an toan oto
Ôn Tập
1. Trình bày khái niệm về lao động và khoa học lao động?
a) Lao động :
Lao động của con người là sự cố gắng cả bên trong và bên ngoài thông qua một giá trị nào đó tạo nên những sản phẩm tinh thần, nhũng động lực và những giá trị vật chất của cuộc sống con người.
b) Khoa học lao động :
Khoa học lao động là hệ thống phân tích, sắp xếp, thể hiện điều kiện kỹ thuật, tổ chức và xã hội của quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao
- Bảo hộ lao động
- Tổ chức lao động
- Quản lý lao động
2. Điều kiện lao động là gì? Thế nào là yếu tố nguy hiểm và có hại?
-Điều kiện lao đông là một tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được thể hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí, tác động qua lại của chúng trong mối quan hê với con người, tạo nên một một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động
- trong một điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại.
+Các yếu tố : Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hạt, bụi
+Cac yếu tố hoá học như các loại chất độc, các loaị hơi, khí. Bụi, độc, các chất phóng xạ
+Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng, côn trùng vv...
+Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh. Các yếu tố tâm lý không thuận lợi vv...
3. Trình bày mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động?
Mục đích: Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp vê khoa học kỹ thuật, tô chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế đau ốm và giảm sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động.
Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất đá là người lao động. Mặt khác việc chăm lo sức khoẻ cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo
Ý nghĩa:
+Ý nghĩa chính trị:
- làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc củng cố lực lượng sản xuất và phát triển quan hệ sản xuất
- chăm lo đến sức khỏe, tính mạng của người lao động
- xay dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất
+ý nghĩa về mặt pháp lý:
- bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương , đường lối của đảng và nhà nước, các giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều đk thể chế hóa bằng các quy định luật pháp
- nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người lao động phải thực hiện
→ trên thế giới quyền đk bảo hộ lao động đã đk thừa nhận và trở thành 1 trong nhwngc mục tiêu đấu tranh của người lao động
+ ý nghĩa về mặt khoa học:
- đk thể hiện ở các giải pháp khoa học kĩ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại thông qua việc diều tra và khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động biện pháp kĩ thuật an toàn, phòn cháy chữa cháy, kĩ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân…
- việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, hạn chế tai nạn lao động xày ra
- nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái vì thế hoạt động khoa học về bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch
+ ý nghĩa về tính quần chúng:
- nó mang tính quần chúng vì nó là công việc của những người trực tiếp lao động, sản xuất. họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ các yếu tố có hại và nguy hiểm ngay tại chỗ làm việc
-không chỉ người lao động mà mọi cán bộ quản lý , khoa học kĩ thuật.. đều phải có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác bảo hộ lao động
- ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi, hội thao, giao lưu đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, tao nạn lao động, bệnh ngề nghiệp
àtóm lại. ở đâu có sản xuất, công tác, có con người làm việc thì ở đó phải tiến hành công tác bảo hộ lao động. bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động; đồng thời nhờ chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà công tác bảo hộ lao động có một hệ quả xã hội và nhân đạo rất lớn
4. Các nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động?
Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động, và do đó ảnh hưởng đến con người, dụng cụ, máy móc, trang thiết bị. Anh hưởng này còn có khả năng lan truyền trong một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá tải( điều kiện dẫn đến nguyên nhân gây bệnh) dẫn đến khả năng sinh ra bệnh nghề nghiệp. Để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cũng như tạo điều kiện tối ưu cho sức khoẻ và tình trạng lành mạnh cho lao động chính là mục đích của vệ sinh lao động ( bảo vệ sức khoẻ). Đặc biệt vệ sinh lao động có đề cập đến biện pháp bảo vệ bằng kỹ thuật theo những yêu cầu nhất định.
Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động bao gồm:
- xác định các khoảng cách an toàn về vệ sinh
- xác định các yếu tố về sức khỏe
- biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động
- biện pháp về kĩ thật vệ sinh: kĩ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống bụi, khí độc, kĩ thuật chống tiếng ồn và rung động, kĩ thuật chiếu sáng, kĩ thuật chống bwacs xạ. phóng xạ, điện từ trường
Kĩ thuật thuật vệ sinh phải đk quán triệt ngay từ khâu thiết kế, xây đựng các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế, chế tạo máy móc thiết bị, quá trình công nghệ. Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại. thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
5. Trình bày tác động của dòng điện với cơ thể người
Thực tế cho thấy khi chạm vật có điện áp, người bị tai nạn hay không là do có hoặc không dòng điện đi qua thân người
Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của con người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Tác động của dòng điện còn tăng lên đối với những người uống rượu. Nghiên cứu tác hại của dòng điện đối với cơ thể cho đến nay vẫn chưa có một thuyết nào có thể giải thích một cách hoàn chỉnh về tác động của dòng điện đối vơi cơ thể con người
Một trong những yếu tố chính gây ra tai nạn cho người là dòng điện( Dòng điện này phụ thuộcđiện áp mà người chạm phải) và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất
Sự tổn thương do dòng điện gây ra có thể chia làm ba loại sau:
- Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp
- Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị có mang điện áp vì bị hỏng cách điện
- Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng cách điện hay chỗ dòng điện đi vào đất
Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hay bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả của nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện qua cơ thể con người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khoẻ của con người
Đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số dòng điện có thể gây nguy hiểm chết người
Trường hợp chung thì dòng điện có trị số 100mA có thể làm chết người. Tuy vậy có trường hợp trị số dòng điện chỉ khoảng 5- 10mA đã làm chết người vì còn tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và tình trạng sức khoẻ của nạn nhân.
Chúng ta cần chú ý tới thời gian tác dụng của dòng điện. Thời gian tác dụng càng lâu thì càng nguy hiểm cho nạn nhân.
6. Những yếu tố của dòng điện gây tai nạn?
a) Điện trở của cơ thể con người:
Thân thể người gồm có da, thịt,xương, máu , thần kinh,…tạo thành . Lớp da có điện trở lớn nhất mà điện trở của da lại do điện trở sừng trên da quyết định . Điện trở người là một đại lương rất không ổn định và không chỉ phụ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của cơ thể tứng lúc mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh, điều kiện tổn thương ..v.v.Thực tế điện trở này rất hay hạ thấp, nhất là lúc da bị ẩm, khi thời gian tác dụng của dòng điện tăng lên, hoặc khi tăng điện áp…Điện trở của người có thể thay đổi từ vài chục kV đến 600V
Điện trở da người luôn luôn thay đổi trong một giới hạn rất lớn khi da ẩm hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nước bên ngoài do mồ hôi thoát ra đều làm cho điện trở giảm xuống
Mặt khác nếu da người bị dí mạnh trên các cực điện, điện trở da cũng bị giảm đi.Với điện áp bé 50 -60Vcó thể xem điện trở tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc. Mức độ tiếp xúc hay áp lực các đầu tiếp xúc của các cực điện vào da người làm điện trở da thay đổi theo. S ự thay đổi này rất dễ nhìn trong vùng áp lực bé hơn 1kg/1cm
b)Anh hưởng của trị số dòng điện giật :dòng điện là nhân tố trực tiếp gây tổn thương khi điện giật, các đai lượng như điện trở trên người, điện áp đăt vào người chỉ là đại lượng làm biến đổi trị số dòng điện. với dòng xoay chiều f=50hz trị số an toàn là 10mA, dòng 1 chiều trị số an toàn là 50mA
c) Anh hưởng của thời gian dòng điện giật :
Thời gian tác động của dòng điện vào cơ thể người rất quan trọng và biểu hiện nhiều hình thái khác nhau. Đầu tiên chúng ta thấy thời gian tác dụng của dòng điện ảnh hưởng đến điện trở người. Thời gian tác dụng càng lâu điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp da bị nóng dần lên và lớp sừmg trên da bị chọc thủng ngày càng tăng lên. Và như vậy tác hại của của dòng điện với thể người ngày càng tăng lên.
d) Đường đi của dòng điện:
Phần lớn các nhà nghiện cứu đều cho rằng đường đi của dòng điện giật qua cơ thể người có tầm quan trọng rất lớn. Điều này chủ yếu là có bao nhiêu phần trăm của dòng điện tổng qua cơ quan hô hấp và tim.
