AMIN-AMINOAXIT-PROTEIN

CHƯƠNG 3: AMIN – AMINOAXIT - PROTEIN

Bài 9: AMIN

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).

- Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lí (trạng thái,  màu, mùi, độ tan) của amin.

Hiểu được:

 - Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với  brom trong nước.

Kĩ năng

- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo.

- Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.

- Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.

- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.

- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.

B. Trọng tâm

- Cấu tạo phân tử và cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc – chức)

- Tính chất hóa học điển hình: tính bazơ và phản ứng thế brom vào nhân thơm .

C. Hướng dẫn thực hiện

- Đặc điểm cấu tạo: nguyên tử N liên kết với 1, 2 hoặc 3 gốc hiđrocacbon

     + thay thế nguyên tử H trong NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta được amin

     + số nguyên từ H bị thay thế bằng bậc của amin (bậc 1, bậc 2, bậc 3)

- Gọi tên amin:

     + theo danh pháp gốc – chức: tên gốc hiđrocacbon + tên chức (amin)

     + theo danh pháp thay thế: tên hiđrocacbon + amin

- Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ:

                 R-NH2 + H2O  R-NH + OH-   (làm xanh quỳ tím)

                 R-NH2  + H+     ®    R-NH   (tác dụng với axit tạo muối)

     + Anilin Amin thơm có phản ứng thế brom vào nhân benzen (tác dụng với nước brom)

- Luyện tập: + Viết cấu tạo và gọi tên một số amin cụ thể (cấu tạo  tên gọi)

                      + Viết cấu tạo các đồng phân amin có số C £ 4 và gọi tên;

                      + So sánh tính bazơ của một số amin

                      + Nhận biết amin

                      + Tính khối lượng amin trong phản ứng với axit hoặc với brom

                      + Xác định cấu tạo amin dựa vào phản ứng tạo muối.

Bài 10: AMINOAXIT

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được: Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.

Hiểu được: Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của e và w- amino axit).

Kĩ năng

- Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Viết các PTHH chứng minh tính chất của amino axit.

- Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.

B. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của amino axit

- Tính chất hóa học của amino axit: tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của e và w- amino axit.

C. Hướng dẫn thực hiện

- Đặc điểm cấu tạo: là hợp chất hữu cơ tạp chức: phân tử chứa đồng thời nhóm NH2 và nhóm COOH

     + tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực:     H2N-R-COOH  H3N+-R-COO-

                                                                                             (đầu axit)       (đầu bazơ)

- Tính chất hóa học điển hình của amino axit là tính lưỡng tính axit – bazơ

     + Tính axit:  thể hiện khi tác dụng với bazơ kiềm

     + Tính bazơ: thể hiện khi tác dụng với axit

     + Tính axit – bazơ của dung dịch aminoaxit:

                 Nếu số nhóm NH2 = số nhóm COOH Þ dung dịch có pH » 7

                 Nếu số nhóm NH2 < số nhóm COOH Þ dung dịch có pH < 7

                 Nếu số nhóm NH2 > số nhóm COOH Þ dung dịch có pH > 7

     + Phản ứng trùng ngưng giữa hai nhóm chức

- Phản ứng este hóa của nhóm COOH với ancol

- Luyện tập: + Viết cấu tạo và gọi tên một số amino axit cụ thể (cấu tạo  tên gọi)

                      + Viết cấu tạo các đồng phân amino axit có số C £ 3 và gọi tên;

                      + Nhận biết amino axit

                      + Tính khối lượng amino axit trong phản ứng với axit hoặc với bazơ

                      + Xác định cấu tạo amino axit dựa vào phản ứng tạo muối hoặc sự đốt cháy.

Bài 11: PEPTIT VÀ PROTEIN

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức       

Biết được:

- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân)

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ; phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein đối với sự sống

- Khái niệm enzim và axit nucleic.

Kĩ năng

- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của peptit và protein.

- Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.

B. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của peptit và protein

- Tính chất hóa học của peptit và protein: phản ứng thủy phân; phản ứng màu biure.

C. Hướng dẫn thực hiện

- Đặc điểm cấu tạo:

     + Peptit gồm 2 – 50 gốc a-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit (CO-NH)

     + Protein gồm > 50 gốc a-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit (CO-NH)

        (các protein khác nhau bởi các gốc a-amino axit và trật tự sắp xếp các gốc đó)

            Ví dụ: tripeptit Ala-Gly-Val; Ala-Val-Gly; Gly-Ala-Val; Gly-Val-Ala...

- Tính chất hóa học điển hình của peptit và protein là phản ứng thủy phân tạo ra các peptit ngắn hơn (đipeptit, tripeptit, tetrapeptit...) và cuối cùng là a-amino axit

     + Phản ứng màu biure: là phản ứng của peptit và protein (có từ 2 liên kết peptit CO-NH trở lên) tác dụng với Cu(OH)2® màu tím

- Ngoài ra protein còn dễ bị đông tụ khi đun nóng

- Luyện tập: + Viết cấu tạo một số peptit, đipeptit, tripeptit

                      + Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân các peptit vừa viết;

                      + Tính số mắt xích a-amino axit trong một phân tử peptit hoặc protein

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #htt