Ăn Mày Trúng SỐ

Một con sông rộng, cầu sắt bắt ngang. Người qua kẻ lại trong cái buổi sớm mai nầy kể có hằng chục, hằng trăm mà không ai để ý lão ăn mày kia đang dựa mình vào lan can vừa cúi đầu suy nghĩ. Không một ai để ý đến lão, mà chẳng dè lão là người đóng vai tuồng trong chuyện nàỵ Không một ai tưởng rằng lão mừng lão vui mà chẳng ai dè lão đương mừng vui hơn cả mấy trăm người đã qua lại trước mặt lão từ sớm mai cho đến bây giờ.

Hôm nay gương mặt lão không thèm làm bộ đau đớn, thảm khổ; cái miệng của lão không thèm nói tiếng than vãn rên xiết. Ai đi ngang qua trước mặt lão thì mặc họ, lão cũng chẳng buồn đưa tay ra xin từng đồng xu lớn nhỏ như mọi bữa nữạ

Một người ăn mày, quần áo lang thang thúi hôi rách rưới mà hôm qua xin từng đồng xu, lượm từng đồng điếu mà hôm nay đã thấy tánh ý đổi xạ Ai đi ngang qua trước mặt, lão cũng cho rằng người ấy là không bằng lão, lão tưởng như vậy là có lý lắm chớ chẳng phải không vì hôm nay lão chẳng còn phải như mọi bữa nữa, lão không còn ăn xin ăn mày nữạ

Lão có mua một tấm giấy số mà tấm giấy số ấy lại trúng độc đắc mười ngàn đồng! Mười ngàn đồng bạc! Một triệu xu!

Theo ý tưởng của lão và những người như lão thì mười ngàn đồng bạc là một số tiền to tát, một số tiền nhiều không biết là bao nhiêu mà kể. Lão đứng dựa lan can cầu tự hồi hừng đông cho tới bây giờ. Bụng lão suy, trí lão nghĩ, suy nghĩ nghĩ suy mãi mà không biết phãi chi dùng số bạc 10.000 đ mà lão sẽ đặng lãnh vào việc gì?

Lão đứng ngó mông lại đằng xa kia thì thấy một toà nhà ngói, vách tường rất là đẹp mắt. Gương mặt của lão bổng lộ vẻ vui mừng. Lão nhìn ngay lại toà nhà ấy mãị Lão đã thấy chỗ dùng số bạc 10.000 đ của lão rồị Trước hết lão phải lo cho lão một chỗ ở. Lão muốn một cái nhà rộng, thật khéo, thật đẹp, chung quanh có vườn tược, có đủ thứ cây ăn trái và đủ thứ bông hoa kiểng vật. Bấy giờ đứng dựa lan can mà lão đã tưởng rằng đương đứng trong ngôi nhà tốt đẹp ấy rồị Một chiếc xe mui kiến sơn láng bóng chạy ngang qua cầu, trước mặt lão làm cho lão chống hai con mắt ngó theo không nháy, mà bụng bảo dạ rằng: - Rồi đây mình cũng sẻ phải có một xe hơi cũng đẹp cũng tốt như cái xe đó, mới cho là sướng. Mình ở trong một cái nhà lớn tốt mà nếu như không có sắm xe hơi không khác gì là một người con gái lịch sự mà què chơn. Phải! Lão ăn mày ta trúng số độc đắc 10.000 đ thì thật là có trúng nhưng vậy tiền chưa lãnh đồng nào, nhà cữa chưa cất, xe hơi cũng chưa sắm, thế mà lão ta nghiễm nhiên làm bộ tịch như một bực giàu sang, phong lưu, quyền quí đâu tự mấy đời rồị Dầu cho có lầu cao cửa rộng, xe hơi, ca nốt, thì cũng chưa đầy đủ cái lòng ham muốn của lão đâụ Lão cũng như ai, phải cây cỏ chi chi mà chẳng có tình. Ngoài những chuyện món ăn, nhà ở, xe đi, lão còn tính cần phãi có một cô vợ vừa non vừa đẹp đẻ cùng nhau trong lúc canh vắn chia cái buồn vuị Lão tính tới tính lui, tưởng xa tưởng gần rồi gục mặt xuống sông, nhấm xem hình bóng của mình dưới dòng nước chảỵ Bộ tướng xấu xa, thân hình dơ dáy làm cho lão có một điểm buồn cho lão rồị Nầy là cây gậy, nầy là cái bị, hôm nay lão cần giữ lấy nó mà làm gì đây nữạ Lão đã có 10.000 đ bạc là tấm giấy số trong mình thì lão đã thành một ông nhà giàu rồi, lão phải mau mau cỗi cái lớp ăn mày đị

Lão cầm cây gậy quăng ngay xuống sông, nó trôi lờ đờ trên mặt nước. Lão cầm cái bị mà quăng theo luôn cho nước chảỵ Cây gậy trôi trước, cái bị trôi sau, lão đưa mắt nhìn theo mà lòng khoan khoáị Lão đưa tay lên xuống làm như muốn xô đuổi hai cái món vật ấy trôi đi cho mau, cho xa lãọ Thình lình gương mặt lão vùng biến sắc, lão nhớ lại rằng tấm giấy số của lão đương nằm trong bị mà cái bị ấy đang lờ đờ đằng xa kiạ

Nóng quá mà quên rằng mình không biết lội nên lão vùng nhãy xuống sông ý muốn vớt cái bị lại, nhưng vậy không được, cái bị cứ trôi lần lần xa ra còn lão thì chìm lần lần xuống đáỵ

Than ôi! Nhà lầu, xe hơi, gái đẹp, những những đều thấy trôi theo dòng nước, còn lão ăn mày ta thì nằm dưới đáy sông làm cho giấy số mười ngàn không ai lãnh được.

Ánh Lửa Ma

Ma quỉ đã có từ đời thượng cổ, và ở bất cứ nơi nào trên thế giới, những câu chuyện ma thường được kể vào những buổi tối mà thính giả luôn luôn là một lũ trẻ con ngồi trên giường với những đôi chân nhỏ bé rút lên vì sợ. Mà sợ cái gì?

Sợ giữa lúc đang say sưa nghe chuyện, lỡ một bàn tay lạnh buốt nào đó từ trong gầm giường thò ra nắm chân lôi xuống thì lôi thôi... Ở Âu châu, đã có một thời, người xứ Wales tin tưởng mãnh liệt vào "ánh lửa ma" và đã có rất nhiều câu chuyện về loại lửa này được kể đi kể lại.

Ánh lửa ma có hình dạng một ngọn lửa nhỏ xuất hiện trên đường đi của đám tang. Những người có đủ can đảm tới gần ánh lửa ma sẽ có thể thấy mặt người sắp chết. Lửa xanh báo hiệu cái chết của trẻ con và lửa vàng dành cho người lớn.

oOo

Một ngày vào đầu thế kỷ trước, trong một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc xứ Wales, có hai cậu bé bà con gần tên là Tom Llewellyn và Evan Pugh ở hai trang trại cận kề và là đôi bạn thiết.

Khi Tom 18 và Evan 16, hai người phải chia tay khi gia đình Evan dọn tới một ngôi làng khác cách ngôi làng cũ khoảng 10 cây số. Đã từ bao năm qua, đôi trẻ vẫn luôn chơi đùa bên nhau, nên bây giờ khi phải chia tay, cả hai cảm thấy như bị mất mát một cái gì rất quan trọng, họ cảm thấy rất nhớ nhau dù cả hai bà mẹ đều hết lời khuyên giải.

Một thời gian sau, hai cậu đã tìm ra một giải pháp: Cứ mỗi cuối tuần, hai cậu lại thay phiên tới thăm nhau.

Một ngày cuối tuần vào cuối mùa thu, đến lượt Evan tới thăm Tom. Sau một ngày chơi đùa thỏa thích trong hai ngày trời mát dịu, giữa vẻ đẹp hiền hòa của miền quê, trong cái nắng trong vắt như pha lê, cuối cùng đôi bạn cũng phải chia taỵ Theo tục lệ xứ Wales, chủ nhà thường tiễn khách một đoạn đường và Tom lấy một cái khăn quàng thật dầy quấn quanh cổ, đưa tiễn Evan trên con đường làng, vừa đi cả hai vừa thảo luận cho chương trình tuần sau, khi đến lượt Tom tới thăm Evan.

Đi được một đoạn thì trời nhá nhem. Evan nói với bạn:

- Cậu đã tiễn tôi hơn ba cây số rồi. Thôi cậu về đi.

Tom đáp:

- Ờ, tới chỗ nhà thờ thì tụi mình chia tay.

Trên đường tới nhà thờ, cả hai đi ngang một nghĩa trang lạnh lẽo, bao quanh bằng những hàng cây gầy guộc. Đột nhiên không hiểu tại sao, Evan bỗng rùng mình run lẩy bẩy. Thấy thế Tom bảo bạn:

- Nếu lạnh, cậu lấy cái khăn choàng này của tôi đi. Evan lắc đầu:

- Không, tôi không lạnh, nhưng hôm nay tự nhiên sao tôi cảm thấy sợ hãi lạ lùng. Có thể vì nghĩa trang này! Nhưng tụi mình đã đi ngang đây nhiều lần mà chưa bao giờ tôi có cảm giác hãi hùng này.

Tom liếc nhìn bạn với vẻ tinh nghịch:

- Ờ, có lẽ vì mấy cành cây khẳng khiu này trông giống những cánh tay ma đang vươn ra tính chụp lấy cậu đó.

Nói rồi, Tom quơ quơ hai tay trên đầu bạn, miệng giả bộ rên la như tiếng ma kêu qui? khóc. Evan bật cười đưa tay chụp lấy tay Tom, nhưng Tom đã lanh lẹ rụt lại rồi phóng mình chạy về phía hàng cây bao quanh nghĩa địa. Trong bóng tối mịt mù, bóng Tom khi ẩn khi hiện, Evan chi?

nhắm hướng và nghe tiếng chân bạn mà chạy theo. Khi vừa chạy tới thảm cỏ mịn màng bên ngoài hàng cây, chợt Evan bị một bàn tay lạnh buốt chụp lấy và nghe thấy một giọng nói thì thầm bên tai:

- Evan! Đứng thật yên. Coi kìa!

Phía bên kia nghĩa trang lạnh lẽo chập chờn một ánh lửa mạ Khi hai cậu bé chăm chú nhìn, ánh lửa như bùng lên. Evan nuốt nước miếng một cách khó khăn, thì thầm hỏi bạn:

- Cái gì đó Tom?

Giọng nói của Tom đầy khích động:

- Ánh lửa ma! Nó chỉ xuất hiện để báo tin cho người sắp chết.

Tóc gáy Evan đột nhiên dựng đứng. Cậu ráng thều thào hỏi bạn:

- Ai đang cầm ngọn lửa đó.

- Không ai hết. Nhưng ngọn lửa có hình khuôn mặt người sắp chết.

Ánh lửa chập chờn vẫn chậm chạp di chuyển giữa những ngôi mộ im lìm. Evan lập cập nói với Tom:

- Đi đi, lẹ đi Tom! Nó đang tiến về phía tụi mình.

Tom nắm chặt tay bạn:

- Không, cứ ở đây đi. Nó không làm gì được tụi mình vì nó chỉ di chuyển trên đường đi của người chết.

Yên lặng một chút, Tom nói tiếp:

- Tôi muốn biết người sắp chết là ai. Cậu có muốn đi với tôi không? Evan cảm thấy hết sức hãi hùng, toàn thân run lẩy bẩy. Cậu chỉ muốn chạy về nhà thật lẹ tìm một nơi ấm cúng giữa những người thân nên cậu ú ớ:

- Không... không... Tôi không đi đâu.

Tom hoàn toàn không có vẻ gì là sợ sệt:

- Cậu đừng sợ. Coi kìa, nó đâu có tiến tới phía tụi mình. Đây là lần đầu tiên tôi thấy nó dù vẫn nghe lão già Price thường xuyên nhắc nhở. Đi! Nếu mình tới trước cửa nhà thờ trước khi ánh lửa tiến vào bên trong, mình có thể thấy được khuôn mặt của người sắp chết. Cậu có đi với tôi không?

Evan không nói nổi nữa mà chỉ rên rỉ:

- Không... không... Tôi không muốn biết ai sắp chết... Tôi không muốn thấy ngọn lửa mạ.. Tôi không muốn thấy gì hết...

Tom nhún vai:

- Được rồi! Nếu cậu cứ run rẩy như con gái thế này thì tôi đi một mình.

Evan nắm tay bạn:

- Tom, đừng đi. Tôi sợ quá! Tụi mình rời khỏi nơi này ngay đi.

Tom có vẻ náo nức:

- Đừng sợ! Tôi không thể bỏ qua dịp may hiếm có này. Tôi không tin lão Price và lần này tôi sẽ có thể chứng minh được là lão ta nói láo. Tôi hỏi cậu lần chót, cậu có đi với tôi không?

Evan vẫn run lẩy bẩy:

- Không! Đó chỉ là loài ma quái mà tụi mình nên tránh xạ Không, tôi không đi và cậu cũng đừng đi.

Tom cả quyết:

- Nếu không muốn đi, cậu lên chờ tôi trên đường. Coi xong mặt xác chết tôi chạy lên với cậu ngay.

Dứt lời, Tom chạy thẳng về phía nhà thờ đứng chờ ngọn lửa ma trong khi Evan lập cập chạy ngược lại, nhẩy qua mấy bụi cây ven dường rồi ngồi run rẩy trên thảm cỏ chờ bạn mà tim đập liên hồi.

Trong nghĩa trang, Tom vừa chạy vừa theo dõi ánh lửa ma vẫn đang từ từ di chuyển giữa những tấm mộ bia lạnh lẽo. Cậu không hề sợ hãi mà chỉ cảm thấy tò mò. Khi tới gần cửa nhà thờ, cậu ngạc nhiên khi thấy hai cánh cửa mở rộng. Tom tự hỏi không biết có nên bước vào hay không, nhưng rồi cậu quyết định đứng núp sau một thân cây nhỏ bên ngoài chờ đợi, vì tuy không nhát gan, cậu cũng hơi mê tín. Biết rằng Thánh David chỉ dùng ngọn lửa để báo hiệu một cách thân thiện, giúp những ai sắp về với Chúa biết trước để dọn mình chứ Thánh David không bao giờ làm hại ai, và cũng nghĩ rằng một ánh lửa cỏn con không thể làm hại được mình, nhưng những câu chuyện truyền kỳ về ngọn lửa ma luôn luôn là những câu chuyện kinh hoàng khiến Tom cảm thấy ở bên ngoài dầu sao cũng vẫn an toàn hơn. Nếu bước vào trong, lỡ hai cánh cửa đột nhiên đóng sập lại rồi đèn nến bên trong đột nhiên tắt ngóm và ánh lửa chợt biến thành một cái gì khủng khiếp thì quả là hết thuốc chữa.

Đang suy nghĩ miên man, Tom thấy ánh lửa ma đã tới thật gần. Nó lập lòe vượt qua tấm mộ bia cuối cùng và chậm chạp tiến về phía cửa giáo đường. Tom nín thở đợi chờ và đột nhiên cậu cảm thấy toàn thân lạnh ngắt...

Ánh lửa vẫn chập chờn tiến tới... Tom nhìn trừng trừng như bị thôi miên. Khi ánh lửa tới gần hơn nữa, Tom nhận thấy thoạt tiên nó chỉ là một đốm xanh lập lòe, rồi đột nhiên biến thành khuôn mặt trắng bệch của một xác chết, khuôn mặt mà Tom biết nhưng không thể gọi tên.

Tới sát bên Tom, khuôn mặt của xác chết chợt mở bừng đôi mắt đỏ ngầu, nhìn cậu bằng một ánh mắt ma quái, hai khóe miệng đầy nhớt rãi nhếch lên thành một nụ cười khủng khiếp...

Tom la lên một tiếng hãi hùng làm vang động cả nghĩa địa im lìm như muốn đánh thức tất cả những hồn ma đang nằm yên dưới đáy mộ. Rồi cậu phóng chạy giữa những mộ bia như bị ma đuổi, té lên té xuống nhiều lần để cố tránh thật xa khuôn mặt của xác chết và nụ cười ma quái.

Khi nghe tiếng bạn la, Evan đã đứng bật dậy lo lắng đợi chờ. Khi Tom xốc xếch chạy tới như kẻ mất hồn, Evan vội vàng hỏi bạn:

- Cái gì thế? Cậu thấy cái gì thế? Có điều gì ghê gớm đã xẩy ra phải không? Mặt tái ngắt không còn hột máu, Tom thở hổn hển:

- Không... Không có gì hết... Có điều... lão già Price chỉ là một thằng điên! Evan nắm tay bạn, mặt đầy vẻ lo âu:

- Không có gì hết? Thật không? Tại sao cậu lại la hét thất thanh như vậy?

- La hét? Tôi có la hồi nào đâu! Mà có hay không... tôi cũng... không biết nữa! Evan vẫn thắc mắc:

- Cậu nhìn thấy cái gì? Cậu thấy khuôn mặt người chết qua ánh lửa ma phải không?

