an mon tap chat va nuoc
IV. Tính ăn mòn tạp chất và nước:
1. Tính ăn mòn:
• Ăn mòn là do các nhóm không cacbua hydro, các tạp chất trong nhiên liệu và các hợp chất ôxy tạo thành từ các nhóm cacbua olefin gây nên. Những chất đó là axit, bazơ tan trong nước, axit hữu cơ, hợp chất lưu huỳnh và nguyên tố lưu huỳnh.
a. Nguyên nhân và tác hại:
• Nguyên nhân: trong dầu gốc đã có sẵn một số chất như lưu huỳnh, hoặc chất lưu huỳnh, axit hữu cơ trong quá trình chế luyện phải dùng dung dịch xút (NaOH) và axit sunfuric (H2SO4) để tẩy rửa nhiên liệu, nhưng không hết do bị ôxy hóa trong quá trình cất trữ.
• Tác hại: nhiên liệu có tính ăn mòn sẽ tác dụng vào các đường dẫn xăng cùng với tác hại của nhựa, làm cho đường dẫn xăng chóng hỏng, ăn mòn các xúppáp, làm rỗ mặt xúppáp, ăn mòn các chi tiết khác trong buồng đốt, làm giảm tuổi thọ máy
b. Các hợp chất ăn mòn:
• Axít, bazơ tan trong nước: là những hợp chất ăn mòn vô cơ như: H2SO4, HCl, NaOH (do quá trình tinh chế, bảo quản, vận chuyển lẫn vào), hay một số axít hữu cơ có phân tử lượng nhỏ như axít fomic (HCOOH). Các hợp chất trên quy định không được có trong nhiên liệu.
• Sunfua và hợp chất sunfua: sunfua khi cháy sẽ tạo thành SO2, SO3 khi không có nước sẽ không có hiện tượng ăn mòn, nhưng có nước sẽ xảy ra ăn mòn rất mạnh.
• Hàm lượng sunfua tăng thì cặn than và độ axít trong nhiên liệu cũng tăng theo, do đó thường khống chế chỉ tiêu kỹ thuật này rất chặt chẽ.
• Axít hữu cơ: điển hình các axít hữu cơ trong xăng là axít naptenic, là các axít yếu, với kim loại đen nó tác dụng không đáng kể, một số kim loại màu như chì, kẽm thì dễ bị tác dụng, nhất là ở nhiệt độ cao càng bị tác dụng mạnh.
• Đặc biệt nếu có nước lẫn vào thì phản ứng xúc tác ăn mòn của nước rất nguy hiểm, làm cho khả năng tác hại của axít hữu cơ tăng lên rất nhiều.
2. Tạp chất:
• Tạp chất là những vật ở thể rắn không tan trong nhiên liệu như: đất, cát, bùn kim loại,… do trong quá trình vận chuyển, tồn chứa, bảo quản lẫn vào. Tạp chất quá phạm vi qui định sẽ làm tắc nghẽn các ống dẫn và vòi phun nhiên liệu, làm mòn dụng cụ bơm hút. Tạp chất khi cháy không xả ra ngoài được làm bẩn máy, làm nhiên liệu mau biến chất vì mùn kim loại có khả năng làm xúc tác cho phản ứng ôxy hóa nhiên liệu.
• Nhiên liệu có nước do quá trình bảo quản, tồn chứa bị lẫn vào. Thời gian cất trữ lâu thì hơi nước có khả năng len qua khe hở nắp vào trong vật chứa. Khi gặp nhiệt độ thấp, hơi nước đọng lại và lắng xuống đáy vật chứa.
• Nước lẫn vào trong xăng một phần sẽ hòa tan vào nhiên liệu, khả năng hòa tan vào nhiên liệu nhiều hay ít là tùy thuộc vào thành phần hóa học của nhiên liệu quyết định.
• Nước có nhiều trong nhiên liệu sẽ ăn mòn vật chứa, máy móc, làm loãng thuốc pha nên nhiên liệu dễ bị biến chất, giảm công suất của máy móc vì nước bốc hơi sẽ thu một số nhiệt lượng, do đó nhiệt năng của nhiên liệu bị giảm. Ở nhiệt độ thấp, nước dễ kết tinh làm tắc bầu lọc và hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Trong bảo quản cần phải chú ý giữ gìn không cho nước lẫn vào xăng bằng cách kiểm tra các đệm đầy đủ, phải kín, xăng để ngoài trời phải che đậy cẩn thận, thùng phuy phải kê, bể ngầm phải đào rãnh thoát nước, định kỳ kiểm tra nước ở các bể lớn và có biện pháp hút nước
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top