Trung Đạo 3

THIỀN THÂN TRUNG ĐẠO

***
Bài viết này xin nói sâu vào cách để Thiền Thân Trung Đạo - một trong 3 loại Thiền Trung Đạo bao gồm Thân, Trí và Tâm Trung Đạo

*** THÂN CÓ PHẢI CHỈ LÀ CƠ THỂ NÀY?
Khi nói về Thân - Tâm - Trí, có rất nhiều người hiểu lầm rằng Thân chỉ đơn giản là cơ thể này, lại có nhiều người đọc kinh Phật mà mơ hồ nhận định rằng con người có 3 thân (Báo Thân, Ứng Thân và Pháp Thân), nhưng 3 thân khác nhau thế nào, ranh giới giữa chúng là ở đâu thì ít người hiểu rõ được. Lại thêm cách phân chia này có chỗ chưa phù hợp với thời nay lắm, nên trước khi vào bài chính, tôi xin tóm tắt lại khái niệm về Thân để tránh quý vị hiểu nhầm.

Khái niệm tổng quan nhất về Thân:
"Thân là 1 trong 3 khía cạnh lớn của cuộc đời mỗi người. Bao gồm tất cả những thứ bên ngoài tâm trí ảnh hưởng đến ta và tất cả những thứ bên ngoài tâm trí mà ta có thể ảnh hưởng đến."

Nếu như theo khái niệm đó, hệ thống dây thần kinh, nội tạng, khung xương, hệ cơ, da, tóc thuộc về Thân; Ngôi nhà của ta, tiền trong túi, chiếc điện thoại, thế giới vật chất xung quanh cũng là Thân; Bạn bè của ta, cha mẹ, anh em và những người mà ta có thể tác động đến cũng là Thân.
Lúc ta còn là trẻ sơ sinh, Thân ta chỉ bao gồm cơ thể này, những người thân trong gia đình và những thứ trong nhà. Lớn hơn một chút, khi ta kiểm soát cơ thể này tốt hơn, ta có thể đi lại chạy nhảy, Thân ta sẽ được nới rộng ra, bao gồm cả những nhà hàng xóm, đám bạn bè trong xóm, mảnh đất trống quanh nhà... Cứ như vậy, trong quá trình sống, Thân ta lớn dần bằng cách tạo những sợi dây liên kết đến những thứ xung quanh.
Đương nhiên vẫn còn phần Thân rộng lớn hơn, đó là những thứ bên ngoài tâm trí mà ta "có khả năng" tác động. Đó cũng là nghĩa rốt ráo của từ Pháp Thân mà quý vị hay nghe, nhưng tôi xin phép không nói đến phần này vì nó không trực tiếp ảnh hưởng mạnh mẽ đến ta, ta cũng chưa chắc có khả năng tiếp cận để thay đổi được gì.

*** NHƯ THẾ NÀO LÀ THÂN CÂN BẰNG VÀ KHÔNG CÂN BẰNG?
Phần Thân có thể được chia ra làm 4 thành tố chính như cách phân chia tứ tượng, chia 4 tiết khí trong năm, cũng như cách triết học phương tây phân chia con người theo 4 nguyên tố Khí, Đất, Nước, Lửa. Cụ thể như sau:

- Phần thứ nhất: KHÍ: Phần này trong Thân bao gồm các năng lực cảm thụ vô thức, tiếp nhận vô thức các biến chuyển bên ngoài rồi đưa vào tâm trí một cách vô thức mà con người thướng ít khi cảm nhận được. Cả Phân tâm học, Thần kinh học và triết học đông - tây đều nói về năng lực này của con người. Năng lực này cực kỳ vi tế, nhạy và hoạt động không ngừng nghỉ cho dù ta đang làm bất cứ việc gì kể cả ngủ hay thiền (ngoại trừ tầng thiền tối cao). Vì sự vi tế, khó nắm bắt, khó kiểm soát đó mà năng lực này của Thân ứng với KHÍ. (Khi bạn tập khí công, yoga hay reiki đến một trình độ nhất định sẽ học cách cảm nhận phần này của Thân)