Tom run lẩy bẩy:

- Không... tôi không thấy gì hết... Thôi, cậu về đi, về ngay đi kẻo trễ quá rồi.

Evan hỏi tiếp:

- Cậu thấy khuôn mặt của ai? Có quen biết với tụi mình không? Tom vẫn run lẩy bẩy, cố gắng trả lời bạn một cách khó khăn:

- Không... không có gì hết... không có ai hết... trễ quá rồi... cậu về đi.

Evan nhìn bạn lo lắng:

- Ừ, trễ thật rồi, nhưng cậu có sao không? Tôi lo quá!

Tom cố trấn an bạn:

- Không, tôi không sao đâu. Thôi cậu về đi, tuần tới tụi mình gặp lại.

Evan nói một cách miễn cưỡng:

- Thôi được! Tôi về. Tuần tới tụi mình gặp lại.

Rồi Tom và Evan chia taỵ Trong khi Evan rảo bước về ngôi làng của cậu thì Tom vẫn chưa hết vẻ kinh hoàng, vừa đi vừa run lẩy bẩy.

Khi cậu về tới nhà, mẹ cậu nhìn con hỏi bằng một giọng đầy kinh ngạc:

- Tom, con có sao không? Sao mặt con xanh mướt như vậy?

Tom như chợt tỉnh, nói với mẹ:

- Dạ không, con không sao hết. Có lẽ tại trời hơi lạnh và con hơi mệt.

Đêm hôm đó, Tom thao thức mãi. Khuôn mặt ma quái mà cậu nhìn thấy buổi chiều lúc nào cũng như đang trừng trừng nhìn cậu trong đêm tối. Cậu cố xua đuổi khuôn mặt của xác chết và nụ cười ma quái, nhưng khi chỉ vừa chợp mắt, cậu thấy mình đang đi trong nghĩa địa và khuôn mặt trắng bệch của xác chết lại xuất hiện qua ánh lửa, nhìn cậu nhếch mép cười khiến cậu la lên một tiếng hãi hùng, mở bừng mắt, mồ hôi toát ra như tắm.

Mấy ngày sau đó, mọi việc diễn ra một cách bình thường. Tom đã có vẻ phục hồi sau cơn xúc động, tuy những gì cậu nhìn thấy trong nghĩa trang hoang vắng không thể nào rời khỏi đầu óc cậu. Nhiều khi trong lúc đang làm việc, Tom ngưng lại, nhìn trừng trừng về phía trước thật lâu cho tới khi cha cậu thúc cậu, cậu mới như chợt tỉnh tiếp tục làm việc.

Tới sáng thứ sáu Tom cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chân tay cậu như rã rời. Thường thường mỗi chiều thứ sáu sau khi làm việc, Tom và Evan lại gặp nhau. Tuần này, đáng lẽ Tom chạy sang nhà Evan, nhưng tới buổi chiều, cậu bị ngất xỉu cả thẩy ba lần. Lần cuối, sau khi té xỉu trong phòng khách, Tom không còn đứng dậy được nữa. Mẹ cậu rờ trán cậu:

- Con nóng quá! Cái thời tiết quái gởn ày làm cho con tôi bị cảm lạnh rồi. Thôi, con về phòng nằm nghỉ đi.

Tom gắng gượng phản đối:

- Tuần này con phải đi thăm Evan.

Mẹ cậu lắc đầu:

- Con yếu quá đi làm sao được. Thôi, con cứ nghỉ ngơi cho khỏe đi cái đã. Tuần này con không đi thăm nó được rồi.

Tom im lặng vì biết mình không đi nổi. Cha cậu phải bồng cậu vào giường. Nằm trên giường, đôi mắt Tom mở trừng trừng như muốn nhìn xuyên qua cái trần nhà trắng xóa. Nhiều lần cậu muốn nói với mẹ về những gì cậu nhìn thấy trong nghĩa địa vào tuần trước nhưng lại thôi. Mẹ cậu đem vào cho cậu một tô cháo nóng hổi nhưng cậu không thể nào nuốt nổi. Cuối cùng, cậu thều thào nói với mẹ:

- Mẹ Ơi! Con muốn gặp Evan. Mẹ làm ơn gọi nó đến đây cho con.

Mẹ cậu lắc đầu:

- Không được đâu con. Con không được khỏe, gọi nó tới làm gì. Thôi, con chịu khó nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vài ngày cho khỏe đi đã, rồi cuối tuần tới Evan sẽ tới gặp con chứ có lâu la gì.

Tom cố năn nỉ mẹ bằng một giọng nói đứt quãng:

- Mẹ làm ơn... gọi nó tới... tới đây cho con... Con phải gặp nó... ngay tối naỵ.. Con không thể... chờ... lâu... hơn... nữa...

Mẹ Tom cương quyết:

- Con mệt quá rồi. Con cần phải nghỉ ngơi. Con đang bệnh, nếu Evan tới đây nó cũng chẳng làm gì được cho con. Thôi con cứ nghỉ cho khỏe đi đã, sáng mai mẹ sẽ nhờ người nhắn lại với nó, chắc chắn nó sẽ thông cảm. Mẹ nghĩ rằng ngày mai nó sẽ có thể tới thăm con.

Nước mắt dâng ngập đôi mi, Tom muốn gặp Evan ngay nhưng cậu không thể cãi mẹ, vì dù có muốn cãi, cậu cũng không thể nói nên lời. Cuối cùng, cậu gắng gượng thều thào:

- Mẹ... mẹ.. làm ơn...

Rồi Tom lại ngất xỉu. Mẹ cậu vội gọi chồng lấy nước lạnh lau mặt cho cậu. Đứng nhìn khuôn mặt trắng bệch và đôi mắt sâu hoắm của con, bà Llewellyn cảm thấy thương xót vô cùng. Bà nghĩ thầm, biết đâu khi gặp Evan con bà lại chả khá hơn. Bà bèn nói với Tom:

- Thôi được. Để mẹ nhờ ba sang đón Evan. Bây giờ, con phải ráng ngủ một chút nghe không.

Cha của Tom vội lấy xe ngựa sang đón Evan. Đang nóng ruột không biết tại sao trời đã tối mà Tom chưa tới, vừa thấy chiếc xe ngựa thoáng hiện bên ngoài trang trại, Evan vội vã phóng ra. Khi được cha của Tom cho hay tự sự, Evan bèn xin phép cha mẹ, lấy vài món đồ cần thiết bỏ vào cái túi nhỏ, nhảy lên xe ngựa.

Từ giã cha mẹ Evan, cha Tom đánh xe chạy về nhà thật lẹ. Chỉ độ trên dưới nửa tiếng đồng hồ, xe ngựa đã về tới nơi. Evan nhảy xuống, chạy thẳng vào phòng ngủ của bạn. Vào tới nơi, Evan vô cùng kinh ngạc vì người nằm trên giường trông không giống người bạn thân của cậu chút nào. Thân thể Tom co rúm lại như chỉ còn một nửa. Con người đầy sinh lực của Tom dược thay thế bằng một thể xác ốm yếu tong teo. Khuôn mặt tươi vui hồng hào của Tom bị thay thế bởi một khuôn mặt hốc hác, tái mét của một người lạ mặt. Evan bước tới bên giường cầm tay bạn. Cậu cố nén lòng nhưng nước mắt vẫn trào ra. Đôi mắt Tom nhắm nghiền dù mí mắt có hơi lay động. Evan bóp chặt tay bạn và bắt đầu khóc rấm rứt. Đột nhiên Tom mở mắt nhìn Evan chăm chăm. Evan hỏi:

- Tom, cậu có nhận ra tôi không? Evan

đây.

Đôi mắt Tom vẫn nhìn Evan trừng trừng. Một lát sau, Evan thấy đôi môi bạn mấp máy nhưng không thành tiếng. Evan quì xuống, ghé tai sát vào miệng bạn. Trong sự yên lặng nặng nề của căn phòng nhỏ, Evan nghe bạn thều thào: - Evan... cậu... ánh lửa... nghĩa trang...

Chỉ nói được mấy tiếng, Tom ngưng lại thở một cách mệt nhọc. Evan siết chặt tay người bệnh như muốn truyền thêm sinh lực. Cậu nói nho nhỏ:

- Tom, nếu cậu mệt thì cứ nghỉ đi. Tôi ở lại đây với cậu trong dịp cuối tuần này mà. Cậu nhắm mắt lại ngủ cho khỏe đi.

Tom vẫn nhìn bạn bằng đôi mắt vô hồn:

- Không... tôi phải nói... Evan... hãy hứa... giữ... bí mật... đừng nói... với... ai...

Nói tới đây, đôi mắt Tom như lạc thần khiến Evan hoảng hốt lắc mạnh tay bạn:

- Tom, Tom, cậu có sao không?

Tom lắc đầu thật nhẹ, cố thều thào:

- Evan... cậu hỏi tôi... thấy gì... tôi thấy... mặt... người chết...

Nói tới đây, đầu Tom hơi nghiêng sang một bên khiến Evan vội buông tay bạn, rồi dùng cả hai tay đặt đầu Tom lại trên gối cho ngay ngắn. Tom tiếp tục thều thào:

- Lúc đó... tôi không... nhận rạ.. nhưng đó là... khuôn mặt... của... tôi... Dứt lời, đầu Tom ngoẻo sang một bên. Giọng nói Tom tắt lịm. Hơi thở yếu ớt của Tom cũng tắt theo.

Evan bàng hoàng đứng dậy nhìn thẳng vào Tom. Trước mắt cậu là xác chết của một người trông hoàn toàn xa lạ, người đã nhìn thấy khuôn mặt chết chóc của chính mình qua ánh lửa ma.

Ông vác thùng

Tác giả: Tam Tang

Đơn Dương là một quận lỵ thuộc tỉnh Tuyên Đức . Nó chỉ cách Thành Phố Đà Lạt khoảng vài chục cây số về phía Bắc ! Người ta thường chỉ biết đến tên Đà Lạt mà quên luôn cái tên của cái tỉnh cưu mang nó, cho nên không lạ gì ít ai biết đến cái tên tỉnh Tuyên Đức hay tên các quận lỵ chung quanh TP Đà Lạt!

Đơn Dương cũng nằm trong trường hợp này! Mặc dù Đơn Dương cũng có các địa danh nổi tiếng như Hồ và Đập Đa Nhim mà ít người VN nào không biết đến! Thật tình mà nói thì Đơn Dương là một nơi hơi đèo heo, hoang vắng! Người lập nghiệp ở đây thường là các làng định cư từ Bắc di cư vào năm 54, cũng có những buôn làng của người dân tộc sống rải rác trong vùng! Dân ở đây sống bằng nghề trồng cây công nghiệp như trà, cafe, hay trồng rau như các dân vùng khác ở tỉnh lỵ cao nguyên này!

Cuộc sống ở đây rất bình lặng! Mọi người sáng sáng ra rẫy tưới rau, làm cỏ... Một số đàn ông chuyên chở rau lên tỉnh bỏ mối cho bọn con buôn để họ chở đi các tỉnh khác! Đời sống sung túc và êm đềm này cứ thế trôi qua! Cảnh sát ở đây không phải điên đầu vì các tội phạm như các vùng dân cư đông đúc khác! Sáng nghe tiếng chuông nhà thờ đổ là lúc người người thức giấc sửa soạn cho một ngày mới . Chiều về khi tiếng chuông Chùa chậm chậm gỏ nhịp là lúc mọi người dọn dẹp để trở về mái ấm gia đình! Ở cái quận bé nhỏ này hầu như mọi người đều biết nhau! Chuyện nhỏ chuyện to ai ai cũng biết hết! Cái phố chính của nó nằm trên con lộ lớn độc nhất của quận . Dẫy phố này là khu buôn bán chính, cái chợ nhà lồng nằm chéo trước văn phòng quận trưởng là nơi gặp gỡ hàng ngày của người dân vùng này. Và mọi chuyện xảy ra trong quận đều được thông truyền qua miệng của các bà từ các buổi họp chợ hàng ngày tại đây!

Một ngày cuối Thu năm 1968, người trong phố bổng nhôn nhao vì một người đàn ông lạ ! Họ thì thầm to mhỏ, tò mò theo bước ông ta! Bọn con nit' kéo nhau cả bầy cách sau lưng ông chừng vài chục bước mỗi khi thấy dáng ông này! Họ tò mò cũng đúng thôi! Người đàn ông lạ mặt này có lẽ từ vùng xa đến đây lập nghiệp, vì không ai ở đây từng biết ông ta cả ! Ông ấy chừng độ 50, dáng vóc cao lớn khỏe mạnh, tóc luôn cắt ngắn gọn gàng và đã điểm màu muối tiêu! Gương mặt trông rất hiền hậu, tuy thế ít ai nghe ông ta nói hay cười . Chỉ khi ông ta mua hay bán gì thì mới nghe được tiếng của ông thôi! Giọng ông rất ấm cúng, lễ phép, và từ tốn! Tất cả các đức tính, mà người ta mong có ở một người đàn ông, đều thể hiện ở ông ta!

Thế thì điều gì đã làm người ta xì xào bàn tán về ông! Đó là cái thùng gỗ ông luôn vác theo trên vai trên vai trái! Cái thùng gỗ như loại thùng đựng rượu thời Pháp (bên Mỹ ta gọi là barrel!) Cái thùng gọn nhỏ và có vẻ tao nhả! Có lẽ nó được làm bằng loại gỗ tốt và nhẹ! Đi đâu ông cũng vác theo không bao giờ bỏ rời xuống đất cả ! Một tay luôn giữ lấy vành thùng như sợ nó vuột rơi xuống ! Người thì cho là ông ta cất giấu tiền, vàng trong đó! Người cho là giấy tờ hồ sơ quan trọng v.v. và v.v. Nhưng không ai biết được là cái gì trong cái thùng đó cả ! Càng không biết thì càng làm cho người ta tò mò tìm tòi ! Có một điều họ biết được là ông ta mua một căn nhà khá khang trang ở cách thị trấn chừng năm cây số! Chung quanh có chừng một mẫu cafe, và một nửa sào đất gần ven suối mà ông ta dùng để trồng trọt hoa màu . Cứ cuối tuần ông chở rau ra chợ bỏ mối, mua các vật dụng và thức ăn rồi về! Thỉnh thoảng người ta cũng thấy ông ghé vào quán ngồi nhâm nhi vài ly rượu thuốc trước khi ra về!

Riết rồi người ta cũng bớt để ý tới người đàn ông này! Vì không biết cả tên ông ta, nên họ đặt cho ông cái bí danh là "ông vác thùng!" Bọn con nít cũng không kéo đuôi theo ông nhiều như trước nữa ! Cuộc sống lại bình thản trôi đi như cũ cho đến một hôm người ta ngạc nhiên khi thấy "ông vác thùng" mặt mày đỏ ké như say rượu, gương mặt hiền hậu biến đâu mất thay vào đó là vẻ đanh ác, và cặp mắt đỏ ngầu như muốn nuốt tươi kẻ đối diện ! Ông ta đi khệnh khạng trên con lộ chính, miệng lẩm bẩm chửi rủa bọn con nít kéo bầy sau lưng! Lâu lâu ông đứng lại quát tháo bọn nhỏ và còn quay lại rượt bắt chúng! Bọn con nít cuống quít quay ngược lại chạy, miệng la hét bải hoải! Thế mà khi ông ta quay lưng tiếp tục đi thì chúng lại lò mò kéo theo phía sau! Nhưng tuần sau người ta lại thấy ông ta hiền lành như cũ! Thỉnh thoảng lại thấy ông ta lên cơn đổi tánh! Bọn con nít tuy nhỏ nhưng tinh ý lắm! Chúng để ý rồi kháo nhau là chúng biết khi nào ông ta đổi tính! Người lớn hỏi chúng cười láu lỉnh rồi nói "Dễ thôi! Hôm nào ông ta vác cái thùng trên vai phải là hôm đó ông ta lên cơn!" Bọn người lớn không tin lắm nhưng cũng để ý xem chừng coi có đúng như lời bọn trẻ không!

Thứ Bảy tuần đó "ông vác thùng" lại đang la lối rượt đuổi bọn con nít, người ta chạy ra xem và đúng như lời bọn trẻ! Ông ấy đang vác cái thùng trên vai phải! Bọn con nít thế mà hay! Nhưng có một điều là tuy ông ta có lên cơn đi nữa nhưng hình như ông vẫn có cái gì kềm chế nên không gây gỗ, hoặc gây thương tích cho ai cả ! Ông có rượt bọn nhỏ đó, nhưng cũng là lỗi ở chúng phần lớn vì chúng kéo theo sau ông và nhiều đứa buông lời chọc ghẹo ông mà!

