Nhưng mà lạ.
- Tôi thích vậy.
- Cậu thì bao giờ chả thế, khác người không hà.
- Tôi chả bao giờ nghĩ rằng mình phải lập dị một chút cho thiên hạ chú ý tới.
- Thì có ai nghĩ oan cho cậu thế bao giờ đâu, sao lại biện minh.
Trường phả mạnh khói thuốc về phía tôi, cười cười. Sống với mình đã vất vả, sống với người khác nữa
quả là một điều quá mệt, phải không Huy? Tôi vẫn nghĩ thế. Tôi thích những người có đời sống hướng về
nội tâm. Ðó là một đời sống khó khăn nhưng hạnh phúc. Trường dụi tắt điếu thuốc vào gót giầy, cười
nhỏ:
- Tôi đang ngắm nhìn cậu đó, Huy ạ.
Tiếng nhạc từ góc phòng dìu dịu một bản tình ca màu xanh. Tình ca ngậm ngùi. Tôi và Trường ra khỏi
quán, trưa nắng bỗng rực rỡ trên mặt đường còn đọng nước. Trường cởi bỏ áo len ném lại băng sau.
- Người hẹn mình hôm nay là hai chị em mình kèm học. Trường nói, chắc mai gặp lại các nàng hận mình
ghê lắm. Bây giờ con gái lãng mạn khũng khiếp. Các nàng chẳng thèm học toán, học sinh ngữ, các nàng
đòi thầy giáo ôm đàn và tán lời nhạc cho các nàng nghe.
- Bởi thế mà thầy giáo hẹn học trò ở quán cà phê hở?
- Bậy nào.
- Chứ không phải cậu vừa nói.
- Thì học trò hẹn thầy giáo chứ bộ
Trường cười. Ðùa vậy. Học trò với thầy giáo gì đâu. Hai nàng hình như có họ hàng xa lắc xa lơ gì với
mình đó mà. Họ hàng đụng nhau chan chát ở ngoài đường rồi dắt nhau về nhà mới nhận ra nhau. Họ hàng
của những người lớn thôi.
Trường nhận còi inh ỏi khi qua mặt hai người con gái chở nhau bằng xe đạp phía trước và đưa tay vẫy họ
khi lao vút đi. Hắn nói:
- Dễ thương đấy chứ.
- Ai vậy?
- Hai nàng mà mình nhắc tới đó.
- Sao cậu không ngừng lại. Kìa, hình như họ vẫy cậu.
Trường nhấn ga cho xe vượt một ngã tư, nói:
- Ngừng lại nguy hiểm lắm cậu biết không, lần trước cũng một lần gặp hai chị em chở nhau như vậy,
mình đứng lại nói chuyện một lát, họ liền bắt mình khiên xe của họ lên xe mình rồi chở đi vòng vòng
khắp phố. http://tieulun.hopto.org - Trang 89
- Vui phải biết.
- Vui nỗi gì. Về nhà kể cho nhỏ Liên nhỏ Chúc nghe, hôm sau chúng liền bắt chước cái trò đó. Khiêng xe
đạp bỏ thùng sau xe mình bắt chở lên phố cho chúng đi. Ức muốn chết.
Qua góc phố, Trường dừng xe lại mua một gói thuốc. Hắn chỉ cho tôi:
- Cô bé ngồi đọc sách xinh quá kìa.
Tôi nhìn lên khung cửa sổ trên cao, một người con gái nhỏ cúi đầu trên cuốn sách, khuôn mặt bị mái tóc
che khuất một phần. Hình ảnh đó làm tôi bắt nhớ tới Chi và khung cửa nơi em ở. Một lần Chi đã nói với
tôi, phòng em ở trên lầu, có một cửa sổ phía sau nhìn xuống con đường nhỏ đầy hoa quỳ vàng. Em hay
ngồi đấy nhìn đám trẻ nhỏ vào mỗi giờ học và tan học. Chúng đi theo cha mẹ hoặc anh chị. Có khi chúng
đi một mình và có thể là khóc suốt quãng đường. Nhìn chúng đeo cặp trên vai dễ thương ghê lắm.
- Cậu không phải về nhà ngay chứ?
- Chi vậy?
- Cậu làm tài xê cho tôi một quãng đường cần thiết được không?
Trường ngó thẳng tôi một giây, khẽ cười:
- Ðược chứ.
Xe ra khỏi khu chợ, tôi nói với Trường rẽ phải rồi rẽ trái mấy lần. Hắn la to lên:
- Ði đâu mới được chứ bạn?
- Thì cứ theo người ta, làm gì mà sốt ruột vậy.
Trưòong cho xe chậm lại ở một ngã tư. Hắn cười, tay hờ hững trên vô lăng.
- Nơi ta ở rành rẽ từng viên đá, bạn ta muốn đi đâu ta chỉ cần kẻ khẽ một đường thẳng là tới ngay.
Tôi địnhnói với Trường nơi Chi ở, nhưng cuối cùng tìm ra con đường quen thuộc, tôi nói với hắn.
- Cứ đi thẳng đây đi.
Trường nhấn ga, cười lớn.
- Thế thì ta biết bạn muốn đi đâu rồi.
- Xạo.
Tuy nói thê như tôi hơi chột dạ. Có thể nào Trường biết được nơi tôi sẽ tới. Có thể nào đây là con đường
độc nhất dần đến Domaine de Marie. Trường nhìn thẳng, miệng tủm tỉm cười. Lâu lâu mới có dịp được
chìu bạn ta. Xe qua khu bưu điện, thư viện rồi leo dốc. Xe qua chỗ cây gỗ đổ, qua thế giới bé nhỏ quen
thuộc của chúng tôi những ngày chủ nhật. Xe chui dưới bóng những cành thông đan kín trên đầu, qua cây
cầu xi măng nhỏ dưới chân dốc. Lát sau đó xe đưa tôi đến khu nội trú Chi ở. Bên này đường là nhà
nguyện và đối diện là nhữgn dãy nhà một tầng với những hành lang sâu hun hút nằm bên kia. Mười hai
giờ hơn, nắng rực rỡ trên các mái ngói đỏ, nắng thắp sáng những hạt bụi vàng tung lên ở con đường đất
mà xe chúng tôi vừa quẹo vào. Con đường vào những giờ đi học và tan học Chi đã thấy bọn trẻ con ngang http://tieulun.hopto.org - Trang 90
qua. Tôi ngước lên, cố tìm một khung cửa sổ là cửa sổ phòng Chi mà tưởng tượng có Chi đang đứng ở
đó. Nhưng không. Một dãy cửa sổ đóng kín mít, câm lặng. Giờ này có lẽ Chi đang ngồi ở bàn ăn với bạn
bè hay đã trở về phòng, đóng cửa chuyện trò đợi giấc ngủ trưa.
Tôi thật là ngớ ngẩn. Xe vòng hết con đường đất đi ra một khu cư xá, tôi nói với Trường:
- Bây giờ cậu có quyền kẻ một đường thẳng ngắn nhất để về nhà.
Chiếc xe vọt ra khỏi lề đường, lao đi. Trường nói lớn:
- Lâu lâu mới có dịp chìu bạn ta, mà bạn ta thì luôn luôn khó hiểu vậy.
Cảnh vật bị cắt nát gẫy vụn hai bên đường. Trường rủ tôi về nhà hắn ăn cơm rồi chiều đi ciné nhưng tôi từ
chối. Tôi không thích nghĩ tới bất cứ chuyện gì bây giờ. Bây giờ tôi chỉ muốn trở về ngay phòng mình,
trải dài người trong nỗi nhớ Chi. Nỗi nhớ tuyệt vời. Nỗi nhớ bỗng ngọt biết thành say ngất.
Chi ngả đầu trên vai tôi, trách móc:
- Sao mãi chẳng thấy anh tới đón Chi?
- Chi có chờ anh không?
- Chi khóc hoài. Bộ anh bận chuyện gì hở?
- Ừ... anh bận.
- Anh bận rồi quên luôn Chi chứ gì.
- Anh vẫn nhớ Chi. Nhớ lịm người.
- Sao anh không tới đón Chi. Anh bận đến thế ư?
- Không phải vậy...
- Anh không dối Chi đâu. Nhưng anh cũng không thể nói gì hơn được Chi hiểu.
- Anh giấu Chi.
- Ðến lúc rồi tự dưng Chi nhận ra. Ðời sống thường là không đơn giản như nỗi nhớ và những hạt nước
mắt. Chi thấy không, một đám sương mù trước mặt...
- Chi không hiểu.
- Rồi đám sương mù sẽ dày đặc mãi thêm. Ðám sương mù ở giữa chúng ta. Hai đứa mất nhau. Và chúng
ta bỗng biến thành những cụm sương mù lạnh buốt.
- Chi không hiểu. Chi không biết mọi điều.
Tôi nắm tay Chi, bóp mạnh. Chi bật khóc đau đớn trên vai tôi.
Nhưng còn lại chính là bàn tay mình trong tay mình. Tôi hiểu tôi phải làm gì. Buổi sáng tới trường, sách
vở, lớp học, lời giảng và bạn bè nhe tênh bay bổng. Buổi chiều tôi lại nhà Trường mượn cái xe đạp của http://tieulun.hopto.org - Trang 91
bọncon gái với ý nghĩ rằng sẽ lên phố sắm sửa vài thứ lặt vặt.
Chúc hỏi tôi:
- Chúc đợi mãi, mấy tuần lễ nay sao anh Huy không dẫn công chúa dễ thương của anh Huy tới chơi?
Tôi vờ hỏi:
- Công chúa nào cơ?
- Anh còn giả bộ nữa?
- Bộ gì mới được nhỉ.
- Chứ còn công chúa Anh Chi anh cất đâu rồi?
- Ðây nè.
Tôi móc túi áo ra một cục kẹo đưa cho Chúc.
Chúc vồ lấy reo lên:
- Ồ, dễ thương quá.
Dễ thương như một cục kẹo. Một công chúa đã biến thành một cục kẹo để nằm trong túi áo, để ngậm ngọt
ngào trong miệng. Em muốn nuốt chửng quá anh Huy ơi. Ðiều đó phải để tôi nói. Chúc reo "A" thật to.
- Chị Liên đâu rồi?
- Chắc chị ấy còn ngủ.
- Ngủ kỹ thế cơ à?
- Có khi 5 giờ cũng chưa bò dậy ấy chứ.
Tôi theo Chúc lên lầu. Chúc đập cửa gọi Liên ơi, anh Huy tới. Tôi nói để cho chị ấy ngủ và ra ngoài ban
công nhìn xuống vườn sau nhà. Lát sau Liên trở ra, mặt phờ phạc. Nàng ngồi xuống chiếc ghế mây đặt
ngoài hàng hiên, luồn những ngón tay trong tóc và kêu lên nhức đầu quá.
- Nhức đầu quá mi ơi.
Liên ngả đầu vào cánh tay Chúc (con bé đang ngồi ở cái dáng nửa người dựa trên ghế). Chúc vỗ về vai
chị:
- Làm bộ hoài, chị. Hôm nay chưa thay phim mới mà chị.
Liên hất cánh tay em ra:
- Mi chuyên môn xuyên tạc, ta nghỉ chơi mi ra.
Chúc bỏ chỗ, chạy lại dựa người vào lan can bắt chước thế đứng của tôi, bĩu môi:
- Chị ấy hay làm nũng ghê đi ấy, anh Huy. Chả ai chìu chị ấy nổi.
http://tieulun.hopto.org - Trang 92
Tôi cười với Chúc:
- Nói thế chứ...
Chúc đứng trước mặt tôi:
- Anh chìu chị ấy nổi không?
Tôi trừng mắt, nhìn thẳng vào mắt đứa con gái đối diện để nghĩ rằng mình không bị... bắt nạt.
- Bao giờ cũng thế hết, cô ạ. Luôn luôn có một người sinh ra để chìu chuộng một người.
Hình như Liên cảm động. Hình như câu nói ấy là một điều mới lạ đối với Liên. Tôi thấy nàng dấu mặt
vào tóc, cúi xuống. Nỗi dao động của người con gái mà tôi ít có dịp được bắt gặp, được sống với. Ở Sài
Gòn, tôi có một người bạn gái tên Quỳnh. Chúng tôi ít khi gặp nhau, ít khi nói chuyện. Nhà nàng ở cùng
ngõ mà thỉnhthoảng chúng tôi chỉ giao hữu... bằng mắt, mỗi khi tôi ngang qua hay có dịp nàng sang chơi
với chị Hà. Có một lần Quỳnh khiến tôi dao động đôi chút, đó là lần nàng viết đầy đủ tên nàng trên mép
cuốn vở nháp của tôi để trên bàn. Tôi có để ý đến vài người con gái khác nữa mà tôi còn nhớ. Cô học trò
trường bên cạnh, thời mà trường nàng mỗi thứ hai còn đổi đồng phục màu thiên thanh, nàng ngồi gọn trên
chiếc xích lô đi ngang qua cổng trường tôi. Dạo ấy tôi hay đứng ở lưng chừng cầu thang, có một khung sổ
nhìn xuống con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm vun vút hai hàng sao. Thuở đó tôi là chú học trò ngu ngơ hết
sức, chả bao giờ dám nhìn thẳng vào mặt một người con gái mà mình không quen. Và mới năm rồi chứ
đâu đã xa gì lắm, tôi còn cuống lên khi ngồi họp với ban báo chí của các trường nữ, bị bạn bè "kiểm thảo"
gay gắt là để người ta bắt nạt.
Và, để rồi có một điều phải thú thực, từ ngày quen biết Anh Chi, tất cả những người con gái mà tôi gặp,
tôi nói chuyện, chỉ vài phút sau, chưa đầy một câu nói, tất cả họ đều bắt tôi nhớ tới Anh Chi.
Cũng như lúc này đây tôi đang nhớt tới em. Người con gái nhỏ bé đã là cái bóng lớn đè nặng trên trái tim
đời tôi, đôi lúc tưởng như sẽ ngạt thở, chết mất.
- Anh Huy, anh Huy, tối nay ở đây rồi chơi domino với bọn này nha. Bố mới cho bọn này một bộ domino
bằng ngà đẹp lắm.
Chúc ôm bộ bài ra khoe, cái miệng nàng không chịu nhường cho ai một câu nào.
- Lát chị Liên nấu chè nha chị Liên. Em thích vừa đánh bài vừa có cái gì ăn. Anh Huy nhất định phải ở lại
chơi với bọn này đấy.
Tôi xóc xóc hai con bài ngà trong lòng bàn tay.
- Tôi không biết chơi cái trò này.
- Anh Huy xạo.
- Thiệt mà.
- Chắc anh Huy chơi xì phé như anh Trường chứ gì.
- Tôi cũng không biết chơi thứ đó.
- Anh xạo.
- Thiệt mà, tôi chỉ biết chơi có một trò chơi là chơi cờ cá ngựa. http://tieulun.hopto.org - Trang 93
Chúc reo lên, trò chơi đó con nít thấy mồ. Ừ con nít thấy mồ. Tôi trả những con bài vào hộp cho Chúc.
- Chúc biết tôi hay chơi trò con nít ấy với ai không?
Chúc lắc đầu, ai mà biết. Nhưng bỗng như nàng khám phá ra được chuyện bí mật, reo to lên:
- Anh Chi phải không?
Tôi đưa một ngón tay bảo Chúc khẽ chứ, để Liên ngồi nghỉ. Nãy giờ liên vẫn ngồi làm như vẻ thản nhiên
trong câu chuyện giữa tôi và Chúc, chợt nàng ngẩng lên như muốn tham dự. Chúc vẫn lớn cái miệng:
- NHưng Anh Chi phải không đã?
Tôi gật đầu cười:
- Tôi chơi mà ngựa mình cứ về bét hoài à .
Chúc tròn xoe mắt:
- Dễ thương ghê nhỉ!
Lên hơi mỉm cười với câu chuyện. Nhưng sau đó nàng lại kêu nhức đầu quá và đứng dậy vào nhà. Tôi hỏi
Chúc:
- Anh Trường có nói đi đến bao giờ về không Chúc?
- Ông ấy đi lúc nào về lúc nào chỉ có cái chân ông ấy biết. Anh cần gì em nhắn cho.
- Nhắn thì chả có gì để nhắn. Nhưng cần thì có chuyện cần.
- Chi vậy anh?
Tôi ngần ngại hỏi:
- Nhà Chúc có xe đạp phải không?
- Vâng, có hai cái, một của em và một của chị Liên.
- Tôi mượn một cái đi bây giờ được không?
- Ðược chứ, nhưng xe đạp mi-ni thấp xủn hà, anh Huy thử xem.
Tôi theo Chúc xuống nhà để xe và đạp thử một vòng sâu. Chiếc xe đạp bánh nhỏ ghi đông cao có hơi mất
thăng bằng lúc đầu nhưng sau một vòng thì tôi thấy có thể quen được.
- Tôi mượn đạp xuống phố tối mang trả nha.
- Anh Huy xuống phố hả, cho Chúc theo với.
Chúc đã dắt chiếc xe của nàng ra nhưng tôi nói để bữa khác, tôi chỉ đi có công việc rồi về ngay nên nàng
đạp theo đến cổng rồi dặn nhớ mua cái gì ăn được.
