ádfasdasd
Cách phân biệt điện thoại nhái
- Điện thoại di động chính hãng : Là điện thoại di động được phân phối trực tiếp từ các hãng sản xuất và chịu một mức thuế theo quy định của nhà nước , để nhận biết hàng chính hãng thường có những điều cần chú ý sau :
+ Đầu tiên là cần quan sát và so sánh . Hàng thật thì do được chế tạo bởi công nghệ cao + kiểm tra chất lượng rất kĩ nên sẽ luôn sắc sảo hơn hàng nhái , mặc dù hiện nay hàng nhái cũng được chế tạo rất giống , sắc sảo hơn so với trước những cũng không thể nào bằng được hàng thật . 1 kinh nghiệm nhỏ cho vấn đề này : khi quyết định mua 1 loại di động chính hãng nào đó với giá rẻ , bạn có thể đến những trung tâm điện thoại di động lớn để cầm và xem thử hàng thật , nên bật lên và xem thử cả giao diện + phần mềm , ghi nhớ những nét tinh tế , cảm giác cầm , bấm .. để có thể so sánh khi mua hàng ở nơi khác . Máy tàu nhái kiểu dáng rất tài tình nhưng giao diện thì khác hẳn máy chính hãng, và dễ dàng nhận biết nếu từng dùng qua hàng tàu, hoặc cũng có thể biết là hàng tàu nếu dùng giao diện của chính hãng.Vi dụ Nokia, Samsung, LG, ... mỗi hãng có một giao diện riêng mà dễ dàng nhận biết được.
+ Tiếp theo là có thể phân biệt nhờ thẻ bảo hành chính hãng . Hàng chính hãng bao giờ cũng sẽ có thẻ bảo hành chính hãng ghi rõ thông tin về bảo hành , số imei ( bạn bật điện thoại rồi bấm *#06# hoặc tháo pin sau máy sẽ nhìn được số imei , cả 2 số này phải trùng nhau và trùng với số imei trên thẻ bảo hành chính hãng ) , về thời hạn bảo hành thì thường hàng mới sẽ có thẻ bảo hành chênh với thời điểm mua hàng là 14 tháng , trừ một số dòng máy cao cấp thời hạn bảo hành có thể lên đến 24 tháng hoặc 36 tháng ví dụ như dòng Nokia 8800 Arte , Carbon Arte của Nokia .
+ Cuối cùng bạn có thể nhận biết nhờ hóa đơn đỏ . Đương nhiên điện thoại di động chính hãng phải chịu một mức thuế của Nhà nước nên khi mua hàng bạn hoàn toàn có quyền đòi hỏi được nhận hóa đơn đỏ , cách nhận biết này dành cho những người đi mua mới tại cửa hàng , nếu mua hàng cũ bạn nên hỏi chính xác nguồn gốc của sản phẩm , giấy tờ (nếu còn).
Về giá của hàng chính hãng thì thường chỉ khác biệt rất ít , cửa hàng rẻ nhất và đắt nhất thường chỉ chênh nhau một vài trăm là nhiều , nếu muốn yên tâm nên lựa chọn mua tại những siêu thị điện thoại di động lớn như Thế Giới Di Động hay Viễn Thông A .... tuy giá có đắt một chút nhưng dịch vụ và chế độ bảo hành bù lại rất tốt . Ngoài ra giá cả có thể chênh nhau do những linh kiện , phụ kiện kèm theo máy , khuyến mại ...
- Hàng xách tay : Cũng là điện thoại di động được hãng đó sản xuất nhưng không được phân phối tại Việt Nam , có thể là hàng mua tại nước ngoài và mang về VN nhưng không phải chịu thuế hoặc có thể là hàng dùng ở nước ngoài bị lỗi , gửi về nhà sản xuất bảo hành , sau đó nhà sản xuất sẽ bán ra với mức giá khá rẻ (còn gọi là hàng refurbished) , ngoài ra còn có thể là hàng mua trong đợt hạ giá , sale off , hàng trộm cắp ....
Về chất lượng thì hàng xách tay ko khác gì hàng chính hãng , đôi khi có thể tốt hơn vì được sản xuất theo tiêu chuẩn ở nước ngoài thường cao hơn ở VN , nhưng cũng không hạn chế những hàng xách tay kém chất lượng vì đã bị sửa chữa nhiều rồi đóng hộp lại để bán . Khi mua hàng xách tay bạn cần kiểm tra thật kĩ tất cả các chức năng của máy rồi hãy quyết định .