Có một điều lạ là dù đi ra phố hay làm ở rẫy người ta đều thấy ông ta vác theo cái thùng cây đó! Người ta đoán chắc phải có vật gì quí báu lắm đến nỗi ông ta phải vác kè kè bên mình! Có người để ý dòm ngó vào nhà ông, nhưng chẳng khám phá ra điều gì! Vì nhà lúc nào cũng đóng kín cửa, còn cửa sổ thì bằng kính có màn che bên trong! Mỗi khi thấy ông ra ngoài cái thùng đã ở trên vai rồi ! Ông ta sống một mình trong căn nhà đó, nên có muốn tìm hiểu cũng không ai biết tìm ra người mà tra! Sự tò mò rồi cũng phôi pha đi! Họ chỉ biết là "ông vác thùng" có một điều gì bí mật mà họ không thể khám phá ra được!

Thấm thoát hai năm đã trôi qua! Cuộc sống vẫn êm đềm trên vùng cao nguyên mờ sương này! Cả hai tuần nay không ai thấy "ông vác thùng" ra chợ , người ta xì xào hỏi thăm nhau. Nhưng không ai biết gì hơn! Mấy người làm rẫy gần nhà ông ta cũng lắc đầu nói không thấy ông ra tưới rau, bắt sâu cả tuần rồi! Mấy hôm sau họ báo cho ông trưởng cuộc cảnh sát ở quận và yêu cầu ông ta cho nhân viên tới xem coi có việc gì bất trắc đã xẩy cho "ông vác thùng" chăng ! Có người bạo miệng nói có lẽ bọn cướp nào đó nghe đồn về ông đã lẻn vào nhà giết ông ta để cướp cái thùng báu vật !

Khi hai nhân viên cảnh sát đến nhà gỏ cửa thì chẳng có tiếng trả lời! Họ gọi về văn phòng quận báo cáo và xin lệnh . Ông cuộc trưởng nghi là có sự cố xảy ra bên trong nên ra lệnh cho họ phá cửa vào ! Họ tông cửa vào và thấy ông ta nằm mê man trên giường. Cái thùng gỗ vẫn nằm sát bên tai trái! Họ lay ông dậy, nhưng ông ta vẫn như nửa tỉnh nửa mơ, họ lấy khăn ướt lau cho mặt cho ông! Mặt ông nóng hừng hực! Ông ta đang lên cơn sốt nặng! Da cổ rướm máu ở mấy lổ chân lông! Ông ta bị sốt xuất huyết rồi! Bệnh này không trị kịp thời thì toi mạng như chơi! Họ gọi về xin xe cứu thương chở bệnh nhân ra bệnh viện tỉnh vì ở quận không có đủ phương tiện và thuốc chữa bệnh này!

Khi xe đến y tá vào kè ông ta ra, ông ngồi dậy nhưng vẫn vác theo cái thùng cây! Họ nói gì đi nữa ông ta vẫn khăng khăng không chịu buông tay ra khỏi cái thùng! Đành chiều theo ông vậy! Họ chở "ông vác thùng" ra bệnh viện tỉnh để điều trị! Mấy ông cảnh sát sau khi nêm phong cái nhà đó quay về quận nói cho mấy người hiếu kỳ biết về tình trạng của ông ta và thêm vào "Tôi nghĩ ông ta không qua khỏi con trăng này quá! Cái bệnh này giết chết bao nhiêu người rồi ! Ông ta bị nặng quá rồi mà không ai hay để mang đi nhà thương sớm! Bây giờ tôi nghĩ là quá trể rồi!" Anh cảnh sát thứ hai chêm thêm "Mà cái người gì kỳ cục ghê ! Chết tới nơi rồi mà vẫn nằng nặc khiêng theo cái thùng! Chết rồi biết còn mang theo được của cải xuống dưới đó không mà còn tiếc của ! Thiệt là hết nói mà!"

Hôm sau tin từ bệnh viện tỉnh báo về là "ông vác thùng" đã chết vì bệnh đã phát quá nặng ở thời kỳ cuối cùng rồi! Không thể cứu được! Và kèm theo đó là một tin khủng khiếp làm bàng hoàng tất cả mọi người trong cái quận Đơn Dương nhỏ bé này! "Ông vác thùng" có "HAI CÁI ĐẦU!" Cái bên trái ông ta che đậy nó bằng cái thùng cây! Cái tin này làm mọi người bàng hoàng bàn tán xôn xao! Một việc chưa từng xảy ra tại miền heo hút này! Ông cuộc trưởng cảnh sát cùng vài nhân viên và y tá lên tỉnh nhận xác ông ta về để khâm liệm và chôn cất vì "ông vác thùng" độc thân độc mã ở cái xứ này và không ai biết thân nhân của ông ở đâu cả ! Người ta tụ tập lại trước nhà xác của bệnh viện quận để xem! Tin dữ đồn xa! Người từ dưới Đà Lạt lên, kẻ ở Lâm Đồng đến, ngay cả một số dân Saigon cũng có mặt để nhìn xem người dị tướng hai đầu, dù bây giờ ông ta chỉ là cái thây ma chết cứng thôi! Người đi nườn nượt hơn cả hội chợ Tết ! Tuy thế cảnh sát không cho ai vào bên trong cả chỉ có nhừng người có trách nhiệm được phép vào làm công việc tẩm liệm mà thôi!

Rồi chuyện cũng được xì xầm ra ngoài! Mấy người liệm xác nói là "ông vác thùng" đúng là có hai đầu thật! Cái bên phải trông hiền lành phúc hậu, còn cái bên trái trông có vẻ hơi hung ác! Tuy ông có hai đầu nhưng chỉ có một thân mình, với hai chân hai tay chứ không phải như các trường hợp hai người sinh dính vào nhau như ta thường thấy! Cảnh sát đến nhà ông để làm biên bản kiểm kê tài sản và niêm phong nhà của ông! Lỡ có thân nhân ông đến thì sẽ giao cho họ! Trong khi kiểm kê, một cảnh sát viên thấy cuốn nhật ký trong ngăn kéo bàn viết! Anh ta mang về trao cho ông cuộc trưởng, và có mấy đoạn trong cuốn nhật ký nói về thân phận của "ông vác thùng!"

****** Sau đây là mấy đoạn do chính "ông vác thùng" viết trong nhật ký ******

"Kiếp trước chắc tôi làm nhiều việc ác nên khi sinh ra trong kiếp này tôi đã phải gánh chịu lấy tội tình! Mà hình phạt Phật Trời giáng xuống cho tôi là một hình phạt quá nặng nề _ Tôi một quái nhân hai đầu!!_ Bố mẹ tôi xấu hổ vì tôi nên giấu kín tôi trong nhà suốt thời thơ ấu! Cha mẹ tôi là người giàu có và danh giá ở quận Vĩnh Châu, tỉnh Bạc Liêu cho nên việc bảo vệ danh tiếng cho gia đình là trọng! Sự việc tôi có hai đầu chỉ có người trong đình là rỏ thôi, cũng có một người lạ biết: đó là bà mụ đở đẻ cho mẹ tôi tại nhà! Nhưng bố mẹ tôi đã cho bà ta một số tiền rất lớn để bịt miệng bà này!

Mẹ tôi tự dạy tôi đọc, viết, và toán pháp ở nhà nên tôi không biết trường học là gì cả! Tôi cũng không có tuổi thơ như những trẻ bình thường khác! Trong lúc bọn trẻ chạy chơi la hét xôn xao ngoài đường thì tôi thui thủi một mình trong nhà kín! Không có bạn bè tôi chỉ còn cách là tự nói chuyện với tôi cho đỡ cô độc! Tôi có hai cái đầu mà! Tôi tuy một mà hai, tuy hai mà một!

...

Trong chúng ta luôn có hai con người một hiền và một dữ luôn đánh vật với nhau! Và đa số chúng ta, con người hiền mà chúng ta gọi là lương tâm thường thắng, còn con người ác mà ta gọi là tà tâm hay mặt trái thường thua! Nên trên đời này ta thấy người lương thiện nhiều hơn kẻ bất nhân! Dù hiền hay ác đi nữa thì ở người bình thường ta vẫn có thể che dấu đi cái thực chất của mình! Cho nên mới có lắm kẻ bị người khác lừa lọc qua cái bộ dạng bên ngoài của họ!

Còn tôi cái thiện cái ác nó thể hiện rỏ ràng ở mỗi cái đầu của tôi! Cái bên phải thì toàn thiện, cái bên trái thể hiện cái tà tâm của tôi! Có những lúc ta thường tự nhủ hay bị lương tâm cắn rứt! Đó là lúc cái thiện và cái ác dằn vặt lẫn nhau, thường thì người khác không thấy được điều gì ta nghĩ trong đầu! Tôi cũng vậy, nhưng khác mọi người là thay vì suy nghĩ việc mình làm trong một đầu thì hai cái đầu tôi luôn cãi vả tranh biện cho sự suy nghĩ của mình! Tôi như một mà hai vậy! Giống như hai anh em song sinh, tuy có nhiều điểm giống nhau, có nhiều linh cảm cho nhau, và có thể hiểu phần nào sự suy nghĩ của nhau. Nhưng họ vẫn là hai cá nhân riêng biệt! Hai cái đầu tôi cũng giống như vậy! Cái thiện không biết hết cái xấu đang nghĩ gì và ngược lại!

Tôi biết bố mẹ tôi rất đau khổ vì "chúng tôi!" Đau khổ cho chính họ và cho chính tôi nữa! Họ cũng biết rỏ là tâm tính tôi thể hiện rỏ rệt qua hai cái đầu của tôi, và mừng vì cái thiện của tôi thường thắng thế và khuất phục được cái ác! Bố mẹ tôi không giám sinh thêm một đứa con nào nữa! Thế nên tôi là con độc nhất trong nhà! Gia đình tôi là chủ một vườn nhản cả 20 mẫu tây! Của ăn của để từ đời cha ông để lại làm cho gia đình tôi càng ngày càng giàu có hơn!

...

Đến khi tôi được 15 tuổi, tôi chán ngấy cái cảnh tù túng trong nhà, tôi đòi ra ngoài chơi! Bố mẹ tôi nhất định không bằng lòng! Riết rồi tôi phải hăm là sẽ trốn ra ngoài nếu có dịp! Bố mẹ tôi chẳng còn cách nào hơn phải cho phép tôi ra ngoài chơi nhưng với một điều kiện: Phải đội một cái thùng lên cái đầu thừa và không được gây điều gì khuấy động ở ngoài đường! Tôi đồng ý và hai đầu tôi thảo luận, cuối cùng để khỏi vi phạm điều đã hứa với bố mẹ cái đầu ác đồng ý là nó sẽ đội cái thùng đó mỗi khi tôi ra ngoài chơi! Và cái đầu thiện của tôi sẽ kể những gì nó thấy cho cái đầu ác khi tôi về nhà!

Ngày đầu tiên ra ngoài, tôi chỉ đi loanh quanh gần nhà thôi, tay trái tôi luôn giữ cái vành thùng cứ sợ nó rơi xuống đất để lộ ra cái đầu thừa của mình! Tuy là con của một chủ đồn điền nổi tiếng trong vùng nhưng mọi người trong vùng này chẳng hề biết tôi! Từ bé đến giờ tôi chỉ trốn rúc trong nhà mà! Người lớn xì xào chỉ chỏ khi lần đầu thấy tôi! Còn bọn trẻ không biết từ đâu ra kéo cả dọc sau lưng tôi ra điều lạ lùng lắm! Mà cũng chẳng trách họ được, vùng này ai ai cũng biết mặt nhau, còn tôi là kẻ lạ mặt và lại luôn vác theo trên vai cái thùng cây thì hỏi ai mà chẳng tò mò! Sau lần đi chơi đầu tiên đó tôi xấu hổ và ở trong nhà cả tháng không giám ra nữa!

Nhưng rồi sự quyến rũ bên ngoài quá mạnh, tôi lại đi chơi nhiều lần! Riết rồi quen đi, tôi không để ý đến lời chọc ghẹo của bọn trẻ và bỏ qua những ánh mắt cùng lời xì xào của bọn người lớn trong vùng! Điều này không phải là dễ, vì tuy không thấy được nhưng cái đầu ác của tôi vẫn nghe được những câu không hay về tôi! Nó giận dữ lắm ! Nhưng nhớ lời hứa với bố mẹ mà nó phải lặng câm như hến! Mồi khi đi chơi về nhà, hai cái đầu tôi lại tranh cãi nhau kịch liệt! Đầu thiện rồi cũng khuyên được cái ác là muốn có được cái mình muốn thì phải hy sinh thôi! Nhưng nhiều luc' nó vẫn phản kháng, la toáng lên ở ngoài đường! Tôi phải thò tay phải vào thùng mà bịt miệng nó lại để khỏi bị lộ ra chân tướng của mình! Người ngoài tưởng tôi thò tay vào xem của báu của tôi vẫn còn bên trong hay không!

...

Cuộc đời tôi cứ lặng lẽ trôi đi! Tôi không hề quen biết một người phụ nữ nào ngoại trừ mẹ tôi! Có ai mà giám làm bạn với một tên quái nhân hai đầu như tôi chứ! Tôi đau khổ chấp nhận sự đơn độc của mình! Nhiều lần tôi cầu được chết đi, hay có ý định tự tử cho xong cái đời khổ đau của mình! Nhưng tôi không thể nào thực hiện được điều mà tôi toan tính! Thôi thì cứ sống cho qua kiếp này! Hy vọng tôi đã chịu phạt đủ cho tôi tôi kiếp trước và mong kiếp sau tôi không chịu cảnh này! Nhưng cái Tết Mậu Thân oan nghiệt đã thay đổi cả những dự định của tôi! Năm đó tôi vừa tròn 50! Bố mẹ tôi về tỉnh Bạc Liêu ngày 30 Tết, dự định là Mồng Một đi chúc tết các vị quan lại trong Dinh Tỉnh Trưởng ở đường Công Lý, sau sẽ đến nhà bà con, bạn bè vui xuân và sẽ trở về lại nhà ngày Mồng Hai! Đêm Mồng Một CS pháo kích và tổng tấn công vào tỉnh lỵ! Khói lửa máu xương đổ tràn khắp nơi! Cả hai tuần sau tôi mới biết tin bố mẹ tôi đã chết vì đạn pháo kích của CS! Tôi khóc suốt cả tuần và lo lắng cho cuộc sống trong tương lai của mình ! Xưa nay tôi chỉ sống dựa vào bố mẹ, nay họ không còn tôi sẽ ra sao đây! Tôi suy đi tính lại trong mấy ngày rồi đi đến một quyết định cho cuộc đời mình!

...

Sau khi chôn cất bố mẹ xong! Tôi nhờ người bán hết nhà cửa, vườn đất, rồi tặng hầu hết số tiền bán được cho các hội từ thiện! Tôi giữ lại một số đủ cho tôi lập nghiệp ở một vùng xa lạ nào đó! Tôi đã chọn Đơn Dương làm chổ trú thân cho quảng đời còn lại của mình! Và mùa Thu năm 1968 tôi đã tới đây mua một căn nhà có một mẫu cafe và mảnh đất nhỏ để trồng hoa màu! Tôi học cách trồng tiả và tập cuốc xới làm vườn! Tuy tôi vẫn gặp sự tò mò của người trong quận và sự chọc ghẹo của bọn con nít! Tôi vẫn giữ thái độ từ tốn của mình và rồi họ để tôi yên!

Nhưng cái đầu ác của tôi nổi dậy! Nó nói là bị đàn áp quá lâu rồi! Tôi không công bình với nó! Nó không hề hưởng thụ những điều mắt thấy tai nghe như cái đầu kia! Có lẽ tôi cũng bắt đầu già rồi, không còn mạnh mẽ như xưa nên cái đầu thiện của tôi không đủ sức thuyết phục cái ác của mình! Nên nhiều hôm nó phải nhượng bộ để đội cái thùng thay cho đầu ác khi ra phố ! Và hậu quả là nó đi uống rượu, say sưa, la hét chửi bới bọn trẻ kéo theo sau lưng! Cái thiện của tôi phải thì thầm bên tai nó để nó kềm chế cái tính hung hăng của mình! Và cũng may, nó vẫn còn biết nghe lời và kềm chế được việc làm của nó!

...