Tôi đạp xe tới phố thì mệt phờ người. Ngừng xe lại đã nghe như có mồ hôi lấm tấm sau lưng áo, tôi phải http://tieulun.hopto.org - Trang 94
đứng nghỉ một lúc lâu mới nghĩ tới chuyện đi tìm tiệm sách quen mà một lần tôi và Chi đã vào. Hạc
Trắng đóng cửa. Tôi dắt xe một quãng xa mới tìm được một cửa tiệm khác. Hỏi mua hộp màu và chọn
mấy cọ vẽ, cô bán hàng bày ra đủ mọi món mà tôi mô tả rồi lấm lét nhìn tôi. Con bé chừng mười lăm
mười sáu, cắt tóc kiểu con trai, ý chừng mới tập đứng bán hàng. Ðến khi tôi hỏi mua giấy cuộn canson thì
cô ta nói, để cháu hỏi má cháu đã. Khi má nàng trở lại, tôi nhận ra người đàn bà đã đi cùng chuyến bay
với tôi dạo nào. Bà đã lãnh giùm tôi chiếc vali và hẹn tôi ghé qua cửa hàng bà, mà bà không nhớ. Chính
tôi cũng không để ý đến điều đó, cho đến khi gặp lại bà. Bà nói, trông cậu quen quen. Tôi cười, cám ơn
bà, giá hôm đó không nhờ bà lãnh giùm chiếc vali ở Trạm đến Hàng không thì có lẽ tôi đã phải vất vả
lắm. Người đàn bà reo "à" lên một tiếng nhọn hoắt và rối rít hỏi thăm tôi mọi chuyện. Trong khi bà tìm
thú giấyh mà tôi hỏi thì tôi đi quanh quanh các quầy hàng nhìn ngắm vài thứ bày trong tủ kính. Ở đây tôi
chú ý đến một cái khay nhỏ, trên mặt in hình hai bông hồng đỏ và những chiếc lá có đọng vài giọt sương
long lanh. Lối in thật tinh vi, chợt nhìn ta có thể tưởng lầm là một bông hồng tươi đặt trên đó, cả những
giọt nước. Chỉ thiếu có hương thơm. Trên cái khay ấy, thật kỳ lạ, tôi đã liên tưởng nhanh đến ly sữa nóng
và bờ môi hồng của Chi ngậm trên vành thủy tinh. Người đàn bà, sau khi đã tới lui tìm kiếm, đếntôi phân
bua, trước tôi chỉ bán đồ mỹ thuật cho du khách thôi, mới đây bà chị họ tôi phải đưa chồng về Sài Gòn
chữa bệnh nên nhờ tôi chăm nom giùm cửa hàng này của bà. Cửa hàng cả trăm thứ, tôi chưa làm sao quen
ngay được. Chắc cái thứ giấy mà cậu hỏi ở đây không có. Tôi đã kiếm cùng hết, cuối cùng tôi đành phải
mua vài tờ giấy croquis thay thế.
Tôi hỏi bà về cái khay hồng dễ thương bày bán đằng kia, sau đó tôi nảy ra ý kiến tìm một chiếc ly thật
đẹp và một cái muỗng cũng thật đẹp. Tôi đếm hết tiền trong túi để vừa vặn trả những thứ ấy. Ðứa con gái
cắt tóc ngắn ngó tôi tủm tỉm cười khi tôi xách nặng một tay bước ra. Lòng tôi bỗng nao nao một nỗi vui
khó tả. Ðó là món quà lẩm cẩm nhất, dễ thương nhất thế giới mà một người con trai sẽ tặng cho một
người con gái. Tôi buộc giấy dọc theo ghi đông xe. Cái túi có chiếc ly, cái khay có cái muỗng dài tôi đã
nhờ cô gái bán hàng bọc gói cẩn thận để xách đằng trước. Những thứ khác, tất cả cột lại một gói nhỏ chở
phía đằng sau. Chiếc xe đạp cồng kềnh những thứ mà bỗng nhẹ tênh như có thể bay bổng được. Tôi thả
xe xuống dốc, nghe tiếng bánh xe đổ một thứ âm thanh reo vui. Thứ âm thanh đã biến thành những nốt
nhạc tung lên tung xuống trong trái tim, vang vang trong đầu. Tôi biết từ nay tôi có em. Tôi biết mãi mãi
tôi có em. Và năm tháng ngày giờ này thật sự có nghĩa. Như trái tim và sự sống có thực, đang nhảy múa,
đang đỏ rực, đang muốn ứ tràn, nứt vỡ các đường mạch trong cơ thể tôi lúc này.
Tôi lững thững đạp xe, nhàn nhã như một người đi bộ. Gió thổi như muốn nâng tôi lên khỏi mặt đất. Qua
con dốc cầu tôi quyết định sẽ leo ngược lên phía nhà thờ Chính toà thay vì về nhà ngay lúc này. Buổi
chiều đẹp quá, tôi nghĩ tới một vòng ngang qua khu nội trú trường Chi. Giờ này nơi cửa sổ nhìn xuống
con đường hẹp ở phía sau nội trú, có thể nào Chi đang ngồi ở đó đợi tôi. Ý nghĩ này đã nhắc tôi nhớ tới
những chiều chủ nhật ở thành phố thơ ấu ngày nào. Tôi sang với Chi, vô tư như cỏ như lá, chưa kịp gọi
cổng thì cổng đã mở. Tôi hỏi em, Chi đang làm gì vậy? Chi tựa vào cánh cổng đã khép sau lưng:
- Chi đang đọc báo và chờ anh.
Nhìn những vuông cửa sổ, buổi chiều tất cả các phòng đều mở tung cánh. Tôi thấy những đứa con gái
nhỏ, cỡ bằng Chi hay lớn hơn đứng chơi hay ngồi chuyện trò ở đó. Chúng dễ thương như những con bồ
câu thò đầu ra ở các ô cửa chuồng để hong nắng sớm. Nhưng không thấy con chim bồ câu Anh Chi của
tôi. Ở một khung cửa kín, tôi đoán chắc đó phải là khung cửa phòng Chi. Em đang làm gì Chi nhỉ. Tôi
ước thấy em hiện ra như thiên thần ở cánh cửa vừa tung ra, đúng lúc tôi mong đợi. Em cười thật tươi khi
thấy tôi và vẫy tay gọi rối rít.
Tôi hét vọng lê:
- Chi đang làm gì đó?
Chi chụm hai bàn tya ở cửa miệnt đáp lại:
- Học bài và chờ anh. Còn anh? http://tieulun.hopto.org - Trang 95
- Lang thang. Buồn quá, đắng miệng quá.
- Ai bảo anh ham hút thuốc nhiều vào.
- Ðâu có, tại tự nhiên vậy.
Chi nhoài người khỏi khung cửa:
- Xòe cả bàn tay ra đi anh.
- Cho anh cái gì thế?
- Thì cứ xòe hai bàn tay ra đi đã.
- Sẵn sàng rồi đjay, nhưng coi chừng té đấy.
- Em té cũng đâu sao, anh quên là em có cánh sao.
- Ừ nhỉ, con chim chích chòe nhỉ.
Ðang nhoài người ở một thế sửa soạn ném "cái gì đoó" cho tôi bắt lấy nghe tôi nói Chi tụt người xuống:
- Anh nói con chim gì vậy?
Tôi cười trêu em:
- Chim chích chòe nó kêu chích chòe.
Chi hét lên giận dỗi.
- Không.
Tôi vờ hỏi lại:
- Không gì cơ?
- Người ta không thèm làm chim chích chòe.
- Chứ thích làm chi gì bây giờ?
- Không biết.
- Anh không biết luôn.
Chi hét to hơn, rất "dữ":
- Anh Huy phải biết.
Tôi phải vội chìu em ngày.
- Ừ, anh biết rồi.
Tôi biết mình phải gọi em ra sao rồi. http://tieulun.hopto.org - Trang 96
Ðã lâu lắm, khi tất cả đã được lấp bởi một lớp lá mục, đó là kỷ niệm. Thời gian không là một mảng màu
tươi mãi để nuôi hoài trí nhớ. Tảng màu đã chết, đã co lại thành một màu xám tro. Thơ ấu đã qua. Ðã lâu
lắm, trong khu vườn huyền thoại của chúng tôij.
Trong đôi tay này tôi đã xoe ra để nắm gọn lấy tay em, và nói với em rằng, em là chim Anh Chi dễ
thương nhất đời tôi. Ðời tôi là một khoảng trời, tâm hồn là màu xanh và em là con chim cánh trắng tung
mình trong khoản trời xanh thăm thẳm đó. Như thế, tôi đã ôm trọn lấy em và cuộc đời em.
Chi vừa bới đám lá khô, nhặt lại cho tôi một mảnh trí nhớ. Tôi nói lớn để có thể vượt một cơn gió lớn
đang thổi tới:
- Anh hét thật to nha.
- Ðừng, anh. Nói thật nhỏ thôi.
- Nhưng em ở cao thế em làm sao nghe được.
- Anh quên là anh chỉ nghĩ thôi em cũng biết được cơ mà.
- Trời ơi, tôi kêu lên, thế thì làm sao anh có thể dối em được điều gì. Anh có bao giờ dối em không Chi
nhỉ.
Chi chu cái mỏ vòi vĩnh:
- Anh phải trả lời em.
Tôi dại quá, tự dưng phải nhật lấy phần kiểm điểm rồi "xưng tội" với Chi. Tôi chạy chữa:
- Chi bảo không cần nói Chi cũng biết mà.
- Nhưng Chi muốn anh nói cơ.
Tôi vo tròn miệng để nói một tiếng "không". Chi nghe không được nhưng nhìn là biết. Và cũng lối nói
chuyện thầm cho người ở xa nghe được" ấy, tôi nắn miệng để nói ba tiếng "Chim Anh Chi". Không bao
giờ anh dối em, chim Anh Chi ạ. Ở xa nhưng tôi cũng nhìn được đôi mắt sao của Chi long lanh. Chi đứng
trên khung cửa sổ, nghiên đầu cười với tôi.
- Bộ ở đó có cái ghế sao?
- Không, nãy giờ Chi quỳ lên đầu giường, bây giờ Chi đứng.
Tôi xòe hai bàn tay giục Chi:
- Ném cái gì xuống cho anh đi chứ.
Tôi biết Chi sẽ ném cái gì cho tôi rồi.
Cái gì đó không hơn một cái kẹp ngọt. Nhưng thay vì Chi ném trúng hai bàn tay xòe ra đợi thì Chi ném
nó trúng ngực tôi. Chiếc kẹo rớt đâu mất.
- Bắt được không anh?
- Không, trúng người anh văng đâu mất rồi. http://tieulun.hopto.org - Trang 97
- Anh tìm xem, chắc ở dưới bãi cỏ chứ gì.
Tôi tìm khắp bãi cỏ dưới chân.
- Hay ỏ trong đám hoa quỳ kia.
Tôi bới nát đám quỳ vàng. Thất vọng tôi đứng nhìn lên:
- Mất rồi.
Nhưng khi đứng chống tay hơi ưỡn người về phía trước thì tôi cảm thấy có vật gì cồm cộm ở ngực áo. Tôi
reo lên và đưa tay tóm lấy cục kẹo ở trong túi áo lôi ra, đưa ngang mặt:
- Hắn đây rồi.
- Thấy đâu vậy?
- Trong túi áo anh. Chi ném rớt vào túi áo anh mà không biết. Người ngoan nên kẹp của người cũng
ngoan. Ðáng lẽ anh phải há sẵn miệng để Chi tung vào.
Tôi gỡ lớp giấy bóng, gỡ lớp giấy bạc và bỏ viên kẹp vào miệng ngậm. Viên kẹo vỡ ra như mật ong ngọt
lịm người. Tôi muốn được say và vật ngã dưới chân tường nơi em ở, ngủ trên đám cỏ sương suốt đêm
nay. Ðể đời có những lúc thật sự thèm chết đến ngọt ngào môi miệng như lúc này.
Tôi dựng chiếc xe đạp sát tường của nội trú, dưới chân cửa sổ phòng Chi rồi dudúng trên yên xòe rộng
bàn tay, hỏi vọng lên:
- Còn gì cho anh nữa không?
Chi tủm tỉm cười:
- Còn sách vở và những bài học.
- Ném xuống cho anh.
- Còn giờ kinh tối và quỳ cầu nguyện ở đầu giường.
- Ném cả xuống cho anh.
- Còn những giọt nước mắt và nỗi nhớ mẹ.
- Ném xuống cho anh luôn.
Chi ngẩn ngơ:
- Còn em?
Tôi chồm lên:
- Em ném em xuống luôn.
Cái đầu Chi ngó sâu xuống, hai bàn tay vịn ở bờ cửa sổ.
http://tieulun.hopto.org - Trang 98
- Nhưng làm sao được.
- Thế còn đôi cánh trắng của em đâu?
- Sơ giám thị dấu mất ở trong tủ, khoá kỹ rồi.
Chúng tôi ngậm ngùi nhìn nhau, buồn rười rượi. Hai tay Chi đỡ lấy cằm ngó xuống:
- Nếu như em xuống được thì anh có gì cho em nào?
- Em ngồi sau xe anh, anh chở em đi một vòng phố.
- Rồi sao nữa?
- Anh sẽ đếm hết tiền trong túi, mở hết những tiền còn gấp quên trong các cuốn sách, luôn tiền để dành
trong heo đất, mua cho em tất cả những thứ gì mà em thích.
- Rồi sao nữa?
Tôi cười:
- Rồi anh sẽ pha cho em một ly sữa thật đầy.
Chi mím môi:
- Chà, thèm quá.
Tôi thò tay vào trong ngực áo:
- Bây giờ thì anh có cái này cho em.
Hai bàn tay Chi thò xuống.
- Chi vậy anh?
- Không ném lên được.
- Nếu vậy em biết rồi, một chùm hoa phải không?
Một chùm hoa mà tôi ngắt vội được ở một bờ rào bên kia đường kia. Chùm hoa trắng. Chắc hẳn là nó có
một cái tên, nhưng tôi đã không biết cũng như chẳng bao giờ tìm biết tên của những loài hoa và hương
thơm của nó. Ðời sống, thở trong mộng tưởng có thể được nhận ra là như thế.
Tôi hỏi Chi:
- Em có một cuộc chỉ không?
- Ðợi em một chút.
Một chút, thời gian đủ đẻ Chi trở vào bới trong đám đồ khâu của mình ra một cuộng chỉ, Chi thò đầu chỉ
xuống. Nhưng thay vì cột chùm hoa vào, tôi lại cột cái ngón tay út của tôi.
- Rồi, kéo mạnh lên.
Khi biết là đầu chỉ đằng này là tôi chứ không phải là chùm hoa, Chi cười lớn:
http://tieulun.hopto.org - Trang 99
- Anh làm như anh là... kiến không bằng.
Tôi cũng cười theo:
- Thì anh là kiến mà.
- Kiến gì?
- Kiến vàng. Kiến vàng hay đốt, đốt sưng vù hai mí mắt em luôn.
Chi giựt đầu sợi chỉ:
- Anh Huy xạo ghê.
Tôi đáp lại:
- Anh chi dễ thương ghê.
Ðầu sợi chỉ đã được gỡ từ ngón tay tôi buộc vào ngang thân cọng hoa. Tôi dặn Chi, nhẹ nhẹ thôi nha, coi
chừng người ta rớt xuống thì tội nghiệp lắm đó. Nhìn cảnh tượng một người đúng trên cửa sổ với một
bông hoa đang được "leo lên" bằng sợi chỉ, chắc là soeur giám thị chẳng ưa chút nào. Có thể tôi sẽ bị kêu
cảnh sát tới bắt và có lẽ em Chi sẽ bị nhốt kín trong phòng, bị cấm ra khỏi nội trú cả tháng không chừng.
Nghĩ thế, tôi chột dạ bèn dắt xe ra đứng ở đường nhìn lên.
Bây giờ cọng hoa đã leo lên được tới cửa sổ và Chi đang ngậm nó trong miệng. Trời ơi, dễ thương quá,
tôi kêu lên khẽ như vậy và đưa tay vẫy Chi.
Chi cầm cọng hoa trên tay, nói vội:
- Anh chờ Chi một chút.
Một chút sau của Chi hơi lâu. Thời gian đợi Chi trở vào kiếm giấy và cây bút rồi ngồi hí hoáy viết gì đó
xong xếp lại ở bờ cửa sổ.
Cầm một miếng giấy trên tay, Chi nhoài người ra khỏi cửa gọi tên tôi thật to:
- Anh Huy.
Miếng giấy được xếp lại thành hình một chiếc máy bay. Chiếc máy bay chẳng chở bom đạn mà chỉ chở
một hàng chữ mựx anh, hẳn là một lời thật dễ thương. Chiếc máy bay giấy thoát từ những ngón tay của
Chi, vút ra khỏi cửa sổ rồi chao lượn trên không. Tôi chờ cho nó lượn hết vòng sẽ rớt xuống để chạy tới
lượm lấy. Nhưng nó không rớt xuống mà lại bay đi. Kỳ lạ quá kìa, tôi nhảy lên xe và gắng đạp theo. Hình
như đang có một cơn gió lớn, chiếc máy bay giấy của Chi cưỡi gió cứ vậy là bay đi. Thỉnh thoảng nó lại
chao lượn một vòng như tinh nghịch muốn trêu chọc kẻ đang đuổi theo nó. Cuối cùng, khi tôi gần đuổi
kịp, chiếc máay bay giấy rớt xuống cài trên những đám lá của một bụi cây thấp. Tôi ngã vội chiếc xe đạp
nhào tới gỡ lấy tờ giấy mở ra đọc ngấu nghiến:
Chúc anh Huy ngủ ngon
Và nhớ mơ thấy em Chi.