Các lý thuyết để giải thích quá trình bệnh lý xảy ra trong cơ thể lúc dòng điện đi qua rất nhiều nhưng cho đến nay chưa có thuyết nào giải thích được hiện tượng trên một cách hoàn chỉnh
Qua thí nghiệm nhiều lần có các kết quả sau:
Dòng điện đi từ tay sang tay sẽ có 3,3% của dòng điện tổng đi qua tim
Dòng điện đi từ tay phải sang chân sẽ có 6,7% của dòng điện tổng đi qua tim
Dòng điện đi từ chân sang chân sẽ có 0,4% của dòng điện tổng đi qua tim
Chúng ta có kết luận sau:
- Đường đi cảu dòng điện có ý nghĩa quan trọng vì lượng dòng điện đi qua tim hay cơ quan hô hấp phụ thuộc cách tiếp xúc của người với mạch điện
- Dòng điện phân bố tương đối đều trên các cơ của lồng ngực
- Dòng điện đi tay phải đến chân có phân lượng qua tim nhiều nhất vì phần lớn dòng điện qua tim theo dọc trục này nằm trên đường từ tây phải đến chân.
e) Anh hưởng của tần số dòng điện :
Tổng trở cơ thể người giảm xuống lúc tần số tăng lên. Điều này dễ hiểu vì điện kháng của da người do xung điện tạo nên( x= 1/2¶fC) sẽ giảm xuống lúc tàn số tăng. Nhưng thực tế kết quả không như vậy, nghĩa là khi tần số tăng lên càng cao mức độ nguy hiểm càng giảm đi
f) Điện áp cho phép :
Dự đoán trị số dòng điện qua người trong nhiều trường hợp không làm được. Phần trên đã xét điện trở người là một hàm số cảu nhiều biến số mà mỗi biến số này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy xá định giới hạn an toàn cho người không dựa vào ‘’dòng điện an toàn’’ mà phait theo ‘’điện áp cho phép’’. Dùng điện áp cho phép rất thuận lợi vì mỗi mạng điện có một điện áp tương đối ổn định.
7. Các quy tắc chung để bảo đảm an toàn điện.
Các quy tắc chung để đảm bảo an toàn điện :
Để đảm bảo an toàn điện cần thực hiện các quy định :
- Phải che chắn các thiết bị và các bộ phận của mạng điện tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ voà vật dẫn điện
- Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn
- Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc
- Tổ chức kiểm tra, vận hành theo đúng quy tắc an toàn
- Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện cũng như của hệ thống điện
Qua kinh nghiệm cho thấy, tất cả trường hợp để xảy ra tai nạn điện thì nguyên nhân chính không phải là do thiết bị không hoàn chỉnh, cũng không phải là do thiết bị an toàn không đảm bảo mà chính do vận hành sai quy cách, trình độ vận hành kém, sức khoẻ không đảm bảo. Để vận hành an toàn cần thường xuyên kiểm tra sửa chữa thiết bị, chọn cán bộ kỹ thuật, mở các lớp huấn luyện về chuyên môn, phân công trực đầy đủ vv...
