an toàn cơ khí và thiết bị nâng

Chương 4: Kỹ thuật an toàn trong cơ khí, thiết bị chịu áp lực và thiết bị nâng.

             I.      . Kỹ thuật an toàn trong cơ khí.

- Khái niệm về vùng nguy hiểm trong các thiết bị cơ khí

Vùng nguy hiểm là khoảng không gian trong đó, các yếu tố nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của con người có thể xuất hiện một cách thường xuyên, theo chu kì hoặc bất ngờ.

Tùy theo ngành nghề và quá trình công nghệ mà vùng nguy hiểm có thể bao gồm:

Không gian có những bộ phận chuyển động như các bộ phận bánh răng, bánh đai, cánh quạt, máy khuấy, băng tải… Đặc biệt nguy hiểm đối với các bộ phận quay nhanh mà bên ngoài lồi lõm, không có dạng tròn xoay như các khớp nối, đồ gá trên máy tiện… Những bộ phận có chuyển động khác.

Không gian xuất hiện các vật một cách bất ngờ như các mảnh dụng cụ cắt, phoi, vật liệu chi tiết gia công, mảnh đá mài…

Không gian nguy hiểm từ vật có nhiệt độ cao: không gian nơi đúc kim loại, kim loại lỏng bị văng bắn khi vận chuyển, khi rót, khi đúc trên nền xưởng… Vật nóng khi rèn dập bị văng ra.

Không gian nguy hiểm vì điện: vùng điện áp cao hoặc có thể bị chạm điện ra vỏ thiết bị.

          II.      Những nguyên nhân gây tai nạn khi sử dụng máy và thiết bị

1.      Các nguyên nhân do thiết kế.

Lựa chọn vật liệu không phù hợp với yêu cầu làm việc và tính toán bền không đúng.

Không có cơ cấu an toàn để tránh sự cố hoặc không có cơ cấu che chắn bảo vệ người lao động.

       III.      Các nguyên nhân do chế tạo lắp ráp.

Dùng nhầm vật liệu sai cơ tính, không đảm bảo kích thước so với thiết kế… Lắp ráp không đủ độ chắc, độ kín để che chắn hoặc khe hở quá lớn.

       IV.      Do bảo quản và sử dụng.

Tai nạn và sự cố chủ yếu là do nguyên nhân này gây ra.

Bảo quản không tốt làm hư hỏng các chi tiết bộ phận đặc biệt nguy hiểm khi các cơ cấu an toàn, cơ cấu bảo chỉ báo, cơ cấu điều khiển làm việc sai lệch hoặc không hoạt động.

Do sư dụng: làm bừa, làm ẩu, không kiểm tra thường xuyên để phát hiện hư hỏng và không kịp thời điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế.

          V.      Kỹ thuật an toàn với một số thiết bị chịu áp lực.

1. Khái quát về thiết bị chịu áp lực.

Các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học cũng như dùng để chứa, vận chuyển, bảo quản các chất ở trạng thái có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Theo kỹ thuật thì những thiết bị làm việc với áp suất từ 0.7 kG/cm2 trở lên được coi là thiết bị chịu áp lực.

Các thiết bị chịu áp lực được phân loại chủ yếu theo nhiệt độ làm việc và gồm 2 loại: các thiết bị đốt nóng và các thiết bị không bị đốt nóng.

- Các thiết bị đốt nóng:

Nồi hơi và các bộ phận của nó ( bao hơi, ống dẫn hơi), nồi chưng cất, nồi hấp,… áp suất được tạo ra là do hơi nước bị đun quá nhiệt trên 100 độ C trong bình kín.

-          Các thiết bị không bị đốt nóng:

+ Thiết bị máy nén khí: hút không khí và nén lại với áp suất cao.

+ Thiết bị sử dụng khí nén.

+ Thiết bị chứa các chất khí: oxi, nito, hydro, axetilen…

+ Các ống dẫn môi chất có áp suất cao như ống dẫn hơi, khí đốt.

+ Các thiết bị chịu áp lực nếu bị nổ, bị vỡ sẽ gây ra tác hại rất nghiêm trọng nên có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tung