Tôi cứ tưởng là cứ thế đời tôi sẽ kéo tới tuổi già! Sau khi tôi chết mọi người có biết thì tôi không cần phải sợ nữa! Người đã chết rồi thì còn biết gì nữa đâu mà sợ chứ! Nhưng ở đời mọi sự đâu luôn diễn ra như ý mình muốn! Tuần rồi tôi bị sốt nặng! Đầu tôi buốt nhức và cơn sốt có lẽ lên hơn 40 độ C ! Tôi tìm trong tủ thuốc mấy viên thuốc cảm uống với hy vọng là cơn sốt sẽ qua đi và một hai bữa tôi sẽ khoẻ lại! Rồi sự việc sẽ lại êm đềm như những ngày qua! Nhưng tôi lầm, cơn sốt kéo dài cả tuần rồi mà không thấy thuyên giảm gì cả! Tôi không giám đi khám bác sĩ vì sợ bị khám phá sự bí mật của mình! Tôi chống chọi với cơn sốt bằng những viên thuốc cảm mà tôi mua ở tiệp tạp hóa ngoài phố! Bệnh càng ngày càng nặng thêm! Tôi nằm liệt giường không màng đến ăn uống nữa! Trên da tôi nổi lên các hột máu đỏ bầm! Những đốm đỏ lấm tấm trên cổ trên mình tôi như những đốm sởi mà hồi còn bé tôi đã từng trải qua! Nhưng đây là những dấu hiệu chết người chứ không như cái bệnh sởi loàng xoàng khi xưa! Tôi bị bệnh sốt xuất huyết thật rồi! Cái bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa mà! Tôi vẫn cố ghi lại những gì xảy đến cho tôi dù rằng sức tôi mỗi ngày mỗi kiệt! Thôi thì trước sau gì cũng phải chết ! Chết đối với tôi là một sự giải thoát nên tôi không hề sợ nó! Trước khi vào cơn hôn mê, tôi cố lấy cái thùng gỗ trùm lên đầu ác của mình! tôi không biết tại sao tôi lại làm vậy! Có lẽ do thói quen mỗi khi tôi sửa soạn ra đi mà ra chăng! Mà đây cũng là lúc tôi sửa soạn cho cuộc ra đi vĩnh viễn và sau cùng của mình mà! Tôi thiếp đi trong cơn sốt mơ màng...

Ma rừng

Trăng xanh huyền hoặc làm cho cảnh trí đêm rừng mơ hồ, chiêm bao. Không khí cao nguyên trong vắt, lâng lâng. Thanh cảm giác nhẹ nhàng như đang mơ, để mặc hai chân bước đi cũng như tâm hồn mọc cánh đang bay giữa trời trăng sáng. Qua một quãng rừng lấp loáng ánh trăng và gió lá thì thầm, chàng đến trước dòng sông trắng bạc. Sự quạnh hiu, không một tiếng người khiến trăng sáng ghê hồn như ngưng đọng giữa đêm khuya huyền bí. Bỗng trong lắng chìm của Tạo vật bay lên một giọng ngân nga, rung động vùng trăng:

Cả miệng ta trăng là trăng,

Cả lòng ta vô số gái hồng nhan,

Ta nhả ra đây một nàng,

Cho mây lặng lờ, cho nước ngất ngây.

Cho vì sao rụng xuống mái rừng say.

Gió thổi rào rào như lá đổ,

Suối gì trong trắng vẫn đồng trinh.

Bóng ai theo dõi bóng mình,

Bóng nàng yêu tinh...

Thanh bước hoang mang theo dọc bờ sông, ngâm nga như một người mất trí. Nhưng thốt nhiên chàng ngừng bặt, rợn người lên vì chợt nhận thấy thanh âm tiếng ngâm thơ dội tan màn trăng thủy tinh, và bước chân chàng từ đấy cũng nhè nhẹ lướt qua trên mặt đất. Đi thất thơ như lần tìm bến mộng, chàng để cho hương men thi tứ dâng lên hồn.

Đang nhiên một giọng hát bay lên trời xanh; rồi đồng thanh một điệu huyền hồ, kỳ diệu là là đuổi theo nhau trong ánh trăng. Cùng với cảnh vật, tâm hồn Thanh bị xúc động không ngờ, và chàng thấy lạnh óc, tinh nhận ngay rằng tiếng hát thủy tinh kia hình như không phải của người.

Điệu hát lạ lùng trỗi lên giữa dòng sông trong sáng: một đoàn lõa thể tóc thả dài theo thân hình lụa bạch, đang vọc nước giỡn trăng, hát lên những âm thanh linh quái, ghê người.

Thanh đứng sững sờ trước cảnh đẹp dị thường, kỳ ảo. Chàng không kịp ngạc nhiên nữa và giọng hát lung linh, cao vút đẩy đưa hồn chàng chới với giữa không gian; người Thanh như lên cao khỏi mặt đất. Thế rồi, tiếng hát bỗng rung rinh vỡ tan như pha lê và âm thanh tản mác như một đàn bồ câu trắng tung bay giữa trời xanh.

Sau phút mê ly, Thanh hốt hoảng thấy đoàn mỹ nữ biến chìm trên mặt sông thủy ngân. Chàng lặng người, ghê rợn tưởng mình vừa qua một giấc mơ. Nhưng trăng vẫn sáng vằng vặc, dòng sông vắng trước mắt và cánh rừng bên vẫn thì thầm bí mật. Thoạt tiên chàng nghĩ rằng đó là một đám thiếu nữ Lào rủ nhau đi tắm đêm trăng, nhưng ở đây, một quãng sông sâu thẳm, xa vắng và quanh vùng dân cư chẳng mấy người? Thanh rùng mình nhớ đến tiếng hát quái dị, hình như không phải của người.

Thanh ở đồng bằng lên đây được hơn hai ngày. Sau khi bán được một tác phẩm văn chương, vừa đủ tiền để đi chơi hơn một tháng. Chàng từ giã ngay thành phố tù hãm, đi Lào, xứ của những nàng phù sảo óng ả, những rừng cây đầy nhựa mạnh với hương thơm. Chàng tìm đến một làng vắng vẻ trên sông Cửu Long, ở trọ nhà một người thợ săn bản xứ. Mỗi ngày chàng đi thất thơ ở trong khu rừng hiền lành, ngâm thơ và làm thơ, về nhà uống rượu rừng với thịt săn, đến nhà sàn các cô gái da ngà nói chuyện bâng quơ hay tình tứ, xa hẳn cuộc đời đầy bụi bặm tầm thường ở Sài Gòn. Cứ mỗi năm, đã gần thành một cái lệ, sau những ngày làm việc rộn rã để sống, Thanh dành riêng cho con người thơ của mình một thời hạn để ra biển hay lên rừng, tự do theo cái thiên tính man dại tân kỳ.

Tối hôm qua, người chủ trọ thợ săn bắn được một con thú rừng thịt tươi ngọt, Thanh uống rượu quên say. Rồi chàng ra đi hoang mang trên bờ sông trăng sáng rạng ngời. Chàng nhớ lại sự gặp gỡ quái ảo, nhưng chắc chắn rằng trong lúc ấy mình vẫn tỉnh - chưa bao giờ Thanh vì say rượu mà mê hoặc, lầm lẫn. Song chàng ngờ ngợ khi nghĩ đến tiếng hát lạ lùng hình như còn âm hưởng trong trí nhớ. Chàng đem tất cả tâm hồn để hồi tưởng lại những âm thanh văng vẳng mơ hồ: Một thứ tiếng trong suốt và rung rinh, sâu sắc và tế nhị, một thứ tiếng có thể là nghe ở trong mơ. Nhưng bản năng chàng thấu nhận rằng thứ tiếng trong mơ còn có thể cắt nghĩa được, còn gần gũi với lòng người. Cái giọng hát linh quái ấy đã thấm dần qua da thịt Thanh, và bây giờ đây chàng cũng rợn người lên, vì khoái trá, vì kinh dị - cái giọng hát hình như không phải của người đang tung bay trong hồn. Điệu hát huyền hồ đã thành ra một ám ảnh. Thanh băn khoăn, sôi nổi vì tiếng hát đêm qua cứ rung động trong não cân, trong những mạch gân căng thẳng, đang âm thầm rồi lên cao và, sau cùng, vỡ tan như thủy tinh, - những mảnh thủy tinh âm nhạc còn đọng lại để mà nhảy reo tận đáy hồn. ánh trăng xanh vằng vặc nhuốm khắp hồn Thanh trong khi điệu hát trỗi lên. Hình như giữa điệu hát và đêm trăng có một liên lạc kỳ bí: mỗi lần Thanh nhớ đến tiếng hát hay là tiếng hát tự nhiên vụt nổi trong hồn thì ánh trăng xanh huyền hoặc lại hiện ra.

Thanh ngồi nhập định hàng giờ như thế rồi vụt dậy chạy về phía quãng sông có tiếng hát đêm qua. Mặt nước sâu thẳm lạnh lùng của ngành sông Cửu Long vẫn im lặng. Gió chiều ở rừng bên thổi náo nức lòng người. Thanh để ý ở chỗ uốn mình ngành sông có một hốc đá trắng tinh, cao như vươn lên trời xanh, nhưng không phải là một sự lạ dọc theo con sông dài thăm thẳm. Chàng ngờ vực rằng có một đám con gái lại dám đến tắm ở làn nước sâu mát rợn và xa vắng. Nhưng đêm qua Thanh có mê lầm đâu, -và chính tận mắt chàng đã thấy sáu bẩy thân hình nõn nà, lồ lộ nửa phần trên đang trững giỡn với trăng. Chỉ có tiếng hát, tiếng hát dị thường, chưa bao giờ nghe thấy ở trần gian làm thắc mắc lòng chàng.

Thanh bâng khuâng theo con đường cũ trở về, tự hẹn tối lại ra đây.

Trăng lên như trái ngọc giữa trời lưu ly. Thanh men ra phía bờ sông từ lúc trăng mọc, yên lặng đứng tựa cánh rừng âm thầm. Chàng đợi chờ, trong lúc đêm càng nhuốm màu hư ảo của trăng xanh bát ngát mỗi lúc càng sáng lạnh thêm. Đến khuya, vẫn không nghe thấy gì lạ, Thanh trở về ngờ vực băn khoăn. Đi quá được một góc rừng cạnh sông, đột nhiên Thanh bỗng nghe tiếng hát lạ lùng. Chàng tưởng tiếng hát còn ám ảnh vang dội trong hồn, nhưng, trong lặng im kết đọng lại giữa trời khuya, rõ ràng, lanh lảnh, tiếng hát lên cao. Thanh quay mình trở lại phía sông và, cảnh tượng đêm qua đột ngột hiện ra trước sự kinh ngạc của chàng. Thanh nhìn thấy lấp loáng những suối tóc tuôn chảy trên thân lụa, những cánh tay mềm mại cử động, những khuôn mặt phản chiếu ánh trăng trông xa như thực như hư. Và tiếng hát lên cao như rót vào hồn Thanh sững sờ, mê man. Chàng quên hẳn những sự toan tính ban ngày và đứng ngây dại trước sự cám dỗ huyền hoặc của điệu hát thủy tinh. Khung cảnh đẹp quá, Thanh để mặc cho hồn say sưa tận hưởng giây phút khoái trá đê mê, không còn nghĩ đến gì nữa hết. Người chàng cũng lửng lơ theo tiếng hát và mơ hồ như đang cùng trững giỡn với những thân hình xinh đẹp ngoài kia.

Tiếng hát bỗng ngắt và sóng nước xôn xao ánh trăng để lại dấu vết mong manh của một sự tan biến mơ hồ. Nhưng mặt sông chưa được bình tĩnh thì những nàng như đúc bằng ngọc thạch lại ở dưới nước hiện lên. Và đồng thanh tiếng hát bay bổng giữa trời xanh, nhẹ mỏng như sương khuya huyền ảo trong khi đoàn mỹ nữ cùng ngẩng đầu lên nhìn trăng sáng. Rồi thì những cánh tay nõn nà nắm lấy nhau tung nước trắng xóa, cả đoàn từ từ bơi ngược lên dòng sông phẳng lặng. Tiếng hát xa dần với những hình ảnh mờ dạng trên mặt nước sáng như gương.

Thanh muốn chạy theo nhưng mé sông quanh co hiểm trở. Chàng ngây dại đứng trông vời, nghe lắng cho đến khi mất hẳn. Trở về với mình, Thanh thấy bao nhiêu câu hỏi dồn dập đến. Chàng vẫn không hiểu rõ ràng sự vụt hiện của đoàn gái đẹp ở đâu ra. Và không một tiếng cười, không một tiếng nói trong khi trững giỡn, - ngoài ra tiếng hát thăng thiên, tấp tới vươn cao lên trăng, tiếng hát không thể có ở miệng người, tiếng hát đã say sưa, cám dỗ, nâng hồn chàng lên rợn cả chân thân.

Sáng ngày lại, Thanh đem câu chuyện gặp gỡ khác thường của mình ra nói với người thợ săn chủ trọ. Hắn nhìn Thanh ngạc nhiên rồi lạnh lùng nói:

- Tôi không biết!

Thanh đi quanh vùng gần trọn cả ngày để hỏi han, từ những người lớn đến các cô thiếu nữ Lào, và đâu đâu chàng cũng chỉ nhận được một câu trả lời như trên kia là không biết. Có người nhìn chàng một cách bí mật rồi chỉ lắc đầu không nói.

Sự ngờ vực càng làm cho Thanh thêm sôi nổi muốn khám phá cái không khí bí mật, kỳ ảo đang bao vây câu chuyện. Chàng ra quãng sông có tiếng hát trong hai đêm trăng sáng, đo chừng sự cách xa, định tối nay sẽ tự dẫn mình đến gần đoàn gái đẹp. Thanh vẫn là một tay bơi lội rất khá, nhờ những ngày luyện tập ở biển. ý tưởng đụng chạm với đoàn mỹ nữ có giọng hát siêu phàm làm cho Thanh khoái trá và rờn rợn.

Thanh ra đi lúc bắt đầu trăng lên đã hơi khuya. Chàng uống luôn ba cốc rượu mạnh để giữ lấy sự cương quyết vì thấy lòng mình ngờ ngợ. Trăng lên giữa trời thì khuya hẳn vì mùa trăng đã về hạ tuần, Thanh vẫn không thấy có gì biến đổi trên mặt sông thủy tinh. Hơi rượu tan dần với sương đêm xuống, nhưng chàng vẫn không nản lòng, cho đến khi vành trăng hơi khuyết ngã khuất về phía cánh rừng, Thanh còn ngồi đợi. Dòng nước lạnh lùng trôi xuôi giữa cảnh đêm rừng bí mật, âm thầm.

Đêm mai lại, Thanh ra bờ sông trước khi trăng lên và ngồi chờ cho đến khi nghe tiếng gà rừng gáy ở xa mới đành lòng về. Luôn mấy đêm như thế, Thanh cũng không nghe thấy gì hết. Chàng nghĩ có lẽ trăng bớt sáng nên những cô nàng không tắm và hát như trước nữa. Nhưng tiếng hát và hình ảnh thuần tuý giữa đêm trăng vẫn ám ảnh lòng chàng không thôi. Sự yên tĩnh của linh hồn Thanh đã bị phá rối bởi những âm điệu thủy tinh.

Chàng bỏ ra đi về phía thượng Lào và hẹn mùa trăng tới sẽ trở lại chốn này.

ở Luang Prabang, một buổi chiều vàng như thời xưa, Thanh đi chơi dọc theo bờ sông Nam Khan, bỗng một nhịp cười lanh lảnh, nả nớt gọi chàng nhìn xuống bến nước. Một đoàn con gái với những thân hình pho tượng óng ánh sắc trời chiều đang đùa tắm, lẩn vào những tiếng hát tình tứ, mơn man - những điệu hát Thanh vẫn thường nghe của các ả phù sảo.

Đây chỉ là những cô gái Lào tắm mát, hát nghêu ngao. Cảnh tượng linh động nhưng Thanh cảm thấy thật thà, khác hẳn với cảnh trí giữa đêm trăng huyền hoặc, lạ lùng đã ám ảnh lòng mình. Những cô nàng đang tắm thấy có người trai lạ đến bơi ra xa.

Thanh để ý rằng những ả bơi tài giỏi đang tung bắn nước vào nhau ở giữa sông và cười lên khanh khách, có những dáng điệu khác hẳn với những cô nàng đã gặp dưới trăng. Những thân hình cũng nhuốm một màu sắc da thịt khác với màu sắc mơ ảo của đoàn mỹ nữ hát lên những âm thanh kỳ dị. Có phải vì sự nhận xét lầm lạc của Thanh hay vì trăng xanh huyền hoặc ? Luôn mấy hôm, Thanh ra đây, đứng sau cây ngắm những thân hình đẹp như tượng của các thiếu nữ Lào đi tắm mỗi chiều. Chàng nhớ đến sự gặp gỡ giữa hai đêm trăng sáng, và nhất là tiếng hát, tiếng hát chưa bao giờ chàng nghe bay ra ở những đôi môi nồng nàn, xinh đẹp của các cô nàng ở đây. Thanh càng lý luận, để tâm suy xét đến những âm thanh kỳ dị thì thấy mình càng lạc lối trong ngờ vực, mơ hồ mênh mông như đi giữa mùa trăng bát ngát, và chàng càng đi xa càng thấy rợn người lên.

Thanh trở lại chốn cũ đang lúc mùa trăng còn non. Trong những ngày bâng khuâng, u hoài điệu hát thủy tinh, chàng đã nghĩ đến các phương cách thiết thực để tìm ra những cô nàng trững giỡn dưới trăng. Đêm đêm cùng với trăng lên, chàng ra bờ sông chờ đợi. Nhưng sự kiên tâm của Thanh bắt đầu lung lay vì đã bảy hôm nay và đêm nay trăng mười bốn rạng ngời, chàng vẫn không nghe thấy gì hết, ngoài ra sự bí mật, huyền ảo đến chiếm lấn mình.