Muốn thiết bị được an toàn đối với người làm việc và những người xung quanh, cần tu sữa chúng theo kế hoạch đã định, khi sửa chữa phải theođúng quy trình vận hành.Ngoài các công việc làm theo chu kỳ cần có các bộ phận trực tiếp với nhiệm vụ thường xuyên xem xét, theo dõi. Các kết quả kiểm tra cần ghi vào sổ trực trên cơ sở đấy mà đặt ra kế hoạch tu sửa
Thứ tự thao tác không đúng trong khi đóng cắt mạch điện là nguyên nhân của sự cố nghiêm trọng và tai nạn nguy hiểm cho người vận hành. Để tránh tình trạng trên cần vận hành thiết bị điện theo đúng quy trình với sơ đối dây điện của các đường dây bao gồm tình trạng thực tế của các thiết bị điện và những điểm có nối đất. Các thao tác phải được tiến hành theo mệnh lệnh, trừ các trường hợp xảy ra tai nạn mới có quyền tự động thao tác rồi báo cáo sau.
8. Trình bày các nguyên nhân do điều kiện hoặc thói quen làm việc gây mất an toàn trong xưởng sửa chữa ô tô
-hút thuốc trong khi vận chuyển các vật liệu nguy hiểm như xăng, dầu, dung môi dễ cháy có thể gây ra cháy nổ
-bất cẩn trong khi làm việc với xăng, dung môi, hoặc chất lỏng dễ cháy khác
-cửa thoát hiểm bị hỏng. cửa sổ hoặc hệ thống thông gió không hoạt động trong khi đang làm việc
-dầu hoặc chất lỏng vương vãi trên sàn xưởng
-thiếu hệ thống xả và giảm thanh hoặc chưa nối hệ thống với động cơ ô tô khi đang hoạt động
-sinh viên ăn mặc không gọn gàng, thiếu quàn áo bảo hộ lao động, tóc để dài, đeo đồ trang sức , sử dụng điện thoại di động … trong khi thực hành
-sử dụng bộ sạc và khởi động không hợp lý dẫn đến chập điện hoặc cháy nổ trong xưởng thực hành
-bình chứa xăng dầu không có nắp đậy cẩn thận, dùng vật bằng kim loại gõ vào nút bình xăng,dùng ngọn lửa đểm kiểm tra xăng dầu.
9. Trình bày những khái niệm cơ bản về quá trình cháy
Cháy là một hiện tượng rất quen thuộc và gần gũi đối với đời sống con người, nó là một đối tượng thường xuyên đk quan tâm nghiên cứu để ứng dụng lợi ích của nó để phục vụ cuộc sống, đồng thời hạn chế những thiệt hại của nó gây ra. Theo Lomonoxop thì cháy là phản ứng hóa học trong đó các chất tham gia phản ứng với oxy, nó đk đặc trưng bởi 3 yếu tố có sự biến đổi hóa học – tỏa nhiệt – phát ra ánh sáng
+Để hình thành sự cháy phải có đủ ba yếu tố là:
- Chất cháy.
- Nguồn nhiệt thích ứng.
- Nguồn Oxy
+Chất cháy: có ba loại:
- Thể rắn: Gỗ, bông, vải, lúa gạo, nhựa,….
- Thể lỏng: xăng dầu, benzen, axêtôn,…..
- Thể khí: Axêtylen (C2H2), Oxyt Canbon (CO), Mêtan (CH4).
+Nguồn nhiệt:
Trong thực tế sản xuất và đời sống có nhiều loại nguồn khác nhau có thể gây cháy như:
- Nguồn nhiệt trực tiếp: Ngọn lửa trần (bếp lửa, đèn thắp sáng, bật diêm, đóm,….)
- Nguồn nhiệt do ma sát sinh ra: Ổ máy móc bị thiếu dầu mỡ, ma sát giữ sắt với sắt,…..
- Nguồn nhiệt do phản ứng hóa học giữa các chất hóa học với nhau.
- Nguồn nhiệt do sét đánh.
