Mở đầu


Lịch sử Việt Nam trải qua hàng nghìn năm với biết bao nhiêu biến cố thăng trầm, biết bao nhiêu chiến tích vẻ vang lừng lẫy nhưng càng ngày giới trẻ càng rời xa lịch sử, có phải chăng là do cách truyền tải lịch sử của chúng ta. Dõi theo các nước bạn, họ đã đưa lịch sử lên phim ảnh qua những câu chuyện một cách gần gũi chân thật chứ không chỉ gói gọn trong những bài học khô khan trên sách vở. Những năm gần đây, Việt Nam đã sản xuất khá nhiều phim điện ảnh, phim truyền hình, phim hoạt hình về lịch sử qua đó đưa đến một cách tiếp cận mới về lịch sử. Môn lịch sử đang có nguy cơ bị xóa bỏ nhưng lịch sử nước nhà thì không bao giờ được phép bị mất đi. Cần thiết lúc này đây là đưa ra một cách tiếp cận mới về lịch sử để làm sao vừa khiến giới trẻ thích thú vừa ghi nhớ lịch sử.

Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, Việt Nam hay Đại Việt xưa bắt đầu bước vào kỷ nguyên độc lập. Nhiều triều đại lần lượt nối tiếp nhau ra đời song chưa có vương triều nào mang nhiều nét huyền bí kỳ ảo như triều đại nhà Lý. Từ những câu chuyện như ngày vua Lý Thái Tổ chào đời, lời sấm truyền của quốc sư Vạn Hạnh, chuyện rồng bay trong ngày dời đô, chuyện hoàng tử Linh Lang hay chuyện Ông dầu bà dầu khiến sông Tô Lịch hẹp lại cũng như sự sụp đổ của vương triều Lý. Tất cả đều phảng phất như áng sương mờ ảo minh chứng cho sự tồn tại của các bậc thần linh. Và một trong những lý do chính khiến triều Lý đáng được nhắc đến hơn cả là xây dựng nên một kinh đô Thăng Long phồn hoa tấp nập xứng đáng là nơi địa linh nhân kiệt không chỉ ở thời điểm hiện tại mà cho đến cả ngàn năm sau.

Thời nhà Lý nhà Trần có 4 linh vật được coi là tứ đại khí bao gồm tượng phật A di đà ở chùa Quỳnh Lâm, Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh. Tất cả đều được đúc bằng đồng và hầu như bị phá hủy khi quân Minh sang xâm lược nước ta nhưng linh khí của chúng thì không bao giờ biến mất, chúng biến thân ẩn mình trong dân gian bảo trợ cho dân Việt tạo nên những câu chuyện đầy phép nhiệm màu, và hôm nay chúng ta sẽ được nghe lại những câu chuyện đó trong tác phẩm " Ngàn năm thương nhớ Thăng Long" hay "An Nam tứ đại khí"

Cốt truyện và nhân vật chính

+ Câu chuyện bắt đầu khi triều Lý sắp rơi vào những năm suy tàn, vua Lý bị đau mắt nặng, chẩn trị mãi mà không khỏi. Nghe lời thầy pháp, vua cho quân dìm chết hai vợ chồng bán dầu trên sông Tô Lịch để lại một lời nguyền vô cùng nặng nề. Đến thời vua Lý Cao Tông, con gái vua là Quỳnh Hoa công chúa đang trên thuyền từ ngoại thành về kinh sau khi đi du ngoạn. Thuyền xuôi dòng trên sông Tô Lịch, gió thổi dữ dội, công chúa bất cẩn bị gió hất xuống sông. Cung nữ, thái giám nháo nhác tìm kiếm nhưng bóng công chúa chìm dần xuống nước rồi mất hút. Nàng trôi về hạ lưu sông và tỉnh lại ở một rạch nước nhỏ, dưới chân cầu. Rồi công chúa mới phát hiện là đã trôi dạt về 1000 năm sau, rạch nước nàng đang đứng chính là sông Tô Lịch. Nàng gặp được thần Long Đỗ, được biết sông Tô hẹp lại đúng như lời hai vợ chồng bán dầu nguyền rủa, công chúa phải tìm kiếm tứ đại khí của Thăng Long đã lưu lạc trong nhân gian để trở về quá khứ thay đổi vận mệnh của triều Lý. Liệu công chúa có trở về được không khi mà vận mệnh nhà Lý cuối cùng cũng đã rơi vào tay nhà Trần và tứ đại khí đã lưu lạc đi đâu, xin mời mọi người theo dõi nhé.