Sáng ngày hôm sau, trong lúc Thanh đang ngồi bâng khuâng, người chủ trọ thợ săn dẫn một người Tây săn bắn về nhà và nhờ chàng làm thông ngôn trong một cuộc đi săn lớn hôm nay. Thanh không từ chối nhưng đưa ra một điều kiện là người thợ săn phải nói thật sự bí mật đã giấu chàng về những cô nàng tắm, hát đêm trăng. Thấy hắn vẫn trả lời lắc đầu, Thanh không chịu đi nữa, bấy giờ hắn mới ngập ngừng hẹn đến khi đi săn về.

Cuộc đi săn thú dữ trong rừng già rất sôi nổi, nguy hiểm nhưng mà say sưa. Những cảm giác mãnh liệt kích thích người Thanh nhưng trí chàng vẫn nghĩ tới lúc về sẽ biết được rõ các nguyên nhân đã ám hoặc tâm hồn mình. Thỉnh thoảng một vài tiếng súng nổ làm Thanh choàng tỉnh. Cuộc săn bắn kéo dài đến chín giờ đêm, lúc trăng đã lên cao khỏi rừng. Thanh nóng lòng về ngay để ra bờ sông vì hôm nay trăng rằm, trăng xanh huyền hoặc như mùa trăng trước, và cũng đêm nay, chàng đã gặp gỡ những cô nàng.

Ban sáng ra đi theo đường tắt của rừng, trở về tối khó khăn, người thợ săn đã dặn bạn chèo thuyền chờ sẵn trên bến ở cửa rừng sâu để chở các thú săn được và người về. Chiếc thuyền độc mộc đi rất mau trên dòng Cửu Long Giang, gần một giờ đã tới ngành sông thẳng đường về nhà người thợ săn. Nước ở đây chảy đều hòa nên con thuyền từ từ đi lặng lẽ. Trăng sáng lung linh, mát rợn cả tâm hồn. Thanh nhắc nhở người thợ săn đến lời hứa hẹn, hắn trả lời vẫn nhớ nhưng không thể nói được trong lúc này, hãy đợi đến lúc thuyền cặp bến. Sự ngờ vực trong bao lâu của Thanh càng tăng lên cực điểm, và dưới trăng xanh, chàng cảm thấy rờn rợn cả người.

Bỗng trong im lặng mơ hồ, một thứ tiếng quái ảo vụt bay lên giữa không trung, rồi những tiếng khác đuổi theo, rung rinh, xao động cả trời đêm. Thanh rung động toàn thân nhận ra điệu hát thủy tinh đã từng nghe. Người Tây trố mắt nhìn về phía có tiếng hát kỳ dị, không phải của người; một câu hỏi hấp tấp không có trả lời, rồi người Tây đưa súng lên trong lúc người thợ săn và người Lào chèo thuyền kêu van hãy ngừng tay lại. Thanh ngây người như đã mất hồn theo tiếng hát. Chiếc thuyền vẫn lặng lẽ đi, còn cách xa chừng một trăm rưởi thước cái hốc đá trắng tinh với những bóng trắng lấp loáng giữa vùng nước bạc đang phát ra những âm thanh ghê người. Mũi súng của người Tây đã hạ xuống bỗng đưa lên, và một tiếng nổ kinh động làm tan vỡ những âm thanh thủy tinh, cùng một lúc những hình ảnh vụt biến mất trên mặt sông đầy trăng. Chiếc thuyền lại gần hốc đá trắng, mặt nước sâu thẳm lạnh lùng, bí mật phản chiếu trăng xanh huyền ảo. Thanh vụt đoán hiểu tất cả và thấy lạnh tận đáy hồn. Hai người Lào mặt nhợt nhạt, giữ một im lặng hãi hùng và người Tây tự nhiên cũng im bặt.

Sáng ngày lại, Thanh đang ngủ say vì thức rất khuya đêm qua, bỗng choàng dậy vì những tiếng ồn ào dưới nhà sàn người thợ săn.

- Nữ thủy thần của chúng ta đã bị giết! Nữ thủy thần của chúng ta đã bị giết!

Người Tây săn nằm đối diện với Thanh đang ngáy mê man cũng chồm dậy, rồi cả hai ló đầu ra nhìn xuống. Đám thổ dân quanh vùng đang tụ họp lại vừa hỏi han vừa kể lể bằng một giọng oán trách, buồn rầu. Thì ra những nàng lụa bạch đã hát trên sông là những nữ thủy thần hiền lành, xinh đẹp thường hiện lên trong những đêm trăng sáng. Và một nữ thủy thần bị bắn chết sẽ gieo tai họa khốn khổ vô cùng cho dân cư ở quanh vùng.

Thanh nói qua cho người Tây hiểu rồi hấp tấp xuống sàn chạy băng qua rừng ra phía sông. Chàng đến rẽ mấy người Lào đang xúm quanh khoảng cát trắng, ở trên một xác chết đang nằm sóng soài. Thanh quỳ gối xuống nhìn tận mặt nữ thủy thần, và kinh ngạc thấy gần như một nàng tuyệt đẹp trước mình. Đôi mắt xanh biếc với làn mi dài uốn cong nhìn lờ đờ - khuôn mặt rất người, đẹp một cách huyền hoặc - suối tóc xanh mướt tuôn chảy trên nửa thân hình lồ lộ - da thịt xanh mầu ngọc thạch để nổi những làn gân nhạt, và hai vú tròn trĩnh, trinh bạch, ngon lành như trái cây tươi. Nửa thân người nàng đẹp như pho tượng bán thân bằng cẩm thạch.

Và nàng chỉ khác người gái đẹp ở phần dưới, là một nửa thân cá giải lớn, óng ánh những vẩy trắng bạc.

Thanh đỡ nàng lên và cảm giác đang nâng một con người lụa bạch có tiếng hát thuần túy, khêu gợi như trăng thanh. Người Tây săn cũng vừa đi đến, sửng sốt đứng nhìn cảnh tượng dị thường rồi nói nghẹn ngào, đầy ân hận:

- Tôi đã gần như giết một người... một người đàn bà đẹp.

Thế rồi trong lúc dân bản xứ làm lễ tống táng nữ thủy thần, người Tây săn rời bỏ chốn này như một người đi trốn. Còn Thanh, chàng ngây dại như người mất hồn.

Đêm hôm ấy, trong khung cảnh bí mật, lạnh lùng trên bờ sông, dưới trăng xanh huyền hoặc, chàng uống rượu say, đi thất thơ ngân nga rung động cả vùng.

Bóng ai theo dõi bóng mình,

Bóng nàng yêu tinh.

Dịp cười như tiếng vỡ pha lê...

Thưa, tôi không dám si mê

Một mai tôi chết bên khe Ngọc tuyền.

Bây giờ tôi dại, tôi điên,

Chấp tay tôi lạy cả miền không gian.

Hẹn tôi tảng sáng đi tìm mộng,

Mộng còn lởn vởn bến xa mơ.

Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ,

Tôi hoảng hồn lên giận sững sờ.(1)

Và khi trăng lặn, cũng vừa trời rạng đông, Thanh trở về nhà sàn sách va li ra đi, sững sờ như điên

Cây xoài ma

Mọi sự khởi đầu khi gia đình tôi nhận được bức điện tín của luật sư Mão cho biết mẹ tôi được thừa hươœng một căn nhà do một bà cô để lại tại Thuœ Đức. Đây là lần đầu tiên mẹ tôi nhận được tin cuœa bà cô này, vì từ sau ngày di cư, mẹ tôi bị mất liên lạc với bà và vẫn tươœng bà còn ơœ Hà Nội.

Tuy buồn vì mất một người thân, nhưng đối với mẹ tôi, đây là một cơ hội để xa lánh Sài Gòn vì từ lâu mẹ tôi vẫn than phiền là Sài Gòn quá ồn ào và bụi bặm.

Và thế là một hôm, sau khi hẹn trước với luật sư, ba tôi lái xe đưa mẹ tôi và tôi xuống Thuœ Đức xem nhà.

Tới chợ Thủ Đức, chúng tôi ngưng lại văn phòng luật sư Mão. Ông tiếp đãi chúng tôi rất vui vẻ nhưng có vẻ dè dặt khi ba mẹ tôi hỏi về căn nhà mà chỉ nói là ông sẽ đưa ba mẹ tôi tới coi để tùy ba mẹ tôi nhận xét.

Sau khi chạy khoảng mười phút, chúng tôi quẹo vào một con đường nhỏ và ngưng lại trước một căn nhà hai từng cũ kỹ. Ba mẹ tôi nhìn nhau có vẻ thất vọng. Thấy thế, luật sư Mão lên tiếng:

- Căn nhà tuy cũ nhưng còn tốt lắm. Nền nhà rất chắc chắn và các rui kèo không bị mối mọt gì hết.

Sau khi coi nhà xong, ba mẹ tôi quyết định là căn nhà cần phải sửa lại khá nhiều mới có thể ở được. Luật sư Mão trao cho ba tôi tên tuổi và địa chỉ một công ty kiến trúc địa phương chuyên tân trang nhà cửa. Ông nói:

- Nếu muốn sửa sang cẩn thận, chắc cũng phải độ ba tháng nữa ông bà mới có thể dọn vào được.

Ngần ngừ một lúc, ông nói tiếp:

- Có lẽ ông bà nên ra coi vườn sau trước khi quyết định.

Chúng tôi theo ông ra vườn sau. Điều mà chúng tôi nhận thấy ngay là giữa ngôi vườn rộng chỉ có một cây xoài có veœ cằn cỗi, ngoài ra không còn một cây nào khác. Cây xoài trơ trụi với những cành cây khẳng khiu như những cánh tay trơ xương đang vươn ra đau đớn. Mẹ tôi lắc đầu:

- Cây xoài này cằn cỗi quá, có lẽ nên đốn boœ đi.

Luật sư Mão hơi giật mình:

- Có lẽ bà không nên làm như vậy.

Mẹ tôi có veœ ngạc nhiên:

- Tại sao?

Ông Mão ngần ngại:

- Tôi sẽ nói cho ông bà nghe về cây xoài này, tuy nhiên câu chuyện có lẽ không được thích thú lắm đâu.

Mẹ tôi nói với giọng thăm dò:

- Luật sư nói có veœ bí mật quá.

- Có lẽ chữ bí mật đúng là chữ dùng để chỉ cây xoài này.

Trong khi tất caœ chúng tôi ngắm nghía cây xoài với veœ tò mò, luật sư Mão bắt đầu kể:

- Cách đây khoaœng tám mươi năm, một cô gái già tên là Nguyễn Thị Vân sống trong căn nhà này. Nhiều lần vào đúng nưœa đêm, những người hàng xóm thấy cô đứng xõa tóc trong sân sau, một tay cầm bó nhang một tay bắt ấn, vừa chỉ troœ bốn phương tám hướng vừa đọc những gì người ta nghe không rõ. Dân chúng trong vùng đồn rằng cô là một mụ phù thuœy.

Thực ra cô Vân không phaœi chuœ nhà mà chỉ là người mướn. Chuœ nhà là ông Tám, một thương gia giàu có. Khi người bà con cuối cùng cuœa cô Vân từ trần, cô gần như không còn một xu dính túi. Sau gần một năm cô không traœ tiền nhà, ông Tám yêu cầu cô dọn đi. Cô ơœ lại thêm được vài tháng nữa, và khi ông Tám trục xuất cô khoœi ngôi nhà để nhường chỗ cho gia đình ông, cô nguyền ruœa:

- Caœ nhà ông sẽ chết vì bệnh đậu mùa.

Quaœ nhiên không lâu sau đó, caœ nhà ông Tám bị bệnh đậu mùa khiến vợ và tất caœ năm đứa con ông đều thiệt mạng. Dân địa phương cho rằng cô là một mụ phù thuœy độc ác, và do sự thúc đẩy cuœa ông Tám để traœ thù cho vợ con ông, họ xúm lại dùng gậy gộc đánh chết cô. Trước khi thơœ hơi cuối cùng, cô gượng thều thào:

Xin hãy chôn tôi ơœ vườn sau căn nhà bị tôi nguyền ruœa.

Ông Tám đồng ý, không phaœi ông tưœ tế gì mà là để ông có cơ hội traœ thù bằng cách sáng sáng ra... tiểu lên ngôi mộ.

Ngày tháng trôi qua, sau khi ông Tám từ trần, vì ngôi mộ không có bia vì đã bị ông Tám san bằng, một người nào đó trồng một cây xoài mà người ta cho là ngay phía trên chỗ cô Vân yên nghỉ.

Sau một vài hiện tượng bất thường, thiên hạ đồn là cây xoài có ma, đồng thời baœo nhau "ai mà phạm tới cái cây này, dù chỉ một cành nhoœ, cũng sẽ bị hồn ma hiện về bóp cổ".

Điều đáng nói là sau đó, tuy nhiều loại cây khác được trồng trong sân nhưng không một cây nào sống sót ngoại trừ cây xoài.

Luật sư Mão kết luận:

- Đó là lý do tại sao tôi nói là bà không nên đốn boœ cây xoài này.

Cha mẹ tôi nhìn nhau rồi nhìn cây xoài với veœ e dè trước khi mẹ tôi lên tiếng:

- Nếu cây xoài này đã được trồng ơœ đây lâu năm như vậy, có lẽ mình cũng không nên động đến làm gì.

Tuy mẹ tôi nói thế nhưng tôi biết mẹ tôi bị aœnh hươœng bơœi câu chuyện cuœa luật sư Mão.

Tôi thấy mấy người lớn hình như không được thoaœi mái lắm khi đứng gần cây xoài trong bầu không khí lặng ngắt như nghĩa trang sau câu chuyện cuœa luật sư Mão. Riêng tôi, tôi caœm thấy như trút được gánh nặng khi cha mẹ tôi cám ơn ông Mão trước khi lên xe ra về.

Thời gian kế tiếp là những ngày bận rộn. Trong khi mẹ tôi trông coi thợ sưœa sang ngôi nhà thì tôi phụ cha tôi sắp xếp đồ đạc. Chưa đầy ba tháng sau, căn nhà đã tươm tất và gia đình tôi dọn vào.

Sau mấy tuần lễ, tôi caœm thấy thích ngôi nhà và đời sống yên tĩnh cuœa vùng quê tuy không xa Sài Gòn là mấy, đồng thời tôi cũng caœm thấy sự ngự trị cuœa cây xoài ơœ vườn sau. Tôi thường nghĩ tới câu nói cuœa luật sư Mão "ai mà phạm tới cái cây này, dù chỉ một cành nhoœ, cũng sẽ bị hồn ma hiện về bóp cổ". Mỗi lần nghĩ tới câu nói đó tự nhiên tôi lại rùng mình. Rồi tôi thầm nghĩ "Vô lý! Bây giờ là thế kyœ 20, làm gì còn những chuyện ma quái đó nữa!". Tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn bị câu chuyện cuœa luật sư Mão - hay nói đúng hơn, cây xoài - ám aœnh, và tôi luôn luôn tự hoœi không biết việc gì sẽ xẩy ra nếu một người nào đó đụng chạm tới cây xoài.

Vào một buổi chiều nắng tốt, tôi quyết định tìm cho ra sự thật.

Tôi lấy một con dao xếp trong ngăn tuœ ra và cố toœ veœ bình tĩnh bằng cách huýt sáo om xòm trong khi mơœ cưœa sau bước ra vườn sau. Bật lưỡi dao ra, tôi hăm hơœ bước tới phía cây xoài. Đột nhiên tôi caœm thấy như caœ thế giới đều im lặng khiến tôi bị ù tai, đồng thời tôi cũng caœm thấy rõ rệt như có hàng ngàn con mắt vô hình đang trừng trừng theo dõi từng hành động cuœa tôi. Tôi rùng mình đứng khựng lại. Một cơn gió không biết từ đâu thổi tới bao quanh tôi như một cơn lốc. Cơn lốc bất ngờ không những không khiến tôi sợ hãi mà lại khiến tôi bực bội nghĩ thầm "Hừ! Nó định dùng gió nhốt mình hay sao ý mà!" và tôi bước tới mấy bước, giơ cao lưỡi dao... Đột nhiên một luồng gió mạnh ào tới như muốn đẩy tôi lui lại và cổ tay cầm dao cuœa tôi như bị một sức mạnh vô hình xiết chặt.

Tôi nghiến răng, gồng hai chân đứng thật vững và cố đè tay dao xuống. Tôi nhuœ thầm là bất kỳ việc gì xẩy ra, tôi quyết định xúc tiến những gì đã định.

Thình lình bàn tay cầm dao cuœa tôi nhẹ bỗng không còn bị kềm giữ gì nữa khiến tay tôi đâm mạnh xuống và nếu tôi không ngưng lại kịp thời, có lẽ lưỡi dao đã cắm phập vào bụng tôi. Tôi giận dữ nghĩ thầm "À, mày muốn đâm tao phaœi không? Để tao đâm mày cho mày biết" rồi ghim mạnh mũi dao vào thân cây xoài.