Ðã khuất xa mất khung cửa sổ phòng Chi, tôi cầm tờ giấy đứng ngẩn ngơ nhìn trời. Trời có đám mây
trắng lường biếng ngủ sớm. Trời còn lại vạt nắng vàng cuối ngày nằm mệt mỏi trên những ngọn cây. Tôi
nhét miếng giấy có hàng mực xanh vô túi rồi cắm đầu đạp miết. Một lúc sau bỗng thấy mình nhẹ tênh, http://tieulun.hopto.org - Trang 100
thấy mình bay bổng và tan biến vào những cụm mây trên trời. Lúc ấy, những cụm mây trắng tan loãng ra,
tỏa hương thơm ngát.
Khung cửa sổ phòng Chi vẫn khép kín. Khung cửa số ấy đã không bao giờ mở ra trước mắt tôi như trong
mộng tưởng. Có lẽ một lần nào đó tôi sẽ chết. Tôi mong được chết trong cơn mộng tưởng ngọt ngào, để
tôi còn sống hoài với thế giới không hơi thở của mình. Thế giới ấy, Chi sống trên đôi bàn tay tôi chụm lặi,
khi mở ra như một khung trời. Bởi vậy, tôi sẽ không bao giờ sợ mất Chi.
Chiếc xe nặng nhọc đếm từng vòng trên đường về. Mọi thú lỉnh kỉnh đeo theo hình như trĩu xuống. Ở
lưng chừng một con dốc tôi muốn vứt tung chúng đi hết. Khi về đến nhà Trường thì đôi chân mỏi nhừ,
muốn gãy rời từng khúc, tôi đẩy chiếc xe cho Chúc dắt vào. Con bé hỏi vài câu gì đó tôi chẳng kịp nghe,
và cô ta lục tung mọi thứ tôi chở về.
- Anh Huy coi bộ mệt phờ người.
Liên khui cho tôi một hộp nước trái cây. Tôi nói, cái đau của Liên hồi nãy nó chạy sang tôi rồi đấy.
Trường đẩy tôi lên nhà, cậu ở đây ăn cơm, lát tôi đưa về.
Ngả dài lưng trên chiếc ghế rộng ngoài ban công, buông thõng tay chân và nhắm nghiền mắt, tôi nghĩ, có
lẽ chủ nhật tới tôi phải đến với Chi. http://tieulun.hopto.org - Trang 101
Chương 9: Anh Chi Yêu Dấu
Cầm tấm phiếu có ghi tên Anh Chi và tên tôi, soeur giám thị đặt vào cuốn sổ bìa đen, xếp lại. Một cử chỉ
vô hồn. Tôi lặng thinh chờ đợi cho người nữ tu gỡ mắt kiếng và chậm rãi lau từng chút một. Xong bà đeo
trở lại mắt, nhìn tôi chăm chú. Giọng bà nghe như lời nói thầm:
- Em Chi đau.
Ðứng lặng thinh lúc lâu sau tôi mới hỏi được một câu:
- Thưa sơ, em ấy đau lâu chưa ạ?
Giọng người nữ tu vẫn khô như một viên sỏi, sỏi đá không bao giờ thấm nước.
- Gần một tuần lễ nay rồi.
Tôi lững thững đi ra phía ngoài, nhìn lên tháp chuông của ngôi nhà nguyện bên kia đường. Bầy chim sẻ
chủ nhật đuổi bắt nô giỡn với nhau trên mái ngói sậm, tiếng chúng nối tiếp nhau thành một chuỗi âm
thanh nghe bỗng quen bỗng lạ và bỗng buồn đến vỡ từng hơi thở ngắn. Em Chi đau gần một tuần lễ nay
rồi. Tôi trở lại bàn giám thị, lúc ấy đang đông những thân nhân trao phiếu tiếp khách.
Mặc họ, tôi chen thẳng trước mặt người nữ tu, hỏi lại cho rõ:
- Em Chi đau nặng lắm không thưa soeur?
Bị cắt ngang công việc, bà hơi chau mày, đáp cụt ngủn.
- Nặng.
Tôi chồm lên, vịn lấy mép bàn.
- Tôi vào thăm em ấy được chứ?
- Không được đâu.
Một viên sỏi không bao giờ thấm nước. Sao tôi bỗng cảm thấy thù ghét những con người có trái tim bổn
phận. Họ chỉ làm những công việc thật bình thường, thật đều đặn. Trái tim ấy không bao giờ vo ra được
tình thương. Những tảng đá chỉ mọc được loài rêu hôi hám. Quả thật tôi đã không chịu đựng nổi được
nữa. Hơi thở nóng bừng bừng, tôi cúi sát mặt vào cuốn sổ mà người nữ tu đang viết, mất bình tĩnh rõ rệt:
- Tôi muốn vào thăm em ấy.
Người nữ tu buông bút, nhắc lại câu trả lời bằng một giọng hằn học:
- Không được đâu.
Tôi to tiếng:
- Tại sao lại không được ạ?
Mọi người trong phòng chú ý đến câu chuyện, dạt ra. Người nữ tu ngồi sau bàn viết đứng dậy, nhìn tôi
trừng trừng:
- Ở đây chúng tôi có nội quy, không bao giờ tu viện tiếp thân nhân ở ngoài phòng khách. http://tieulun.hopto.org - Trang 102
- Nhưng mà em tôi đau nặng.
Tôi dằn giọng. Người nữ tu giám thị cũng dằn giọng đáp lại:
- Ðó là bổn phận của nội trú, đã có chúng tôi lo. Chúng tôi đã có bác sĩ lo.
Không khí trong phòng khác nặng nề. Mọi người đổ dồn mắt về phía tôi. Một người đàn bà to lớn, môi đỏ
má phấn đứng bên cạnh nhỏ lời với tôi:
- Việc gì ma cậu phải sốt ruột, đã có các sơ ở đây lo cho rồi.
Tôi lặng thinh ngó bà. Sơ giám thị ngồi xuống ghế lật đám phiếu tìm tấm phiếu có ghi tên tôi và tên Chi
đặt lên trên. Giọng bà đổi khác:
- Ðược rồi, nếu ông muốn lo thì tôi làm giấy cho ông đưa em về nhà mà lo. Càng đỡ cho trường chúng
tôi.
Nhưng vừa ghi vào cuốn sổ được vài hàng, soeur giám thị lại lẳng lặng gạch đi bằng hai đường thước
mực đỏ. Bà đổi ý kiến:
- Không được. Trường hợp em Chi không được. Mẹ em ở Sài Gòn nên đã giao em cho nội trú lo tất cả.
Chúng tôi không dám giao em cho ai khác.
- Nhưng tôi là anh của em Chi mà.
Phải vận dụng tới một lời xác định khó khăn ấy, nước mắt tôi ứa ra từ bao giờ, đã rớt dài xuống miệng.
- Tôi biết chứ, người nữ tu đổi thái độ, hình như bà muốn an ủi tôi phần nào. Nhưng không thể đưa em ấy
ra khỏi nội trú được đâu.
Tôi đưa ngón tay gạt vội những giọt nước mắt. Có lẽ trông tội nghiệp lắm. Giọng vẫn còn nghẹn, tôi nói:
- Tôi chỉ muốn vào thăm em ấy thôi mà.
Thấy người nữ tu im lặng, tôi xuống giọng năn nỉ:
- Cho tôi vào thăm em ấy một chút thôi, thưa sơ. Tôi sốt ruột quá.
Khi ấy, cánh cửa phía sau sơ giám thị chợt mở, một sơ còn trẻ thật xinh, mang kính cận bước đến bên bàn
sơ giám thị đang làm việc thưa một chuyện gì đó. Lợi dụng cơ hội, tôi sấn tới phía cánh cửa ấy, bất chấp
lời yêu cầu của tôi có được sơ giám thị đồng ý hay không, tôi xăm xăm đi vào hành lang nội trú.
- Ơ, hông Huy.
Tiếng sơ giám thị hốt hoảng:
- Không làm như thế được đâu.
Và tôi nghe rõ tiếng bước chân đuổi theo ở phía sau. Ðến cuối hành lang thì tôi bị chặn lại đối diện với
hai người nữ tu.
Soeur giám thị tái mặt, giọng mất bình tĩnh:
http://tieulun.hopto.org - Trang 103
- Ông không thể hành động kỳ cục như thế được. Ðây là một tu viện, ông không thể đi bất cứ đâu nếu
không được phép.
Tôi nhìn sang người nữ tu trẻ mang kính cận cầu cứu:
- Xin sơ cố giúp tôi.
Người nữ tu trẻ hơi bối rối với lời khẩn cầu, nhưng bà cũng tìm ra được một cách giải quyết. Quay sang
soeur giám thị, bà nói:
- Hay để em đưa ông ấy lên xin phép sơ giám đốc?
- Không được đâu - soeur giám ghị gạt đi, chuyện không đến nỗi phải phiền đến thế.
- Nhưng thực sự là phiền rồi.
- Ta phải tránh phiền thêm.
- Nhưng em thấy có thể giải quyết êm đẹp được. Hoặc là để ông ấy đem em Chi về hay để ông ấy vào
thăm.
Tôi đứng im một chỗ đợi hai người nữ tu dàn xếp chuyện và cố lắn nghe từng mẫu đối thoại của họ.
Người nữ tu đứng tuổi hỏi:
- Hiện giờ nhỏ ấy đang ở đâu?
Người nữ tu trẻ hỏi lại?
- Nhỏ nào ạ?
- Thì nhỏ Chi đó.
- À, em ấy vẫn còn trên bệnh thất.
- Ăn cháo được chưa?
- Qua nay vẫn uống sữa.
- Chị phụ trách phòng của nhỏ ấy đó à?
- Vâng.
- Tôi thấy chưa có trường hợp nào trường để thân nhân vào thăm như thế này cả.
- Nhưng em cho rằng cũng có vài trường hợp ngoại lệ nào đó chứ. Ðể em cứ thử trình lại với sơ giám đốc
xem sao.
- Tùy chị.
Dứt hai tiếng ngắn, sơ giám thị bỏ đi ra phía văn phòng đằng trước. Chừng đã xa dăm bước, người nữ tu
trẻ quay sang nói với tôi:
- Ông theo tôi lên xin phép sơ giám đốc. http://tieulun.hopto.org - Trang 104
Tôi lẳng lặng theo sau màu áo xanh và đôi chân mang "săng đan" trắng thoăn thoắt bước đi. Muốn hỏi
thăm bà một câu gì đó về Chi, nhưng tôi lại cứ im lặng đi theo như vậy cho đến hết dãy hành lang. Rẽ tay
mặt, chúng tôiam tha oeur gia laoo em cho ai kha dừng lại trước một phòng đầu dãy nhà quét vôi hồng.
Có lẽ là phòng của sơ giám đốc. Ở đây tôi gặp một người nữ tu nhiều tuổi hơn, đeo kính trắng, (có điều
tôi để ý là những người nữ tu áo xanh ở đây sao hay bị cận thị). Bà ngồi sau chiếc bàn rộng mà hai hàng
sách xếp hai bên đã chiếm gần một nửa. Bức tường sau lưng bà là một tấm hình màu lớn chụp quang cảnh
một ngôi thánh đường vĩ đại nào đó, với những vòm cong cổ kính, với cây cầu bắc qua một mặt sông
phẳng lặng, in hình bầu trời và ngọn tháp cao vút.
Thấy tôi và người nữ tu bước vào, sơ giám đốc xếp cuốn sách dày cộm bà đang đọc, sửa lại gọng kính
ngó lên. Lần này tôi được mời ngồi xuống chiếc ghế kê sát tường gần phía ngoài nên không nghe rõ
những câu đối thoại của họ. Người nữ tu trẻ hình như phải cố gắng lắm để trình bày rành rẽ đầu đuôi câu
chuyện và sự có mặt của tôi ở đây. Chừng vài ba phút sau tôi mới được mời tới ngồi xuống chiếc ghế kê
sát bàn sơ giám đốc.
Bà nói với tôi:
- Ðúng ra nội quy ở đây không trù liệu để cho các thân nhan vào thăm con em khi bị đau ốm, không tiện
cho nội trú. Hơn nữa, ở đây lại là một phần hoạt động tu viện chúng tôi nên sự ra vô của những người lạ
rất hạn chế.
Sau đó tôi được biết thêm là bệnh thất cho các em ở nội trú và bệnh thất của các sơ áo xanh trong tu viện
này chung là một. Người nữ tu trẻ nói với tôi thế, khi tôi theo bà đi sâu hơn vào phía trong, qua một dãy
nhà và một vuông sân nhỏ nữa.
- Em Chi nằm trong này, mời ông vào.
Theo người nữ tu áo xanh bước vào một căn phòng nhiều màu trắng, đi qua một hàng giường bỏ trống tôi
đứng lại nơi chiếc giường buông kín mùng ở góc phòng. Chi đang nằm trong đó. Người nữ tu vén mùng
lên. Ba chủ nhật xa Chi để rồi đến nhìn em xanh xao trên giường bện, lòng tôi thắt lại. Cánh áo nhàu, mái
tóc rối, Chi nằm ló đầu ra khỏi méo chăn, môi bỏng khô lớp da hồng trông thật tội nghiệp. Giá hồn tôi là
tảng đá lớn thì có lẽ bây giờ cũng bỡ tan ra hàng trăm triệu mảnh. Chẳng làm sao để diễn tả nổi điều ấy,
nơi góc ngực tôi nặng nề, nghẹn đau. Những giọt máu đi đã chẳng chịu về trong trái tim nhỏ nhoi này.
Trong giây phút tưởng tất cả đều ngưng nghỉ ấy, bất chợ tôi ho lên làm vỡ rời từng khoảng không thinh
lặng trong căn phòng. Chi đang nhắm nghiền mắt mệt nhọc thở, bỗng choàng tỉnh dậy. Ðôi mắt Chi như
chiếc lá khô trở mình vô hồn, không còn nhận thức được gì. Em nhìn tôi một lúc lâu rồi lại nhắm lại.
Hai tay tôi bấu chặt lấy nhau để như cố dằn một cơn đau đớn, tôi quay sang hỏi người nữ tu đứng bên
cạnh mà muốn khóc.
- Em ấy mệt đến thế sao cơ?
Người nữ tu cúi xuống đặt bàn tay trên trán Chi kêu còn sốt và lấy chiếc cặp thủy trong hộc tủ đầu giường
đặt vào miệng Chi. Tôi cũng bắt chước bà đặt tay lên trán Chi rồi ngồi xuống mép giường, trong khi bà
ngồi trên chiếc ghế đặt gần đấy, bên chiếc bàn thấp.
Tôi hỏi:
- Co phải đưa em đi bác sĩ không ạ?
- Chúng tôi có bác sĩ riêng, đã mời ông tới khám cho em rồi.
- Bác sĩ có nói em ấy bệnh gì không? http://tieulun.hopto.org - Trang 105
- Ông bảo chỉ cảm cúm thường thôi.
Cám củm thường. Tôi thở phào. Người nữ tu đưa chiếc cặp thủy nghiêng qua nghiêng lại ngang tầm mắt
để xác định vạnh thủy ngân trong ống. 38 độ rưỡi. Sơ nói, rồi lau cái cặp thủy nhiệt độ bằng cái khăn
riêng trong túi áo của bà, trước khi đặt nó trở lại chỗ cũ.
- Các em nội trú cũng đau ốm cảm cúm luôn, đau ốm trở mùa ấy mà. Nhưng ít ai phải xuống bệnh xá
nằm, thường thì chỉ một hai ngày là khỏi. Còn em Chi đến hôm nay là đúng một tuần. Chủ nhật tuần
trước giờ cơm chiều không thấy xuống ăn cơm, nghe bạn bè bảo con bé mới khóc vùi từ trưa. Tôi vội lên
phòng thăm thì mới biết là cô ta đau đó chứ.
Khi nói chuyện với tôi, đôi mắt của người nữ tu trẻ nhìn xuống đôi bàn tay mình lồng nghiêm trang trong
lòng. Những ngón tay nhỏ trắng muốt nổi bặt trên nền áo xanh của bà khiến cho tôi có cái cảm tưởng đó
là những ngọn bạch lạp thanh khiết, thánh thiện. Những ngọn bạch lạp ấy giờ được ngồi bên Anh Chi. Dù
thật là xót xa, thật là đau đớn. Nhưng trong cái xót xa đau đớn ấy đôi khi vẫn là một thứ hạnh phúc, bởi ở
nơi chốn thẳm sâu nhất của tâm hồn mình đã biết mình đang hướng về đâu.
Hơi ngập ngừng một chút, người nữ tu trẻ khẽ ngước lên nhìn tôi rồi lại cúi vội xuống trên đôi tay mình:
- Hình như mấy tuần nay ông không tới đón Anh Chi phải không?
- Vâng, đã ba chủ nhật rồi.
- Tại sao vậy?
- Tôi... bận học.
Tôi bận học nhưng đúng ra chẳng học được gì. Làm sao mà yên chí học được trong khi cái đầu óc bệnh
hoạn tôi cứ bay theo Anh Chi hoài, cứ nghĩ rằng không biết giờ này Anh Chi đang làm gì, đang nghĩ gì,
hoài hoài mỗi lúc.