- Phần thứ hai: ĐẤT: Phần này trong Thân bao gồm các năng lực cảm thụ có ý thức của lục căn (sáu giác quan). Xin chú ý rằng sáu giác quan này không giống với sáu giác quan theo quan điểm khoa học là bao gồm 5 giác quan và thêm Trực Giác. Sáu giác quan này bao gồm 5 giác quan thông thường và thêm một giác quan nữa gọi là Giác Niệm (tức là "tiếng nói bên trong", hay nói cách khác khả năng tự nhận thức bên trong của con người). Như vậy chúng ta sẽ thấy thứ Trực Giác mà khoa học đang gọi thực ra chính là sự kết hợp hoạt động vô thức của lục căn này.
Các Giác Quan này là các cánh cổng duy nhất để con người nhận thức được thế giới vật chất (xin hãy chú ý, tôi ghi là "thế giới vật chất"). Vì thế người ta mới gọi nó là Giác Quan ("Quan" có nghĩa là "cánh cổng", "Giác" đây chính là "giác tính", nên giác quan có nghĩa chiết tự là các cánh cổng nhìn ra ngoài của giác tính- phần sâu nhất bên trong tâm ta). Cũng vì thế nó được mang nguyên tố Đất, nguyên tố điển hình cho việc tích lũy, lắng đọng, hơi rời rạc, nhưng vững chắc, đáng tin cậy và có hiệu năng nuôi dưỡng

- Phần thứ ba: NƯỚC: Phần này trong Thân bao gồm các năng lực hành động vô thức, theo bản năng của con người (bao gồm cả các phản xạ có điều kiện, vô điều kiện, các cơ chế sơ khai và các các thói quen hành động đã được hình thành, quý vị nào nghiên cứu sâu về tâm lý học, thần kinh và giáo dục học sẽ hiểu các khái niệm này, các quý vị khác không theo các chuyên ngành này mà muốn tìm hiểu thêm xin cứ tra google theo các từ khóa trên sẽ được)
Phần này mang nguyên tố NƯỚC vì thể hiện rõ nhất đặc tính tùy biến linh hoạt, thâm sâu, mềm mại, liên tục và có hiệu năng chữa lành.

Phần thứ tư: LỬA: Phần này trong Thân bao gồm các năng lực hành động một cách có ý thức, có chủ ý. Phần này tôi thiết nghĩ ý nghĩa khá rõ ràng nên không cần phải giải thích nhiều. Phàn này mang tính LỬA vì những đặc điểm mạnh mẽ, hủy diệt cái cũ, có sức lan tỏa, giúp thay đổi thực tại nhanh chóng và có hiệu năng thay thế cái cũ, hình thành cái mới.

KẾT LUẬN: Trong Thân, trong Trí, trong Tâm đều có 4 thành tố này nhưng sẽ có một chút đặc điểm khác nhau mà tôi sẽ nói rõ hơn ở các bài sau khi nói về Trí và Tâm.
Bốn thành tố này trong Thân là tổng thể, tương tức, vừa phủ định nhau, vừa có trong nhau. Không thể phân định được điểm bắt đầu và kết thúc cũng như sóng giữa mặt biển liên miên không ngừng.
QUAN TRỌNG NHẤT: là nếu bất cứ một thành tố nào trong 4 thành tố nêu trên mạnh hơn hoặc yếu hơn hẳn các thành tố còn lại đều sẽ sinh ra sự mất cân bằng. Sự mất cân bằng là nguồn gốc của mâu thuẫn nội tại, mâu thuẫn nội tại nếu tồn tại đủ lâu sẽ sinh ra bệnh tật, khổ đau, ách nạn (mâu thuẫn ở Thân thì bệnh tật ở Thân, mâu thuẫn ở Tâm thì bênh trong Tâm...)

