Âm Dương Khí Công
Âm Dương Khí Công Bùi Quốc Châu Một phương pháp luyện Tâm - Trí - Khí - Lực của Việt Nam Khí bình → Tâm bình Tâm bình → Sáng suốt Âm Dương Khí Công là gì ? Âm Dương Khí Công là công phu luyện thở nhầm điều chỉnh hai khí Âm Dương trong hai mạch Nhâm Đốc. Đại cương : 1°) Đây là phép thở bằng ý chớ không phải bằng hơi. Nói khác đi và nôm na là « thở bằng đầu », chớ không phải « thở bằng phổi ». Do đó không nên và không cần phải quan tâm đến lượg oxy vào phổi nhiều hay ít mà chỉ nên quan tâm đến làn hơi tưởng tượng chạy trên hai mạch Nhâm Đốc lúc tập thở mà thôi. 2°) Đây là lối thở Yếm Khí nên khác với một lối thở khác (cụ thể như thay vỉ thở Êm, Nhẹ, Dài, Sâu như ở các phương pháp Khí Công khác thì ở đây là Êm, Nhẹ, Ngắn, Cạn). Do đó, ta không cần cố gắn hít vào cho thật nhiều oxy hay thở ra cho hết khí cacbonic như một số phương pháp thở hiện nay, mà trái lại nên thở ra hít vào một cách kính đáo vừa phải, nhẹ nhàng như con rùa thở (quy tức). Tất cả các động tác đều buôn lỏng tự nhiên không được gắn sức thái quá mà phải làm vừa sức mình. Tuyệt đối tránh mọi cố gắng nào đưa đến mẹt nhọc cho cơ thể trong khi thở. Nói khác đi, trong lúc thở hay sau khi tập thở một thời gian (tối đa là một tuần) nếu thấy khỏe là đúng. Nếu thấy mệt hay không có chuyển biến là đã tập sai phương pháp. Tốm lại, chủ yếu củ phương pháp này là luyện ý (điều ý) chớ không phải luyện hơi, nên nhớ nhiều oxy vào là không cần thiết, thậm chí còn sai phương pháp. - Hãy thở thế nào cho người khác nhìn vào thấy như không thở (dụng ý bất dụng lực). Có thể nói thở nhu không thở mới gọi rằng thở. 3°) Nắm vững nguyên lý : Tâm - Ý - Khí - Lực. Ý dẫn Khí, Khí dẫn Huyết, Huyết dẫn Lực. 4°) Tuân thủ quy tắc : Vừa phải, thoải mái, tự nhiên, linh động, sáng tạo. 5°) Biện chứng Đông Y : Âm Dương mất quân bình sanh bịnh. Chữa bịnh là điều chỉnh, lập lại quân bình âm dương. Cực Âm sinh Dương, cực Dương sinh Âm. Vật cực tắc phản, vật động tắc biến. Nhân thân tiểu thiên địa, thiên nhân hợp nhất, vạn vật đồng nhất thể. Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông. Đây là phương pháp thở mà chủ đích của nó là luyện thần kinh cho thật vững chắc, nói một cách khác là luyện ý lực. Nôm na là luyện cái đầu chứ không phải luyện cơ bắp hay buồng phổi. Cơ sở của nó là thông qua thói quen tập trung tư tưởng theo dõi làn hơi chạy trên hai mạch Nhâm Đốc mỗi ngày, các bạn dần dần có ý lực mạnh. Chính cái này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh (Ý dẫn Khí, Khí dẫn Huyết, Khí Huyết lưu thông làm cơ thể khỏe mạnh) và cũng làm hệ thần kinh vững chắc, sáng suốt và nhiều ý chí hơn. Chính thông qua việc luyện ý này, ta sẽ điều chỉnh được hai khí âm dương trong cơ thể