Tôi nghe rõ một tiếng đàn bà gào lên đau đớn đúng lúc một cơn gió mạnh nổi lên khiến caœ cây xoài rung động mạnh giữa lúc những giọt nhựa màu trắng đục ứa ra từ vết đâm nhiểu xuống thân cây. Đột nhiên hai cành cây lớn phuœ chụp xuống chỗ tôi đứng. Nhưng nhanh như cắt tôi đã nhaœy lui lại rồi quay lưng chạy thẳng vào nhà giữa tiếng gió thét gào và tiếng người đàn bà gầm thét đuổi theo.

Đóng sập cưœa sau lại, tôi vội vã cài chốt và đứng thơœ hổn hển giữa lúc cánh cưœa bị một cơn gió mạnh thổi vào bần bật như muốn đẩy bung ra.

Đêm hôm đó, từ cưœa sổ phòng nguœ trên lầu, tôi nhận thấy bóng cây xoài nằm dài tới nưœa cái sân rộng và hướng về phía phòng nguœ cuœa tôi. Tôi quan sát một lúc và thấy rõ là cái bóng cây trên mặt sân dường như bò lần tới hướng phòng nguœ cuœa tôi một cách chậm chạp. Tôi nhún vai cho là do aœnh hươœng cuœa mặt trăng.

Ngày hôm sau tôi ơœ tịt trong nhà không dám bước ra vườn khi nhớ lại tiếng đàn bà thét gào đau đớn - mà tôi nghĩ là cuœa cô Vân phù thuœy.

Đêm hôm đó, tôi nhận thấy bóng cây xoài nằm dài tới hai phần ba sân và cũng như đêm trước, bò lần về phía phòng nguœ cuœa tôi. Lần này tôi rùng mình nổi da gà khi nhớ lại câu chuyện cuœa luật sư Mão. Có phaœi vết dao đâm cuœa tôi đã mơœ đường cho hồn ma cuœa cô Vân có lối thoát ra và tìm bóp cổ tôi hay không?

Tôi cố trấn an "Tầm bậy! Làm gì có chuyện đó! Thời buổi văn minh khoa học này làm gì có những chuyện phù thuœy ma quái đó!".

Tuy nhiên tôi thầm nghĩ là đáng lẽ mình không nên đụng tới cây xoài.

Leo lên giường, tôi kéo mền che kín mặt mũi và cố thơœ thật nhẹ để nếu có gì xẩy ra, "cái gì đó" sẽ không nhìn thấy tôi và không biết tôi nằm đó.

Vào khoaœng nưœa đêm đột nhiên tôi bị đánh thức bơœi tiếng gió hú ghê rợn ngay bên cưœa sổ. Tôi len lén kéo mền xuống, liếc nhìn và thấy rõ bóng cây đã leo lên tới cưœa sổ trông giống như một bàn tay khổng lồ đang tìm cách mơœ cưœa. Trong lúc tim tôi như muốn nhaœy ra khoœi lồng ngực và chưa biết phaœi làm gì thì bàn tay đã phuœ kín khung cưœa và từ từ biến thành hình một người đàn bà. Tôi thấy rõ đôi mắt bà ta là hai cái lỗ sâu hoắm nhưng lại sáng long lanh. Cái miệng đoœ lòm cuœa bà ta mơœ ra khép lại một cách đau đớn và thoát ra những tiếng gào la điên dại. Hai bàn tay với mười cái móng nhọn hoắt cào xoèn xoẹt vào cưœa sổ như muốn tìm đường chui vào. Rồi hai hàm răng bà ta nghiến lại thành những tiếng gầm gừ "Mày không thoát khoœi tay tao! Mày không thoát khoœi tay tao!"...

Đúng lúc đó, một tiếng sấm nổ vang và bóng người đàn bà biến mất.

Tới lúc đó tôi mới phaœn ứng được bằng cách nhaœy xuống giường, chạy sang phòng nguœ cuœa ba mẹ tôi, vừa thơœ vừa thuật lại những gì xẩy ra.

Ba tôi vỗ vai tôi:

- Con biết rõ là thời buổi này làm gì có ma quỉ phaœi không? Ba nghĩ chắc là con vừa traœi qua một cơn ác mộng.

Mẹ tôi vuốt tóc tôi:

- Ba con nói đúng đó. Hồi nhoœ mẹ cũng sợ ma, cũng nằm mơ thấy đuœ thứ. Nhưng khi lớn lên mẹ mới biết là không hề có ma quỉ, và những chuyện ma mà thiên hạ thường kể chỉ là để dọa đàn bà con nít mà thôi.

Thôi con về nguœ đi, mẹ biết chắc là không có gì xẩy ra đâu.

Lời nói cuœa ba mẹ tôi khiến tôi yên tâm phần nào khi tự trấn an là ba mẹ tôi nói đúng.

Dầu sao thì đêm hôm sau trước khi lên giường, tôi cũng kiểm soát cưœa sổ thật kỹ và đóng chặt caœ hai cánh cưœa chớp bên ngoài.

Vào khoaœng nưœa đêm, tôi lại giật mình thức giấc vì tiếng gió hú ghê rợn bên ngoài cưœa sổ. Trong lúc tôi còn đang mắt nhắm mắt mơœ thì mấy tiếng động ình ình vang lên và căn phòng có veœ sáng hơn. Tôi dụi mắt nhìn ra cưœa sổ thì thấy hai cánh cưœa chớp đã bị gió thổi bung ra dù tôi đã cài chốt cẩn thận. Ngoài cưœa kiếng, bàn tay khổng lồ đen thui lại xuất hiện, và lần này nó không tìm cách mơœ cưœa mà bò vào qua kẽ hơœ dưới cưœa kiếng. Tôi kinh hoàng ngồi bật dậy nhìn không chớp mắt vào cái "giòng" bóng đen đang chaœy vào phòng.

Cái bóng đen từ từ lọt qua khe cưœa trong khi tôi quá sợ hãi ngồi bất động. Tôi muốn la lớn cho ba mẹ tôi hay nhưng không tài nào mơœ miệng.

Rồi cái bóng đen từ trên thành cưœa sổ bò lần xuống đất trước khi bò tới phía giường nguœ cuœa tôi. Khi cái bóng tới sát chân giường và khơœi sự bò lên thành giường thì tôi như tỉnh nguœ, và như một cái lò xo, nhẩy tung lên khoœi mặt giường, phóng xuống đất chạy tới một góc phòng.

Cái bóng vẫn từ từ bò lên giường, bò ngang giường rồi bò xuống giường phía đối diện, trước khi từ từ bò tới chỗ tôi đang đứng. Đột nhiên nó ngưng lại và như một làn khói, toœa nhẹ lên không, xoay tròn như một cơn lốc, và ngay trước mắt tôi, một khuôn mặt đàn bà đầu tóc rũ rượi với cái miệng đoœ lòm xuất hiện. Rồi tới thân hình, đôi chân, và cuối cùng đôi tay dài thoòng, ốm tong teo với những cái móng nhọn hoắt chĩa thẳng về phía tôi khiến tôi run rẩy bước lui lại nhưng không được vì tôi đã đứng sát tường.

Khuôn mặt đàn bà - mà tôi biết là cuœa cô Vân phù thuœy - ngưœa cổ ra phía sau lắc lư mấy cái trong khi cái miệng đoœ lòm phát ra tiếng cười ằng ặc thật ghê rợn. Trong cơn khuœng khiếp, tôi thu hết can đaœm phóng ra phía cưœa. Như một trận cuồng phong, cô Vân phù thuœy bay vụt theo tôi và tôi caœm thấy như bị bao phuœ bơœi một luồng hơi lạnh và caœm thấy bị hai cánh tay như hai cái vòi bạch tuộc trơn trợt quấn quanh cổ tôi khiến tôi gần ngộp thơœ.

Baœn năng sinh tồn khiến tôi thu hết tàn lực bung ra thật mạnh khiến hai cái vòi bạch tuộc sút ra và tôi phóng như bay xuống cầu thang như bị... ma đuổi. Rồi tôi xô cưœa phóng ra ngoài trước khi đóng sập lại.

Trong khi tôi đang đứng tựa cưœa thơœ hổn hển thì từ khe cưœa, cái đầu tóc rũ rượi cuœa cô Vân phù thuœy từ từ ló ra, rồi tới cái cổ, cái mình... Có lẽ tôi không thể trốn chạy được cái hồn ma khuœng khiếp này!

Đột nhiên một ý nghĩ chợt loé lên trong óc tôi. Nếu tôi tìm cách tấn công cây xoài, chắc chắn hồn ma cuœa cô Vân phù thuœy phaœi trơœ về baœo vệ. Và thế là trong khi bóng ma còn đang chui ra thì tôi đã chạy thật lẹ ra nhà kho sau vườn, lấy cái rìu bổ cuœi chạy thẳng tới phía cây xoài. Nhìn ngược lại phía sau, tôi thấy bóng ma cô Vân phù thuœy đang lướt tới, khuôn mặt cô ta méo mó một cách khuœng khiếp với veœ đớn đau cùng cực. Không để chậm một giây, tôi giơ cái rìu lên khoœi đầu và chặt mạnh vào thân cây. Khi lưỡi búa vừa ghim vào thân cây, một tiếng gào khuœng khiếp vang lên như xé nát màn đêm, cái cây rung lên bần bật, những cái cành khẳng khiu đập mạnh vào nhau và tôi thấy mình bị bao phuœ bơœi một trận cuồng phong quái gơœ vì những ngọn gió sắc như những lưỡi dao đang thi nhau đâm mạnh vào đầu, vào mặt, và bụng, vào ngực, vào tay chân tôi từ bốn phía.

Đã tới tình trạng này, tôi phaœi chiến đấu tới cùng. Nghĩ thế, tôi giựt mạnh lưỡi rìu ra, giơ lên, liên tục chặt vào thân cây một cách điên cuồng tới khi một maœng lớn bị chặt bung ra, bay lên không trước khi rớt xuống ngay phía trên đầu tôi.

Tôi buông vội cái rìu, nhaœy lui lại mấy bước.

Tôi nghĩ rằng mình đã tính đúng khi thấy bóng ma cô Vân phù thuœy như một làn khói bị hút vào chỗ maœng cây vừa văng ra. Nhưng gió dường như thổi mạnh hơn khiến cái cây rung lên giận dữ hơn.

Tôi biết rằng đây là cuộc chiến một mất một còn mà tôi là người phaœi kết thúc để đem phần thắng về mình. Nghĩ thế, tôi bước tới, lượm lưỡi rìu lên. Dù caœ thân mình tôi đau đớn vì bị những lưỡi dao gió ghim vào da thịt, dù hai tay tôi nhức buốt sau khi tung ra những nhát búa điên cuồng, dù đầu tôi nhức như búa bổ, dù ngực tôi nóng ran vì thiếu dưỡng khí, tôi biết là tôi phaœi tiếp tục.

Đột nhiên từ sau lưng tôi, hai bàn tay chụp lấy vai tôi. Phaœn ứng tự nhiên khiến tôi hất mạnh, quay vụt lại giơ rìu lên. Nhưng tôi hạ ngay lưỡi rìu xuống khi thấy người đang đứng trước mặt là ba tôi.

Ba tôi hoœi với veœ ngạc nhiên tột độ:

- Con làm cái gì đó?

Tôi vừa thơœ vừa nói với giọng van lơn:

- Thưa ba, ba chặt ngay cái cây này xuống cho con. Mình không có nhiều thì giờ nữa. Có một hồn ma trong cây này. Ba đốn cái cây này dùm con, con mệt quá rồi!

Ba tôi nhìn sững:

- Con nói cái gì vậy? Hồn ma trong cây xoài? Và con nhất định chặt cây giữa cơn giông? Con làm sao vậy? Boœ rìu xuống, đi vào trong nhà.

Rõ rệt là ba tôi đang làm mất những phút giây quí báu nhất! Tôi toan quay lại tiếp tục ra tay thì mẹ tôi lốc xốc chạy ra, cố gào lên trong tiếng gió thét gầm:

- Cái gì thế này? Hai bố con làm gì ngoài sân vào nưœa đêm, giữa lúc trời giông bão như thế này?

Tôi năn nỉ mẹ tôi:

- Con sẽ kể mẹ nghe. Mẹ nói ba đốn cái cây này cho con ngay bây giờ đi.

Đột nhiên gió thổi mạnh hơn nữa khiến chúng tôi đứng không muốn vững. Mẹ tôi nhìn tôi không chớp mắt với veœ ngạc nhiên cực độ. Tôi gào lên:

- Mẹ, cái cây này có ma. Mẹ nói ba đốn nó ngay đi.

Mẹ tôi nhìn ba tôi la lớn:

- Anh làm những gì con nó muốn đi.

Ba tôi có veœ ngần ngại nhưng rồi bước tới, lấy cái rìu trong tay tôi và khơœi sự ghim những lưỡi rìu bén ngót vào thân cây. Những tiếng đàn bà gào thét vang lên giữa lúc những giòng nhựa đoœ như máu từ thân cây trào ra khiến mẹ tôi có veœ sợ hãi, lui lại mấy bước.

Trong lúc cái cây rung lên giận dữ thì ba tôi như giận dữ hơn, vung tay chặt liên tục tới khi những tiếng răng rắc vang lên, thân cây như chao đi trước khi đổ ầm xuống, phuœ lên mặt sân. Tôi la lớn:

- Đốt boœ cái gốc còn lại đi ba.

Mẹ tôi cũng lên tiếng với veœ khẩn cấp:

- Đốt ngay đi anh.

Rồi ba tôi và tôi beœ mấy cành khô, chất quanh phần thân cây còn sót lại, cao khoaœng nưœa thước. Ba tôi vào nhà kho lấy chai dầu lưœa ra, tưới lên và châm lưœa. Ngọn lưœa vừa bùng lên thì những tiếng gào la lại vang lên thật khuœng khiếp khiến tôi nổi da gà, mẹ tôi run rẩy trong khi cha tôi chau mày lắc đầu.

Chúng tôi đứng nép vào nhau theo dõi lưỡi lưœa bốc lên cao, nhaœy múa trong cơn gió lúc này đã dịu dần.

Sáng hôm sau, tôi đào phần thân cây cháy đen còn sót lại trên mặt đất. Rồi ba tôi trộn xi măng, đổ lên chỗ cây xoài ma từng ngự trị.

Tôi tin rằng - và cầu mong - hồn cô Vân phù thuœy đã trơœ về an nghỉ dưới lòng đất, nơi cô từng được an táng để chờ ngày siêu thoát. Dù sao thì những ngày sau đó, tôi không bao giờ ra sân một mình vào đêm tối nữa.

Nhưng thực ra, không ai có thể biết được tương lai. Có thể bây giờ một người nào đó đang cư ngụ trong căn nhà cuœa ba mẹ tôi ơœ Thuœ Đức, vì một sự thúc đẩy vô hình nào đó, đã trồng một cái cây khác lên chỗ cũ cuœa cây xoài - vị trí trồng cây lý tươœng để đem lại bóng mát cho sân - và những rễ cây lại có thể làm động nắm xương tàn cuœa cô Vân phù thuœy đang nằm yên dưới lòng đất lạnh, đánh động hồn cô, khiến cô lại tiếp tục phaœi ơœ lại để hằng đêm xõa tóc ngồi vắt veœo trên những tàng cây, ôn lại những gì đã xẩy ra cho cô trong những ngày - và đêm - dài thế kyœ...

... Cho tới một ngày nào đó, một đứa bé tinh nghịch như tôi bước ra sân với một lưỡi dao nhọn và câu chuyện lại khơœi đầu!

Căn nhà bà cố

Nhiều người nói rằng người Việt Nam thường sợ ma hơn người Tây phương vì ngay từ thuở nhỏ chúng ta đã được nghe người lớn kể chuyện ma, và những đứa nhỏ nào càng nhát gan bao nhiêu lại càng thích nghe chuyện ma bấy nhiêu. Nhận xét này chưa chắc đã đúng vì các nước Tây phương cũng có rất nhiều người sợ ma, chứng cớ là một số chuyện ma được coi là có thật đã được đưa lên màn bạc, thu hút không biết bao nhiêu triệu khán giả trên thế giới. Ngoài ra, chắc hẳn quí độc giả cũng biết rằng Anh quốc được coi là quốc gia nhiều ma nhất Âu châu. Nhằm mục đích chứng minh rằng ma không phaœi chỉ hiện diện ơœ Việt Nam mà có mặt trên khắp thế giới, đủ các loại ma từ ma da đen đến ma da đỏ, từ ma da trắng tới ma da vàng... Chúng tôi cố gắng sưu tập những chuyện ma trên thế giới để làm công việc của... Người kể chuyện ma.

Câu chuyện đầu tiên mà NKCM gởi tới quí vị hôm nay là chuyện "Ngôi nhà của bà cố", một chuyện ma Hoa Kỳ với tên các nhân vật được Việt Nam hóa để dễ nhớ, vì hễ có nhớ tên quí vị mới nhớ câu chuyện, mà có nhớ câu chuyện thì khi nào ở nhà một mình về đêm, quí vị mới biết thế nào là sợ ma.