Một người có Thân cân bằng, Thân Trung Đạo là một người vừa tinh nhạy, vừa thấu suốt, vừa phản ứng nhanh nhẹn mà lại vừa mạnh mẽ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Một người có Thân Trung Đạo đạt tầng thứ tư thì cũng đồng thời đạt được Trí Trung Đạo và Tâm Trung Đạo. Một người như vậy, có thể xem là đã đắc được quả vị của một vị Phật.

*** 4 CẢNH GIỚI CÂN BẰNG CỦA THÂN TRUNG ĐẠO
1. THÂN CHẤP NHẬN TỰ NHIÊN: Có năng lực tiếp thu, chấp nhận mọi điều TỰ NHIÊN diễn ra trong toàn bộ Thân họ. Miễn nhiễm trước bụi trần, không gì có thể níu giữ họ được. Vì họ đã học được tính của KHÍ.
2. THÂN TÍCH LŨY TỰ NHIÊN: Có năng lực học hỏi, xây dựng hiểu biết thâm sâu vô cùng với những thứ mà họ được tiếp xúc. Kiến thức, hiểu biết của họ vững chắc, đáng tin cậy, giống như ĐẤT chuyên chở cả thiên hạ.
3. THÂN KẾT NỐI TỰ NHIÊN: Có năng lực ứng biến, nuôi dưỡng, xây dựng tình yêu to lớn và kết nối với vạn vật, giống như nước nuôi dưỡng vạn vật.
4. THÂN KIẾN TẠO TỰ NHIÊN: Có năng lực xây dựng, thay đổi, kiến tạo thế giới theo ý niệm của bản thân, đó là năng lực của những người thành đạt và được công nhận trong đời sống. Giống như LỬA - họ có năng lực kiến tạo và thay đổi thế giới vật chất thành một nơi tốt đẹp hơn.
Bốn cảnh giới này không tồn tại riêng lẻ mà luôn bổ trợ cho nhau, cái sau khó hơn cái trước. Khi một người vươn đến cả 4 cảnh giới này, đạt được Thân Trung Đạo, họ cũng đồng thời đạt được Trí Trung Đạo và Tâm Trung Đạo.

*** CON ĐƯỜNG CÂN BẰNG ĐỂ ĐƯA THÂN VỀ TRUNG ĐẠO

Trên đời này, không có con đường duy nhất
1) Xin hãy bắt đầu bằng việc nhận thức được 4 thành tố của Thân bạn trong đời sống hàng ngày. Hiểu được sự vận hành và đặc điểm hiện tại của 4 thành tố này bên trong Thân bạn.
2) Bước tiếp theo hãy tiến hành cân bằng năng lực của các thành tố còn yếu để giúp đạt đến Thân Trung Đạo ở từng cảnh giới khác nhau. Các bài tập cụ thể tôi xin chia sẻ vào group Tu Học Tâm Linh Cùng Trung Đạo vì mỗi người mỗi khác.

*** CHUYỆN NGOÀI LỀ:
Hôm trước tôi có hỏi xưởng hoặc thợ có thể nhận gia công được "Vòng Chánh Niệm", thứ vòng được thiết kế và trì chú đặc biệt để giữ năng lượng chánh niệm, kích thích năng lượng chánh niệm tự thân và là một vật dụng rất tốt để thực hành Thiền Trung Đạo. Đã có nhiều nhà xưởng liên hệ với tôi, nhưng do muốn đảm bảo về chất lượng của nguyên liệu và năng lượng chánh niệm của người làm Vòng nên tôi chỉ chọn được một bên đủ năng lực để làm là https://www.facebook.com/deluna.vedephuyenbi . Nếu có nhà xưởng nào khác có thể nhận làm được xin vui lòng liên hệ với tôi để tôi hỏi về một số năng lực, cũng xin quý vị kết nối giúp.

Trung Đạo

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #truyen