Hàng xách tay nếu mua ở cửa hàng thường sẽ được bảo hành 3 tháng đến 12 tháng tùy cửa hàng (nên chọn cửa hàng to bảo hành lâu là tốt nhất) , và để phân biệt thì đương nhiên hàng xách tay sẽ không có thẻ bảo hành chính hãng và hóa đơn đỏ .
Về giá của hàng xách tay vì không chịu thuế nên sẽ rẻ hơn giá hàng chính hãng khá nhiều , thường từ 1 đến 3 triệu tùy loại máy ,có thể hơn , hàng chính hãng giá càng cao thì hàng xách tay giá càng rẻ , chênh lệch này là do thuế , nhập khẩu hàng chính hãng càng đắt thì sau khi áp thuế giá sẽ cao hơn nhiều . Đối với những người khá hiểu biết về điện thoại , yêu thích công nghệ nhưng túi tiền vừa phải thì hàng xách tay là lựa chọn hàng đầu .
- Hàng nhái của Trung Quốc : Như đã nói ở trên hiện nay công nghệ làm nhái của Trung Quốc khá tiên tiến , các mẫu điện thoại di động chính hãng được ưa chuộng thường luôn luôn bị nhái về kiểu dáng mẫu mã , nhưng cũng như đã nói , hàng nhái không thể sắc sảo và tinh tế như của hàng hãng sản xuất được , bạn chỉ cần đã từng cầm hàng xịn sẽ không bao giờ bị lừa bởi hàng nhái .
Về chất lượng , đương nhiên hàng nhái sẽ không bao giờ tốt như hàng chính hãng nhưng nếu đã chủ ý mua hàng nhái thì hàng Trung Quốc cũng ít khi bị hỏng , nếu có bị hỏng cũng được bảo hành 12 tháng của cửa hàng , thường thì bạn cũng được đổi máy mới ngay
Về giá cả , hàng nhái giá sẽ rất rẻ so với hàng hãng (đương nhiên rồi) , những mẫu điện thoại nhái những mẫu thông thường giá chỉ từ 2 - 4 triệu , một số nhái những đời máy độc như vertu hay mobiado giá thường từ 5 đến 10 triệu , có thể cao hơn , nhưng bạn nên nhớ bạn ko bao h có thể mua vertu hay mobiado chính hãng với giá như thế .
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi , có lẽ còn thiếu sót , mong các bạn đóng góp ý kiến , hy vọng những kinh nghiệm này có thể giúp ích phần nào trong việc chọn mua điện thoại của các bạn
Các thủ thuật trên điện thoại di đông
Vài mã số dịch vụ
"*": Kích hoạt dịch vụ (Activation).
"#": Giải kích hoạt dịch vụ (Deactivation).
"**": Đăng ký dịch vụ (Registration).
"##": Xóa dịch vụ (Erasure).
"*#": Kiểm tra trạng thái của dịch vụ (Interrogation).
Dịch vụ chuyển cuộc gọi
(Call Forwarding, hay còn gọi Call Divert) là dv cho phép thuê bao chuyển các cuộc gọi đến số máy của mình sang một số máy khác, số máy đó có thể là số di động, số cố định hoặc số của hộp thư thoại.