Khi còn theo học bậc cao đẳng, tôi cư ngụ trong một ngôi nhà do ông cố tôi xây từ năm 1915. Ông từ trần trong căn nhà này vào thập niên 1940 và bà cố tôi tiếp tục ở đó cho tới khi khăn gói đi tìm ông tôi vào năm 1978. Bà cố rất thương tôi vì tôi là thằng chắt đầu tiên của ông bà, và tôi được đặt tên là An, tên của ông tôi. Căn nhà của ông bà cố là loại nhà hai tầng kiểu Victoria nằm cách mặt đường khoảng 20 thước. Trước nhà là hai cây xồi khổng lồ cành lá xum xuê khiến những ai không để ý, từ ngoài đường không thể nhìn rõ ngôi nhà. Sau khi bà cố tôi từ trần, ông nội tôi chia ngôi nhà thành ba apartment rộng rãi, một apartment trên lầu với ba phòng ngủ, và hai apartmanet dưới nhà mỗi cái hai phòng ngủ, cho sinh viên mướn vì nhà chỉ cách trường đại học Winthrop chưa đầy hai trăm thước. Khi tôi lên đại học, dĩ nhiên tôi tới ở đây, trong apartment trên lầu cùng hai bạn học, mỗi đứa một phòng. Hai căn dưới nhà mỗi căn cũng có hai sinh viên cư ngụ.

Sau khi ở đây chừng hai tháng, hai người bạn ở chung apartment với tôi cho biết nhiều đêm họ đột nhiên thức giấc vì có cảm tưởng rõ rệt là có người lạ mặt trong phòng. Vì đó là một cảm tưởng rất thực nên họ đã kiểm soát phòng tắm, phòng vệ sinh, cửa ra vào, cửa sổ, tủ áo... nhưng không thấy gì hết. Tôi thú nhận với họ rằng chính tôi nhiều đêm cũng có cảm giác tương tự. Sau khi thảo luận, chúng tôi cho rằng có lẽ vì ngôi nhà quá cũ, thỉnh thoaœng cột kèo sàn ván lại kêu cọt cà cọt kẹt khiến chúng tôi thức giấc và có thể có cảm tưởng như vậy.

Tuy nhiên các sinh viên ở hai apartment bên dưới cũng nói rằng họ có cùng cảm giác như chúng tôi. Nhiều lần họ đột nhiên giật mình thức giấc giữa nữa đêm với cảm tưởng có người lạ mặt trong phòng. Lời giải thích rằng ngôi nhà quá cũ tạo nên những tiếng động khác thường vào lúc nữa đêm không thuyết phục được Bổn, một sinh viên ở tầng dưới, và anh đã dọn ra ở chung với người bạn gái.

Mấy tuần sau, một nữ sinh viên ở tầng trệt, cũng không chịu nổi cái cảm giác hãi hùng vào lúc nữa đêm về sáng vì sự hiện diện vô hình nào đó nên cũng cuốn gói dọn đi nơi khác.

Thực ra chính tôi cũng cảm thấy e ngại, và tuy không nói ra, tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng nhà có ma. Riêng tôi, tôi tự an ủi rằng nếu trong nhà thực sự có ma thì hồn ma đó chắc chắn là của một người đã khuất trong gia đình tôi, và nếu hằng đêm hồn ma này có hiện về đi thăm từng phòng một, chắc cũng chỉ để trông chừng chúng tôi mà thôi. Những người còn lại cũng cố cho rằng cảm tưởng bất thường đó bắt nguồn từ sự cũ kỹ của ngôi nhà và của hai cây xồi cổ thụ phía trước với những cành khẳng khiu rủ lá, nhiều khi trông như những cánh tay ma quờ quạng giữa đêm trường.

Tình trạng sống trong lo lắng và tự an ủi này kéo dài tới một buổi sáng tháng Tư năm 1990 khi tôi xuống lầu để tới trường cho kịp buổi diễn giảng vào lúc 8 giờ. Vừa xuống được nữa cầu thang bên hông nhà, tôi thấy Hợp, một nữ sinh viên ngụ tại một căn phòng ở tầng dưới, ôm mền ngồi ở hiên trước. Hợp là một nữ sinh viên cao đẳng nghệ thuật tại trường đại học Winthrop, và tuy không phải là bạn, chúng tôi dĩ nhiên phải biết nhau vì cùng ở chung một nhà. Sáng hôm đó mặt mũi Hợp trông bơ phờ - mà tôi nghĩ rằng chữ "kinh hãi" có lẽ gần đúng hơn, và có vẻ chờ đợi tôi. Khi tôi chào cô và hỏi cô có việc gì mà ôm mền ngồi trước cửa, Hợp kể cho tôi nghe một kinh nghiệm hãi hùng bằng một giọng còn run rẩy. Cô cho biết đêm hôm trước cô thức khuya nằm trên giường đọc sách, vừa đọc vừa vuốt ve con mèo nhỏ nằm cạnh cô. Đột nhiên con mèo như "cứng mình lại" (nguyên văn lời Hợp nói) và gừ gừ một cách hãi hùng.

Hợp bèn đặt quyển sách xuống, hướng tầm mắt về phía con mèo đang gừ gừ, và đột nhiên cô lạnh toát cả xương sống khi thấy hình dáng một bà lão bé nhỏ có vẻ lâng lâng như sương khói đang ngồi trên một cái ghế cách giường ngủ của cô khoảng năm sáu thước, nhìn chầm chập vào cô bằng đôi mắt, hay nói đúng hơn bằng hai hốc mắt, đen ngòm sâu thẳm.

Sự kinh hoàng khiến Hợp nằm chết cứng, tiếng la kinh hoàng của cô bị tắc nghẽn trong cổ họng, đôi mắt trợn trừng nhìn "hình dáng" bà lão bé nhỏ lâng lâng như sương khói mà Hợp biết chắc là một hồn ma. Tình trạng hãi hùng này có lẽ chỉ diễn ra trong năm mười giây đồng hồ, nhưng đối với Hợp, dài như vô tận. Khi "hình dáng" bà lão đột nhiên tan biến, Hợp mới vùng thoát ra được sự kinh hoàng vẫn giữ chặt cô trên giường, ngồi bật dậy, chụp lấy cái mền, phóng xuống giường, lao mình đẩy tung cửa trước, chạy ra ngồi run rẩy suốt đêm dưới hiên trước cho đến sáng.

Thoạt tiên, bản chất nghệ sĩ cũng như lối ăn mặc bất cần đời của Hợp khiến tôi nghĩ rằng có lẽ cô đã uống rượu hoặc hút cần sa ma túy tạo cho cô cái ảo giác đó. Nói cách khác, tôi không tin một chút nào câu chuyện của cô. Dù sao tôi cũng tìm lời an ủi Hợp và nói rằng có thể cô gặp cơn ác mộng hoặc một cái gì đó, nhưng Hợp cả quyết rằng những gì nàng vừa kể hoàn toàn là sự thật một trăm phần trăm.

Chiều hôm đó trước khi trở lại nhà, tôi ghé nhà cha mẹ tôi cũng ở gần đó và kể cho cha tôi câu chuyện của Hợp. Cha tôi nghe một cách chăm chú rồi hỏi tôi xem ông có thể gặp và nói chuyện với Hợp được không. Tôi bèn điện thoại cho Hợp, nói với cô rằng tôi đã kể câu chuyện mà cô nói với tôi hồi sáng cho cha tôi nghe, và bây giờ cha tôi muốn tới gặp cô. Hợp đồng ý, có lẽ chỉ vì cô biết cha tôi là chủ nhà. Trước khi lên đường, cha tôi lấy một bức hình của bà cố tôi bỏ vào túi. Khi chúng tôi tới nơi, Hợp vẫn có vẻ bồn chồn, bứt rứt. Khi cô kể lại câu chuyện mà tôi đã nghe vào buổi sáng, cha tôi có vẻ chăm chú lắng nghe. Khi cô kể xong, cha tôi nói rằng "hình dáng" bà lão bé nhỏ mà Hợp nhìn thấy trong đêm có thể là bà cố tôi. Tôi thấy rõ vẻ hãi hùng trong đôi mắt Hợp khi nghe câu "kết luận" của ba tôi.

Khi ba tôi hỏi Hợp xem cô có muốn coi hình bà cố tôi xem có phải là người mà cô đã gặp đêm hôm trước hay không, Hợp có vẻ ngần ngại nhưng rồi đồng ý. Khi ba tôi đưa bức hình bà cố tôi ra trước mắt Hợp, cô chỉ nhìn bức hình trong khoảng hai giây rồi gục xuống cái ghế kế bên, vừa khóc nức nở vừa đưa tay đẩy bức hình ra xa.

Không một diễn viên thượng thặng nào có thể diễn xuất nét mặt kinh hoàng của Hợp khi nhìn thấy bức hình của hồn ma mà nàng đã đối diện đêm hôm trước, và không còn nghi ngờ gì nữa, chính hồn ma của bà cố tôi đã trở về ngôi nhà cũ, thăm lại từng căn phòng quen thuộc ngày xưa.

Để Hợp thổn thức trong vài phút, ba tôi tìm lời khuyên nhủ khi nói với nàng rằng bà cố tôi là một người rất tốt, luôn giúp đỡ mọi người, và bà chỉ trở về thăm lại nơi bà đã sống hạnh phúc một đời chứ không hề quấy phá ai. Ngay cả việc Hợp nhìn thấy hồn ma của bà khiến nàng kinh hãi cũng là một sự bất ngờ mà có lẽ chính bà không muốn.

Tuy nhiên vì ba tôi rất thật thà nên ông nói thêm rằng có thể bà cố tôi đã về ngồi yên lặng trong phòng Hợp nhiều lần mà Hợp không biết, lần này Hợp mới thấy chỉ vì con mèo gừ gừ khi trông thấy bà và bà biến đi không kịp. Tôi không kịp cản cha tôi vì tôi biết rằng những gì ông nói chỉ khiến Hợp hãi hùng hơn, vì chỉ nhìn thấy bà có một lần nàng đã gần muốn chết, nếu bà đã lui tới phòng nàng nhiều lần, chắc Hợp sẽ không thể ở thêm một ngày. Khi Hợp đã thôi thổn thức tuy những nét hãi hùng vẫn còn in đậm trên khuôn mặt bơ phờ mất ngủ, người cha thật thà của tôi lại nói rằng phòng này chính là phòng ngủ ngày trước của bà cố tôi và cũng chính là nơi bà trút hơi thở sau cùng.

Tôi không hiểu làm sao Hợp có thể ở lại qua đêm hôm đó, vì mãi tới chiều hôm sau, sau khi tìm được một nơi tạm trú với một người bạn, nàng mới dọn ra khỏi ngôi nhà và từ đó không bao giờ Hợp còn trở lại ngôi nhà này nữa. Một điều tôi biết chắc là trong tương lai nếu có ai hỏi Hợp rằng nàng có tin là có ma hay không, và nàng có bao giờ gặp ma hay chưa, cả hai câu trả lời chắc chắn có thể xác định.

Quí độc giả vừa đọc câu chuyện của một sinh viên viện đại học Winthrop Hoa Kỳ nói về trường hợp hồn ma bà cố của anh hiện về. Sau đây là câu chuyện của một thiếu nữ Hoa Kỳ...

...Người đàn ông làm việc với mẹ tôi nhận thấy mẹ tôi có vẻ lo lắng, bứt rứt, không được bình thường. Mẹ tôi nói với ông ta rằng có lẽ ông ta nói đúng vì khi đi qua cửa phòng tôi, từ trong khóe mắt, mẹ tôi nhìn thấy một bóng người màu trắng.

Khi đó tôi mới mười bẩy tuổi và còn sống với mẹ. Không hiểu tại sao, tuy chưa hề biết ba tôi, tự nhiên người đàn ông mô tả hình dáng ba tôi cho mẹ tôi nghe và nói rằng cha tôi đã chết một cách dữ dội. Mẹ tôi thú nhận rằng cha tôi lái xe trong lúc say sưa và đã chết trong một tai nạn khủng khiếp tới độ cảnh sát không biết ai là người lái. Người đàn ông này nói thêm rằng tuy đã chết, cha tôi luôn theo phù hộ tôi. Khi được mẹ tôi cho biết điều này, tôi bắt đầu nhận thức được rằng quả thực có một điều gì bất thường đã xẩy ra cho tôi vào tối chủ nhật hoặc tối thứ hai tuần trước. Tối hôm đó, khi đi ngang qua phòng ngủ của tôi để tới phòng mẹ tôi, tôi đã trông thấy một cái gì đó mà tôi không biết chắc là cái gì. Rồi cách đây bốn hôm, một buổi tối trong khi đang cố ngủ, đột nhiên tôi cảm thấy như bị bao phủ bởi một luồng khí lạnh. Tôi quấn chặt cái mền quanh mình nhưng vẫn run rẩy vì luồng khí lạnh vẫn phủ kín người tôi. Nhưng rồi tôi đi vào giấc ngủ lúc nào không biết. Khi tôi kể chuyện này cho một chuyên viên thần linh học, ông ta nói rằng khi tôi cảm thấy bị bao phủ bởi luồng khí lạnh, đó là lúc ba tôi hiện về đứng bên giường nhìn tôi.

Tối hôm qua, một việc bất thường khác lại xẩy ra. Trong khi tôi đang ngồi trên sa lông vừa hút thuốc (tôi cầm điếu thuốc bằng tay trái) vừa nghe nhạc thì đột nhiên từ một khóe mắt, tôi nhận thấy như có một cái gì trăng trắng. Tôi quay đầu sang bên phải và nhìn thấy vật trắng đó, có vẻ như khói thuốc, nhưng không phải khói từ điếu thuốc tôi đang cầm vì điếu thuốc ở tay trái mà tôi lại đang nhìn về phía tay mặt.

Tôi nhìn chăm chú vào "vật" trắng, hay nói đúng hơn là làn sương hoặc làn khói trắng cho đến khi nó tan biến, nhưng trước khi tan biến, làn sương khói này tạo thành hình một bàn tay khiến tôi toát mồ hôi lạnh, toàn thân như tê liệt trong khi đôi mắt vẫn trừng trừng nhìn vào bàn tay cho đến khi nó hoàn toàn tan biến vào hư không. Ngoài hai việc bất thường trên, một việc nữa cũng xẩy ra cho tôi, có liên hệ tới một người con trai mà tôi thương mến. Người bạn trai của tôi tên là Thông, và tuy chỉ mới biết nhau khoảng ba bốn tháng, mối liên hệ giữa chúng tôi đã trở nên vô cùng thân thiết và tôi dành cho Thông một cảm tình đặc biệt.

Nhưng rồi Thông đột ngột từ trần và kể từ khi anh chết tới nay, tôi đã nằm mơ thấy anh cả thẩy ba lần nhưng tôi không hiểu những giấc mơ đó có ý nghĩa gì. Khoảng hai tháng sau khi Thông chết, tôi nằm mơ thấy mình đang có mặt trong một bữa tiệc và Thông đang ngồi trên một cái skateboard. Khi tôi bước tới với anh, anh ngước nhìn tôi với đôi mắt vô hồn, đen thẳm, không tròng trắng, không con ngươi, mà chỉ là hai tròng đen thật đen khiến tôi hãi hùng. Và cho tới nay tôi vẫn nguyên cảm giác đó.

Rồi mấy tháng sau, khi tôi tới nghỉ hè ở nhà một người bạn, một đêm tôi nằm mơ thấy Thông tới nhà tôi. Trong khi nói chuyện với tôi, Thông khóc và hỏi tôi rằng tôi có bao giờ nghĩ tới anh không. Tôi nói rằng tôi luôn luôn lo lắng cho anh và tôi cũng khóc. Thông đứng dậy giã từ và nói rằng anh sẽ gặp lại tôi. Trong giấc mơ cuối cùng, tôi thấy mình đang ở trong một ngôi nhà với ba người bạn thì một cơn lốc kéo tới. Chúng tôi chậy xuống tầng trệt và tôi chạy về phía cuối một căn phòng. Tới nơi, đột nhiên tôi nghe tiếng Thông thật rõ ràng bảo tôi chui xuống dưới cầu thang. Tôi vừa chui xuống phía dưới cầu thang thì cơn lốc cuốn tung mái nhà và xô đổ cả bốn bức tường khiến cả ngôi nhà bị văng đầy gạch ngói, chỉ có chỗ tôi nấp là được an toàn. Thông nói với tôi rằng anh không bao giờ muốn làm hại tôi và tôi nên hiểu rằng tuy anh đã đi rồi, một ngày gần đây chúng tôi sẽ gập lại. Khi nghe câu nói cuối cùng của anh, tôi bừng tỉnh. Điều đáng nói là tôi rất yêu Thông nhưng không cho ai biết mãi tới sau khi anh chết.

Nhưng hình như Thông đã khám phá hoặc đã biết điều này trước khi anh chết. Khi viết lại những hàng chữ này, tôi không biết có thực cha tôi vẫn theo phù hộ tôi như một đồng nghiệp của mẹ tôi đã nói hay không? Không biết Thông có theo bảo vệ tôi không?