- Vậy hả.
Người nữ tu trẻ khẽ kêu lên:
- Kìa ông Huy.
Mắt Chi nhắm nhưng vẫn có hai giọt nước mắt ứa ra không ngờ. Rồi Chi khóc thành từng tiếng nhỏ rấm
rức, cái miệng em méo xệch đi trông rất tội. Tôi vội nắm lấy bàn tay Chi, lay nhẹ.
- chi, Chi. Anh Huy đây mà.
Chi nghiêng mặt giấu bên cánh tay. Em vẫn khóc. Ðôi bờ vai nhỏ em co lai với những tiếng nấc tủi thân
với những điều mà tôi bảo là bận rộn. Anh Huy bận đến nỗi chẳng tới đón em được như mọi buổi sáng
chủ nhật. Răng tôi bậm chặt lấy hi awanh xao treiemôi, làm sao em hiểu được hở Chi. Tôi không biết có
lời nào để dỗ dành em bây giờ, hơn là chỉ nắm chặt lấy tay em.
- Anh Huy đây mà Chi.
Chi vẫn không thôi khóc, nước mắt em ràn rụa đầy khuôn mặt xanh xao. Thật sự lúc này tôi chỉ muốn
khóc theo. Ðời sống còn được có lúc khóc vùi bên nhau là còn được an ủi, hạnh phúc. Tôi nhìn sang
người nữ tu trẻ ngồi đối diện như cầu cứu. Nhưng cuối cùng không cầm được nữa, nước mắt tôi cũng vỡ
ra. http://tieulun.hopto.org - Trang 106
Người nữ tu bối rối, vuốt nếp áo đứng dậy:
- Ðể tôi lên phòng lấy chai sirop của tôi cuống cho em ấy uống nhé.
Rồi bà thoăn thoắt bước, khuất mất ở cửa phòng còn khép hờ. Tôi nghĩ nếu còn ngồi lại, có lẽ bà cũng sẽ
khóc theo chúng tôi mất. Bây giờ tôi mới để ý nhìn chung quanh, cả một khu bện thất không có một ai.
Những hàng giường trắng xếp dài cho đến tận đầu tường đằng kia trống không, cánh cửa kính mờ ở đó
cũng khép kín. Tôi lại lay mạnh tay lần nữa, gọi em:
- Chi... Chi...
Cùng với tiếng nấc còn sót lại, Chi quay ra nhìn tôi. Hai hàng mi bết những hạt nước mắt ấy của em mà
tôi chỉ muốn cúi xuống. và có lẽ một hạt nước mắt nào đó của chúng tôi đã hòa lẫn vào nhau, trên khuôn
mặt thật buồn của người con gái nhỏ.
Tôi rút chiếc khăn trong túi chấm vội những giọt nước mắt trên mặt tôi và trên mặt Chi, hỏi em:
- Chi mệt lắm không?
Chi khẽ gật đầu.
- Chi giận anh lắm hả?
Hai hàng mi Chi cụp xuống. Tôi nắm lấy vai em:
- Chi nói với anh một câu đi.
Nhìn tôi, miệng Chi méo xệch chực khóc trong câu nói thì thào:
- Chi mong anh bao nhiêu lần mà chẳng thấy anh đâu.
Tôi quay đi nơi khác để tránh đôi mắt và đôi môi Chi có thể làm tôi lại ứa nước mắt lần nữa trong lúc này.
Sao hồn tôi yếu đuối quá sức.
- Chắc anh Huy bận lắm hở?
Tôi lắc đầu:
- Không.
- Sao hồi nãy Chi nghe anh nói...
- Anh nói vậy thôi vì chả biết nói thế nào để cho người khác hiểu được.
- Sao anh không tới đón Chi?
Tôi định nói, anh sợ Chi à, nhưng tôi giữ lại được. Im lặng nhìn ngược lên trần, để tưởng những giọt nước
mắt rơi ngược vào lòng mình, xót xa.
- Anh Huy... bộ anh hết thương Chi rồi sao?
Bất ngờ, Chi ôm lấy cánh tay tôi, giọng như muốn khóc. Ðôi môi khẽ run run em ngậm lấy ngón tay út,
nhìn tôi ngập đầy trách móc.
http://tieulun.hopto.org - Trang 107
- Hơn bao giờ hết Chi à.
Tôi cúi xuống hôn vội lên vần trán thơm của Chi.
- Anh cũng mơi đau khỏi đó Chi.
Chi nắm cánh tay tôi bằng cả đôi bàn tay bé nhỏ của em.
- Anh đau suốt mấy tuần lễ nay sao?
- Không, chỉ một vài ngày thôi.
- Sao những tuần lễ khác anh không tới với em?
Tôi xoay người, xòe cả đôi bàn tay đặt lên mép giường.
- Cho anh mượn tay của Chi đi.
Không chút lưỡng lự, Chi đặt cả hai bàn tay em vào lòng bàn tay tôi. Tôi hỏi em một câu thật lạ:
- Chi tin anh không?
Hai hàng mi Chi khép xuống, em khẽ gật đầu. Tôi nắm chặt lấy tay em, nói khẽ:
- Mọi chuyện rồi Chi sẽ hiểu.
- Vâng.
Tôi nâng bàn tay Chi lên kính cẩn hôn. Ðôi bàn tay em nóng như vừa hơ vào lửa.
- Hồi sáng nghe sơ giám thị nói Chi đau nặng, anh lo quá.
Chi rút đôi bàn tay lại, hoảng hốt:
- Sơ giám thị có biết anh vào đây sao?
- Biết chư. Bà nhất định không cho anh vào thăm...
- Thế rồi làm sao anh vào được?
- Anh tông đại cửa và bị chặn lại.
Bàn tay Chi đặt ngang miệng để ngăn một tiếng kêu kinh ngạc:
- Trời ơi, anh gan thật như vậy sao, anh không sợ gì sao?
- Anh chẳng cần biết gì. Anh chẳng sợ gì. Anh làm náo loạn cả phòng khách buổi sáng. May quá có sơ
mắt to ban nãy đó, bà dẫn anh vào gặp sơ giám đốc nên anh mới được phép vào đây đó chứ.
Chi tròn mắt:
- Sơ giám đốc cũng biết anh nữa hở anh?
- Biết chứ. Nhưng có sao đâu. http://tieulun.hopto.org - Trang 108
Chi im lặng. Tôi hỏi:
- Sao Chi lại sợ như vậy?
- Tự dưng vậy. Tại hôm nọ Chi theo sơ giám thị lên phòng sơ giám đốc một lần...
- Bộ sơ giám đốc la Chi hở?
- Không có la gì nhưng mấy bà ấy cứ gạn hỏi em đủ điều làm em sợ.
- Mấy bà ấy hỏi Chi những gì?
- Hỏi thăm về gia đình, về những người quen biết...
Tôi nắm lấy bàn tay Chi:
- Họ có hỏi gì về anh không?
- Có, mấy bà ấy cứ hỏi thăm anh tên gì, học ở đâu.
- Rồi Chi trả lời sao?
- Chi nói như anh đã dặn rồi đó. Mấy bà ấy cứ vặn hỏi lại như đi theo dõi đằng sau, sợ lắm anh.
- Kỳ cục. Sao anh không ưa mấy bà ấy chút nào.
- Nhưng sơ Catherine dễ thương đó chứ anh.
- Sơ Catherine nào?
- Sơ mắt to ngồi đây hồi nãy đó mà.
- Ừ, có Sơ ấy là dễ thương. Sơ mà Chi kể chuyện cho anh nghe là ngồi đàn trong nhà thờ cũng khốc chứ
gì?
- Anh còn nhớ à?
- Nhớ chứ.
- Sơ phụ trách phòng Chi đó anh. Tuần lễ nay Chi bệnh, tối nào trước khi đi ngủ Sơ cũng ghé ở lâu với
em.
- Sơ Catherine coi bộ cũng thương em ghê.
- Con nhỏ Thảo ghen đó anh.
- Ghen sao?
- Nó bảo em có nhiều người thương, nó không thèm chơi với em nữa.
- Rồi sao?
- Rồi em khóc, nó lại tới chơi với em. http://tieulun.hopto.org - Trang 109
- Các cô lắm chuyện thật.
- Lắm chuyện gì đâu. Tại anh hết chứ bộ.
- Sao lại tại anh?
- Em không biết. Anh mà quên em nữa...
- Thì sao?
- Thì em khóc nữa.
- Khóc nhiều mù mắt đấy cô ạ.
- Mù cho mù luôn. Mù không thèm nhìn thấy ai nữa hết.
Tôi cười, hất một lọn tóc loà xòa trước trán Chi:
- Bây giờ coi bộ Chi khỏe rồi hả?
Chi vẫn xị cái mặt xuống:
- Em đau cho em chết luôn.
- Ðừng thế chứ.
Tôi cười dứ dứ một ngón tay vào sống mũi Chi:
- Mới đau đây mà đã "xù" lên ngay rồi.
Chi hớp lấy ngón tay tôi, cắn mặnh một cái. Tôi kêu lên vẻ rất là đau đớn.
- Chết anh bây giờ đây nè.
- Ai bảo anh bỏ quên em làm chi.
- Ðâu có.
- Em thèm vừa đi vừa có cái gì ăn trong túi ghê cơ. Tuần sau nhớ tới đón em đi phố nghe.
- Nhỡ em còn đau?
- Em sẽ hết đau.
- Sao biết được.
- Thì anh cứ hứa đi là em hết đau liền.
Tôi gật đầu hứa và chẳng muốn mình nghĩ ngợi gi khác nữa, lúc này. Dù thực sự nỗi lo âu lúc nào cũng
vây bọc, đeo đuổi bên mình, làm sao quên được. Sự gần gũi của chúng tôi mong manh như sợi khói, thở
mạnh là tan biến mất.
Người nữ tu trẻ đến ngay sau lưng tôi mới biết là bà đã bước vào nãy giờ. Bà cầm hộp thuốc màu cam
trên tay. Ðến bê đầu giường Chi, hỏi: http://tieulun.hopto.org - Trang 110
- Em có ngủ được không, Chi?
- In ít thôi sơ.
Chi trả lời, đôi môi chu dài... dễ ghét. Tôi nghĩ thầm, thật dễ ghét. Người chi đâu mà hễ biết ai chìu mình
là làm nũng liền.
- Thế thì nên uống hai muỗng.
Soeur Catherine, người nữ tu mắt to vừa đong thuốc vào chiếc muỗng nhựa hình như vừa ngó tôi dò xét.
Nhưng đôi mắt hiền của bà, tôi cảm thấy an lòng hơn là phải lo lắng, giấu giếm gì.
Tôi nói đùa:
- Nhìn sơ có vẻ giống một nữ y tá hơn.
Không ngờ câu nói của tôi làm người nữ tu trẻ luống cuống là đổ mất muỗng sirop bà vừa đong ra. Bà đặt
chai thuốc xuống rồi tìm chiếc khăn lau nhanh những giọt thuốc rớt trên áo, mặt đỏ bừng:
- Tôi có là y tá chắc cả đời cũng tập sự thôi.
Tôi đứng lên giúp bà cầm cái muỗng.
- Bây giờ sơ để tôi làm y tá phụ cho.
Sơ Catherien lau những ngón tay bằng miếng bông gòn thấm nước vừa chúm chím miệng cười trong câu
nói:
- Này ông y tá, trong trường hợp một bệnh nhân ông chăm sóc nằm khóc thì ông biết phải làm sao để dỗ
họ nín không?
Á à, tiếng reo khẽ vang trong đầu tôi. Ðồng thơi tôi phải vận dụng ngay một câu trả lời thích ứng.
- Thư asơ, điều đó thật hơi khó.
Quay sang Chi, tôi nói to khi đã đong đầy một muỗng thuốc.
- Anh đong vào ly cho Chi nhé.
Chi nhăn mặt không chịu.
- Em thích uống bằng muỗng cơ.
Tôi quay sang nói với người nữ tu áo xanh, giờ đang ngồi ngay ngắn lại với những ngón tay bạch lặp xếp
trong lòng:
- Một bệnh nhân hay khóc có lẽ phải chăm sóc như thế này phải không ạ.
Bà cười nhỏ với tôi, lúc tôi đưa muỗng sirop vào miệng Anh Chi. Hai lần như thế, người nữ tu giúp tôi
nâng đầu Chi lên hơi cao một chút để uống những muỗng thuốc.
- Tôi chưa thấy ai uống thuốc như thế này.
http://tieulun.hopto.org - Trang 111
Nụ cười của người nữ tu trẻ vỡ khẽ từng tiếng, nở đều những hạt răng trắng muốt dễ thương. Và trên má
bà những chỉ máu nổi rõ lên cùng với đôi mắt to long lanh sau lớp thủy tinh, bà nhìn làm tôi đến luống
cuống. Tiếng cười như những nốt đàn chạy đuổi bắt nhau trên phím bất chợt ngừng lại, khi tôi định nói
với bà một câu.
Lúc ấy, tiếng chuông nhỏ vang lên từ phía sân đổ dồn một hồi. Câu nói của tôi đã bị lẫn vào tiếng động
nên người nữ tu khôgn thể nghe được. Bà vuốt vội nếp áo đứng dậy.
- Ðã đến giờ nguyện kinh trưa.
Tôi biết là mình chũng phải đứng dậy theo bà ra ngoài. Nắm vội lấy tay Chi, tôi nói:
- Bây giờ anh về nha.
Chi nằm im ngó tôi. Tôi sợ em khóc nên phải đánh thức bàn tay em bằng cái siết mạnh.
- Chi nói gì với anh.
Ðôi mắt Chi tối lại, đôi môi em run run:
- Anh nhớ tới đón Chi.
Tôi gật đầu cười tươi với Chi rồi cúi môi xuống trên những ngón tay của em:
- Ngủ ngon nha, và mau khỏi đau.
Ðặt tay em ngay ngắn trước ngực, tôi bước theo sơ Catherine. Bà còn quay lại nói khẽ.
- Ngủ ngon suốt một tuần lễ để chủ nhật anh Huy tới đón về chơi nha.
Ra tới cửa tôi quay lại còn thấy Chi nhìn theo. Hình như em khóc. Lòng tôi rã ra từng phiến xót xa. Ngay
lập tức tôi muốn biến mình thành vôi thành vữa, thành tường, thành gạch đá, bụi cát để ở lại với Chi.
Chân bước theo những bước săng-đan của người nữ tu thoăn thoắt dọc dãy hành lang nhưng hồn phách
tôi thì vẫn còn đâu cửa phòng nơi Chi đang nằm dõi theo và đang khóc.
Hơi nghiêng đầu chào tôi, người nữ tu băng vội qua con đường nhỏ trước cửa phòng khác nội trú để sang
khu cầu nguyện. Rồi tiếng nguyện kinh cất lên bằng một giọng cao đều đều trong buổi trưa vắng lặng,
nghe nao nao buồn. Anh về tha hồ nhớ em, suốt một tuần. Bước xuống những bậc cửa, tôi bỗng cảm thấy
buồn chết ngất được với ý nghĩ, anh về để rồi xa em, suốt một đời. Tôi không muốn rời nơi Chi ở một
chút nào hết.
Về đến nhà, xoải dài người giường tôi thở mỏi mệt. Nhưng hình như không phải là tôi, mình đã để quên
mình ở lại nội trú mất rồi. Và rất nhiều người nữ tu mắt to dễ thương kia, tôi cũng quên mất.
Sáng thú tư, thay vì phải nhai nốt chương cuối cùng của cuốn kinh tế dày cộm thì tôi lại bỏ dở. Tôi biết
mình phải bỏ dở vì sốt ruột quá. Sang nhà Trường mượn chiếc xe đạp của Chúc, tôi phóng tới nội trú
trường Chi hôm nào. Chiếc ly, chiếc muỗng và cái khay để Chi pha sữa. Mỗi thứ đều được bọc lại bằng
một lớp giấy trắng và được xép vào cái túi xách cũng màu trắng. Qua phố tôi còn ghé lại một tiệm tạp hóa
hỏi mua một hộp sữa bột,người bán haàng chỉ tôi hỏi nơi tiệm bán thuốc gần đó. Tôi xếp hộp sữa vào cái
túi xách chung với những thứ mà tôi nghĩ là một món quà tặng. Món quà tặng của một người con trai gửi
người con gái, lạ nhất trên đời.
Ðứng ở phía sau nhà nguyện, khuất bên những cụm mẫu đơn trắng, tôi đợi giờ nguyện kinh trưa tan.
Khoảng mười một giờ rưỡi, những người nữ tu áo xanh nối đuôi nhau lặng lẽ rời nhà nguyện. Một số
sang phía nội trú, một số leo những bậc đá lên dãy nhà hai tầng, hẳn là tu viện, ngay sát đó. Tôi để ý thấy
soeur giám đốc, là những người tôi nghĩ rằng mình phải cẩn thận để giấu mặt, cả hai cùng lặng lẽ đi bên http://tieulun.hopto.org - Trang 112
nhau vội vã trở về khu nội trú. Không thấy sơ Catherine, người mà tôi đợi muốn gặp. Dăm phút sau,
chừng như tất cả các bóng áo xanh đã khuất hết, tôi mạnh dạn bước vào nhà nguyện khi thấy cửa bên
hông còn hé mở và tin chắc người nữ tu trẻ dễ thương còn ở trong đó.
