Về Thế Giới Thần Tiên
Thuở khởi nguồn, thế gian chỉ là một cõi hư vô, hỗn mang, trời đất lẫn lộn, không ánh sáng cũng chẳng có bóng đêm. Giữa cõi thinh hỗn loạn không đó, bỗng hình thành nên một vị thần khổng lồ. Ngài là vị thần khởi thủy, lấy đầu đội trời, chân đạp đất, tạo ra một cái cột khổng lồ để chống trời lên.Đất và trời từ đó chia làm đôi.Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột trụ đi, lấy đất đá ném ra tứ phía thành những núi, đồi, gò, đảo, khiến mặt đất trở nên chỗ cao chỗ thấp. Còn chỗ thần đào đất để xây cột trụ trời về sau đầy nước thành biển cả, sông ngòi.Khi đã hoàn thành tất cả những công trình của tự nhiên thì vị thần khởi thủy cũng kiệt sức.Thần nằm xuống và khép đôi mắt to lớn đi vào giấc mộng thiên thu. Thân thể kì vĩ của thần sản sinh ra những thế hệ khổng lồ con cháu. Những vị thần này nối nghiệp thần cha, hoàn thiện dáng hình thế giới, giúp đỡ nhân gian cho đến khi từng kẻ một nhắm mắt xuôi tay và hóa thành những ngọn núi non hùng vĩ. Cõi hỗn độn, hư vô thuở nào nay đã hình thành nên bốn cõi: bầu trời, núi rừng, sông biển và mặt đất. Chư vị thần, tiên, thánh cũng từ đó mà sinh ra.
Thủa đầu có tất cả bốn cõi , ấy lần lượt là :trời, đất ,núi rừng và sông biển. Trong bốn cõi thì có cõi trời là cao nhất, chủ quản và bảo phủ vạn vật của thế gian, cõi trời còn được gọi là Thiên Phủ.Ở cõi trời là chia thành chín tầng trời.Tầng trời thứ nhất là vườn Ngạn Uyển do Diệu Trì Kim Mẫu chủ quản cùng với chín vị tiên nữ được gọi là Cửu Vị Tiên Nương. Nơi đây trông nhiều loài cây lạ, có vườn đào tiên , vườn trái cây, vườn hoa thơm ,lại có chỗ non nước hữu tình là nơi tụ tập thi ca của chư tiên. Tầng trời thứ hai là Thanh Thiên do Hộ Quốc Phu Nhân chủ quản. Nơi là nơi linh khí tụ về nhiều, lại được phủ màu xanh như những khu rừng rậm, là nơi các linh thú chín phương tám cõi tụ về, cũng là chỗ các chư thần tiên tử thả thú cưỡi. Tầng trời thứ ba là Huỳnh Thiên do Huyền Thiên Minh Quân chủ quản, là nơi ngự của các vị thần tự nhiên như thần Gió , thần Mưa, thần Thiên Lôi, thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng ...v.v... cư ngụ .Tầng trời thứ tư là Xích Thiên do Đức Khổng Tước Tiên Quân chủ quản. Đây là nơi vạn linh thành tiên tụ về như tiên Hạc, Long thần, Kim Câu..v..v. Tầng trời thứ năm là Kim Thiên do Đức Tử Vi Tinh Quân chủ quản. Tầng trời này là có các vị thần là hóa thân của các chòm sao như Nhị Thập Bát Tú. Tầng trời thứ sáu Hạo Thiên Tiên do Đức Thánh Trần chủ quản, nơi đây là các vị thánh, vị tiên xuất thân từ các triều đại trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Bách Việt,hình thành nên các Công đồng, trong đó thì Đức Thánh Trần và Công đồng Trần triều của ngài là nổi bật và được kính trọng hơn cả, nên được phong làm chủ quản tầng này. Tầng trời thứ bảy là Phi Tưởng Thiên