khi cần thiết và làm cho nó được quân bình, mà âm dương quân bình thì cơ thể sẽ khỏe mạnh. Đây cũng là điểm độc đáo của phương pháp vì nó cho phép người tập có thể tăng hay giảm Âm hoặc Dương trong cơ thể thông qua việc luyện thở đúng quy tắc và như thế cũng có nghĩa là cho phép người tập không những tự phòng bịnh mà còn có thể chữa được một số bịnh do mất quân bình Âm Dương gây ra, cũng như tăng cường thể lực giúp cơ thể khỏe mạnh, tươi trẻ, vui vẻ, sống lâu. Ngoài ra nó còn có thể hổ trợ cho người tập trong nhiều lãnh vực khác như Thiền (có thể coi nó như phương pháp trợ thiền), chơi cờ vua, chơi thể thao, (như đánh tennis, bơi lội, đá banh, chạy đua), tập võ thuật, học hành (học chử hay học nghề tay chân), thai giáo (giáo dục con cháu từ lúc còn trong bào thai), ca nhạc, v v… Cho nên nếu biết khai thác, vận dụng khéo léo và sáng tạo phương pháp thở này, nó sẽ giúp ích cho ta rất nhiều về mặt thể xác lẫn tinh thần. Hướng dẫn cách thở 1°) Thở đường Dương (còn được gọi là thở theo mạch Nhâm) : - Giai đoạn 1 : xoa mặt mũi chân tay cho thật tỉnh táo. - Giai đoạn 2 : hít thở ra vào khá sâu vài lượt để tạo trớn (thở tự do). - Giai đoạn 3 : bắt đầu hít và bằng mũi hít nhẹ, tự nhiên, vừa hít vừa nghĩ (tưởng tượng) có một làn hơi (như sương khói và nhỏ cở chiếc đủa hoặc nhỏ hơn) chạy dưới da vài millimét từ mũi đến càm, cổ họng (không được chạy trong cổ họng) đến giữa ngực, bụng qua rún khoản 3 – 4 cm (Đan Điền – Khí Hải) thì dừng lại. Ngay lúc ấy liền nín hơi (chớ không nén hơi) tại đây. Lưu ý : Chỉ nên để ý đến làn hơi tưởng tượng chớ không cần để ý đến hơi thở thật. - Giai đoạn 4 : Nín hơi ở Đan Điền độ 5 – 10 tiếng đếm (đếm thầm) tùy sức của mình. - Giai đoạn 5 : Bắt đầu nghĩ làn hơi khi nãy chạy ngược lên theo đường cũ lên mũi. - Giai đoạn 6 : Đến đây bắt đầu thở ra bằng mũi nhẹ nhàng và thoải mái vừa phải. Lưu ý : Không được thở hết hơi cacbonic trong phổi ra. Trái lại nên thở nhẹ và ít thôi. Tóm lại : hít vô ít và thở ra cũng ít mới là đúng. 2°) Thở đường Âm (còn được gọi là thở theo mạch Đốc) : - Cách thở đường Âm giốngcách thở đường Dương ở phần đầu (giai doạn 3 & 4) tức phần hít vào. Nó chỉ khác phần thở ra như sau : - Giai đoạn 5 : Bắt đầu tưởng tượng cho làn hơi từ Đan Điền chạy xuống bộ phận sinh dục, qua Hậu Môn, nhíu Hậu Môn một cái, vòng qua chót xương khu, theo cột sống chạy lên (cũng chạy dưới da vài milimét, không được cho hơi chạy trong ống cột sống) qua ót, lên đỉnh đầu rồi chạy xuống đầu mũi. - Giai đoạn 6 : Đến đây, thở ra nhẹ nhàng vừa phải bằng mũi (cũng thở nhẹ và ít như lúc thở đường Dương). Lưu ý : Ta cần chú ý mấy điểm sau đây rất quan trọng. Ø Không được phình bụng, phình ngực cố sức hít vào cho thật nhiều oxy như