* Chuyển cuộc gọi vô điều kiện đến số thuê bao : **21*sothuebaob# OK
* Xóa dịch vụ chuyển cuộc gọi vô điều kiện: ##21# OK
* Kiểm tra trạng thái dịch vụ chuyển cuộc gọi vô điều kiện: *#21# OK
* Chuyển cuộc gọi khi máy bận đến số thuê bao : **67*sothuebaob# OK
* Xóa dịch vụ chuyển cuộc gọi khi máy bận: ##67# OK
* Kiểm tra trạng thái dịch vụ chuyển cuộc gọi khi máy bận: *#67# OK
* Chuyển cuộc gọi khi không trả lời đến số thuê bao : **61*sothuebaob# OK
* Xóa dịch vụ chuyển cuộc gọi khi không trả lời: ##61# OK
* Kiểm tra trạng thái dịch vụ chuyển cuộc gọi khi không trả lời: *#61# OK
* Chuyển cuộc gọi khi ngoài vùng phủ sóng đến số thuê bao : **62*sothuebaob# OK
* Xóa dịch vụ chuyển cuộc gọi khi ngoài vùng phủ sóng: ##62# OK
* Kiểm tra trạng thái dịch vụ chuyển cuộc gọi khi ngoài vùng phủ sóng: *#62# OK
* Kích hoạt tất cả các dịch vụ chuyển cuộc gọi đến số thuê bao : **002*sothuebaob# OK
* Kích hoạt tất cả các dịch vụ chuyển cuộc gọi có điều kiện đến số thuê bao : **004*sothuebaob# OK
Hiển thị và cấm hiển thị số ĐT
*Dịch vụ hiển thị /cấm hiển thị số thuê bao chủ gọi (CLIP/CLIR):
Mã số:
* Kiểm tra dịch vụ cho phép thuê bao bị gọi hiển thị số của thuê bao chủ gọi (CLIP): *#30# OK
* Kiểm tra dịch vụ CLIR cho phép thuê bao chủ gọi không hiển thị số của mình cho phía thuê bao bị gọi thấy: *#31# OK
- Dịch vụ chờ cuộc gọi: CW (Call waiting) là dịch vụ cho phép thuê bao vẫn có thể nhận được tín hiệu báo có cuộc gọi đến trong khi đang đàm thoại. Thuê bao có thể kết thúc cuộc gọi hiện tại để trả lời cuộc gọi mới, hoặc có thể tạm thời ngưng cuộc gọi hiện nay (nếu có dùng dịch vụ giữ cuộc gọi Call Hold) để chuyển sang nhận cuộc gọi mới.
Mã số:
* Kiểm tra dịch vụ chờ cuộc gọi: *#43# OK
* Kích hoạt dịch vụ chờ cuộc gọi: *43# OK
* Xóa dịch vụ chờ cuộc gọi: #43# OK
(tuy nhiên có một số máy không hỗ trợ dịch vụ này).
Còn cái này dùng cho mạng mobifone có thể dùng lệnh sau đây cho tất cả các loại máy để chặn các cuộc gọi vào máy của bạn:
*35*0000# sau đó bấm phím Call hoặc Yes Ok
Lệnh huỷ
#35*0000# Ok
Còn chặn chiều nhận sms thì dùng lệnh:
*35*0000*12#
Huỷ
#35*0000#
ý nghĩa dãy số EMEI
IMEI là gì?
IMEI (International Mobile Equipment Identity) là số nhận dạng thiết bị di động quốc tế, dùng để phân biệt từng máy ĐTDĐ. Nói cách khác, về nguyên tắc, không thể có hai ĐTDĐ cùng mang một số IMEI. Thông thường, số IMEI do một số tổ chức cung cấp cho nhà sản xuất ĐTDĐ. Muốn sản phẩm của mình được cấp số IMEI, nhà sản xuất ĐTDĐ phải gửi đề nghị cho một trong các tổ chức nói trên để họ xem xét.
Cấu trúc và ý nghĩa các thành tố của số IMEI:
Số IMEI luôn gồm 15 chữ số theo dạng: NNXXXX-YY-ZZZZZZ-A. Trong đó, sáu chữ số đầu (NNXXXX) của IMEI được gọi là TAC (Type Allocation Code), hai chữ số tiếp theo (YY) được gọi là FAC (Final Assembly Code), sáu chữ số kế tiếp (ZZZZZZ) là số sêri của máy, chữ số cuối cùng (A) là số dùng để kiểm tra. Chi tiết hơn:
- NN: Hai chữ số đầu của IMEI được gọi là Reporting Body Identifier, dùng để nhận dạng tổ chức nào đã cung cấp số IMEI cho nhà sản xuất ĐTDĐ (thông thường, số IMEI được bắt đầu bằng số 35 hoặc 44, đây là số do tổ chức BABT cấp).
- XXXX: Bốn chữ số kế tiếp được gọi là Mobile Equipment Type Identifier, dùng để nhận dạng chủng loại (model) ĐTDĐ.
- YY: Hai chữ số này được gọi là FAC (Final Assembly Code), dùng để xác định xuất xứ của sản phẩm (đã được sản xuất hoặc lắp ráp ở quốc gia nào). Cần lưu ý rằng một nhà máy có thể có từ hai mã số FAC trở lên để tránh trường hợp số IMEI bị trùng lặp khi số lượng sản phẩm vượt quá con số một triệu, bởi số xêri ZZZZZZ chỉ bao gồm sáu chữ số).
- ZZZZZZ: Số xêri của sản phẩm.
- A: Số dùng để kiểm tra. Số này được tính dựa vào 14 chữ số đã nêu theo một thuật toán cho trước. Có thể căn cứ vào số này để biết số IMEI có hợp lệ hay không.
Nhìn chung, dựa vào số IMEI, ta có thể xác định được model của sản phẩm, xuất xứ. Tuy nhiên không có quy tắc chung trong việc đánh số model và xuất xứ, đánh số thế nào phụ thuộc vào nhà sản xuất. Bảng bên dưới là thông tin về một số xuất xứ đối với các loại máy nhãn hiệu Nokia:
YY (FAC) Nước xuất xứ
06 France
07, 08, 20 Germany
10, 70, 91 Finland
18 Singapore
19, 40, 41, 44 UK
30 Korea
67 USA
71 Malaysia
80, 81 China
(Ví dụ: Nếu số IMEI của máy Nokia là 350880-10-195032-8 thì có nghĩa là ĐTDĐ đó được sản xuất tại Phần Lan. Nếu IMEI là 350893-30-952659-2 thì máy ĐTDĐ được sản xuất tại Hàn Quốc).
Cách xem số IMEI
Có nhiều cách để xem số IMEI: xem trực tiếp trên vỏ máy và thông qua phần mềm của máy. Muốn xem trực tiếp trên vỏ máy, phải tắt nguồn, tháo pin để xem số IMEI ghi trên mặt sau của thân máy. Muốn xem số IMEI thông qua phần mềm, ta bấm *#06#. Cách này có thể dùng cho tất cả các loại máy. Một số loại (như Siemens), nhà sản xuất cho phép xem số IMEI thông qua menu của máy. Một số loại khác (như Nokia, SonyEricsson,...) cho phép xem số IMEI thông qua các menu dịch vụ (service menu), bằng cách bấm vào các mã số bí mật (đối với máy Nokia ta phải bấm *#92702689# để xem số IMEI gốc của máy).
Cách kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI
Thuật toán dùng để tính toán số này như sau:
Bước 1: Nhân đôi giá trị của những số ở vị trí lẻ (là các số ở vị trí 1, 3, 5,...,13), trong đó số thứ 1 là số ngoài cùng phía bên phải của chuỗi số IMEI.
Bước 2: Cộng dồn tất cả các chữ số riêng rẽ của các số thu được ở bước 1, cùng với các số ở vị trí chẵn (là các số ở vị trí 2, 4, 6 ... 14) trong chuỗi số IMEI.
Bước 3: Nếu kết quả ở bước 2 là một số chia hết cho 10 thì số A sẽ bằng 0. Nếu kết quả ở bước 2 không chia hết cho 10 thì A sẽ bằng số chia hết cho 10 lớn hơn gần nhất trừ đi chính kết quả đó.
Ví dụ: số IMEI là 350880-10-195032-A, trong đó A là số kiểm tra cần phải tính toán.
Bước 1: 10, 16, 0, 0, 18, 0, 4
Bước 2: (1 + 0 + 1 + 6 + 0 + 0 + 1 + 8 + 0 + 4) + (3 + 0 + 8 + 1 + 1 + 5 + 3) = 42
Bước 3: A = 50 - 42 = 8
Như vậy số IMEI hợp lệ phải là 350880-10-195032-8.
Với chiếc điện thoại mới trên tay, bạn không dám chắc con dế của mình là hàng "xịn", chưa từng trải qua quá trình phiêu lưu "chợ trời" hay không.
Lời khuyên từ các nhà cung cấp chính hãng cho biết, nên căn cứ vào vài thông số quan trọng để "kiểm chứng" là số IMEI so với Card bảo hành kèm theo máy, phần mềm cài đặt, mã số pin hay một vài thông số khác như độ phân giải màn hình, thông số hoạt động của pin, chế độ chụp hình... Mỗi loại điện thoại lại có những con số khác nhau để kiểm tra những thông tin quan trọng này.
Với Nokia, để kiểm tra thông tin máy : *#92702689#. Trên màn hình hiện ra số Serial No, tiếp đến là ngày sản xuất điện thoại (made); ngày điện thoại được bán (purchasing date); ngày sửa chữa cuối cùng (repaired) và thông tin chuyển đổi dữ liệu người dùng (transfer user data).