do Thập Nhị Nương Nương chủ quản. Các bà còn có tên gọi khác là Mười Hai Bà Mụ. Tầng trời thứ tám do Hùng Quốc Vương chủ quản,gọi là Hư Vô Thiên, là nơi thần tộc Hồng Bàng hậu duệ Quốc mẫu Âu Cơ ngự.Các vị ấy được dân chúng thờ phụng muôn đời như Hùng Vương,Tiên Dung, Mai Am Tiên...v..v... và cả ba vị trong Tứ Bất Tử : Phù Đổng Thiên Vương, Chư Đạo Tổ và Tản Viên Sơn Thánh. Tầng thừ chín là Hỗn Nguyên Thiên do Cửu Thiên Nguyên Quân chủ quản. Nơi đây cũng là nơi mà Quốc mẫu Âu Cơ cùng Ngọc Hoàng ngự.Đứng đầu Thiên phủ là Ngọc Hoàng, hay là cha Trời, ngài có quyền hạn lớn, cai quản toàn bộ các giới, đứng đầu và có quyền thưởng phạt tất cả các thần tiên, toàn quyền sai khiến hàng vạn thiên binh thiên tướng. Ngài ngự tại điện Linh Tiêu. Phụ việc cho ngài có thần Sinh-Nam Tào và thần Tử - Bắc Đẩu.Vợ của Ngọc Hoàng là Tây Vương Mẫu, hay bà Trời. Họ có với nhau những người con xinh đẹp, tài giỏi. Những nàng công chúa chốn thiên cung được biết đến nhiều như nàng Mặt Trời, nàng Mặt Trăng, nàng Lúa, nàng Chức Nữ, nàng Lâm Cung, nàng Quảng Cung , nàng Bân, nàng Thanh Vân-người sau này được giao cai quản lục cung trên thiên đình - được biết tới là Lục Cung vương mẫu- Mẫu Cửu Trùng Thiên, và cả nàng Liễu Hạnh - Thượng Thiên Thánh Mẫu của Tứ Bất Tử. Ngoài ra còn có các vị thần thuộc Thiên phủ nhưng lại làm việc ở dưới hạ giới như Táo Quân và Thổ Công, hằng năm vẫn cưỡi cá chép về trời báo cáo.
Ngang hàng với Ngọc Hoàng Thượng Đế nơi Thiên phủ là các Thần Vương các cõi Nhạc ( núi rừng), Thoải ( sông biển) và Địa ( đất).
Thần vương miền Nhạc Phủ-Thượng Đẳng Phúc Thần - Nam Thiên Thánh Tổ, hiệu viết Tản Viên Hiệu Thánh Khuông Quốc Hiệu Ứng Vương, hay thường được biết với danh Tản Viên Sơn Thánh, ngự tại núi Tản Viên. Đức thánh Tản vừa là một trong Tứ Bất Tử,lại vừa thuộc thần tộc Hồng Bàng hậu duệ Quốc mẫu Âu Cơ, rất có vai vế trên Thiên Đình. Nơi Nhạc phủ tuy hoang sơ hiểm trở nhưng là nơi cư trú của các dân tộc đồng bào Bách Việt. Ngài cai quản và bảo hộ trên mọi miền núi rừng, sơn trang, thổ tộc và cả những miền linh dị ẩn trong rừng sâu. Các vị sơn thần, thổ thần của các dân tộc đồng bào miền Nhạc phủ , cùng với các linh thú sơn lâm của các ngọn núi ngọn đèo đều quy phục dưới ngài. Đức thánh Tản còn có hai vị thần tướng theo phụng sự là nhị vị đại vương Cao Sơn và Quý Minh. Cùng cai trị vùng sơn lâm với Đức thánh Tản là công chúa La Bình. La Bình Công Chúa hay công chúa Thượng Ngàn là con gái của Đức thánh Tản và công chúa Mỵ Nương Quế Hoa-con gái vua Hùng thứ mười tám, từ nhỏ đã theo cha đi khắp nơi, được cha chỉ dạy cho không thiếu điều gì. Sau này công chúa thay Đức thánh Tản trông coi các cửa rừng,các miền núi non hang động và các miền trung du đồi bãi của nước Nam nơi trần gian , khi Đức thánh Tản trở về Thiên phủ theo lệnh Ngọc Hoàng.