- Nguồn nhiệt do điện sinh ra như: chập mạch, quá tải, tiếp xúc kém,…
+Nguồn Oxy (O2):
Oxy là thành phần tham gia phản ứng cháy và duy trì sự cháy. Để duy trì sự cháy phải có từ 14% – 21% lượng Oxy trong không khí. Nếu hàm lượng Oxy thấp hơn thì đám cháy khó có thể phát triển được.
Thực tế môi trường chúng ta đang sống, hàm lượng Oxy luôn chiếm 21% thể tích không khí.
Trong thực tế cá biệt, có một số loại chất cháy cần rất ít, thậm chí không cần cung cấp Oxy từ bên môi trường ngoài, vì bản thân chất cháy đó đã chứa đựng thành phần Oxy, dưới tác dụng của nhiệt, chất đó sinh ra Oxy tự do đủ để duy trì sự cháy.
10. Các nguyên nhân gây cháy nổ trong xưởng sửa chữa ô tô
+ do hút thuốc gần nơi có chứa chất dễ cháy như xăng, dầu...
+sử dụng và vận hành không hợp lý các thiết bị điện như máy sạc ắc quy, máy sấy, máy hàn điện…dễ dẫn đến chạm chập gây nên cháy nổ
+chạm chập 2 cực củ ác quy, sạc ắc quy không đúng cách
+để chất dễ cháy như xăng, dầu …gần hoặc làm rớt vào động cơ đang hoạt động hoặc nơi có nhiệt độ cao
+bảo quản các chất dễ cháy như xăng, dầu.. không đúng cách, để gần ánh nắng mặt trời hoặc chỗ dễ bắt lửa.
…
11. Các biện pháp kiểm soát đám cháy
- Phương pháp làm lạnh:
Dùng các chất chữa cháy có khả năng thu hút nhiệt cao để hạ nhiệt độ của đám cháy thấp hơn nhiệt độ tự bốc cháy của chất đó. Ví dụ: phun nước vào đám cháy, chất rắn không chịu nước.
-Phương pháp làm ngạt:
Thực chất của phương pháp này là tạo nên một màng ngăn hạn chế Oxy tiếp xúc với chất cháy, triệt tiêu mọi yếu tố của sự cháy.
- Phương pháp cách ly:
Chính phương pháp làm ngạt cũng là cách ly ( cách ly Oxy với đám cháy ). Đồng thời phương pháp cách ly là tạo một sự ngăn cách giữa vùng cháy với môi trường xung quanh.
-Làm ngưng trệ phản ứng cháy:
Đưa chất chữa cháy vào gốc lửa làm cho phản ứng cháy chậm lại hoặc không thực hiện được. Ví dụ: phun bột chữa cháy hoặc cát vào bề mặt của đám cháy. Các chất dạng bột này bám chặt vào gốc lửa vừa có tác dụng làm giảm nhiệt độ vừa hạn chế lượng Oxy cung cấp cho đám cháy.
12. Những yêu cầu về bảo vệ nổ.
-hạn chế đến mức ít nhất số lượng các thiết bị nguy hiểm nổ cần thiết trong quá trình sản xuất
-sử dụng các thiết bị ngăn ngừa lửa van ngăn nước, vách ngăn nước, màn khí trơ, màn hơi nước
-sử dụng các thiết bị đã tính toán tới áp suất nổ
-sử dụng các cơ cấu an toàn xả áp lực sự cố để bảo vệ thiết bị khỏi bị phá hủy
-sử dụng các van đóng mở nhanh, van một chiều
-sử dụng hệ thống tự động dập nổ
-sử dụng các phương tiện phát tín hiệu phòng ngừa
13. Trình bày các loại chất chữa cháy mà em biết.
1- Nước:
Nước là chất dùng để chữa cháy có sẳn trong thiên nhiên, sử dụng đơn giản và chữa được nhiều đám cháy.
Dùng nước chữa cháy có 2 tác dụng:
+ Nước có khả năng thu nhiệt lớn có tác dụng làm lạnh.
+ Nước bốc hơi tạo thành màng ngăn Oxy với vật cháy có tác dụng làm ngạt.