Bà còn lại một mình trong đó, đúng như tôi đã nghĩ. Người nữ tu đạo đức hốt hoảng khi thấy tôi đứng ở
cửa. Bà kêu lên:
- Ông Huy, ông đi đâu vậy?
Cùng với câu hỏi bỡ ngỡ, bà vội vã đi ra. Ðứng lại cách tôi ngoài hai bước dài, bà lúng túng thấy rõ.
- Ông... ông...
Tôi đỡ lời bà:
- Tôi muốn vào thăm em Chi.
Người nữ tu bẻ bão tay:
- Không được đâu. Ông phải đợi chủ nhật chứ.
- Tôi muốn nhờ sơ giúp. Sao tôi cảm thấy sốt ruột quá.
- Không được đâu.
Người nữ tu từ chối, dằn từng tiếng. Luật lệ ở đây nghiêm lắm, như chủ nhật vừa rồi , đã là phiền lắm. Bà
quỳ gối bái lạy ở cửa nhà nguyện trước khi bước ra hẳn ngoài với tôi. Tôi hỏi:
- Thưa sơ, không biết em ấy có đỡ chút nào không ạ?
- Bớt nhiều rồi, người nữ tu khẽ cười với tôi, em ấy đã được đưa trở về phòng hôm qua.
Tôi đưa cái túi xách màu trắng cho bà.
- Sơ cho tôi gửi cái này cho em Chi. Ðáng lẽ tôi phải được vào thăm em ấy.
- Ðáng lẽ phải được cơ à?
Người nữ tu trẻ nhìn tôi, môi hơi mím lạị Tôi thấy đôi mắt bà thật sáng sau lớp thủy tinh, ở đuôi câu nói.
- Vâng tôi không ưa cái cổng nội trú chút nào hết.
Trả lời thế, tôi nhận ra giọng mình có ngậm một chút gì hậm hực, bất mãn. Một điều mới lạ chưa bao giờ
xảy đến với tôi. Từ nhỏ, chưa bao giờ tôi biết oán hận, biết bất mãn trầm trọng một điều gì. Ngay lúc này
đây, cũng chỉ là hạt mầm.
Người nữ tu đỡ lấy xách từ tay tôi hơi bị hẫng xuống vì không lường được sức nặng. Có lẽ bởi nghĩ nó
nhẹ hơn. Bà hỏi:
- Tôi có thể biết cái gì trong đó được khôgn?
- Nếu sơ muốn.
- Nhưng tôi không cần mở. http://tieulun.hopto.org - Trang 113
Người nữ tu có dáng điệu của một thiếu nữ nhí nhảnh vui tươi. Tôi nghĩ, nếu người ta quên chiếc khăn
trùm trên đầu và những nếp áo xanh của bà, có lẽ sẽ có... lắm chuyện hơn. Ðời sống tu trì hình như là
một lớp men phủ bọc lấy tâm tính con người, làm khô cứng lại, mất đi những nét tự nhiên rất đẹp của nó.
Lớp men đó chỉ cho ta thấy hình ảnh những người nghiêm trang như tượng, khép nép trong câu nói, khép
nép trong cử chỉ. Và, như là một hình hảnh buồn bả. Ðời sống không là sự bi thảm, vì đó là một đời sống
được chọn lấy tự mình. Chiếc khăn trên đầu người nữ tu trẻ trước mặt tôi bỗng trở thành mái tóc của
người con gái, tôi tưởng thế, với cử chỉ và giọng nói của bà, rất hồn nhiên, tươi trẻ. Ðó là người nữ tu đầu
tiên mà tôi biết tới với niềm quý mến và kính trọng.
Bà ngó thẳng vào mắt tôi:
- Ông Huy này, và tôi còn biết nhiều hơn thế nữa kia.
Tôi hơi chột dạ:
- Biết gì cơ ạ?
Bà cười, nếu là một thiếu nữ có đôi môi tươi như thế, hẳn đã có khối kẻ đòi... vay nụ cười ấy, tôi nghĩ
vậy từ lần trước. Nhưng bây giờ thì ba đang làm tôi bối rối.
- Chẳng hạn như biết ông tên Huy và biết người mà ông đòi vào thăm tên Chi.
Như có cơn gió thổi thốc tới, tôi bỗng thấy mình chao đi mất bình thĩnh. Sự liên hệ giữa tôi và Chi đã có
người biết rõ? Một điều mà tôi hằng lo sợ sắp xảy tới rồi chăng?
Tôi đánh bạo dọ dẫm soeur Catherine:
- Thưa sơ, có chuyện gì quan trọng lắm không ạ?
- Không, không - Người nữ tu cười khẽ, đùa ông một chút vậy mà. Ðược rồi để tôi mang những thứ này
vào cho em Chi. - Nhìn chừng tôi một giây, bà nói, thường những trường hợp này phải trình cho sơ giám
thị biết. Nhưng thôi, chả có gì phiền phức. Rồi bà gật đầu chào tôi quày quả bước đi. Hôm nay tôi phải
trực giờ cơm, không chừng trễ rồi.
Thưa soeur, tôi định dặn với theo một câu nhưng thấy bà vội vã nên lại thôi. Soeur nói với em Chi là
chiều nay nếu khỏe rồi thì ra đứng ở cửa sổ phòng đợi tôi ngang qua. Tôi không nói được câu đó và tiếc là
tại sao mình không có một miếng giấy và một hàng chữ cho Chi. Tiếc quá.
Trở về với ý nghĩ miên man, tưởng tượng ra ánh mắt mừng rỡ của Anh Chi khi mở từng thứ tôi gói cho
em, với những tiếng muỗng khua lách cách và bờ môi hồng ngậm lấy vành thủy tinh. Nhưng sao tôi vẫn
chẳng thấy mình hớn hở được. Hình như tôi linh cảm có chuyện gì rất buồn rồi sẽ xảy tới. http://tieulun.hopto.org - Trang 114
Chương 10: Anh Chi Yêu Dấu
Trở về căn phòng quen thuộc với những giấc mơ chập chờn đứt quản, tôi vẫn mơ trong khi ngủ và mơ cả
trong khi thức. Tôi mơ thấy tôi và Chi, cả hai đứa bỗng trở thành những kẻ lạ hoắc đi vào một làng mạc
quạnh hiu, chỉ có những đứa trẻ đứng hai bên đường, đầu kế đầy lá ngây ngô nhìn chúng tôi ngang qua.
Tôi mơ thấy tôi và Chi là những kẻ bất hạnh bị xua đuổi ra khỏi thành phố, cả hai vừa dắt nhau chạy vừa
khóc tức tưởi, không ai thương xót bênh vực. Tôi mơ một buổi sáng bỗng thấy Chi đội khăn xanh, mặc áo
xanh mang tượng thánh giá trước ngực và quỳ nghiêm trang trong nhà nguyện. Và tôi, kẻ đánh rơi mất trí
nhớ về một cõi nào, chẳng còn ý niệm được thời gian, ngày giờ và năm tháng. Chỉ còn lại một chu kỳ độc
nhất là những buổi sáng chủ nhật tìm về lang thang tron sân nội trú trường Chi, ngơ ngẩn ngó từng khung
cửa sổ màu nâu, lạ lẫm ngó từng người qua lại.
Những buổi sáng thức dậy với một chút mệt mỏi của giấc ngủ còn sót, hai cánh môi ngậm vào nhau đắng
ngắt. Thường là như vậy, nếu không phải vội vàng tới trường để kịp giờ học đầu thì tôi vẫn thường kéo
ghế ra ngồi ở gần cửa sổ. Bằng ba ngón tay, tôi miết trên mặt kính làm vỡ những hạt nước nhỏ còn bám
trên cửa của một mùa sương đêm qua, làm thành một lối nhìn trong suốt. Qua đó tôi có thể thấy con dốc
và đám cỏ ướt se mình bên đường, những gốc cây sần sùi và đám sương mù lãng đãng trên mặt hồ đặc sệt
như một chén thạch, giờ này chắc lạnh buốt như nước đá tan. Tôi quấn người trong chiếc chăn dày,
thường là như thế, cho đến lúc hơi thở làm mờ dần mất lối nhìn, tôi đứng dậy và tự pha lấy một phin cà
phê sữa trước khi rửa mặt. Có khi cô Ngàn sắp sẵn mọu thứ, có khi cô quên hay còn nằm nán lại trên
giường vì đêm qua ngủ muộn. Tôi có thể sửa soạn lấy được những bữa ăn sáng, hoặc không thì trên
đường tới trường tôi vừa đi vừa gặp khúc bánh mì.
Cô Ngàn đến bên tôi, giọng nói đục của giấc ngủ còn thâm quầng mắt. Tôi vẫn thấy cô là cái bóng dĩ
vãng, của mười năm về trước chẳng hạn, trôi lờ đờ trong sương mù hiện tại. Ðôi khi cô lại là hình ảnh
đậm nét nhất của những đường hằn chịu đựng quất trên tuổi già một đời người, mát đang ngó xuống trên
những ngón chân nhòa nhòa.
- Ðêm qua cháu ngủ được không?
- Chút chút cô ạ.
- Hèn chi nghe cháu trở mình vật vã hoài.
Hơi thở xoải dài ở cuối câu nói, cô Ngàn yên lặng thu vén những giấy má, sách báo bừa bộn trên bàn và
ngay dưới chân. Tôi nói, cháu cảm thấy hơi mệt cô ạ. Dí mũi sát mặt kính trong trạng thái hững hờ, đầu
tôi lênh đênh với những đoạn ngủ rời và giấc mơ vụn đêm qua. Là tôi, luôn luôn sống bỏ quên chung
quanh mình. Là tôi, sống bới đời sống riêng không lúc nào vắng hơi thở, tiếng nói và hình bóng Chi. Chi
đến thăm tôi trong cơn mưa mù mịt. Nước mưa ướt sũng đôi mắt em. Nước mưa ướt sũng linh hồn bệnh
tôi. Chúng tôi ôm nhau khóc ròng.
- Sao tay chân em lạnh ngắt thế này?
- Tại vì em vắng anh. Còn anh, sao mắt anh buồn quá thế?
- Tại vì anh nhớ em.
Chi ngã đầu trên ngực tôi. Có lần tôi đã tưởng ra hình ảnh nồng nàn ấy. Tôi ôm em trong lòng và chúng
tôi cùng đọc chung một cuốn sách lớn có đầy hình ảnh và màu sắc mà mỗi chữ là một viên kẹo nho ngọt
ngào.
- Em là cọng cỏ non.
- Anh là con kiến vàng. http://tieulun.hopto.org - Trang 115
- Con kiến vàng có cắn ai bao giờ không anh?
- Không bao giờ. Con kiến vàng hiền lắm, nó chỉ thích quanh quẩn bên ngọn cỏ thôi.
- Anh là con kiến lười.
- Ừ, anh là con kiến lười. Kiến lười đau ốm quanh năm rồi một hôm nó nằm chết rũ dước chân cỏ.
Tiếng cô Ngàng ho khan sau lưng tôi, cô nói:
- Huy này, tự dưng đêm qua cô ngủ mơ kinh khủng quá. Sáng dậy cứ bị ám ảnh hoài...
Cô kể cho tôi nghe giấc mơ của cô. Giấc mơ có máu me và nước mắt đầm đìa cùng Hiện, đứa con độc
nhất của cô đang ở một chiến trường nào. Giọng kể có lẫn những giọt nước mắt nghèn nghẹn. Thực sự tôi
cũng chỉ biết nghe, câm lặng nhìn người đàn bà đang khóc mòn mỏi bên mình mà nhọc nhằn cả lời an ủi.
Tôi nghĩ, điều mà tôi vẫn tin tưởng là, giấc mơ thường trái ngược với sự thật sắp xảy ra, thỉnh thoảng là
một điềm báo lành hay báo dữ mà ngườ ta có thể liên tưởng tới. Nhưng chẳng nói ra ý nghĩ ấy. Tôi đứng
dậy theo cô xuống bé sửa soạn phụ với những công việc buổi sáng. Lúc này tôi mới để ý có một sự sắp
xếp mới mẻ ở tất cả mọi nơi trong nhà. Từ bếp cho tới phòng ăn và nơi ngồi làm việc của cô, một đám bụi
cũ từ bao giờ được phủi đi để chờ một đời bụi nào đó, sáp sửa phủ trên khắp tất cả?
- Sao lâu rồi không thấy cháu đón em Chi về chơi. Chủ nhật vừa rồi nghe cháu nói đến nội trú, cô cứ
tưởng cháu đưa em ấy về chứ.
Tôi chao chiếc muỗng trong tách cà phê sữa thành những đợt sóng dập dềnh xô vỡ, tiếng muỗng thỉnh
thoảng va vào thành tách là tiếng gầm thét của những cơn sóng ấy. Tôi nhìn mãi tay tôi và những con
sóng.
- Em Chi đau hơn một tuần lễ nay cô ạ.
Miếng bánh mì bỏ rơi trên mặt bàn khô, cô Ngàn ngẩng lên nhìn tôi, hỏi vội:
- Ðau chi vậy?
- Cháu cũng chẳng biết nữa.
- Nằm bệnh hơn một tuần lễ là bệnh nặng chứ không thường đâu.
- Cháu cũng chẳng biết nữa.
Tôi thở hơi vào hai lòng bàn tay mình khum lại rồi ấn những ngón tay vào đôi mi thì hình ảnh Chi hiện ra.
Em nằm ngoan ngoãn trên giường, hai tay ấp trước ngực, mắt nhắm nghiền trong một giấc ngủ rất bình
yên với môi hoa như sắp cười. Hình ảnh tượng thánh nữ Thérèse nằm chết thánh thiện trong tủ kính của
nhà nguyện dòng kính mà dạo nào Chi đã dẫn tôi tới, chết với bông hoa hồng hờ hững trong cánh tay sắp
rã. Rồi tất cả những cánh hoa hồng rã ra làm thành cơn mưa hoa hồng rắc ngợp trời đất.
- Như thế rồi sao?
Cô Ngàn lo lắng nhìn tôi. Miệng tôi buông bờ sứ ngọt:
- Cháu có vào thăm. Em ấy nói là vài bữa sẽ khỏi...
Cô Ngàn bật cười nhỏ: http://tieulun.hopto.org - Trang 116
- Bệnh chi mà biết được mình sẽ khỏi trong vài ngày tới.
- Cháu cũng chả biết nữa. Tự dưng thấy mình bất anh quá cô ạ. Sao cái tuần lễ này nó dài lê thê.
- Hôm nay là thứ sáu rồi. Chủ nhật sẽ là ngày cách cách ngày thứ sáu một ngày thôi mà "anh Huy".
Trong giọng nói của cô có một nụ cười lẫn trêu đùa. Anh Huy. Nhưng tôi không cảm thấy rộn rã như
những lần trước. Tách cà phê sữa của tôi đã cạn cả hơi ấm, còn lại một hớp cặn đáng ngắt tôi cũng muốn
nuốt hết. Tự dưng trên môi tôi có một nụ cười héo hắt.
- Nếu tính kỹ thì bây giờ mới là đầu ngày, nghĩa là còn đầy đủ hai ngày dài cô ạ.
- Chụ nhật nhớ đưa em Chi về chơi và ở nhà trọn ngày nhé.
- Vâng, có lẽ thế. Em ấy mới ốm dậy chắc chả dẫn đi chơi đâu được. Cô định đãi bọn cháu gì nào?
- Ăn trưa thật linh đình, chịu không. Cô sẽ đi chờ từ ngày hôm nay.
- Cháu sẽ đi kiếm một chai rượu.
Cô Ngàn ngó sững tôi:
- Rượu nữa cơ à. Cháu uống rượu dữ lắm hở?
- Ðâu có. Cháu chỉ ngửi hơi rượu đã đỏ mặt, nhấp một ngụm đã say kềnh.
- Sao cháu đề nghị rượu nữa?
Cái nhìn của tôi rớt vào đôi mắt cô Ngàn một nỗi say nào, thật lạ:
- Cháu thích thế. Tiệc là phải có rượu. Rót rượu đặt trước mặt mỗi người dù không uống. Hay chỉ uống
một chút cho đỏ mặt, cho say, cho nhìn nhau không phải là mắt thường, tâm tưởng thường như mọi lúc.
Khi đứng bên cửa sổ nhà bếp, bên cạnh chiếc lavabo ngập nước trên những cái phin và chén tách hỗn
độn, tôi đã tưởng tượng ra bữa tiệc linh đình với những ly rượu say ấy. Bàn tiệc có mình tôi và Chi ngồi
đối diện với nhau và những ánh nến ấm. Có thể chúng tôi là hai con chuột con mang khăn ăn trước ngực
nói chuyện "chút chít" với nhau ở hai mép bàn trong một phim hoạt họa dễ thương nọ. có thể chúng tôi là
đôi tình nhân rất kiểu cách trong một quán hẹn sang trọng và trên không trung của một thành phố thơ
mộng nào đó. Và hai ly rượu. Tôi nói, em uống một chút cho đỏ căng đôi má nhé. Còn tôi nốc cạn ly rượu
mình một hơi. Say ngất ngư, nhưng không ăn nói lảm nhảm, mà chỉ nhìn Chi mỉm cười, cười hoài. Trong
đầu đã rỗng không trí nhớ, rỗng không nghĩ ngợi. Như thế là một hạnh phúc, chỉ cần biết ở bên mình có
người yêu dấu mà không cần biết phải lo sợ chi cả. Không, hay là tôi chỉ nên nhắp một chút thôi. Ðôi môi
của những người yêu nhau phải có rượu. Ðó là một bước nhỏ của tình. Rượu giúp những lời nói. Rượu
đưa những bàn tay mạnh dạn lồng vào nhau. Rượu có men, làm say ngất tình yêu. Một chút thôi cho tình
ấm.