một số lối thở khác đã có, trái lại hít vào ít và thật êm, thật thoải mái, tránh nén hơi hay gồng cứng cơ bắp ơ ngực bụng hay tay chân (điều này sẽ đem lại hiệu quả xấu, cũng có nghĩa là sai phương pháp). Tóm lại phương pháp này tránh sự cố gắng quá sức. Ø Lúc mới tập, chưa quen nín thở lâu tại Đan Điền, ta nên hít hơi ít, chậm và tưởng tượng làn hơi chạy nhanh, vì nếu ta cố tưởng tượng cho nó đi chậm thì sẽ bị ngộp thở do nín hơi quá lâu, nhất là khi thở đường Âm, vì vậy phải tưởng tượng cho làn hơi chạy nhanh hơn trên mạch Đốc. nếu không ta phải thở ra nửa chừng, và như thế là không có kết quả mà còn có hại. Nên nhớ không nhất thiết làn hơi tưởng tượng phải cùng tốc độ với hơi thở thật mà thường phải nhanh hơn hơi thở thật. Ø Trong cã hai đường thở Âm Dương, sau lúc nghỉ ở Đan Điền, tuyệt đối tránh hít hơi vào một lần nữa hay thở ra cùng lúc với làn hơi đang tưởng tượng đi ra (phải đưa ý tưởng tượng lên đến mũi, lúc bấy giờ mới thở ra). Tóm lại, trước sau gì cũng có một lần hít vào, một lần thở ra mà thôi. Và cả hơi lần này : một hít, một thở ra gọi là một đường thở hay một lượt thở. Ø Lúc thở không được ám thị mình, tưởng tượng hơi thở này nóng hơi thở kia lạnh, hoặc nghĩ rằng thở vào sẽ khỏe mạnh, mà chỉ nên quán tưởng làn hơi đi mà thôi. Nên nhớ : tưởng tượng cho làn hơi chạy dưới da vài milimét chớ không phải chạy trong cổ họng hay vào phổi, sẽ không có kết quả. Ø Mạch Nhâm theo Châm Cứu học là thuộc Âm, nhưng đó là Thể (bản thể) còn sở dĩ ta gọi đây là Dương là căn cứ vào Dụng (tác dụng) của nó. Vả chăng, theo nguyên tắc Động (thì) biến thì mạch Nhâm thuộc Âm, khi Động thì nó biến thành Dương. Mạch Đốc thuộc Dương sẽ biến thành Âm khi được tác động bằng ý tưởng. Điều này sẽ lý giải tại sao thở đường trước ngực (trên mạch Nhâm) lại cho phản ứng dương tính và thở đường phía sau lưng (trên mạch Đốc) lại cho phản ứng âm tính. Nếu không thông điều này, người tập sẽ hoang mang không dám tập, nhất là khi có người không hiểu lý lẽ vừa trình bày ở trên tác động vào (có lẽ là những người này nghĩ là tác giả Âm Dương Khí Công « dốt » Đông Y, Châm Cứu ? !) Tư thế, Thời gian, Không gian lúc tập thở Ø Không được thở lúc bụng no hay sau khi vưa ăn cơm xong. Ø Đi, đứng, nằm, ngồi đều tập thở được, nhưng lúc đầu nên tập ngồi thở, không cần ngồi kiết già, chỉ cần ngồi bán già (xếp băng) hoặc ngồi trên giường hai chân thả xuống đất, bàn chân phải mang giầy hay để trên thảm và thẳng lưng là được. Hai bàn tay đan vào nhau hay là để úp trên hai đầu gối đều được cả. Tránh gồng cứng và phải để lỏng thắt lưng, mắt nên mở sẽ có lợi hơn về sau. Tuy nhiên, nếu mở mắt khó tập trung tư tưởng thì cứ theo thói quen hé mắt hau nhắm mắt cũng được, nhưng sẽ khó tập