Tại sao tàu VLCC lại điều động tốt hơn trong vùng nước nông
Khi đi vào luồng hẹp thì sẽ tăng ma sát : nó liên quan đến tốc độ của tàu nếu đi ở tốc độ lớn , áp suất xung quanh thân tàu tăng lên rõ rệt . Kết quả thực tế là tốc độ sẽ giảm so với tốc độ mong muốn .
Hiệu ứng Squat : mũi tàu sẽ nâng lên và lái tàu sẽ chìm xuống
Khi đi vào luồng nước nông thì độ sâu chân hoa tiêu sẽ giảm làm cho các đặc tính ăn lái tốt hơn , một tàu không ổn định trên hướng đi trở nên dễ lái hơn và tính mất ổn định giảm ( cộng thêm tốc độ sẽ nhỏ như ở trên nói càng làm tăng thêm tính ăn lái cho tàu ) . Đây là một sự thực , nếu con tàu không có hiện tượng chìm thêm quá nhiều về phía trước khi nó chạy tới trong trường hợp đó các ảnh hưởng tới điều động tàu trong vùng nước nông sẽ bị triệt tiêu do thay đổi độ chúi ( hiệu ứng Squat tác động không đủ tới những tàu lớn để mũi chúi xuống mà ở đây là loại VLCC cỡ tầm từ 10 vạn tới 30 vạn deadweight ) . Đường kính vòng quay trở của tàu tăng khi vào vùng nước nông ( độ sâu bằng 1/2 lần mớn nước của tàu hoặc thấp hơn ) đường kính có thể bằng 2 lần so với trên biển . Tàu lượn vòng nhiều hơn khi lùi . Độ chúi của tàu thay đổi , mớn nước tăng nhiều hơn ở phía lái hay mũi tùy thuộc vào hình dáng vỏ tàu
Áp suất tăng -------> ăn lái tốt
Tốc đô giảm (chậm ) -------> tăng tính ăn lái. Không đồng ý, cũng có thể là chưa hiểu rõ. Anh giải thích lại dùm. tks
sau thời gian ăn chơi ở nha trang , xin có câu trả lời bạn :
1) ta có lực tác động lên bánh lái là : F = p.S ( p : áp suất tác động lên bánh lái , S : là diện tích tiếp xúc của bánh lái ) , dẫn tới cùng 1 S thì áp suất tăng ta sẽ có F tăng nên lực làm tàu đảo mũi sẽ lớn làm tàu ăn lái tốt hơn .
2) tốc độ giảm thì tăng tính ăn lái , ở đây nhắc tới quán tính tàu . Khi tàu có tốc độ lớn thì quay trở sẽ khó hơn là tốc độ nhỏ ( có thể liên hệ thực tế là điều khiển xe máy ) . Rõ ràng đi chậm thì điều khiển dễ dàng hơn là chạy nhanh dễ mất điều khiển
Em đồng ý với bác là áp suất tăng ----> ăn lái tốt mà.
Còn khi tốc độ nhỏ thì đồng nghĩa với việc áp suất cuả nước tác động lên bánh lái giảm -------> ăn lái kém. Trên thực tế thì lái 1 con tàu khác với lái xe trên đất liền. Vận tốc tăng------> quán tính tăng-------> bán kính vòng quay trở lớn + khó quay trở trong luồng lạch hẹp. ok
Ở đây anh nên nói là:
Áp suất tăng -----> ăn lái tốt
Tốc đô giảm ( chậm )-------> quán tính nhỏ-------> bk vòng quay trở nhỏ---------> dễ quay trở hơn trong luồng lạch hẹp.
Ở trên:
1. Nếu F=PxS với P là áp lực nước tác động lên bánh lái (~tỉ lệ thuận với V tàu hoặc vòng quay chân vịt)
2. Vậy tốc độ tàu giảm -->P giảm --->F giảm ---> tính ăn lái giảm ---> ở trên 1><2 --->xem lại giùm. Tks!
P/s: Thêm 1 nguyên nhân nữa làm giảm tính quay trở khi V tàu giảm, đó là khi V tàu giảm ---> tâm quay của tàu sẽ lùi dần về vị trí 1/2 chiều dài thân tàu ---> cánh tay đòn L của moment quay giảm---> moment quay (M= LxF) giảm---> tính quay trở giảm. Ai cũng biết khi tàu chạy tới, tâm quay của tàu sẽ ở vị trí 1/3 chiều dài thân tàu tính từ mũi, khi tàu chạy lùi thì nó ở 1/3 thân tàu tính từ sau lái, hay nói cách khác, tâm quay tàu phụ thuộc vào V tàu. V tàu ở đây là so với mặt nước (speed through the water) chứ không phải so với đáy biển (speed over ground- COG)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top