Chưa đặt tiêu đề 1


1. Theo nghị định 44/2016/NĐ-CP, đối tượng nào bắt buộc phải huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

a) Tất cả các cấp quản lý, viên chức, mọi người lao động.

b) Những người học nghề, tập nghề.

c) Những người thử việc.

d) Câu a, b và c đều đúng.

2. Mục đích của công tác bảo hộ lao động là:

a) Bảo vệ tính mạng, sự toàn vẹn thân thể của người lao động; tránh cho người lao động không bị tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp trong suốt quá trình lao động.

b) Giảm tiêu hao sức khỏe bảo đảm ngày công, giờ công lao động, giữ vững và duy trì sức khỏe lâu dài để làm việc có năng suất cao, chất lượng tốt.

c) Câu a và b đều đúng.

d) Nhằm hạn chế tối đa mức thiệt hại tài sản, tiền của cho cơ quan, xí nghiệp và người lao động.

3. Các trường hợp sau trường hợp nào được xem là tai nạn lao động do lỗi của người lao động:

*

5/5

a) Một công nhân tích cực làm việc, có năng suất và hiệu qủa. Một hôm trong giờ làm việc anh ta tự ý sang tổ khác giúp bạn làm việc, không may bị tai nạn.

b) Trong giờ giải lao một công nhân bị trượt té gãy chân (Vì có ai đó làm đổ dầu nhớt hay nước trên đường đi nhưng không lau sạch...).

c) Câu a và b đều đúng.

d) Câu a và b đều sai.

4. Thời gian làm việc bình thường trong một ngày của người lao động theo hợp đồng được quy định là:

a) Không quá 6 giờ.

b) Không quá 7 giờ.

c) Không quá 8 giờ.

d) Tùy theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

5. Khi thấy rõ công việc hoặc nơi làm việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình. Người lao động có quyền:

*

5/5

a) Từ chối công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp.

b) Tự động rời bỏ nơi làm việc nói trên và đi làm việc khác.

c) Các câu a và d đúng.

d) Chỉ tiếp tục làm việc khi đã khắc phục các nguy cơ đó.

6. Theo nghị định số 44/2016/NĐ-CP tai nạn lao động được hiểu như thế nào:

*

5/5

a) Gây tổn thương cho các bộ phận cơ thể trong quá trình lao động.

b) Gây tử vong trong quá trình lao động.

c) Gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc tử vong trong quá trình lao động.

d) Câu a, b và c đều đúng.

7. Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong quá trình lao động là:

*

5/5

a) Người lao động chưa được huấn luyện ATVSLĐ, vi phạm qui định về ATVSLĐ, điều kiện lao động không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

b) Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân.

c) Câu a và b đều đúng.

d) Câu a và b đều sai.

8. Các yếu tố nào sau đây có thể gây nguy hiểm cho người lao động trong quá trình sản xuất

*

5/5

a) Các bộ phận truyền động (hay chuyển động) của máy.

b) Điện giật.

c) Vật rơi đổ sập.

d) Câu a, b và c đều đúng.

9. Các yếu tố nào sau đây là nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

a) Do tác hại như tiếng ồn, rung động tác động thường xuyên, từ từ và lâu dài lên người lao động.

b) Môi trường độc hại, bụi, tác động thường xuyên, từ từ và lâu dài lên người lao động.

c) Câu a và b đều đúng.

d) Do hít phải các chất độc làm người lao động bị ngất mất khả năng lao động tức thì.

10. Hóa chất độc hại từ môi trường bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể người, qua mấy con đường chính.

a) Hô hấp, da, mắt.

b) Hô hấp, tiêu hóa, da.

c) Hô hấp, tiêu hóa.

d) Câu a, b và c đều đúng.

Câu trả lời đúng

b) Hô hấp, tiêu hóa, da.

11. Các bộ phận của máy móc thiết bị cơ khí dễ gây ra tai nạn lao động là:

a) Các bộ phận chuyển động lùi, các bộ phận quay, các bộ phận không che chắn nằm giữa các phần quay của thiết bị.

b) Do kẹp cuốn, văng bắn, đứt thường xuất hiện ở các bộ phận chuyển động quay tròn

c) Các câu a và b đều đúng.

d) Các câu a và b đều sai

12. Các nguyên nhân trực tiếp và phổ biến gây ra cháy là:

a) Do tác động của ngọn lửa trần, tàn lửa, tia lửa.

b) Do chập điện, do ma sát giữa các vật.

c) Do phản ứng hóa học của hóa chất.

d) Các câu a, b, và c đúng.

13. Người lao động làm việc trong môi trường nóng (nhiệt độ cao) thì sẽ có những nguy cơ gì?

a) Nhanh mệt, giảm năng suất lao động

b) Bị say nóng, say nắng, co giật.

c) Tăng nguy cơ các bệnh mãn tính: tim mạch, hô hấp, hệ tiêu hóa.

d) Câu a, b và c đều đúng

Câu trả lời đúng

d) Câu a, b và c đều đúng

14. Khi người lao động làm việc lâu dài trong môi trường tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép có thể mắc như những bệnh nghề nghiệp nào sau đây:

a) Giảm khả năng tập trung, giảm thính giác, điếc nghề nghiệp.

b) Giảm khả năng tập trung, giảm thị lực, mệt mỏi, buồn ngủ.

c) Giảm khả năng nhạy bén, buồn ngủ, cáu gắt.

d) Giảm thính lực, buồn ngủ, cáu gắt.

15. Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được khám sức khỏe định kỳ theo quy định là:

a) Ít nhất 6 tháng 1 lần.

b) Ít nhất 8 tháng 1 lần.

c) Ít nhất 10 tháng 1 lần.

d) Ít nhất 12 tháng 1 lần.

16. Việc làm đầu tiên khi cấp cứu viên phát hiện tai nạn:

a) Di chuyển nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm

b) Quan sát hiện trường và thu thập thông tin về trường hợp tai nạn

c) Xác định thương tổn của nạn nhân và gọi cấp cứu

d) Cả 3 câu trên đều đúng

17. Trong sơ cấp cứu tình huống đe dọa sinh mạng nạn nhân nhất là:

a) Chảy máu quá nhiều, nạn nhân dễ bị tử vong

b) Ngưng thở ngưng tim

c) Gãy xương lớn (xương sống, xương đùi, xương sọ)

d) Tất cả đều đúng

18. Nạn nhân bị điện giật cấp cứu viên phải làm gì?

a) Hô to và cắt cầu dao điện

b) Gọi hỗ trợ và nhanh chóng đưa nạn nhân khỏi nơi nguy hiểm

c) Kiểm tra đáp ứng nạn nhân và dung phương pháp CPR

d) Tất cả đều đúng

19. Khi người lao động làm việc lâu dài trong môi trường chiếu sáng không hợp lí (chói quá hoặc tối quá) tiêu chuẩn cho phép có thể mắc như những bệnh nghề nghiệp nào sau đây:

5/5

a) Mệt mỏi, giảm thị lực.

b) Buồn ngủ, giảm thính giác.

c) Mệt mỏi, cáu gắt, giảm thính giác.

d) Câu a, b và c đều đúng.

20. Khi người lao động làm việc lâu dài trong môi trường bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể mắc như những bệnh nghề nghiệp nào sau đây:

5/5

a) Mệt mỏi, giảm thị lực,

b) Buồn ngủ, giảm thính giác,

c) Bị các bệnh về đường hô hấp, viêm mũi, bụi phổi.

d) Câu a, b và c đều đúng

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #atvsla