thở trong lúc đi đứng sau này. Lưu ý : Khi tập thở tránh ngồi sát mặt đất (phải ngồi cách mặt đất), trên divan là tốt. Tránh ngồi trên nệm mềm. Ø Nên tập nơi cao ráo, thoáng mát, không khí trong sạch, không ô nhiễm nhất là hoá chất hay hôi thúi, bụi bậm. Ø Tối nên tập lúc 23 giờ đến 1 giờ đêm (giờ Tý). Sáng nên tập lúc 5 giờ đến 7 giờ (giờ Mão), mổi ngày tập thường xuyên 2 lần. Trường hợp đặc biệt khi mới tập thở, tập 4 lần : Mão (5 giờ đến 7 giờ sáng), Ngọ (11 giờ đến 13 giờ trưa), Dậu (17 giờ đến 19 giờ), Tý (23 giờ đến 1 giờ đêm). Ngoài ra khi cần thiết cứ thở theo nhu cầu lúc bấy giờ. Ø Tránh nơi ồn ào, có người qua lại quấy rối. Về tỷ lệ thở Ø Mổi lần thở : trung bình 4 - 5 hơi cho mổi đường Âm hay Dương (trừ giai đoạn đầu tập thở có thể tập đến 10 đường Âm hay Dương cho mỗi lần tập). Ø Tự định và điều chỉnh hơi thở của mình giữa hai đường Âm, Dương sao cho phù hợp với sức khỏe và cơ thể của mình. Đó là Tỷ Lệ Vàng. Thí dụ đối với người âm tạng, âm bịnh (bịnh hư hàn) hay sợ lạnh, lười biếng mệt mỏi thì tỷ lệ 5 Dương - 1 Âm có thể là Tỷ Lệ Vàng. Tóm lại : Tỷ Lệ Vàng là tỷ lệ giữa số lượt thở Âm và Dương thích hợp nhất đối với cơ thể của mổi người trong một giai đoạn nào đó. Lưu ý : Để đạt Tỷ Lệ Vàng, người tập phải tự tìm ra bằng cách theo dõi sát tình trạng cơ thể mình sau mổi ngày tập thở (sẽ tìm được sau một thởi gian tập). Kinh Nghiệm Thở Ø Lúc tâm trí bối rối, không ổn định tư tưởng hay có kẻ quấy rầy thì không nên tập thở. Chỉ tập thở lúc bình tâm thoải mái. Ø Trong giai đoạn đầu nên tập thở thuần đường Dương trong vòng một tuần (mổi lần 10 hơi). Khi tập xong xong đường Dương có kết quả rồi, hảy tập sang đường Âm mới có kết quả (cũng tập một tuần) mỗi lần tậ 10 đường. Ø Khi tập có kết quả cả hai đường thở, lúc bấy giờ mới định cho mình một tỷ lệ thở tùy theo tình trạng sức khỏe của mình, căn cứ vào tiêu chuẩn Âm – Dương – Hàn - Nhiệt. Ví dụ : Thấy trời nóng ta cũng cãm thấy nóng trong người, ta phải thở đường âm nhiều hơn, như 1 Dương 3 Âm. Thở xong, theo sát cơ thể (lắng nghe cơ thể mình) xem có dể chịu, có khỏe không. Nếu vẫn còn nóng thì có thể tăng lên 5 Âm 1 Dương, v v… Nếu lạnh thì định tỷ lệ ngược lại, ví dụ 5 Dương 1 Âm. Hãy tự mình kiểm tra cơ thể của mình và gia giảm làm sao cho hài hoà tốt đẹp nhất cho cơ thể. Đó gọi là Tỷ Lệ Vàng. Lưu ý : Các tỷ lệ trên chỉ là gợi ý. Trên thực tế phải tùy cơ thể mà định tỷ lệ thích hợp cho mình. Tóm lại, phải chịu khó theo dõi sát tình trạng để từ đó tự điều chỉnh bằng hơi thở theo đặc tính Âm - Dương. Thở đường Âm là ức chế thần kinh, làm mát người. Thở đường Dương làm hưng phấn thần kinh, làm mát cơ thể. Nhưng phải đề phòng : thở nhiều quá có thể bị phản phục, vật cực tất phản. Ø