Không biết hai hồn ma mà tôi thương yêu có đụng độ với nhau hay không? Và không biết câu nói của Thông "Một ngày gần đây chúng mình sẽ gặp lại" có nghĩa là một ngày gần đây anh sẽ về "bắt" tôi, hoặc run rủi cho tôi gặp tai nạn để đón tôi về bên kia thế giới hay không?

Bài hát chết người

Có thể nào một bài hát làm cho người nghe nó phải chết không? Nghe có vẻ phi lý, nhưng đó là sự thật đối với một bài hát mang tên Gloomy Sunday.

"Gloomy Sunday" là tên của một bài hát kể về 1 tình yêu đã mất. Thật đúng như tựa đề của nó, bài hát được viết vào một ngày Chúa Nhật thật ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi 1 nhà soạn nhạc tên là Reszo Seress.

Reszo thường nằm nguyên ngày trong căn phòng của mình ở thủ đô Paris. Người phụ nữ anh yêu vừa cự tuyệt tình yêu cao thượng của anh. Reszo luôn luôn tôn thờ tình yêu của mình, nên vì vậy anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình yêu của anh bị từ chối. Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác ra bài hát sầu thảm nhất trong đời. Khi bài nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia, nhưng bài hát của anh ta thật hay - đủ hay để được đưa vào dĩa nhạc thời bấy giờ.

Khi Reszo cố gắng bán "Gloomy Sunday", thoạt đầu anh đã gặp nhiều khó khăn khi tìm người tiêu thụ. Các nhà sản xuất dĩa nhạc cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành 1 dĩa nhạc có giá trị.

Một nhà sản xuất đã viết rằng: " Có cả một mối tuyệt vọng bị cưỡng ép thật kinh khủng trong bài hát ấy. Tôi không nghĩ rằng nó sẽ đem lại điều gì hay ho cho người nào nghe bài hát ấy."

Nhưng không vì thế mà Reszo ngừng cố gắng để tìm mối tiêu thụ. Cuối cùng, anh ta đã tìm được một nhà sản xuất chịu phát hành nhạc của anh. Khi bài hát được tung ra thị trường cũng là lúc nhiều sự việc lạ lùng bắt đầu xảy ra.

Một người đàn ông đang ngồi trong 1 quán café đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản "Gloomy Sundaỵ" Người đàn ông ngồi tại bàn ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bài nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, người đàn ông trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy 1 chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời mình.

Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng thật trẻ đã tự treo cổ tại Berlin. Nằm phía dưới chân của cô gái là tờ nhạc của bài "Gloomy Sunday".

Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự tử trong căn apartment bằng hơi ga đã để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc "Gloomy Sunday" được chơi vào buổi lễ an táng cô.

Khắp thế giới, có nhiều bài tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấỵ Ca sĩ chết trong lúc hát. Người ta chết trong lúc nghe.

Cuối cùng thì công ty truyền thông Anh Quốc phải cấm hẳn bài "Gloomy Sunday" vào những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng. Công ty này không thể làm ngơ trước những lời phiền hà đến từ bài hát ấy.

Nhiều hệ thống viễn thông Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm giống vậỵ Mười lăm quốc gia khác đã đâm đơn kiện bài hát. Các luật sư quanh thế giới đã tranh luận

rằng người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả của sự sáng tạo của anh ta hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát thì nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta còn cản thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát "tự tử" này (suicide song).

Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt gì đến tuổi tác hay tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự hủy diệt đời mình bằng cách nhảy từ cánh cửa sổ lầu bảy xuống trong khi bài nhạc đang hát. Một cô gái 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn cầm một bản copy của bài "Gloomy Sunday".

Một nạn nhân trẻ tuổi khác, một cậu bé sai vặt người Ý, đang đi ngang một người ăn xin trên lề đường đang hát bản nhạc "Gloomy Sunday" đột nhiên dừng lại, để chiếc xe đạp của cậu sang một bên, tiến dần đến chỗ người ăn xin và cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu gần đấy và tự nhảy xuống tìm lấy cái chết.

Báo chí lượm lặt hết tất cả những câu chuyện và gửi phóng viên đến phỏng vấn Reszo và hỏi anh ta nghĩ gì về điều ấỵ Nhưng Reszo cũng bàng hoàng như bao người khác. Anh ta cũng chẳng hiểu vì sao bài hát của mình đã gây ra nhiều điều bất thường đến vậy.

Từ đó, người soạn nhạc dường như bị truyền nhiễm những điều bất lành theo sau bài nhạc bất cứ khi nào và nơi đâu khi bản nhạc được chơi lên. Khi bài "Gloomy Sunday" trở thành một "top hit" trong tuần, Reszo đã viết một lá thư gửi cho người yêu cũ của chàng và xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưa.

Ngày hôm sau, người ta tìm thấy thi hài của cô gái trẻ đã chết vì uống thuốc quá liều lượng. Bên cạnh cô ta là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc trên ấy nhưng còn có thể đọc được. Đó là tên của bài nhạc "Gloomy Sunday".

Đến lúc này thì Reszo chẳng còn nghi ngờ gì về bài hát mang đầy tính nguyền rủa của chính mình. Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bài nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nổ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một loại trái cấm.

Trong mỗi quốc gia, số người chết lại càng gia tăng. Bài hát đã đem lại nhiều lời đồn đãi chết người đến nỗi các nhạc sĩ không dám chơi bài ấy hay thậm chí các ca sĩ cũng sợ không dám hát.

Thời gian trôi quạ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấỵ Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống.

Vào thời điểm này Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc quyết định nới lỏng lệnh cấm bài hát. Đài BBC cho phát thanh "Gloomy Sunday" trên làn sóng điện, nhưng bấy giờ bài nhạc chỉ còn là một hợp tấu khúc (orchestral piece). Từ ấy bài hát được sửa lại theo lối hoà âm hợp khúc này.

Cũng bài nhạc được sửa lại theo kiểu version mới này được phát ra và cứ lập đi lập lại hàng giờ trong một căn apartment nhỏ. Người cảnh sát đi tuần gần đấy cứ phải nghe mãi một bài hát và lấy làm lạ. Tiếng âm nhạc phát ra từ cánh cửa sổ của một hộ apartment trên con phố mà người cảnh sát tuần tiểu. Cảm thấy lạ vì người nào có thể nghe mãi một bài hát cứ hát đi hát lại mãi thật nhiều lần mà không ngừng nghỉ, người cảnh sát cuối cùng quyết định điều tra.

Khi viên cảnh sát bước vào căn nhà, "Gloomy Sunday" đang được hát trên dàn máy hát xoay tròn tự động. Thân thể của một thiếu phụ đang nằm cạnh chiếc bàn nơi để chiếc máy hát đang chạỵ Người thiếu phụ đã chết với một liều thuốc ngủ cực mạnh.

Đây mới chỉ là một bắt đầu của hàng loạt cuộc tự tử khác nối tiếp. Một lần nữa, Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc phải ra cấm lệnh đối với bài hát.

Giờ đây thì Reszo Seress đã trở thành một người luôn bị ám ảnh bởi những cái chết do bài hát của anh ta gây nên.

Có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát "Gloomy Sunday". Bài hát vẫn có thể được nghe từ thời này sang thời khác. Gần đây, số tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy không còn nữạ Có lẽ lời nguyền năm xưa đã hết linh nghiệm chăng? Có thể là vậỵ Nhưng nếu bạn đang ở trong một quán bar nào đó và khi nghe người disc jockey bảo rằng bài nhạc cũ kỳ lạ "Gloomy Sunday" sắp được chơi, tôi thành thật khuyên bạn nên bước ra ngoài và tham gia những trò chơi khác thì tốt hơn.

Ma Đà Lạt

LTS: Có ma trong các biệt thự ở Đà Lạt không? Phóng sự dưới đây là một trích đoạn từ một phóng sự trên báo trong nước. Chúng tôi đăng lại để quý độc giả suy ngẫm về hiện tượng này...

Những ngôi biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt có ma? Thậm chí cả những căn đang có người ở, ma cũng xuất hiện và làm đủ trò? Nhiều người quả quyết đã nhìn thấy tận mắt những bóng ma xuất hiện, lởn vởn trong những ngôi biệt thự này? Phần lớn những câu chuyện kể về ma có liên quan đến cái chết của những cô gái trẻ thật ly kỳ, rùng rợn.

Nhiều người phải dọn nhà đi nơi khác sống, không dám đến gần những "ngôi nhà ma" ấy. Chúng tôi đã mất 3 đêm "tìm ma" trong những ngôi biệt thự rất lạnh lẽo và hoang vắng...

Oan hồn những thiếu nữ?

Căn biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo theo kiến trúc Pháp rất đẹp, nhưng đang xuống cấp trầm trọng, cửa nẻo tan hoang. Người ta đồn rằng, bước vào ngôi nhà ấy, tự nhiên người có cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống. Mặc dù bỏ hoang không người ở, nhưng người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc phát ra i ỉ, i ỉ... lúc dồn dập, lúc ngắt quãng. Căn nhà không hề có điện, thế mà ban đêm, đi ngang qua đây, người ta vẫn nhìn thấy ánh sáng điện mờ mờ phát ra trong ngôi nhà. Ở một căn khác liền kề, chỉ cách chừng hơn 10 m, có người kể thấy những dải lụa trắng thỉnh thoảng bay lất phất, nhưng khi đến gần thì không nhìn thấy nữa, nhưng nếu đứng từ xa trông vào thì rõ mồn một.

--------------------------------------------------------------------------------

Pegasus02-22-2005, 10:29 AM

Một "căn nhà ma" khác nằm ngay trong lòng thành phố là biệt thự số 10 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, được xây dựng từ năm 1949, làm dinh thự của tướng Bình Xuyên - Bảy Viễn. Sau là trụ sở Cục Thuế Cao Nguyên... Theo bà Huệ, người từng sống ở đây và làm quản gia cho gia đình Bảy Viễn, thì ban ngày, biệt thự này yên bình, ấm cúng, không có gì, nhưng ban đêm thì dễ sợ lắm. Bà Huệ kể: Ngày bà ở đó, Bảy Viễn vì sống xa gia đình nên chỉ có một mình; nhiều đêm, ông ta đi chưa về, bà nằm ngủ ở lầu trên để vừa quan sát, canh chừng nhà cửa vừa chờ ông ấy về, bà vẫn thường nghe thấy những tiếng gõ cửa "lốc cốc, lốc cốc"! khô khốc vang lên. Biết không phải là cách gọi cửa của ông chủ, bởi thường thì ông ấy hoặc khách đến thì phải bấm chuông nên bà không ra mở cửa, chỉ hỏi vọng xuống: "Ai đó?". Không có tiếng trả lời, nhưng bà nghe rõ tiếng bước chân người đi lại. Đánh liều, có lần bà mở cửa ra coi thì không thấy người, chỉ nghe tiếng gió lùa thộc vào nhà, dù nhiều khi bên ngoài trời lặng gió. Khi bà xuống lầu dưới ngủ thì trong phòng tắm ở lầu trên, mặc dù cửa khóa, chìa bà cầm trong tay nhưng vẫn nghe tiếng xối nước ào ào rõ ràng như có người đang tắm. Những âm thanh kỳ quái đó cứ diễn ra cả đêm khiến bà không tài nào chợp mắt. Bà Huệ kể đó là oan hồn của một cô gái. Cô ta bị giết chết khi đang tắm chờ chồng về. Chồng cô vốn là một quan Pháp, thất thểu trở về vào một đêm, điên cuồng rút súng bắn cô vợ yêu chết rồi tự sát. Cũng theo lời đồn phía bên hông căn biệt thự có một cây thông rất to. Một đôi nam nữ trẻ bị điên thường "thay ca" nhau đến chơi với cây thông nói chuyện rì rầm với cái gốc cây không biết chán, rồi khóc, cười, nhảy nhót...

Một hôm, người ta cưa cây thông đi; cậu con trai cứ ôm đầu kêu đau quằn quại và khi cây thông vừa bị cưa đứt thì cậu ta cũng tắt thở. Còn cô gái khi đến thấy cây thông bị cưa đổ, cô ta ngơ ngác cười thật to rồi bỏ đi luôn không quay lại nữa.

--------------------------------------------------------------------------------

Pegasus02-22-2005, 10:30 AM

Ly kỳ hơn là chuyện hai căn biệt thự trên đèo Prenn. Nằm bên phía tay phải hướng từ TPHCM lên, ngày xưa là của một tên quan ba người Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ ăn chơi trác táng. Hằng đêm, hắn kéo bạn bè, gái về uống rượu, nhậu nhẹt chơi bời thâu đêm, suốt sáng. Một cô gái rất đẹp làm nghề kỹ nữ được hắn vời đến. Hắn đối xử với cô rất thô bạo. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa về hướng cô, dọa bắn. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử. Một cô gái khác mang thai tìm đến đây và gieo mình xuống cái giếng sâu trong khuôn viên biệt thự chết. Nghe kể, cô gái này rất thiêng, có một đoàn khách đi du lịch đã lập am thờ và cầu nguyện cho cô. Cô gái nhập vào một người trong đoàn nói rằng: Tên của cô là Hằng, cô bị chết năm 19 tuổi. Lại nghe kể, thỉnh thoảng vào ban đêm, hoặc khi trời tang tảng sáng, các tài xế chạy xe tải qua đây thường bắt gặp một cô gái bận bộ đồ trắng toát từ phía dưới giếng đi lên vẫy xe xin đi nhờ. Đã có tài xế tưởng người bằng xương bằng thịt, dừng lại đón. Họ thấy rõ ràng cô ấy đã bước lên xe và còn nói cười huyên thuyên, thế nhưng, vụt một cái, chỗ ghế nơi cô ngồi bỗng nhiên trống. Người tài xế nọ phải một phen hú vía.

Căn biệt thự đầu đèo cũng được đồn đại là có ma. Không ai biết rõ có cái chết ly kỳ nào trong đó không, nhưng nghe kể ban đêm, trong căn biệt thự này có tiếng súng nổ, bóng một cô gái mặc đồ trắng đi lại, trên tay bồng một đứa trẻ con và khóc. Đã từ lâu, không ai dám bước vào những căn biệt thự này, chúng thật lạnh lẽo, âm u giữa rừng thông.

Đêm trong những ngôi nhà "ma"

Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi - một đám trẻ tò mò, bạo gan rủ nhau đi "săn ma". Suốt 3 đêm, dù đã cố tình quan sát, trở đi, trở lại những biệt thự có "ma" ấy, chúng tôi vẫn không thấy bóng dáng "cô gái mặc áo trắng toát" nào cả. Trong ngôi biệt thự hoang tàn bên đường Trần Hưng Đạo vào những đêm trăng, ánh sáng rọi xuống đúng là trông như một dải lụa trắng. Sương đêm Đà Lạt phủ một lớp mờ ảo ôm lấy căn biệt thự, cùng với ánh đèn đường hắt vào, khiến chúng trở nên bí ẩn trong tiếng côn trùng rả rích. Đến gần những căn biệt thự này, cảm giác ớn lạnh khiến chúng tôi không khỏi rùng mình. Thỉnh thoảng tiếng gió rít ào ào từ ngàn thông vọng vào, bạn bè đi cùng tôi, có đứa bảo nghe như có tiếng ai đó khóc. Có đứa tưởng tượng như đang nghe những bản nhạc du dương. Trong những căn biệt thự này, trên những bức tường, chúng tôi tìm thấy rất nhiều hình khắc, họa - hoa văn lạ mắt, thường ở nơi cửa hoặc trong phòng ngủ. Ở mỗi căn, hình thù những nét họa lại khác nhau, có hình chìm, hình nổi. Hỏi một số người cao tuổi được biết người phương Tây, cụ thể là người Pháp, cũng mê tín lắm. Đó là những dấu yểm bùa. Các nhà kiến trúc thì bảo, văn hóa của họ thế, đó chỉ là một cách trang trí nhà cửa... Ông Nguyễn Văn Mạnh (63 tuổi), hiện là người bảo vệ, trông coi căn biệt thự dưới đèo, cũng khẳng định những lời đồn đại về 3 cô gái bị chết trong biệt thự này ông có nghe, nhưng "dị bản" khác. Thực hư thế nào ông không biết, nhưng vì biệt thự để lâu, ít người ở lại thêm khí hậu và cảnh quan ở đây (trước ông từng có 2 người làm bảo vệ trông coi căn biệt thự này) nên hoang vắng, lạnh lẽo là phải. Ông Mạnh cũng bán tín, bán nghi kể rằng, chính ông, một buổi trưa nọ, cũng nghe thấy giọng một cô gái thỏ thẻ bên tai: "Ông ơi, cháu đói bụng quá, ông cho cháu chút gì ăn đi". Ông Mạnh điếng hồn, và nghĩ ngay đến cô gái chết dưới giếng, nghe đồn rất thiêng. Nhưng, sau định thần lại, ông nghĩ mấy ngày đó ông đang bị bệnh nên thường mê sảng trong những giấc ngủ trưa...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #fantasy