Thần vương miền Thoải phủ là Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần-Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng - Đức Vua Bát Hải Động Đình, ngự tại hồ Động Đình. Cõi Thoải phủ là miền nước, trải dài từ giếng, ao ,hồ, suối, sông và biển cả. Nơi đây có nhiều vị quân vương cai trị, nhưng đứng đầu vẫn là Quốc tổ Lạc Long Quân, ngự tại cung điện dưới Đông Hải cùng Kinh Dương Vương. Vĩnh Công Đại Vương được Quốc tổ Lạc Long Quân phó thác cho trọng trách Thần vương miền Thoải phủ, chủ quản muôn loài thủy sinh,thủy binh thủy tướng ,các thủy thần và linh thú miền nước. Trong khi đó, con gái của ngài- công chúa Xích Lân Long Nữ được giao cho cai quản các sông ngòi.
Còn miền Địa thì lại phân chia thành Nhân phủ và Âm phủ. Nhân phủ là nơi con người và muôn loài sinh trưởng, do Liễu Hạnh Công Chúa phụng mệnh Ngọc Hoàng rời ngôi Thượng Thiên xuống quán xuyến. Dưới quyền công chúa Liễu Hạnh là vô vàn các vị thần linh thuộc những hàng ngũ khác nhau như các gia thần,táo thần,thổ công, ông địa,nhân thần gồm các thành hoàng bản làng, tổ tiên, tổ nghề, các hiền nhân , các vị thánh thần phương Bắc được nhân dân thờ phụng. Theo việc mở rộng bờ cõi xuống phương Nam, Liễu Hạnh Công Chúa phó thác việc cai quản cho các thánh Bà như Bà Chúa Ngọc, Bà Đen, Bà Thủy Long..v.v..
Âm phủ là linh hồn chúng sinh tới sau khi kết thúc một đời trên Nhân phủ.Thần vương của Âm phủ là Phong Đô Đại Đế. Phụ sức ngài còn có Quảng Cung Công Chúa. Công chúa Quảng Cung vốn là con gái của Ngọc Hoàng, sau vì bẩm sinh đã mang thân thể phân hủy bốc mùi nên tủi thân bỏ xuống Địa phủ, được Phong Đô Đại Đế nhận làm con gái nuôi, phong làm Quảng Cung Công Chúa. Cả hai vị cùng lập ra hệ thống phân xử nơi Âm giới. Quảng Cung Công Chúa thường ngồi trên một cỗ xe ngựa, cầm thòng lọng đi thu hồi những linh hồn đang lang thang tại Nhân Giới. Công chúa còn có những tùy tùng là Ngưu Đầu Mã Diện và Hắc Bạch Vô Thường, sau này thay công chúa dẫn độ các linh hồn về Âm phủ. Còn Phong Đô Đại Đế hóa thân ra chín vị Diêm Vương làm việc ở chín điện khác nhau. Giúp việc cho chín vị Diêm Vương này là các Tư quân-phụ trách ghi chép tội phúc của linh hồn, và Phán Quan-kể tội phúc và đối chất tội lỗi với linh hồn.Sau có thêm Chuyển Luân Thánh Vương và Mạnh Bà lo việc đầu thai chuyển thế cho những linh hồn đã chịu tội xong, tạo thành Thập Điện Diêm Vương.
--
Khi nhà Lý bắt đầu suy tàn cũng là khi các giáo phái ở Nhân giới bắt đầu phát triển mạnh, rồi trở nên hỗn loạn khi một số giáo đấu đá, tranh giành địa bàn và con nhang đệ tử với nhau. Điều này khiến cho dân chúng khổ cực vô cùng,tiếng kêu oan khuất vang thấu lên tận trời cao. Các thế lực ngoại xâm nhân cơ hội mà tiến vào phá hoại các Long mạch của nhân giới nhằm phục vụ cho cuộc chiến xâm lược sau này của mẫu quốc. Trước tình hình ấy, Ngọc Hoàng lệnh cho Hoàng tử Xích Vân hạ phàm .