Có thể thở xen kẻ đường Âm và đường Dương hay thở một loạt đường Âm rồi một loạt đường Dương. Cũng có thể thở thuần đường Dương hay Âm cho mỗi lần tập hay mỗi giai đoạn tập hoặc theo nhu cầu. Có thể thở làm nhiều lần trong ngày mỗi lần 1 - 2 đường thở. Trong mỗi lần tập không nhất thiết thở liên tục theo phép thở Âm Dương vì dể bị mệt khi mới tập (thiếu oxy vì hít vô rất ít). Do đó có thể xen kẽ thở tự do (hít vô đầy phổi và thở ra cho cạn phổi) giữa các đường thở đặc biệt của Âm Dương Khí Công. Ø Tránh thở đường Âm khi bị cảm lạnh hay đường Dương khi bị cảm nóng (vì sẽ làm bị cảm nặng hơn và kéo dài). Trái lại hãy thở một loạt 5, 10 đường Dương nếu chớm cãm lạnh. Hay thở một loạt đường Âm nếu chớm cảm nóng. Tuy nhiên nếu bịnh cảm đã hình thành thì ngưng tập thở chữa cho hết hẳn bịnh rồi mới tập tiếp. Dấu hiệu thở đúng Đường Dương : Ø Nếu thở đúng sẽ có cãm giác hưng phấn, hăng hái, lạc quan, yêu đời, nóng tính, tăng cường trí nhớ và thông minh, khỏe trong người, ăn ngon, mau đói, tăng trọng lượng (mập, lên cân), ham làm việc, dai sức, mạnh sức hơn, tự tin, , can đảm hơn, ấm áp hay nóng nhiệt trong người, táo bón (có người lại xổ độc chớ không phải táo bón), trung tiện nhiều, giảm tiết dịch, tiểu ít. Ø Nếu thở nhiều sẽ làm nhức răng, sưng nướu răng, nặng đầu, nổi mụn nhọt, tiểu gắt, tiểu đỏ, đau lưng, mất ngủ (tuy nhiên cũng có người sẽ ngủ ngon và dể hơn vì cơ thể bị âm hàn, thở đường Dương cơ thể ấm áp hơn và quân bình Âm Dương. Do đó dễ ngủ chớ không có gì lạ), tăng huyết áp, lâu lành vết thương, ghẻ lở, hưng phấn tình dục, cầm máu… Ø Đặc biệt sau khi thở có kết quả thì khi vận động nhiều như khi chơi quần vợt cơ thể sẽ ra ít mồ hôi hơn trước khi tập thở. Sở dĩ có hiện tượng này là vì cơ thể dồi dào khí Dương hơn trước. Mà đặc tính củ khí Dương là làm giảm tiết dịch, giảm xuất tiết (do đó làm giảm mồ hôi, giảm đi tiểu). Đường Âm : Ø Nếu thở đúng sẽ có hiện tượng ức chế thần kinh, buồn ngủ (nhưng đối với những người có cơ thể hư hàn hoặc âm tạng thì lại khó ngủ hơn), lười biếng, nguội tánh (hiền), mau mệt, không cảm thấy đói bụng, giảm cân (ốm, sụt ký), mát người, nhuận trường, xổ độc, mau lành vết thương hay ghẻ lở… Ø Nếu thở nhiều sẽ bị tiêu chảy, tiểu nhiều, tiểu trong, đau lưng, ngủ nhiều, hạ huyết áp, dể bị cảm lạnh, sổ mũi, tăng tiết dịch, dể bị xuất huyết, mỏi và mềm cơ bắp, phản xạ chậm, bi quan, ức chế tình dục, thiếu tự tin, can đảm… Kết Quả Nếu tập đúng phương pháp thì chỉ sau 1 đến 3 ngày hoặc 1 tuần là đạt được các kết quả nêu trên. Nếu tiếp tục tập thường xuyên và lâu ngày người tập có thể Phát Khí (Phóng Khí) qua hai bàn tay được, ngũ quan sẽ trở nên linh mẫn, đầu óc sáng suốt, thân thể nhẹ nhàn. Ngoài ra chúng ta có thể