Dung tích đơn vị của một số loại hàng hóa
Các anh ơi, dung tích đơn vị là gì nhỉ ? các anh có số liệu cụ thể không? post lên giúp e với. cảm ơn mọi người.
Trả lời là kô có khái niệm dung tích đơn vị trên tàu , cái đó chỉ là giá trị đơn vị khi tính toán hoặc quy đổi sang các đơn vị dung tích với nhau mà thôi . Ta sẽ xem xét vấn đề dung tích trên tàu ở 2 mảng đó là dung tích tàu và dung tích xếp hàng !!!!
I. Dung tích tàu:
- Dung tích toàn phần (Gross Tonnage - GT): Là một đại lượng không có thứ nguyên và là hàm số của tất cả các thể tích lý thuyết của tất cả các không gian kín của tàu.
GT = K1 x V
Trong đó:
+ K1 là hệ số được tra trong bảng của Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển Tonnage-69 với đối số là V.
K1 = 0,2 + 0,02.Log10 .V
+ V là tổng thể tích của các không gian kín của tàu (m3), tất cả các không gian được bao bọc bởi thân tàu, các kết cấu ngăn dọc, các vách cố định hay di động, các boong hoặc các nắp đậy trừ các mái che cố định hay di động
- Dung tích có ích (Net Tonnage - NT): Là một đại lượng không có thứ nguyên và là hàm số của tất cả các thể tích lý thuyết của tất cả các không gian dành cho chứa hàng của tàu, của chiều cao mạn, chiều chìm tàu và số hành khách được phép chuyên chở.
- Gross Tonnage và Net Tonnage được cho trong hồ sơ tàu và có trong Giấy chứng nhận dung tích của tàu (International Tonnage Certificate). Đây là các thông số khai thác quan trọng của tàu. Các giá trị này thường làm cơ sở để tính các loại lệ phí của tàu (cảng phí, hoa tiêu phí, phí lai dắt...) cũng như tính độ lớn của đội tàu thuộc một Công ty hay của Quốc gia.
- Ngoài các loại dung tích trên, còn có dung tích qua kênh đào Panama và kênh đào Suez tính theo cách tính riêng ( Có giấy chứng nhận đo dung tích riêng cho các kênh đào này và dùng cho mục đích tính phí qua các kênh đào này).
II. Dung tích xếp hàng của tàu:
- Dung tích hàng bao kiện (Bale Capacity - m3 hoặc Ft3): Đây là khoảng không gian đo giữa các xà ngăn cách hoặc đo đến các sườn mạn tàu trong hầm hàng của tàu. Giá trị này được cho trong hồ sơ tàu đối với từng hầm hàng một và được dùng để tính toán khả năng chứa hàng bao kiện của tàu.
- Dung tích hàng rời (Grain Capacity - m3 hoặc Ft3): Đây là khoảng không gian chứa hàng đo đến sát tôn mạn của hầm hàng. Giá trị này cũng được cho trong hồ sơ tàu đối với từng hầm hàng một và được dùng để tính toán khả năng chứa hàng rời của tàu. Dung tích hàng rời thường lớn hơn dung tích hàng bao kiện.
- Hệ số rỗng chất xếp (Allowance for Brocken Stowage): Đây là một hệ số biểu thị độ rỗng của hầm hàng khi xếp một loại hàng riêng biệt nào đó. Nó được tính bằng phần trăm của thể tích hầm hàng và đó chính là không gian rỗng trong hầm hàng nhưng không thể dùng cho việc xếp hàng được.
Giá trị này phụ thuộc vào cấu trúc, kích thước và hình dáng của hầm hàng, phụ thuộc vào chủng loại, kích cỡ và hình dáng của hàng hóa. Hệ số rỗng đối với các loại hàng hóa có thể được tham khảo qua tư liệu của các công ty xếp dỡ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top