¨ Chú ý: không dùng nước để chữa cháy các đám cháy kỵ nước, không dùng nước để chữa cháy xăng dầu, khi đám cháy có điện thì phải ngắt điện mới chữa cháy bằng nước.
2- Cát:
Rất phổ biến như dùng nước. Có tác dụng làm ngạt và có khả năng làm ngưng trệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn cháy lan, dùng cát đắp thành bờ.
3- Bọt chữa cháy:
- Bọt chữa cháy gồm 2 loại dung dịch tạo bọt:
+ Dung dịch Sunfát Nhôm AL2(SO4)3 – (ký hiệu A)
+ Dung dịch NatriHydro Cacbonnát NAHCO3 – (ký hiệu B)
- Bọt có tác dụng chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, vì bọt nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt chất cháy, liên kết tạo thành màng ngăn giữa chất cháy và Oxy.
¨ Hạn chế của bọt là không chữa được các đám cháy kỵ nước vì trong bọt có nước.
Cách sử dụng: khi có cháy xách bình bọt đến cách đám cháy 02- 03m,dốc ngược bình, xóc mạnh và hướng vòi phun vào gốc lửa.
4- Khí chữa cháy CO2:
- CO2 là loại khí chữa cháy, nếu được nén vào bình chịu áp lực hoá lỏng và khi phun ra ở dạng tuyết lạnh tới âm 790C dùng để chữa cháy, có 02 tác dụng: làm lạnh và làm ngạt. Dùng CO2 chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất là các đám cháy trong buồng kín, trạm điện, động cơ bị cháy.
- Để dùng CO2 chữa cháy, phải nén CO2 vào bình thép, bình có van đóng mở, vòi hình phiểu.
- Bảo quản bình ở nơi thoáng mát, để nơi dể thấy, dể lấy. Phải định kỳ kiểm tra.
5- Bình bột khô:
Bột khô có tính năng là cách ly và làm loãng, vì tỉ trọng bột nặng hơn oxy không khí nên khi phun vào đám cháy nó đẩy oxy của vùng cháy ra khu vực khác, cháy trong điều kiện thiếu oxy thì đám cháy sẽ đk kìm hãm
Ngoài ra bột khô còn dùng chữa cháy cho tất cả những đám cháy chất rắn, lỏng, khí hóa chất và chữa cháy các thiết bị điện thế dưới 50kv
14. Các nguyên nhân gây mỏi mệt và biện pháp phòng chống mệt mỏi.
a)nguyên nhân
-tư thế làm việc gò bó , bắt buộc ở 1 số tư thế khá lâu
-căng thẳng các giác quan, thần kinh do thời gian làm việc kéo dài
-bố trí công việc không phù hợp với khả năng.sức khỏe
-do tổ chức lao động thiếu khoa học,bố trí ca kíp không hợp lí
-do khẩu phần ăn không đảm bảo
-do nguyên nhan gia đình, xã hội ảnh hưởng đến tư tưởng của người lao động
b) các biện pháp phòng chống mệt mỏi
-cơ khí hóa , tự động hóa là biện pháp cơ bản để tăng năng suất lao động và giảm mệt mỏi
-tổ chức lao động khoa học là biện pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề về mối quan hệ giữa người lao đông với máy móc, giữa người lao động với môi trường lao động
- cải thiện môi trường lao động ngăn ngừa các chất độc hại, bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
-chú trọng khẩu phần ăn cho người lao động, rèn luyện thể thao, tinh thần yêu lao động
-tổ chức tốt khâu gia đình xã hội làm cho người lao động vui tươi phấn khởi là biện pháp ngăn ngừa mệt mỏi