dùng Âm Dương Khí Công để tự chữa một số bịnh như tiểu nóng gắt (thở đường Âm), suyễn (đa số thở đường Dương) đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, mệt mỏi (thở đường Dương), đau bao tử, đau răng (thở đường Âm), mệt tim, mất ngủ… Sau khi tập lâu ngày ta có thể dùng Khí Công để chữa một số bịnh cho người khác. Phải cẩn thận không dụng công chữa bịnh cho người khác khi sức (nội lực) còn yếu hay khi trong người không được khỏe… Dấu hiệu thở sai Tức ngực, tức bụng, mệt hoặc tức một chổ nào trên cơ thể, chóng mặt, đổ mồ hôi dầm dề và mệt, tê dại tay chân, mệt tim… hoặc không có những kết quả đã trình bài ở phần thở đúng. Lời dặn cần thiết Người có huyết ap cao tránh thở nhiều đường Dương. Người bị huyết áp thấp tránh thở nhiều đường Âm. Hạn chế càng nhiều càng tốt việc uống nước lạnh, thức uống có nước đá, nhất là sau khi thở sẽ làm giảm kết quả của việc tập thở rất nhiều. Vì đây là phương pháp nhanh, mạnh, toàn diện (có kết quả ngay trong lần tập đầu tiên nếu tập đúng) cho nên tránh ham thở nhiều (quá 10 lần thở trong một buổi tập). Chúc các bạn thành công với phương pháp mới mang tính đặc thù Việt Nam này. GS Bùi Quốc Châu 16, đường Ký Con, F 7, Q. Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh E-mail : [email protected] Đ T : (00 84.8) 38 295.287 Đ T : 0906 309 300 Tôi chuyên trong ngành Điện Tử Y Khoa, và cũng là Võ Sư. Sức khỏe của tôi từ tấm bé có nhiều biến cố khá trầm kha. Nhờ thày Trần Dũng Thắng mà tôi biết được các phương pháp trị bịnh của GS Bùi Quốc Châu. Ngày 2 tháng 9 năm 2008, bị tai nạn giao thông ở TP Hồ Chí Minh, tưởng đâu phải đi xe lăn trọn đời. Nhờ Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp và Âm Dương Khí Công mà ngày nay tôi đi đứng lại được. Không những vậy, mà khi cò nằm trên giường bịnh ở nhà thương, mà tôi còn cứu được mạng cho một thằng bạn (trong nhiều kiếp) bị ung thư ruột cùng (25 cm bị hư rồi) ở giai đoạn chót. Trước đó tôi cũng đả từng thực hiện nhiều pha trị bịnh khó ngờ như mình có phép lạ. Để trả lể, tôi xin giới thiệu phương pháp Âm Dương Khí Công này với các bạn bốn phương. Các bạn muốn tìm hiểu chu đáo hơn xin vui lòng liên lạc với GS Bùi Quốc Châu, người phát minh ra phương pháp này. Tôi thành thật khuyên mọi người nên có 3 quyễn sách của GS Bùi Quốc Châu. NXB Đà Nẵng, phát hành tại Nhà Sách Quang Minh - 416, đường Nguyễn Thị Minh Khai. Q. 3 - TP Hồ Chí Minh. Email : [email protected] : 1°) Âm Dương Khí Công, 2°) Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp, 3°) Ẩm Thực Dưỡng Sinh. Ba quyễn sách sách này phải là sách đầu giường cho những ai quan tâm đến sức khỏe cho mình và cho những người thân. Vũ Phong
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top