Trong không gian địa lí

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong không gian địa lý   (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, ngữ văn 12, tập 1). Từ đó hãy liên hệ với Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập 2) để thấy sự khác biệt của hai nghệ sĩ khi hướng về sông Hương xứ Huế.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận

3.2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Sông Hương trong không gian địa lý.

–Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở thượng nguồn:

+Mang vẻ đẹp hoang dại, bí ẩn, dữ dội, được tác giả ví "như một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn", nhưng cũng có lúc lại dịu dàng, hiền lành, trữ tình như người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở;

+Vẻ đẹp của dòng sông Hương được HPNT so sánh với vẻ đẹp của người con gái Di-gan, đó là vẻ đẹp ẩn chứa cái phóng khoáng, man dại đầy hấp dẫn, khó cưỡng chế mà thực thu hút; đó là vẻ đẹp bản năng, hoang sơ.


-Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong cuộc hành trình đến với "người tình" Huế:

+Sông Hương rời nguồn và bắt đầu tìm đến với "thành phố tương lai của nó". Rời núi Trường Sơn, sông Hương uốn chuyển mình khoe những đường cong mềm mại, dịu dàng, nữ tính: "Nhưng ngay từ đầu vừa rời khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc đột ngột uốn mình theo những đường cong mềm mại".

+Sông Hương lúc thì có vẻ đẹp sắc màu biến ảo với sắc nước xanh, vàng, tím, in hình nền trời Tây Nam thành phố, khi thì lại mang vẻ đẹp ưu tư, thâm nghiêm, hoài cổ lặng lẽ chảy qua lăng mộ của các vua chúa, lúc lại mang vẻ đẹp mơ màng khi ngang qua Vĩ Dạ.

-Vẻ đẹp sông Hương trong lòng "người tình" Huế:

+Khi chạm mặt người tình tại cồn Dã Viên, "sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ", đường cong ấy "như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu". Giây phút ban đầu e lệ mà nhẹ nhàng đến thế.

+Khi trong lòng Huế, dòng sông Hương như muốn chậm khẽ, giống điệu slow nhẹ nhàng, khẽ khàng từng nhịp, "đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế".

-Vẻ đẹp của sông Hương khi rời xa "người tình" Huế:

+ Cuộc hội ngộ nào rồi cũng tới lúc giã biệt, "rồi như sực nhớ lại một điều gì đó chưa kịp nói. Nó đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối". Cái gặp lần cuối ấy nói lên bao lưu luyến của con sông dành cho người tình xứ Huế này

+Nhà văn đã ví sông Hương như nàng Kiều lưu luyến tìm Kim Trọng nói lời tạm biệt, "một lời thề" trước khi xuôi về biển cả.

=> Bằng những nghệ thuật: liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa rất phong phú, độc đáo. Câu văn gợi hình, gợi cảm, lối hành văn hương nội, mê đắm, tài hoa được viết bởi một ngòi bút đậm chất thơ: ngôn ngữ (nhiều tính từ), hình ảnh, giọng điệu... Vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực.=> Vẻ đẹp của sông Hương trong không gian địa lý được kiến tạo mang đậm dáu ấn cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đó là cái tôi giàu cảm xúc, cái tôi trí tuệ và uyên bác, cái tôi tài hoa tinh tế lãng mạn , giàu trí tưởng tượng.

Qua lăng kính t/y của HPNT, ta thấy thủy trình sông Hương là hành trình tìm kiếm có ý thức với người yêu nơi miền tình cố đô nổi bật ở vẻ đa tình, quyến rũ.

3.3. Nét khác biệt của HPNT và HMT khi hướng đến sông Hương

– Cả 2 tác giả cùng làm nổi bậtvẻ đẹp và thơ của sông Hương xứ Huế, vừa thể hiện tài –tâm của người nghệ sĩ với con người-Đất nước-quê hương.

– Song dù cùng hướng về 1 đối tượng nhưng 2 nghệ sĩ đã thể hiện sự khác biệt tạo nên tính hấp dẫn riêng:

+ Nếu như ĐTVD- HMT hướng về sông Hương xứ Huế với những mảng kí ức của những vẻ đẹp lung linh huyền ảo, nằm ngoài tầm với, vụt khỏi tầm tay để giãi bày tâm trạng đau đáu mặc cảm chia lìa, xót xa trước mối tình đơn phương. Từ đó bộc lộ niềm khát sống, khát yêu của 1 con người đang cầm tấm vé tàu để ngày mai đi vào cõi chết nhưng vẫn níu đời, tiếc đời. Sông Hương xứ Huế chỉ là cái cớ để thi nhân bộc lộ tâm trạng. Thì HPNT hướng về sông Hương xứ Huế để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo, phong phú , đa dạngdầy biến ảo và vô cùng quyến rũ của sông Hương. Qưua đó người đọc thấy được vẻ đẹp con người Huế trong chiều sâu văn hóa và lịch sử cùng tình yêu sự gắn bó máu thịt của tác giả với sông Hương xứ Huế quê mình.

+ Nếu như ĐTVD, HMT dùng thơ để bộc lộ cảm xúc tâm trạng với những vần thơ tài hoa thì hình tượng sông Hương trong không gian địa lý ở Ai đã đặt tên cho dòng sông, HPNT đã dùng thể loại bút ký thiên về thể hiện sự vật khách quan bằng những trang văn có sự kết hợp giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều, huy động vốn kiến thức phong phú, nhiều mặt nhưng cũng đậm chất thơđể làm nổi bật sông Hương và con người Huế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thithptqg