Hoàng tử Xích Vân là em của công chúa Thanh Vân, là con trai của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu. Tính theo vai vế trong tất cả các anh chị em thì hoàng tử là con thứ hai, nhưng nếu chỉ tính về các con trai thì ngài là trưởng tử. Hoàng tử vừa sinh ra đã có thể ban phát sinh khí cho nhân gian và hồi sinh vạn vật. Sức mạnh của ngài ảnh hưởng tới những ai ở bên cạnh ngài, mang tới niềm vui và hạnh phúc tới cho muôn loài. Ngài có hai người bạn thân là Tử Vi và Huyền Thiên, khi biết tin ngài được giao phó xuống trần gian làm việc thì luôn âm thầm đi theo bảo hộ cho ngài. Hoàng tử Xích Vân sau khi giáng trần, sống trong thân phận Lý Ngọc Anh - con trai út của vua Lý Cao Tông. Vì ngày thân mẫu sinh ra ngài thì cũng là lúc Lý Cao Tông ban chiếu nhận tội với nhân dân. Vua Lý Cao Tông cho rằng đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, liền ban Lý Ngọc Anh làm Vương, hiệu Chiêu Dương. Lý Ngọc Anh trở thành hoàng tử trẻ nhất được ban Vương và sau cũng là vị Vương gia cuối cùng của nhà Lý.
Lúc này, giới tu đạo cũng đã vươn vòi bạch tuộc xâm lấn vào chuyện trị quốc. Chiêu Dương Vương tự nhận thấy giới tu đạo người đông thế mạnh, nếu một thân mình thì sẽ không thể nào đấu lại được. Vậy nên ngài đã đi khắp nơi để tìm người tài có thể giúp mình, lập nên An Nam Thập Nhị Tướng. Sau khi loại khỏi được mầm mống tà ma trong kinh thành, Chiêu Dương Vương quyết định sẽ lập ra một trật tự mới cho giới Huyền Thuật của Đại Việt. Cùng với An Nam Thập Nhị Tướng theo phò trợ, sau mười năm, Đại Việt bấy giờ đã hình thành nên Cửu Phái bao gồm : Thương Hải Sơn Phái,Tản Viên Sơn Phái,Ngũ Phương Thảo,Đại Thừa Phật Giáo Phái,Vạn Thiên Phật Giáo Phái,Mao Sơn Trúc Lâm Phái,Lỗ Ban Phù Phái,Côn Luân Sơn Phái Nam Tông, và Nội Đạo Tràng.Trong đó lớn mạnh nhất là Thương Hải Sơn Phái trấn trên Bạch Linh thuộc Đông Triều, sau thì chuyển sang trấn thủ ở dãy Hoàng Liên Sơn, có vai trò 'Chưởng môn' của Cửu Phái. Theo quá trình Nam tiến, giới Huyền Thuật của Đại Việt tiếp tục hình thành nên Thất Sơn gồm các cộng đồng tu sĩ,đạo sĩ tu tập tại bảy ngọn núi linh thiêng nhất từ Nam Kỳ( tính từ Quảng Nam vào tới Cà Mau).
Sau khi Chiêu Dương Vương thác về trời, được Ngọc Hoàng phong làm Cửu Thiên Nguyên Quân. Còn An Nam Thập Nhị Tướng thì chia ra nhiều ngả, mang theo Chiêu Dương Lệnh cùng với các pháp khí hộ quốc truyền tụ qua các đời mà tiếp tục nhiệm vụ của mình :[Trung Quân, Hộ Quốc, Tí Dân, Trấn Âm, Giữ Dương, Siêu Độ Vong Linh, An Lòng Người Sống ]. Tuy mỗi người đều có một hướng đi riêng nhưng lại luôn chung một lý tưởng, và bất cứ khi nào nước nhà cần thì họ không ngần ngại hi sinh bản thân.
Lúc sinh thời, Chiêu Dương Vương vì nước vì dân, không màng tới chuyện yên bề gia thất thế nên trước khi ngài mất, ngài đã mang theo bộ ba : Lệnh triệu tập Tướng, Ấn sắc phong và bảo kiếm dâng lên cho Trần Thái Tổ với ý để ngài toàn quyền sử dụng An Nam Thập Nhị Tướng. Về sau, Trần Thái Tổ trong một lần cải trang vi hành, tìm được một người có đức tính và chí khí giống với Chiêu Dương Vương thì ban ba món đồ cho người đó, đồng thời ban sắc phong cho người này làm Chiêu Dương Vương của nhà Trần, phụ trách riêng về phần Âm, được phép truyền cha truyền con nối hoặc chuyển giao cho người thích hợp. Cứ vậy, tre già măng mọc, các thế hệ Chiêu Dương Vương và An Nam Thập Nhị Tướng đã truyền được tới 35 đời.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top