15. Tác hại của bụi và biện pháp phòng chống?
a) Tác hại của bụi
Bụi gây nhiều tác hại cho con người và trước hết là bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh trên đường tiêu hoá vv…
Khi chúnh ta thở nhơ có lông mũi và màng niêm dịch của đường hô hấp mà những hạt bụi có kích thước lớn hơn 0.5mm bi giữ lại ở mũi tới 90%. Các hạt bụi nhỏ hơn theo không khí tới tận phế nang, ở đây bụi được các lớp thực bào bao vây quanh tiêu diệt khoảng 90%, số còn lại đọng lại ở phổi gây ra một số bệnh bụi phổi và các bênh khác
Bệnh phổi nhiễm bụi thường gặp ở công nhân khai thác, chế biến, vận chuyển quặng, đá, kim loại, than vv…
Bệnh silicose là bệnh do do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợlàm gốm sứ . vật liệu chịu lửavv…Bệnh này chiếm tới 40- 70% Trong tổng số các bệnh về
phổi. Ngoài ra còn có bệnh asbetose9 Nhiễm bụi amiăng), aluminose(nhiễm bụi boxit, đất xét), athracose( Nhiễm bụi than), siderose( nhiễm bụi sắt)
Bệnh đường hô hấp: viêm mũi, họng, phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen
Bệnh ngoài da: bụi gây kích thích da, bệnh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thiếc, thuốc trừ sâu.bụi đồng gây nhiễm trùng da rất khó chữa, bụi nhựa than gây sưng tấy
Chấn thương mắt: bụi vào mắt gây kích thích màn màng tiếp hợp, viêm mi mắt, nhài quạt, mộng thịt. Bụi axit hoặc kiềm gây bỏng mắt có thể dẫn tới mù mắt.
Bệnh ở đường tiêu hoá: bụi đường, bột đọng lại ở răng gây sâu răng, kim loại sắc nhọn vào dạ dày gây tổn thương niêm mạc, rối loại tiêu hoá.
b) Các biện pháp phòng chống
Biện pháp chung
Cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất đó là khâu quan trọng nhất để công nhân không phải tiếp xúc trực tiếp với bụi và bụi ít lan toả ra ngoài, ví dụ như khâu đóng gói bao xi măng. Ap dụng những biện pháp vận chuyển bằng hơi, máy hút, băng tỉa trong ngành dệt, ngành than. Bao kín thiết bị và có thể là cả dây chuyền sản xuất nếu cần thiết
Thay đổi phương pháp công nghệ
Trong xưởng đúc làm sạch bằng nước thay cho làm sạch bằng cát, dùng phương pháp ướt thay cho phương pháp khô trong công nghiệp sản xuất xi măng, trong ngành luyện kim bột thay cho phương pháp trộn khô bằng phương pháp trộn ướt không những làm cho quá trình trộn, nghiền tốt hơn mà còn làm mất hẳn quá trinh sinh bụi
Thay vật liệu có tính nhiều bụi độc bằng vật liệu vật liệu ít độc, ví dụ như đá mài cacbuarun thay cho đá mài tự nhiên có thành phần chủ yếu là SiO2
Thông gió hút bụi trong các xưởng có nhiều bụi
Đề phòng bụi cháy nổ :
Theo dõi nồng độbụi ở giới hạn nổ, đặc biệt chú ý tới các ống dẫn và máy lọc bụi, chú ý cách ly mồi lửa. Ví dụ như tia lửa điện, diêm, tàn lửa và va đập mạnh ở những nơi có nhiều bụi gây nổ
Vệ sinh cá nhân
Sử dụng quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, khẩu trang theo yêu cầu vệ sinh, cẩn thận hơn khi có bụi đọc, bụi phóng xạ
Chú ý khâu vệ sinh trong ăn uống, hút thuốc, tránh nói chuyện nơi làm việc. Cuối cùng là khâu khmá tuyển định kỳ cho can bộ công nhân viên làm việc trong môi trường nhiều bụi, phát hiện sớm các bệnh do bụi gây ra
16. Liên hệ các phần với thực tiễn sản xuất hoặc với xưởng thực hành khoa công nghệ ô tô.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top