aichienthang3

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại/ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần" (Dậy mà đi- Tố Hữu) bàn về "thắng" và "bại", "khôn" và "dại" trong cuộc sống.

Trong cuộc sống không thắng lợi nào mà không gặp những khó khăn, thử thách, không một thành công nào mà không phải bước qua chông gai. Cái chính là mỗi chúng ta có kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vượt qua nó được hay không ?. Trong bài thơ “Dậy mà đi” của Tố Hữu có câu:

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”

Trước hết chúng ta cần hiểu được chiến thắng, chiến bại, khôn và dại trong hai câu thơ trên. Cũng giống như một cuộc chạy đua người có thể lực khỏe, kĩ thuật chạy tốt thì sẽ đến đích sớm hơn còn người về sau là người thua cuộc hay người về trước tiên gọi là người chiến thắng, còn lại là người chiến bại. Suy cho cùng, chiến thắng là đạt đến mốc quy định một cách nhanh nhất, tốt nhất đạt chỉ tiêu đặt ra và hài lòng với kết quả đó. Còn chiến bại là người có kết quả sau cùng, bị trượt và kết quả đókhông như mong muốn.Khái niệm “khôn” và “dại” nghĩa là không ai sinh ra mà có thẻ hiểu hết, có thẻ biết, có thể có kiến thức được mà phải qua một quá trình rèn luyện, tiếp thu mới có được. “Khôn” ở đây là sự thông minh, lanh lợi mà cái trái của nó là “dại’- hành động, suy nghĩ ngốc nghếch, lệch lạc. Với cách sử dụng hai cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ đã làm nổi bật ý nghĩa sâu sắc mà nhà thơ muốn gửi đến người đọc, người nghe đồng thời ông cũng làm toát lên một chân lý sáng ngời, đó là “trên con đường thành công luôn có thất bại” hay tục ngữ cũng có câu: “thất bại là mẹ thành công”. Trước tiên chúng ta cần hiểu được câu thơ thứ nhất:

“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại”

Chiến thắng ở đây trước hết là phải chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng cái “con’ giữ lấy phần “người” trong “con người”. Việc ấy không mấy dễ dàng nhưng cũng không phải là không làm được. mỗi chúng ta rèn luyện tính kiên trì, cần cù, chịu khó có vậy mới dành chiến thắng trong cuộc chạy đua với sự phát triển của xã hội. Trên con đường đời cũng vậy,học tập rồi tìm việc làm và bắt đầu cuộc sống tự lập rất khó, nhất là con đường lập nghiệp.Không phải kiến thức học ở nhà trường luôn được áp dụng ngoài thực tế, nó phải qua sự suy nghĩ, tư duy mới thực hiện được.Nếu con đường lập nghiệp ấy trơn tru, bằng phẳng ắt sẽ không có kết quả như mong muốn, phải có thất bại đôi lần ta mới tìm được cái hay, cái phương pháp tối ưu để có hiệu quả cao trong công việc. Hơn hết là sẽ rèn luyện được đức tính chịu khó, kiên trì, biết cách đối mặt với khó khăn, thử thách và vượt lên chính bản thân mình. Thất bại không phải là cái xấu, cái không tốt mà nó là một vật cản, một chướng ngại vật trên con đường thành công, chỉ cần biết cách vượt qua được nó là sẽ đến đích. Nhiều người khi gặp khó khăn lại chùn bước, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân, tự ti và bỏ cuộc...Không phải đường đi khó mà lòng người xợ khó, xợ vượt suối lội đèo...Việc đó là không nên. Cũng như trong những năm tháng đấu tranh gian khổ chống ngoại xâm, đã có rất nhiều anh hùng đã hi sinh, đã từng thất bại dưới tay bọn ngoại xâm song càng khổ càng thôi thúc tinh thần chiến đấu của họ để rồi kết thúc thắng lợi, kéo cao lá cờ đỏ sao vàng.

Đối với câu:

“Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”

Cũng giống như câu thơ trên, ở đây “khôn” và “dại” là hai từ đối lập nhau muốn khôn thì đôi lúc phải dại. có dại mới nên khôn.cũng giống như em bé muốn biết đi thì phải tập đi, đi từng bước sẽ phải có nhiều lần té đau ấy vậy mới biết chập chững được.Là con người phải tiếp thu, học hỏi lẫn nhau.Không ai là hoàn hảo là tốt khi không từng vấp ngã, thất bại, dại khờ một lần và từ đó họ biết cách đứng dậy, sửa sai để có được cái tốt, cái khôn ngoan. Trên con đường đến sự thành công luôn có thất bại vậy ta chọn thất bại trước để đến thành công hay thành công đển đỉnh điểm rồi thất bại, sụp đổ. Là học sinh đôi khi gặp những bài toán khó, nhiều lúc muốn buông bút vì không làm được nhưng nếu có tinh thần tự giác, ham học hỏi chúng ta sẽ làm được, tìm được đáp án đúng có thể bằng nhiều phương pháp giải khác nhau. Tìm được những ẩn số kia bằng chính mình, bằng cái cách biết vượt lên khó khăn ấy bạn sẽ cảm thấy vui hơn. Nhưng cũng có lúc phải sai vì bài khó, lúc không tìm ra đáp án đúng, cũng đừng nên nản lòng “học thầy không tày học bạn”, thầy cô và bạn bè là quyển sách giả tối ưu cho mỗi chúng ta.

Tố Hữu đã dùng hai câu thơ, hai câu hỏi phủ định nhưng không cần trả lời người đọc, người nghe cũng đã hiểu được ý ngĩa sâu xa của nó. Như một quy luật cho sự thành công, chiến thắng luôn có thất bại, những lần vấp ngã. Song đừng vì thế mà nản lòng hãy tìm cách đứng dậy và bước tiếp đến phía trước, con đường thành công kia.

Qua hai câu thơ ngắn gọn trong bài “Dậy mà đi” của nhà thơ Tố Hữu đã gửi đến một thông điệp đối với chúng ta, những ai đang trượt ngã hãy đứng dậy và bước tiếp, những ai đang thành công thì hãy cố gắng phấn đấu để thành công hơn nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: