Phần Không Tên 4
1. Theo bạn, đối diện với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, văn hóa Việt Nam có những điểm mạnh và điểm yếu nào
Toàn cầu hoá đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng. Tính tất yếu của toàn cầu hoá trước hết được biểu hiện ở tính tất yếu kinh tế. Toàn cầu hoá kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hoá; nó đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị. Đến lượt mình, những thay đổi về chính trị lại có tác động trở lại đối với kinh tế. Song, cái cần quan tâm và nhấn mạnh lại chính là sự tác động của kinh tế và những thay đổi chính trị đối với văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa Việt Nam dễ giao lưu tiếp biến với văn hóa nước ngoài về văn hóa Việt Nam vốn có tính linh hoạt (do lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ), điều này rất thích hợp cho sự thâm nhập của toàn cầu hoá vốn có đặc điểm là năng động, nhanh nhạy. Con người tiếp nhận các ảnh hưởng của văn hóa một cách tự nhiên, một cách từ từ và nó có quá trình chọn lọc. Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu cũng có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hoá; nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Ngày nay, các loại thức ăn của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.. đang du nhập vào nước ta làm cho tôi trường ẩm thực của ta ngày càng đa dạng. Ngoài ra, giới trẻ hiện nay có tính hướng ngoại, tiếp thu văn hóa (cách ăn mặc, kiểu tóc...) của nước ngoài giúp cho văn hóa nước ta có những sự thay đổi mới. Về âm nhạc nghệ thuật thì âm nhạc trữ tình vẫn còn được lưu giữ, các hình thức diễn xướng dân gian được phục hưng, đồng thời toàn cầu hóa cũng giao du nhập thêm nhiều thể loại âm nhạc mới với giai điệu và cách thể hiện hết sức đa dạng. Đối với văn hóa cư trú, nhiều toà nha chọc trời bắt đầu xuất hiện với những kiến trúc phương Tây mang hơi hướng của Pháp. Việt Nam có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học hiện đại góp phần phát triển văn hóa. Chính vì vậy, văn hóa Việt Năm có điều kiện để trở nên đa dạng, phong phú hơn.
Ngoài những điểm mạnh thì văn hóa Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều điểm yếu như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, sự phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội và tội phạm có xu hướng tăng, sự lo ngại về mất bản sắc, sự đồng hoá văn hoá và sự huỷ hoại văn hoá dân tộc. Toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam như: một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo tồn, gìn giữ; một số người thay đổi nhanh chóng lối sống, tha hoá đạo đức,... Một bộ phận giới trẻ cuồng thần tượng Hàn Quốc quá mức nên bắt chước theo cách ăn mặc, cử xử của họ làm mai một dần bản sắc văn hóa dân tộc. Các thể loại âm nhạc nước ngoài du nhập vào Việt Nam quá nhiều sẽ đe dọa đến nền âm nhắc truyền thống. Vì vậy, các giá trị văn hóa Việt Nam có nguy cơ bị mai một nghiêm trọng nếu chúng ta không biết giữ gìn và phát huy. Con đường để vượt qua những thách thức đó không phải là đóng cửa lại để sống biệt lập với thế giới; mà trái lại, phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, bồi dưỡng và giáo dục con người nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, trách nhiệm với Tổ quốc, khơi dậy và phát huy tinh thần dân tộc ở họ.
Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Nam là mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới. Điều quan trọng là chúng ta phải biết khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá để tạo ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó, phải biết cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú và phát triển hơn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top