vẻ đẹp của sông Hương từ cảnh sắc thiên nhiên

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương từ cảnh sắc thiên nhiên qua bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường.  Liên hệ với khổ thơ thứ 2 trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử để thấy được sự tương đồng và khác biệt trong cách cảm nhận  về vẻ đẹp sông Hương của hai tác giả.
– Vẻ đẹp được phát hiện ở góc độ địa lí tự nhiên với  cảnh sắc thiên nhiên đa dạng  được cảm nhận,  miêu tả qua bút pháp kí tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

+ Khi ở rừng già: phóng khoáng, man dại.

+Khi ở đồng bằng, ngoại vi thành phố Huế: mềm mại, biến ảo, trầm mặc.

+Khi chảy vào thành phố: lặng tờ, cổ kính, thơ mộng, trữ tình.

+ Khi chảy ra biển: Lưu luyến, tình tứ.

– Nghệ thuật miêu tả: Sử dụng vốn kiến thức uyên bác; tạo ra những hình ảnh so sánh độc đáo, tài hoa; câu văn giàu chất thơ, súc tích, mê đắm ...
+ Sông Hương hiện lên trong tổng thể khung cảnh thiên nhiên xứ Huế: Cảnh vườn cây thôn Vĩ  lúc ban mai, sông nước mây trời xứ Huế đẹp đẽ trong trẻo, thơ mộng nhưng  đều mang vẻ tĩnh lặng, thấm đượm nỗi buồn sâu kín  của  thi nhân.
+ Khổ thơ thứ hai hình ảnh dòng sông Hương, bến Vĩ hiện lên cụ thể : nhịp điệu tĩnh lặng, êm đềm, chậm rãi , cảnh vật vừa hiện thực vừa  hư ảo,  nên thơ mơ mộng.

+ Vẻ đẹp sông Hương được cảm nhận trong kí ức giàu mơ tưởng của thi nhân vốn nặng lòng với Huế nhất là người con gái trong mộng của nhà thơ.

Tóm lại : Cảnh đẹp, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn bâng khuâng, da diết.

So sánh : Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt

*Nét tương đồng:

– Cùng tái hiện được vẻ đẹp của  sông Hương xứ Huế.  Thiên nhiên khơi nguồn  cảm hứng cho thơ ca, văn học  từ đó cảnh sắc  rất riêng, rất thơ mộng của sông Hương xứ Huế đã đi vào lòng người . Có được điều đó chứng tỏ mảnh đất, con người Huế nói chung, sông Hương nói riêng đã chiếm chỗ sâu bền nhất trong lòng các tác giả.

– Cả hai đều là những cây bút tài hoa,tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, có tâm hồn hết sức lãng mạn, phong phú.

*Nét khác biệt:

– Đây thôn Vĩ Dạ: Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương sâu kín của  Hàn Mặc Tử với Hoàng Cúc  mà khởi đầu là   tấm bưu thiếp do Hoàng Cúc gửi vào  nên điểm nhìn cảm xúc gói trọn  trong một không gian hẹp là thôn Vĩ, cái nhìn từ kí ức. Cảnh sông Hương lúc ban ngày thì êm đềm, tĩnh lặng mang nhịp điệu chậm rãi riêng của Huế, khi đêm về bỗng  biến thành  sông trăng huyền ảo, lãng mạn, chất chứa niềm tâm sự thầm kín cùng khát vọng da diết khắc khoải của thi nhân.

– Ai đã đặt tên cho dòng sông?: Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn điểm nhìn là sông Hương, đặt trong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn. Vẻ đẹp của dòng sông hiện lên ở rất nhiều góc độ từ quá khứ cho đến hiện tại, từ lịch sử, thơ văn đến địa lí, văn hóa....Vì thế nó có  vẻ đẹp toàn diện hơn, hiện thực hơn bởi sông Hương chính là linh hồn của Huế,  là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa.

*  Lí giải sự khác biệt:

+ Xuất phát từ đặc điểm của thể loại thơ và bút kí là khác nhau. Thơ nghiêng về cảm xúc, tâm trạng. Bút kí không chỉ đòi hỏi có cảm xúc mà ít nhiều có tính xác thực và khách quan.

+ Đối với Hàn Mặc Tử, Huế là nơi tác giả từng gắn bó, giờ đã trở thành kỉ niệm, ít nhiều nhà thơ cũng có ấn tượng sâu sắc về sông Hương, dễ nhận ra nét đặc điểm tiêu biểu là cái thần thái của sông Hương, tìm được mối tương đồng để gửi gắm tình cảm, cảm xúc. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường là người con của xứ Huế nên sông Hương  đã thấm sâu vào tâm hồn  máu thịt của ông.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thithptqg