+ Bố cục kịch bản gồm 6 tập

+ Nhân vật hư cấu

Nhân vật chính ( xuất hiện thường xuyên )

Quỳnh Hoa công chúa : Con gái vua Lý tầm 15 tuổi, thời lý mặc yếm đỏ, quần lụa đỏ, khoác áo the nhẹ, chân đi hài đỏ, tóc tết dài. Khi trôi về hiện đại mặc áo phông quần jean. Tóc buộc cao, chân đi giày thể thao khoác áo sơ mi đỏ.

Bông Gòn hay Hạ Giao: tinh linh cây bông ( hình dáng là một cục bông màu trắng có tay chân ngắn, mắt đen nhánh, hai cánh chuồn chuồn hoặc hình dạng người là một cậu bé tầm 15 tuổi ) Trong kịch bản sẽ dùng từ Bông gòn để chỉ lúc xuất hiện hình dáng cục bông biết bay và Hạ Giao trong hình dáng người để dễ phân biệt.

+ Tập 1 : Tô Lịch bảo Quỳnh Hoa

Vua Lý Cao Tông, Bùi công công, cung nữ, các cận vệ

Ngư dân bí ẩn ( nhân vật này đội mũ nan rách, xuất hiện không rõ mặt )

Người dân ở thế giới hiện đại, người phụ nữ bị mất quần áo)

Thần Long Đỗ

+ Tập 2 : Rùa nhỏ trấn Quy Điền

Đông hay Linh Lang hoàng tử ( một cậu bé tầm 10 tuổi )

Một con rùa nhỏ, mai xanh lục

Hai tên bắt cóc ( một cao to một thấp bé )

Cảnh sát, cha mẹ Đông, một vài người dân, có thể dùng lại các nhân vật quần chúng này.

Rắn đen hay Chằn Tinh.

+ Tập 3 : Lư đồng ngự Báo Thiên

Thịnh và Báo Thiên : Một cậu thiếu niên tầm 17 tuổi, thích chụp ảnh là hậu nhân của thái sư Lê Văn Thịnh. Khi Thịnh bất tỉnh thì Báo Thiên biến hình thành một người giống cậu ta vì Báo Thiên không có hình dạng nhất định.

Ông lão canh đền

Nhóm bạn của Thịnh gồm hai cô gái và ba cậu bạn trai

Ba con ma đói : ba cái bóng đen không rõ mặt, gầy nhẳng, con cao hơn là anh cả

Nhân vật quần chúng bao gồm những người tham quan đền ( có thể dùng lại từ các tập trước ) và đoàn ma đói là những cái bóng đen không rõ mặt mũi.

+ Tập 4 : Liên hoa tỏa Phật đường

Hoa sen hay Phật tượng : Hình dạng hoa sen hồng hoặc một cô gái trẻ

Ông Nghĩa : Một người đàn ông trung niên cao lớn, khắc khổ.

Bảo Anh : Một bé gái tầm 9 tuổi, trọc đầu vì bệnh

Cô gái mua hoa quả, một vài người mua hàng khác, đứa bé rách rưới nằm ngủ trên ghế đá ( các nhân vật này có thể dùng lại từ tập trước )

+ Tập 5 : Chén cũ ngụ Phổ Minh

Một chiếc chén cũ hay Phổ Minh trong hình dạng là một cái bóng mờ ảo.

Ông lão chủ nhà : Là một người lớn tuổi, tóc bạc.

Phong : con trai út của ông chủ nhà, tầm 20 tuổi.

Cô vợ trẻ, người bảo vệ tên Vũ

Hai tên trộm, người viếng đám tang ( có thể dùng lại )

+Tập 6 : Quỳnh Hoa hồi Thăng Long

Rồng : là hình dáng kết hợp của tứ khí, một con rồng bằng mây màu hồng nhạt.

Đàm thái hậu : Một người phụ nữ lớn tuổi, xinh đẹp quyền quý, mặc áo áo gấm thêu phượng, tay cầm quạt lông vũ.

Thuận Trinh phu nhân hay Trần thị : Một người phụ nữ trẻ đẹp, ăn vận áo xanh thanh nhãm thêu hình hoa sen.

Trần Tự Khánh : Mặc giáp phục thời Trần, hông đeo kiếm.


Các cung nữ và thái giảm ở tập 1.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top