Tôi vung tay vươn vai ở những bậc cửa phòng mình cho một buổi sáng thứ sáu đi qua. Những buổi sáng
không phải tới trường làm như căng dài ra từng giờ. Và căng dài ra từng phút là thời gian chờ đợi. Tôi đi
ra vào hoài với ý định này nhọ xếp đặt trong đầu của một ngày chủ nhật mới của Chi. Có lẽ thế, tôi sẽ
mua tặng em một đóa hoa, như hoa marguerite trắng của vườn nhà Chúc chủ nhật nào. Sao tôi yêu hoa
trắng thế không biết nữa. Yêu tất cả những người con gái mặc áo trắng nghiêm trang trong thành phố này.
Với mắt nhìn thánh thiện. Yêu em. Yêu vũ trụ bỗng trở thành một đám mây. Bước chân em dẫm trên linh
hồn anh đày đọa một kiếp mê mải. Ðể anh bỗng trở thành một đóa hoa trắng ngủ trên ngực thơm. Hoá http://tieulun.hopto.org - Trang 117
kiếp một đời tội lỗi.
Còn ba tuần lễ nữa tôi thi. Bài vở xếp từng núi trước mặt. Từng cuốn, từng cours dày cộm đặt nghịt chữ.
Những chữ nghĩa thật hờ hững. Bây giờ thì mất hẳn c'ai nôn nao, lo lắng của những lần thi đầu. Tôi bây
giờ, tưởng như chả học được gì, chẳng nhớ được gì. Dù đằng sau của một kỳ thì còn có một nỗi ám ảnh
vô cùng chờ chực chụp tới với tất cả những người con trai không may mắn trên đường khoa bảng. Ðó là
chuyện phải bỏ ngang việc học hành để đi lính. Với tôi, tất cả chỉ mơ hồ. Sách vở và kỳ thi. Sự việc thi
rớt và sau kỳ thi đó. Rất mơ hồ như thể tôi chẳng có trách nhiệm gì với chúng. Là tôi bây giờ chỉ có Anh
Chi yêu dấu. Tất cả chỉ là những bóng nhoà nhạt của ảnh ảo trên những gương kính ghép soi mặt vào
nhau, nhỏ dần và biến mất. Ðể khởi đầu bằng một châm đên lan rộng là đầy đủ hình ảnh Chi hiện ra
choán hết trong đầu tôi.
Một ngày thứ sáu qua đi. Tôi muốn điên lên nỗi bồn chồn khó tả. Bắt đầu của một ngày đợi khác, tôi lại
ngồi dí môi dí mũi vào mặt kính cửa sổ nhìn xuống con dốc buổi sáng. Ðến chiều thứ bảy tôi nghĩ mình
không còn đi lại bình thường ở trong phòng mãi được nữa. Phải thoát khỏi căn phòng và nỗi bồn chồn
này. Tôi tìm đến nhà Trường, nói chuyện sách báo, văn nghệ và những "hiện tượng" với chị em Chúc và
Liên đến tối mịt mù mới trở về.
Trở về với ảo giác đầu mình còn là một đám khói mỏng. Ðám khói tan đi để bỗng cảm thấy mình trống
không. Ðà Lạt đang cơn mưa cuồng điên như muốn rũ sạch một mùa. Tôi nằm nghe cơn mưa, nghe trong
đêm hơi lạnh ngập phòng mà bỗng thèm hơi thuốc. Không còn một điếu thuốc nào sót lại trong hộc tủ đầu
giường. Tôi thất vọng. Ngay lúc này tôi có ý định tung cửa bước ra ngoài, đội mưa đội đêm của Ðà Lạt
lạnh mà đi. Kỳ lạ thế kìa. Ði đâu đó hay đi tới tìm Chi ở sân nội trú. Ði đâu đó hay để quên căn nhà mà
hồn mình bỏ trống không đã bắt đầu dột nát, hoang lạnh. Huy ơi, Huy ơi. Tôi gọi mình trong giấc ngủ
chập chờn, gãy rời từng đoạn mà tôi không hề mơ được thấy Chi.
Tôi biết, có một chủ nhật rồi sẽ không giculuống như bất cứ một chủ nhật nào khác. Là những tiếng
chuông vang lên, trong buổi sáng hôm nay làm như không có tiếng ngân nga nặng nề như một giọng nói
đục của người bện. Thời khắc có thấm mệt đến mấy rồi cũng phải trỗi dậy, theo đúng hạn kỳ của nó.
Ngày thứ bảy mời ngày chủ nhật đến. Chủ nhật là những tiếng chuông. Tôi thức dậy và nghe chủ nhật đỗ
rã rời từng tiếng buồn sầu lạ lẫm. Những âm vang nào đó thoát đi, theo gió theo thời gian rồi loãng mất,
chết trong hư không. Lòng ta sẽ không bao giờ còn rung lại tiếng chuông của một ngày vàng trong quá
khứ. Lòng ta rồi một ngày nào khô lại như khối đồng nặng nề, muôn năm rêu ẩm, muôn năm sống trong
màu xanh lạnh ngắt của khí trời thở, bao phủ. Tôi nhìn thấy đôi mắt Chi sũng ướt trên đinh mùng. Em là
một tàu lá xanh đang sống trong mùa bệnh, run rẩy trong cơn mưa lũ. Em nhìn tôi, trời ơi, con mắt in
những hàng cây khô gầy guộc trong đó, và bầu trời, mặt nước hồ cùng đám sương mù trắng như sữa. Em
nhìn tôi, rồi những hạt nước mắt rớt xuống làm nhòe nhoẹt tất cả các hình ảnh, vỡ ra thành những miếng
thủy tinh cạnh sắc nhọn hoắt, như một bức tường chắn ngang tầm nhìn của tôi.
- Huy à, cháu dậy rồi chứ?
Tôi trở mình, tiếng dép lẹp xẹp củ acô Ngàn kéo tới bên giường.
- Ðêm qua cháu nghe thấy gì không?
- Một tiếng động lớn ở phía sau nhà. Có chuyện gì vậy cô?
- Cành cây ở sau bếp gãy xuống. Cô vừa ra xem, mái hiên nhà bếp bị sập một góc.
Tôi bò dậy nhưng vẫn chưa chịu rút chân ra khỏi chăn, nhìn ra cửa sổ:
- Ðêm qua đâu có mưa lớn phải không cô? Mà gió cũng chẳng có nhiều nữa. Thế sao...
- Chắc tại nó mục lâu ngày rồi. Làm cô sợ hết hồn. Từ lúc bấy giờ cho tới sáng, cô đâu có ngủ được. http://tieulun.hopto.org - Trang 118
Giúp tôi công việc xếp mùng xếp chăn, cô Ngàn ngồi xuống mép giường, hai tay ôm lấy vai trong dáng
co ro rét mướt. Chiếc áo len đen mà tôi thấy hình như không lúc nào thôi bám trên người cô, vài chỗ đã
rách, xổ tung. Ở một thế ngồi mà người già thường để lộ c'ai vẻ tội nghiệp, chịu đựng của mình, đó là cái
lưng hơi còng xuống. Rồi là mắt không thấy rõ được những gì ở ngoài dăm bước, đang mất đi dần những
màu xanh còn xót lại mong manh của một đời người thường hay cúi xuống tối tăm. Cô nói sao mấy hôm
nay cô mất ngủ liền liền. Toàn mơ những giấc mơ hãi hùng không thôi.
Tôi nói:
- Cháu thấy cô dạo này hình như không được khỏe. Không khỏe mà lại mất ngủ, thường kéo theo suy
nhược tâm thần. Cô đừng nghĩ ngợi gì nhiều nữa. Chả sao đâu cô, lo lắng nhiều cực nhiều ích gì.
Tôi không nghĩ là mình có được những lời như vừa nói với cô Ngàn, ý nghĩ làm tôi cảm thấy tỉnh người
và bước ra khỏi giường với những tiếng động nhỏ trong đầu.
Chi ơi, có bao giờ em biết.
Cô Ngàn ho lụ khụ đứng dậy đi lại chậm chạp, vẫn nguyên cái dáng co ro rét mướt cũ:
- Nhưng đã lâu lắm rồi, cô không nhận được tin tức gì về thằng Hiện cả. Lo quá.
Tôi vặn mình khi đứng ở bậc cửa nói rằng cô lo quá đáng, lo mất phần của ông trời ông ta sẽ phiền cô
đấy. Ông trời sinh ra con người nên có toàn quyền về hắn mà cô. Ðể mặc ông ấy lo cho cả chính mình, lo
chi nhiều mệt sức.
- Bây giờ cháu sửa soạn đi đón em Chi về ăn bữa tiệc đãi của cô đấy.
- Ăn sáng đã chứ.
- Có gì hở cô?
- Thùng mì của cháu chở về hôm nào hãy còn cả chục gói mà.
- Thôi, cháu dành bụng để lát nữa ăn sáng với em Chi. Hôm nay cháu sẽ đưa em ấy lên phố ăn phở.
- Vui nhỉ.
- Người ta bảo kẻ ốm dậy ăn trả bữa nhiều lắm phải không cô?
- Ừ, ăn để bù những bữa không được ăn. Hay ăn chóng lớn mà.
Tôi cười trong ngụm nước súc miệng:
- Sao mãi chả thấy em ấy chịu lớn lên một chút nào.
- Coi chừng trở thành giống chim chích.
- Nói vậy chứ, con gái lớn mau như gió, lớn không kịp nhận ra. Cháu sợ em ấy lớn cô ạ.
- Sao vậy?
- Bởi vì lớn lên em ấy sẽ là một người khác.
http://tieulun.hopto.org - Trang 119
Tôi làm tất cả nhưng công việc buổi sáng mau lẹ hơn thường lệ rồi lên nhà thay quần áo.
- Hôm nay anh Huy diện nhỉ.
- Mới may cả đó cô.
- Hôm nào chọn len về cô đan cho một chiếc áo dày hơn mà thay đổi. Những hôm lạnh hơn mặc thế sao
chịu nổi.
Tôi đem khoe cô chiếc áo tôi đã chọn được ở chợ, trên lầu bán quần áo cũ. Chiếc áo dạ còn mới nguyên,
tôi rất ưng ý về cái màu xanh ngả khói nhưng tiếc rằng hơi rộng đối với tôi.
Mặc chiếc áo vào, tôi xoay nửa vòng trước mặt cô Ngàn:
- Hơi rộng phải không cô?
- Ừ, hơi rộng. Chiếc áo mặc chung thì vừa ấm.
Tôi thọc tay vào túi chiếc áo:
- Cháu sẽ bỏ em Chi vào trong này.
Tôi cười, trở vào bỏ lại chiếc áo trong phòng. Họa chăng khi người ta có thể trở thành một loài chim. Họa
chăng khi người ta có thể trở thành một tờ giấy trắng xếp vuông vắn lại.
Ðứng ở đầu bậc cửa đã bước thấp xuống, tôi ló đầu vào hỏi cô Ngàn:
- Cô cần cháu mua gì ở phố không?
- Khỏi, cô cũng sắp lên chợ bây giờ mà.
- Cô nhất định đãi tiệc lớn à?
- Nhất định chứ.
- Vậy cháu cũng nhất định sẽ vác về một chai rượu.
Xuống con dốc tôi bỗng muốn chạy. Chủ nhật ơi. Chủ nhật ơi. Em Chi đang đợi tôi. Mặt trời đang điểm
tâm một cách ngon lành, mau lẹ những giọt sương bên bờ cỏ. Mặt nước hồ đã có màu xanh và dãy núi ở
xa kia đang vuốt mặt cho đám sương mù tan dần. Hứa hẹn một ngày nắng ấm. Thay vì thường leo bộ lên
hết dốc con đường trước cửa nhà thờ tôi mới đứng lại đón xe hoặc đi bộ tiếp theo thì sáng nay khi vừa đi
hết khúc đường bờ hồ, đến ngã rẽ qua cầu lên phố tôi đứng lại chờ một chiếc taxi. Chờ lâu quá tôi lại đi
bộ thêm một đoạn đường nữa. Lúc ấy có tiếng còi xe nhận inh ỏi ở phía sau, tôi quay lại thì cũng vừa
đúng giáp mặt với Chúc. Chiếc xe của Trường đậu sát chân tôi.
Trường nghiêng người ra:
- Bọn này đi tìm cậu.
- Vừa ghé nhà hở?
- Gặp bà cô, nói cậu mới ra khỏi. Leo lên đây đi chơi với bọn này luôn thể.
- Xứ nào? http://tieulun.hopto.org - Trang 120
- Có công chuyện phải xuống Ðơn Dương ghé nhà ông bác. Nhân dip đi chơi luôn.
Chúc nói:
- Có thể đi săn nữa anh Huy. Nhà ông bác Chúc có súng săn.
Tôi cười cười để thay một câu từ chối. Chúc thò cả hai tay ra vẽ một vòng trước mặt tôi:
- Anh Huy đi rừng bao giờ chưa. Ðẹp tuyệt vời luôn.
- Thôi để khi khác. Bữa nay tôi mắc bận.
Liên réo lên:
- Hôm nay chủ nhật mà Chúc.
- Ừa há, mình quên mất.
Có xứ nào đẹp bằng xứ người yêu mình sống. Có chốn nào dễ thương bằng chốn người yêu mình ở. Có
con đường nào quen thuộc bằng con đường dẫn tới nhà người yêu. Tôi nghe tiếng Chúc và Liên cười khi
xe của họ lao vút qua mặt.
- Chúc hai người một chủ nhật uyên ương.
Câu nói đùa của Chúc khi đã xa rồi còn ngoái lại làm tôi nóng bừng cả mặt. Chủ nhật uyên ương. Chủ
nhật của hai người. Chủ nhật của hai kẻ yêu nhau. Tôi vẫy một chiếc taxi leo lên và hối người tài xế chạy
vội. Ðến Domaine de Marie vừa lúc giờ lễ cuối cùng ở đây tan. Những người nữ tu khép nép trên lối về tu
viện. Ðám trẻ con tung ra khỏi sân nhà nguyện như vừa thoát khỏi lớp, cười nói đùa giỡn đuổi bắt nhau.
Sân nội trú vắng tanh qua khuôn cửa vòng cung tôi nhìn thấy. Những đứa tẻ mồ côi (được nuôi học ở đây
lẫn với những học sinh nội trú gửi từ xa đến) ngồi xô lại với nhau ở một góc sân. Khi tôi vừa bước vào
phòng khách có một vẻ gì ẩm thấp nặng nề ngay khi tôi đặt chân vào. Những người nữ tu phụ trách tiếp
đón thân nhân đứng và ngồi sau chiếc bàn dài, đều hướng mắt về tôi một lượt. Soeur giám thị ngưng
giòng chữ trên cuốn sổ bìa đen một cách đột ngột, ngó sững tôi một lúc. Sắp có chuyện gì quan trọng xảy
ra, tôi linh cảm thấy thế. Nhưng bình tĩnh một cách lạ thường, tôi bước những bước chững chạc tới trước
mặt người nữ tu mang kính trắng đang ngó tôi chờ đợi.
- Thưa sơ, tôi tới đón em Chi.
Thay vì đưa cho tôi một tấm phiếu tiếp thân nhân như mọi khi thì sơ giám thị chậm rãi gỡ mắt kính ra lau,
một cữ chỉ hờ hững làm tôi khó chịu hết sức.
- Ông Nguyễn Thanh Huy?
Câu hỏi làm tôi chao người đi một giây. Trước mặt tôi bây giờ là hình ảnh của một cô giáo tiểu học và tôi
là học trò, khi vừa bị kêu tên đưa vở lên trả bài. Tôi gật đầu nhẹ:
- Vâng.
Xếp cuốn sổ bìa đen lại, sơ giám thị đứng lên:
- Chúng tôi có câu chuyện hơi dài muốn nói với ông trên văn phòng sơ giám đốc.
Những ngón tay tôi bấu chặt trên mép bàn: http://tieulun.hopto.org - Trang 121
- Thưa sơ, có chuyện gì quan trọng lắm không?
- Kể ra là quan trọng. - Giọng người nữ tu có chút gì mỉa mai ở trong đó. Tôi tinh lắm, khẽ nhìn là biết
mà.
Nỗi lo sợ từ bao giờ đã đến như lời hẹn. Mọi vật trong phòng tưởng như chao nghiêng một vòng trước
mặt tôi và chực đổ xuống. Tôi biết những gì sắp xảy tới. Tôi biết bây giờ tôi là tôi, là Nguyễn Thanh Huy
phải nhìn thẳng vào một chuyện thực tìm đến ngay trước mắt mình. Sự thật khi đã dài đường nhận ra, nó
sẽ làm hoa mắt mình, bắt mình chóng mặt. Sự thật sẽ kéo rũ những dối trá bất ổn của tôi từ những ngày
đặt chân tới sân nội trú này thành nỗi ê chề. Bây giờ, tôi không còn nghĩ là mình sẽ phải đối phó với sự
việc xảy đến ra sao. Bất ngờ trong đầu tôi như có tiếng bỡ của một tảng đá khô cứng nặng nề nào vang
động. Những tiếng động rền chắp nối nha, và dội vào nhau tưởng như không bao giờ dứt. Tôi đứng chôn
chân nơi phòng khách lặng người đi một lát. Cơn đau đầu đã ba bốn năm nay hình như bắt đầu tái phát.