Muốn kiểm tra phiên bản phần mềm, bạn chọn: *#0000#. ở dòng thứ 2 trên màn hình máy là ngày phần mềm được sản xuất. Dòng thứ ba là kiểu điện thoại. Muốn khởi động lại máy, chọn *3370#. Lưu ý, sau khi dùng dãy mã số *#92702689#, bạn phải tắt nguồn và bật máy lại, máy sẽ trở lại chế độ ban đầu.
Trên điện thoại Samsung, kiểm tra số IMEI là #06#, phiên bản phần mềm #9999#; kiểm tra thông số hoạt động của Pin *#9998*228#; thử chế độ rung #9998*842# và chỉnh chế độ phân giải màn hình là *#0523#. Đối với một vài mã số, lưu ý là chỉ hoạt động với phần mềm chuẩn mà không hoạt động với phần mềm đã được Việt hoá.
Tương tự như thế, với dòng điện thoại Motorola, Ericson, Siemens, Sony, để kiểm tra số Serial là *#06#. Kiểm tra phiên bản phần mềm điện thoại Sony, bạn phải bỏ Simcard rồi ấn *#7353273#. Riêng đối với máy Siemens, để kiểm tra phiên bản phần mềm, bỏ Simcard, ấn *#06# rồi giữ phím dài phía trên bên trái.
* Đoạn trên mang tính chất tham khảo. Nếu có gì không đúng xin miễn bình luận
Copy:5S DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI CHIẾC ĐIỆN THOẠI CỦA BẠN GẶP SỰ CỐ:
I/ MÁY RƠI NƯỚC:
Không nên bật máy ngay,nếu bật nguồn khẳng định với bạn là máy sẽ chập mạch, nên bình tĩnh tháo máy ra dùng máy sấy thổi qua các khe trên máy, khe SIM. Nên mang máy ra các cửa hàng Điện Thoại vì họ có các thiết bị chuyên dụng mở máy ra và sấy thật kĩ sau đó hãy bật máy lên. Nhưng khoảng 70% là đứt.
II/ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP ĐÁNH RƠI:
Bạn nên dùng thử máy xem co vấn đề gì không nếu theo dõi khoảng 3-5 ngày mà không có hiện tượng gì thì kết luận là dùng được. Còn nếu không, nên mang ra trung tâm bảo hành có tên tuổi hoặc của Chính Hãng. Còn nếu nặng quá thì thôi chứ không nên hy vọng gì vào sửa vì có thể bạn sẽ bị "MỘT TIỀN GÀ BA TIỀN THÓC"
III/ĐỐI VỚI PHẦN MỀM:
Lỗi phần mềm thường khá đơn giản hơn có thể bạn hay bị chập chờn về cách sử dụng. Bạn nên dùng các lệnh reset để refesh hết lại nhưng nhớ là không nên lưu một cái gì trong máy, chứ không là sẽ mất hết data, hoặc không được nên mang ra chính hãng để chạy lai phần mềm cho thât ổn định
IV/CÁCH SỬ DỤNG PHỤ KIỆN
- Hiện nay trên thị trường Điện thoại Di Động chủ yếu Phụ Kiện là hàng xuất xứ từ Trung Quốc chiếm 99%. Nếu các bạn mua hàng chất lượng kém không phải của Chính hãng đặt tại Trung Quốc như xạc hoặc pin về sử dụng lâu ngày có thể dẫn tới hỏng các thiết bị khác
Ví dụ: Bạn mua một bộ xạc nhanh giá khoảng 20-50.000đ về sử dụng rất bình thường nhưng thực chất dòng của xạc không ổn định có thể dẫn đến viên PIN của bạn rất nhanh hỏng,...vv
V/ Thực chất theo kinh nghiệm của tôi nếu người sử dụng mua được phụ kiện chính hãng do Trung Quốc sản xuất thì rất tốt
- Đối với Pin bạn không nên sử dụng một cách bừa bãi, thường thì một viên pin tiêu chuẩn là LI-ION. Cho phép bạn có thể xạc liên tục. Nhưng bạn nên dùng hết hẵng xạc. Mỗi lần xạc nên xạc khoảng 2-3h là cùng không nên xạc qua đêm cách tốt nhất là dùng cho hết hẵng xạc.
- Đối với xạc nên dùng đúng loại xạc khi mua máy, không nên xạc lung tung, tôi đã gặp những trường hợp dùng xạc LG xạc cho SAMSUNG. Sau vài lần xạc máy bỗng chết nguồn, những trường hợp như thế không nên gặp phải thì hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top