Tôi ho rũ trong hài bàn tay mình úp lấy miệng và cảm thấy muốn nôn quá sức. Tôi nhìn người nữa tu, hai
hàng nước mắt trào ra sau cơn ho như một sự khẩn cầu nào đó cần thiết. Nhưng tôi không nhìn ra bà mà
tôi nhìn thấy Chi đang đứng trước mặt. Hai mắt mở rộng nhưng miệng thì không hề nói hay cười, em
đứng nghiêm trang xuôi hai tay theo người. Tôi chớp mắt, những hạt lệ lăn đi. Hình ảnh người nữ tu hiện
ra với nụ cười thương hại và giọng nói mỉa mai cũ:
- Ông có vẻ bệnh hoạn.
Ngay lúc này tôi có thể tự ý quay gót sau khi ném lại một nụ cười khinh bạc nhất của mình trong dáng
điệu bất cần, bỏ phòng khách nội trú này với những cặp mắt soi mói rình rập và khắt khe đang dồn hết cả
về tôi. Có thể bỗng dưng cười lên khanh khách như một tay kịch đóng vai kẻ say kẻ dại. Hoặc là ghê gớm
hơn nữa tôi sẽ chỏ tay vào mặt từng người chung quanh mà cất lời mắng nhiếc họ như một kể điên khùng.
Tảng đá trong đầu tôi đã vỡ vụn thành một đống sỏi, đang bị hàng trăm bước chân dẫm lên kêu lạo sạo.
- Mời ông theo tôi.
Tôi không còn kiểm soát nổi tôi đã có những cử chỉ bất thường nào lúc này. Hành lang nội trú dài như vô
tận. Tôi theo sơ giám thị đi lên văn phòng của sơ giám đốc. Cũng là cái phòng này tuần trước tôi đã đến.
Cũng cái phòng này đầy ắp những nỗi hồi hộp khi tôi được chấp thuận vào thăm Anh Chi trong bệnh thất.
Sơ giám đốc không có mặt trong phòng. Tôi ngồi đợi với sơ giám thị nơi salon phía ngoài. Hai tay tôi bây
giờ nắm chặt lấy nhau.
Câu chuyện tiếp nối hay bắt đầu. Câu chuyện cở mở xã giao hay là những lời điều tra, gạn hỏi. Tôi bắt
đầu thấy sợ lối nói chuyện này:
- Gia đình ông ở đây?
- Không, gia đình tôi ở Sài Gòn.
- Ông lên đây học?
- Vâng.
- Chắc ông học sư phạm.
- Có một vài người thân cũng khuyên tôi thế.
Người nữ tu giấu một nụ cười nhỏ trên gương mặt cúi xuống, bà gợi cho tôi hình ảnh cô Ngàn, nhưng
thiếu vắng nét chịu đựng. Những tư tưởng khói đen về bà đang loãng dần. Tôi nghĩ thế, cũng có lúc một
người mà ta thường yên chí những điều không hài lòng về họ sẽ cho ta một chút gì thoải mái và yên lòng. http://tieulun.hopto.org - Trang 122
- Ông có vẻ con nhà mô phạm đấy.
- Cám ơn bà, tôi nói, miệng cay cay chát chát khổ sở, tôi lại không ưa gì cái nghề khả kính ấy chút nào.
- Ông lên Ðà Lạt lâu chưa?
- Vừa vặn một niên học, thưa Sơ.
- Ở xứ lạnh này chác ông hợp lắm?
Tôi thấy trong giọng nói ngọt ngào của sơ giám thị đang đối diện với tôi rõ ràng không bình thường.
Người ta có thể đặt chiếc khăn lên miệng khi nói chuyện điện thoại để làm lạ giọng nói. Người tao có thể
uốn nắn lưỡi mình để phát ra những âm ngọ ngào, xếp đặt câu nói để đưa câu chuyện tới ý người ta muổn.
Có thể tôi sẽ bực mình vì lối nói chuyện quanh co này. Thà bà hằn học chỏ tay vào mặt mắng nhiếc hay
đe dọa lời này lời nọ về sự dối trá của tôi đối với bà từ bao tháng nay. Thà như thế.
Tôi bậm môi. Mình có nên sửa soạn mình để trở thành một con người khác. Một con người kịch?
- Thưa sơ, tôi đến đây là tôi chọn.
- Ông chắc thế không?
Nếu sơ cũng có một đời sống bình thường của một người bình thường.
- Ông nghĩ tôi khác biệt lắm?
- Tôi muốn nói tới đời sống tu trì.
- Ðó là một đời sống riếng. Tôi lại có ý nghĩ ngược lại, chính ông mới có những gì khác biệt, như là sự
bất thường.
- Có lẽ.
- Ông có hay đau ốm không?
- Thường vậy. Cơ thể là thời tiết, thời tiết là cơ thể.
- Ông có vẻ là một con người bệnh hoạn.
- Có lẽ.
- Ông có bao giờ phải chịu những sự phiền phức về luật lệ, về những người xung quanh chưa?
- Như thế có nghĩa là sao ạ?
- Tôi muốn nói tới những rắc rối như về cảnh sát, về tòa chẳng hạn.
Dựa hẳn lưng vào ghế, toôi nhìn người đối diện mình với đôi mắt bất thường và giọng nói cũng chợt bất
thường trong nụ cười khó hiểu:
- Tôi sắp giết người, sơ ạ...
Sơ giám thị hất ngón tay sửa lại gọng kính: http://tieulun.hopto.org - Trang 123
- Ông viết truyện trinh thám nữa à?
- Tôi là nhân vật trinh thám mới đúng.
Câu chuyện chúng tôi bị cắt ngang một vài phút khi có người nữ tu bước vào hỏi sơ giám đốc, sau đó lại
tiếp tục khi người nữ tu ấy đi ngược trợ xuống, tôi nói:
- Tôi sắp được kêu ra toà và nhận án tù.
- ...
- Có thể người ta sẽ đem tôi ra xử bắn.
- Ông nói chi mà ghê.
- Ông nói gì vậy?
- Tôi sắp giết người, thật mà.
- Ông làm tôi sợ
Tôi cười thầm, vai kịch của tôi thật xuất sắc trong vở kịch mà người nữ tu đã kéo màn lên bà đóng vai
kịch không trọn vẹn nên để lạc mất ý. Thay vì bà khiến tôi bị căng thẳng với những lời gạn hỏi thì bà lại
bị ám ảnh lo sợ về những lời nói đùa, nói khùng của toôi. Lúc sau đó khi tôi ngồi ngay ngắn lại, cơn mưa
lũ của ký ức trôi về, lên đên trên dòng sông cỏ non, đưa sạch những đá sỏi lạo sạo trong đầu tôi. Tôi ngồi
lặng thinh mà nhớ tới Chi, nhớ đến đắng miệng, xót môi.
Chi ơi, Chi ơi. Tôi gọi em hồn nặng nề mệt mỏi. Âm thanh bị nuốt gọn không còn tiếng dội lại. Cánh
đồng cỏ xanh mướt ngút tầm mắt lẫn vào với màu trời không đường phân định, đưa tiếng gọi tôi đi biệt
mất. Chi không đến. Cửa thiên đường khép lại, tối sầm một góc đời, che khuất lấp những mơ mộng ngu
ngơ một thời. Tiếng gọi của tôi rồi như một tảng đá không cất mình lên nổi, chìm sâu dưới vực thẳm tối
mò của tâm hồn mình, kẻ bắt đầu đi kiếm tìm một thứ hạnh phúc và bắt đầu biết màu sắc của thứ hạnh
phúc mà mình kiếm tìm. Rồi mơ hồ sương khói. Rồi đằm đắm xót xa. Chi à, nếu bây giờ anh có thể tan
biến đi, nếu bây giờ chúng ta bỗng tìm ra được một thế giới hẹn riêng. Không biết anh có đến và có còn
đủ những bước dài rộng chưa mòn bởi mộng tưởng. Không biết rồi cỏ cây có còn xanh lại, biển có còn
gọi và núi có còn chờ đợi. Lúc ta chết đi, hẳn đám mây trắng vẫn còn rong chơi suốt đời vô tình của nó.
Em có bao giờ nghĩ như thế. Em có bao giờ biết nghĩ như thế. Lúc chúng ta mất hẳn trên cõi đời này, sự
sống của muôn loài muôn sự vẫn tiếp tục cả đời sống của ngôn ngữ vẫn tiếp tục. Chỉ có ký ức rồi mòn
phai, nhạt nhòa dần. Sẽ chẳng còn hơi thở nồng nàn của môi đỏ những câu vòi vĩnh, hờn dỗi. Sẽ chẳng
còn những ngón tay ấm lồng vào nhau của những chủ nhật đưa đón hạnh phúc. Chẳng còn gì. Hai linh
hồn lạnh tanh. Hai thể xác thủy tinh trong suốt lặng câm gục đầu vào nhau, lạnh tanh.
Tôi cảm thấy hai mí mắt ran nóng và nghĩ rằng mình có thể òa khóc to lên bất ngờ trong lúc này nên phải
vội quay đi. Căn phòng hơi tối lại khi một người nữ tu bước vào tới cửa. Người nữ tu ngồi đối diện với tôi
đứng bật dậy. Câu chuyện của chúng tôi đã trở về vị trí bắt buộc của nó.
- Thưa sơ. - Soeur giám thị ngập ngừng quay sang vừa lúc tôi sửa soạn đứng dậy để chào soeur giám đốc
bước vào. - Chúng tôi đợi sơ chừng được mười lăm phút.
- Tôi mắc bận ở trên phòng các em.
- Hồi nãy có soeur Huyền kiếm soeur.
http://tieulun.hopto.org - Trang 124
- Ðã gặp tôi ở trên đó rồi.
Người nữ tu lớn tuổi xếp nếp áo ngay ngắn trước khi ngồi chững chạc vào chỗ ngồi của mình, hai tay đặt
trên bàn, mắt ngó thẳng. Bà buông rơi từng tiếng, giọng nhàn nhạt hờ hững:
- Tôi vừa mới nói chuyện với mẹ em Chi...
Tất cả đều chao nghiêng một lượt. Bây giờ tôi bị đẩy rớt từ trên cao xuống, chới với, hốt hoảng. Lời
thông báo về sự hiện diện của một người đàn bà ở đây đã khiến tôi sửng sốt, rụng rời. Mẹ Chi. Và đôi mắt
của bà ám ảnh tôi từ bao lâu nay bây giờ đã tìm đến. Bà là một vị quan tòa kinh hãi nhất luôn luôn rình
rập, đang sửa soạn dọi một tia sáng phũ phàng vào sự dối trá của tôi, những gì tôi lo sợ rồi xảy tới. Tiếng
thủy tinh đã tan nát dưới chân. Những mảnh thủy tinh nhọn sắc ấy rồi tôi sẽ phải lượm lên đầy đủ những
đau buốt xót xa.
- Bà đang ở trên phòng và sửa soạn đồ đạc cho em Chi.
- Em Chi về nghỉ hè đấy ạ?
- Ðáng lẽ phải hết tuần tới chứ gì. Nhưng tôi đã chấp nhận cho em ấy về sớm.
Hai người nữ tu đối thoại với nhau tự nhiên như tôi không có mặt và can dự gì tới câu chuyện. Nhưng
thực ra, tôi biết, họ muốn tôi nghe rõ ràng và đầy đủ chi tiết mà họ nhắc tới. Bản án được sửa soạn một
cách quanh co và hết sức khó khăn. Hình như họ không biết phải bắt đầu như thế nào và mắt nhìn về phía
tôi như để thăm dò thái độ, phản ứng của bị cáo dối trá. Tôi ngồi nắm chắc tay trên chiếc ghế rộng và có
một chút bình tĩnh để chờ đợi mọi chuyện xảy tới. Kể cả sự việc kinh khủng nhất đối với tôi bây giờ, là sự
giáp mặt với mẹ Anh Chi.
- Có thể lát nữa tôi sẽ mời bà lên đây.
- Thưa sơ, tôi muốn gặp bà ấy trước một chút.
- Tùy sơ. Nếu có gặp sơ Catherine nhắn lên phòng tôi ngay nhé.
Soeur giám thị trao cuốn sổ bìa đen bà cầm theo cho soeur giám đốc rồi quay trở ra để mình tôi ở lại. Căn
phòng hẹp bây giờ như đang nới rộng kích thước, cái không khí ẩm sũng nước của một cơn mưa sắp kéo
về quanh đây làm căn phòng tối hẳn lại. Người nữ tu bật đèn bàn lên và cúi sát kính trên cuốn sỏ bìa đen
mở đôi có những tờ giấy kẹp rời trong đó. Lúc lâu sau bà mới ngẩng lên khi chìa về phía tôi những tờ
giấy mà bà xem nãy giờ:
- Ông có nhận ra những nét chữ này?
Nét chữ của ngày chủ nhật mang tên tôi và tên Chi, trên tấm phiếu tiếp thân nhân có ghi rõ liên hệ giữa
hai người. Tôi cầm lấy và lặng đi trong giây lát. Hàng trăm triệu quả chuông của những buổi sáng chủ
nhật cùng gióng lên một lượt rền vang bầu trời thành phố. Hàng trăm triệu quả chuông làm náo động
thành phố này. Thành phố là trái tim tôi, cuối cùng chỉ còn lại tiếng ngân nga của một quả chuông cô độc
rớt lại, chết lạnh trong từng mạch máu buồn. Tôi ngồi nhìn ngây những ngày chủ nhật nằm rã rời trên tay.
Giọng người nữ tu hơi có vẻ gì diễu cợt khi lập lại câu hỏi:
- Chắc ông không lạ với nó?
Tôi gật đầu nhẹ:
- Vâng, tôi nhớ. Những nét chữ này của tôi.
http://tieulun.hopto.org - Trang 125
Giọng diễu cợt bỗng trở thành nụ cười khan:
- Ông có nét chữ bay bướm quá.
- ...
- Ông có vẻ là một người lãng mạn.
- ...
- Mà này, tôi thắc mắc sao ông ưa viết tắt tên mình thế nhỉ.
Cái lối nói chuyện tra khảo quanh co đã làm tôi dằn lòng không được sự bực bội. Cơn nhức đầu lại kéo
về, nhưng tôi không thể sắm vai một vai kịch diễu cợt cũ. Khi hài kịch biến thành bi kịch sau đó, sẽ là
một sự trơ trẽn thảm hại.
Tôi đưa mắt nhìn thẳng thắn người nữ tu. Tôi thấy mình không có chuyện gì để chịu sự dằn vặt từ phía
ngoài đưa tới, kéo dài mãi vậy. dù là sự dối trá mình, tôi sẵn sàng nhìn nhận nó như sẵn sàng xác quyết
trước mọi người tình cảm giữa tôi và Chi. Mặt nóng ran, tôi nói chắc từng tiếng:
- Thưa sơ, tôi biết sơ sắp nói điều gì. Xin sơ cứ nói thẳng.
Hai bàn tay người nữ tu nắm lấy nhau ngay ngắn trên mặt bàn. Ðôi mắt bà thắp sáng lên sau làn kính
trắng:
- Ông không sợ sự thật?
- Tôi có mặt ở đây bây giờ là đại diện cho một sự dối trá trước mặt mọi người. Tôi lấy làm tiếc. Nhưng đó
là một điều mâu thuẩn, vì chính tôi nghĩ tôi phải sống thực với tâm hồn mình.
- Thế nào là một sự sống thực với tâm hồn mình?
- Nghĩa là sẵn sàng theo đuổi một hạnh phúc, tìm kiếm một thứ thiên đường theo ý mình.
Người nữ tu hơi nhíu mày khi tôi nhắc tới hai chữ "thiên đường", có thể vậy. Bởi đời sống tu trì người ta
nhắc tới "thiên đường" là một danh từ, còn tôi nhắc tới là một trạng từ.
- Ông tin có thiên đường à?
- Ðó là một điều mộng tưởng phải không sơ?
- Chúng tôi tin, đó là một giáo điều. Thiên đường ở ngoài hiện tại. Thiên đường là nơi hẹn của mai sau,
khi đã chấm dứt một đời sống đày đọa ở trần gian này.
- Tôi lại cho rằng thiên đường ở trong chính tâm hồn mình. Ðó là một trạng thái hạnh phúc.
- Tôi hiểu, nhưng thứ hạnh phúc đó không thể là một sự vĩnh cửu.
Ði tìm một sự vĩnh cửu, đây là những bước tôi chưa hề nghĩ tới. Một thứ hạnh phúc gần mình nhất đã là
một sự nhọc nhằn phức tạp. Thiên đường của tôi nhỏ nhoi bó mọn thế, rồi bây giờ cũng khép lại. Cửa
thiên đường đã khép lại sau lưng chôn theo những mộng tưởng rã rời cánh mỏi. Tôi nói với người nữ tu,
có thể đời sống ở hai phía mang những cách biệt đó. Ðời sống của những tâm hồn bị gò bó khắt khe
ngược lại với bản tính tự nhiên (tôi nói sự ngược lại với bản tính như là sự cố gắng thái quá, để chết
những xúc động và chết hiện tại) nên nhìn chung quanh với con mắt của lề luật nghiêm khắc. http://tieulun.hopto.org - Trang 126
- Tôi nghĩ hình như tôi đã là nạn nhân.
Chợt lời nói của người nữ tu là một cơn mưa dữ dội đổ xuống:
- Thật sự ngược lại. Từ qua tới nay trong này đang ồn ào dao động về chuyện của ông và em Chi. Ông có
biết là ông đã phá tan sự bình lặng của nội trú chúng tôi không? Thật là một điều phiền quá đáng không
thể ngờ tới hậu quả của nó. Những nét chữ của ông viết đây là một sự dối trá nghiêm trọng. Chúng tôi bắt
buộc phải nhận trách nhiệm bất chu đáo với gia đình em Chi. Ông hiểu rằng suốt buổi chiều hôm qua tôi
đã bị dằn vặt hoài về chuyện ấy. Tôi đã nói chuyện rất lâu với mẹ Anh Chi hôm trước đây khi bà tới thăm
em, để chúng tôi khám phá ra sự liên hệ bất bình thường giữa ông và em ấy. Thú thực đây là một "tai
nạn" lớn đối với cả tu viện chúng tôi. Ngay sau đó Mẹ Bề Trên đã được thông báo và chúng tôi được lệnh
giữ kín đáo chuyện này để khỏi gây xúc động trong chị em. Nhưng hình như đã muộn. Ông hiểu là ông đã
làm cực lòng chúng tôi đến chừng nào không. Sơ giám thị hôm qua đã mất bình tĩnh đến độ suýt gây lộn
với sơ Catherine. Bà đã đề nghị với tôi những biện pháp như có thể quy ông vào một tội để ông bị chế tài
bởi pháp luật. Ông có thể bị tố cáo với cảnh sát nếu phía gia đình em Chi yêu cầu.
Cơn mưa dữ dội chợt ngưng đọng. Người nữ tu gỡ kính và ấn những ngón tay vào hai hốc mắt sâu, im
lặng trong dáng mệt mỏi. Và tôi thì không kịp một giây để vuốt mặt, lặng câm như đá cúi gầm xuống.
Vẫn y nguyên dáng ấy, những ngón tay úp trên mặt, người nữ tu để rơi giọng mình nhỏ xuống:
- Nhưng đến sáng nay khi gặp lại mẹ của em Chi thì tôi cảm thấy thoải mái được đôi chút. Bà tỏ ra là một
con người rất tình cảm và tế nhị khi nói chuyện với tôi vè ông. Bà cũng yêu cầu chúng tôi đừng gây rắc
rối chi cho ông nếu gặp. Chỉ tội cho em Chi, (giọng bà lạc hẳn đi, nghe lạ như tiếng vang vào một bờ gỗ
mục nào) em ấy còn quá nhỏ để biết mọi chuyện. Ông Huy này, (đôi mắt hoẵm sâu không mang kính của
bà lờ đờ nhìn tôi) nếu có thể được khuyên ông một điều, xin ông nghĩ thêm đó là một điều cầu khẩn nữa,
không nên dắt vội một trẻ nhỏ ra khỏi cánh đồng thơ ấu. Ông đi dựng một thiên đường mà ông mộng
tưởng nhưng ông lại vô tình phá vỡ một thiên đưòong hồn nhiên quý giá hơn gấp bội. Ông có biết xót xa?
Người nữ tu đưa tôi trở về thăm lại khu vườn ngày nào mà tôi đã đến. Tiếng nói của bà âm theo cả gió cả
mây của bầu trời quá khứ mang mang một nỗi nhớ. Tôi nhớ, cũng một lần mẹ Anh Chi đã khuyên tôi như
vậy, lần Chi đau vùi trong cơn sốt. Khác chăng những sự thân thiết mà tôi được sống ở khu vườn ấy, cây
cối vỏ non và những sỏi trắng, nước hồ và những âm động quen thuộc. Tôi nhận ra rằng sao mội người cứ
cố tình xô đẩy tôi mãi xa Chi. Ðã mẹ em và bây giờ người nữ tu già ở nội trú này, họ đều lên án và nhìn
tôi với sự chăm chú lẫn nghi ngại, khe khắt. Họ đẩy tôi xa Chi hay là làm công việc trái ngược lại mà họ
vô tình không biết, xô lại gần Chi hơn.
- Mời ông theo tôi.
Tôi lững thững bước theo sơ giám đốc ra ngoài. Hồn tôi đã trốn đi đâu đó. Tôi bước với bóng tôi đổ trên
những phiến gạch xám hành lang. Nắng buổi sáng chủ nhật hỡi, rồi sẽ vô tình. Ðà Lạt là cơn mưa vội,
nắng vội, rồi sẽ không còn gì nữa cả. Nhưng hạt nắng uống những hạt mưa và những hạt mưa vỡ tan đi
những hạt nắng ấm. Ta rồi sẽ bỗng dưng. Em rồi sẽ bỗng dưng.
Ðứng lại ở chân thang, sơ giám đốc nói với tôi:
- Trên này là phòng của các em nội trú.
Bước theo bà và tiếp tục đi thêm một đoạn hành lang nữa, tôi đoán là bà sẽ bà sẽ đưa tôi đến gặp mẹ Chi.
Ngoài nỗi hồi hộp của một người sắp gặp một người quen đã xa lâu ngày, tôi còn nỗi hồi hộp của một tội
phạm. Rồi tôi sẽ cúi đầu, sẽ lặng thinh để nghe thêm những trách móc những dày vò, luận tội. Không làm
sao tôi quên được đôi mắt của mẹ Anh Chi đã nhìn tôi đã rình rập tôi như không rời những lần tôi chợt
nhận ra mình đang đứng bên Anh Chi. Có khi bà đứng sừng sững rên đầu một con dốc mà chúng tôi vừa
leo tới. Có khi bà ở ngay trước mặt giữa đất trời thên thang nơi chúng tôi đang hớn hở vui đùa. Bây giờ,
đôi mắt ấy sắp đối diện thực với tôi bằng cả những lời nói. Tôi nghĩ, không biết một lời nói sẽ bắt đầu http://tieulun.hopto.org - Trang 127
như thế nào. Suốt những căn phòng im vắng, đám trẻ nội trú hình như đã được lùa hết xuống dưới sân và
dưới vườn ngày chủ nhật. Những hàng giường đồng loạt kê sát nhau nằm im lặng như những cuốn sách
đặt ngay ngắn trên giá. Chăn mùng gối nệm thứ tự đồng loạt. Ðứng lại trước một cửa phòng, tôi để ý
chiếc giường không "đồng phục" nằm lạc lõng hẳn với những chiếc giường khác. Chăn mùng đâu mất, đồ
đạc xếp ở chiếc tủ thấp ở đầu giường cũng đâu mất. Chỗ trống vừa được bỏ lại. Tôi nghĩ tới Chi và chiếc
giường bất hạnh, rồi sẽ lạnh không hơi thở thơm của một người con gái nhỏ dễ thương. Suốt một mùa hè
này hay mãi mãi.
- Ở đâu cả rồi nhỉ?
Nói với căn phòng trống sau khi đã đưa mắt tìm kiếm một lược các nơi, sơ giám đốc hơi chau mày:
- Chả lẽ họ đi vòng lối trước xuống phòng tôi rồi.
Ở phòng kế đó chúng tôi gặp sơ giám thị, bà đang dỗ một đứa trẻ nằm lười không chịu xuống sân chơi.
- Con nhỏ nằm lười suốt ngày như đau.
- Có nắng, cần phải đưa nó xuống sân.
- Em cũng nghĩ vậy.
- Họ đâu cả rồi hở, sơ?
- Bà mẹ của em Chi phải không ạ, mới vừa xuống rồi.
- Tôi có ý đợi bà ở trên phòng tôi nãy giờ.
- Em mời rồi và nói có cả ông Huy ở dưới đó nữa. Hình như bà to không muốn nói rằng phải vội để kịp
có người nhà tới đón lát nữa.
- Hiện giờ bà đâu rồi?
- Bà hẹn sẽ trở lại gặp sơ sau.
- Ban sáng bà có nói với tôi vèe khu viện mồ côi mà bà mới vừa lập ở một vùng ngoại ô Sài Gòn tuần
trước. Hình như bà có ý muốn nhờ tu viện nữ tiếp tay.
- Em cũng nghe bà nói tới ban nãy.
- Có những người sống một đời với một lý tưởng, thật đáng quý như bà.
Tôi bị bỏ quên trong câu chuyện của hai người. Sau đó thì tôi để mặc họ, ra đứng vịn tay ở ngoài ban
công nhìn xuống sân, nhìn xuống đám trẻ đang nhở nhơ xung quanh những gốc bích đào lớn đơm đầy hoa
đỏ, cả những vũng nước nhỏ mà tôi thấy trên sân sau một cơn mưa vội. Những vũng nước ngập nắng nằm
loang lỗ trên sân gạch nhỏ trông như những tảng màu lỡ tay của người họa sĩ trên khung vải, một màu
vàng nhợt nhạt vô hồn buồn tênh. Có những cơn gió đã cúi mình xuống trên những vũng nước ấy, vẽ
những sợi sóng nhỏ trên mặt sân tưởng như bắt đầu trở thành hoang lạnh, quang cảnh của một nơi chốn
rồi sẽ đóng rêu phảu bụi. Tự nhiên tôi nghĩ thế, rồi những khung cửa vòng cung và mái ngói đỏ quạch kia,
sẽ chẳng còn màu sắc chẳng còn hình dáng gì nữa trước mắt tôi. Khi nơi này đã vắng bóng Chi, tất cả đều
vô nghĩa vô âm.
Ðám trẻ đang chơi ở giữa sân bỗng dạt ra làm tôi chú ý nhìn chăm chú xuống phía dưới. Tô bấm chặt
những đầu ngóntay mình trên bờ lan can khi nhận ra ba người đang đi ra phía cổng: Sơ Catherine, Chi và http://tieulun.hopto.org - Trang 128
mẹ Chi với những chiếc vali nặng. Buổi sáng chủ nhật hỡi, em sẽ xa ta. Chi mặc áo măng tô màu xám
khăn quàng đỏ. Có thể em hãy còn đau, làm sao tôi biết được. Và làm sao em có thể biết được tôi đang
đứng lặng ngưòoi trên này để nhìn theo. Buổi sáng chủ nhật hỡi, rồi ta sẽ mất em. Em đi khép nép bên mẹ
từng bước nhỏ, trông như con chim lần đầu tiên xuống sân, theo mẹ đi tìm ăn. Hình ảnh của một thuở tôi
đã liên tưởng tới nơi thành phố cũ những lần gặp Chi theo mẹ đi lễ. Thuở mà em chỉ có mỗi một màu áo
trắng và tôi thì thường hay có những viên kẹp ngủ trong túi mỗi lần sang chơi với em, học với em và giận
dỗi vu vơ với nhau suốt buổi. Thuở mà mẹ Chi nhìn tôi bên Chi với hình ảnh dễ thương không chút nghi
ngại. Người đàn bà ấy, bấy lâu thường có một màu áo củi gỗ giờ cũng dã thay đổi. Chiếc áo màu hồng
hoa rắc đầy cho tôi hình ảnh một đời sống hạnh phúc của bà.
- Kìa, họ đã ra gần tới cổng.
- Có lẽ tôi phải xuống gặp bà ấy một chút.
Sơ giám đốc lật dật đi về phía cầu thang xuống. Bà đôi khi cho tôi thấy một sự nhiệt thành quá đáng trong
những công việc, trong những hơi nói dài. Khoảng dăm ba phút sau tôi đã thấy bà đứng nói chuyện với
mẹ Anh Chi ở cổng. Tôi đã được nhắc tới, hẳn thế, vì sau đó tôi thấy họ cùng hướng mắt về phía tôi.
Những tia mắt thật xa, làm sao có thể thấy rõ được nhau, dò được lòng nhau. Dù thế tôi vẫn đứng run rẩy
khuất nửa người sau cái cột lớn của hành lang. Tôi quan sát kỹ từng cử chỉ của họ trong từng câu nói. Cho
đến khi chia tay, những chiếc vali được chất lên chiếc xe màu trắng vừa đậu lại.
- Tôi tưởng ông cũng nên xuống gặp họ một chút chứ.
Sơ giám thị đứng ngay sau lưng tôi, bà ném tôi một cái nhìn ân huệ hiếm hoi của bà mà từ bao tháng nay
tôi mới nhận được.
- Cám ơn sơ.
Tôi còn một chút may mắn là được thấy Chi thêm lần nữa ở đây, rồi em lên xe khuất mất. Con chim nhỏ
khuất mất trong bầu trời yêu dấu của tôi. Chiếc xe tung lên một đám bụi đỏ trước cổng nội trú rồi xa dần.
Ở một góc ngực tôi nhói đau. Cánh cửa nào đó vừa đóng lại tối sầm hồn tôi, lao đao. Trong một phút
sững người ở trên cao nhìn xuống, tôi đâu nhận ra mình đang đứng bên cạnh người nữ tu nãy giờ.
- Chào sơ.
Tôi bước đi như chạy về phía cầu thang. Chào một khuôn mặt nữ tu nghiêm nghị của nội trú, tôi không
quay lại với tiếng gọi đuổi theo của bà.
- Ông Huy, ông không thể đi lối đó.
Mặc. Tôi cứ xăm xăm bước đi. Lúc lâu sau thì tôi biết mình đã lạc, tôi đi lung tung khắp nơi trong khu
nội trú. Qua các hành lang, qua những căn phòng cử sổ im lìm đóng lại, qua những lớp học thênh thang
bỏ trống, qua dãy hành lang khu bệnh thất. Tôi đi như người vô hồn trước những cặp mắt ngó nhìn và
những tiếng xầm xì chỉ trỏ của các người nữ tu ở đây. Cuối cùng tôi cũng bước xuống được tầng dưới.
Thay vì đi dọc theo hành lang thì tôi lại băng ngang sân để một lần nữa bị bao vây bởi mắt nhìn và tiếng
xôn xao của mọi người.
Ở phòng khách tôi bị chặn lại bởi sơ giám đốc đã chực sẵn.
- Cám ơn sơ.
Tôi cúi đầu chào bà. Và không kịp để bà nói gì, tôi lặng lẽ bước ra cổng. Ở đây tôi đứng lại để nhìn khắp
khung cảnh nơi em yêu dấu đã sống qua một lần chót, nhìn những khung cửa vòng cung, vuông sân rộng
và đám ngói quen thuộc, những người nữ tu áo xanh và dáng đi khép nép. Cám ơn những ngày chủ nhật. http://tieulun.hopto.org - Trang 129
Cám ơn tất cả. Bầy sẻ cũ vẫn ríu rít bay nhảy trên mái hiên nhà nguyện. Tấm kính màu nơi ô cửa nào đã
vỡ vẫn vỡ. Ðám thông vẫn xanh trên đồi như những mùa nào đã xanh. Tình cờ tôi còn được ban thêm
chúc hạnh phúc nhỏ là đã đặt chân đến tất cả những lối, những nơi thân quen mà hằng ngày em yêu dấu
dã qua. Cám ơn ngôi trường vôi hồng, cám ơn những người nữ tu nội trú. Tôi chỉ tiếc là sao mình không
được gặp lại sơ Catherine thêm một lần, như một lần từ giã biết ơn. Một mình lầm lũi bước xuống con
dốc, tôi nghe rõ từng tiếng sỏi lăn khô rời rã dưới chân. Miền này rồi rất lạ. Domaine de Marie chìm
khuất trong thế giới mơ hồ của tôi, mai kia sẽ chỉ còn là một đốm xanh trong quê hương ký ức. Em đã xa,
tất cả vô nghĩa, vô hồn và vô sắc. Em để lại cho tôi những bước chân như bước vào khoảng không chết
đuối giữa trời.
Trên đường vê tôi nghe tiếng chuông mười hai giờ vang lên trên đồi nhà thờ Chính tòa. Tiếng chuông
đánh vỡ tan ngày chủ nhật của thành phố. Tôi thèm mình có thể khóc được, khóc ngất giữa một ngày đã
chết. Nhưng sao hồn tôi bỗng khô như đá.
Trở về nhà tôi gặp cô Ngàn vui vẻ la lớn lên: Thằng Hiện đã về rồi, không thể ngờ được. tôi cười với vô
và hớn hở dắt tay người thanh niên cao lớn là Hiện đang đứng chốgn tay nhìn mái hiên bếp bị cành cây
mục gẫy xuống chém một góc đêm qua. Cô Ngàn trố mắt hỏi tôi khi sực nhớ ra:
- Em Chi đâu?
Tôi đùa:
- Cháu bỏ quên áo măng tô ở nhà nên không có túi để mang em ấy về. Tiếc quá, chắc trưa nay cô định
cho ăn ngon lắm.
Nhìn tôi là lạ rồi cô Ngàn bỏ xuống bếp dọn cơm. Suốt bữa ăn tôi nói chuyện luôn miệng và luôn bày trò
cười. Hiện bảo không ngờ tôi vui tính quá và bữa ăn trở nên ồn ào tiếng nói cười của chúng tôi. Buổi
chiều tôi theo Hiện lên phố đi nhậu, hắn uống chừng nào rượu tôi uống chừng nấy. Khuya về say khướt.
Rồi nhớ tới Chi, tôi nằm khóc thút thít như đứa trẻ con.
$$convert by NGUYEN THANH HAI%%
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top