anboth
HỒ CHÍ MINH- MỘT TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức của một lãnh tụ vĩ đại, một anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, một danh nhân văn hóa kiệt xuất, đồng thời lại là tấm gương đạo đức của một con người bình thường, có thực trong cuộc đời trần thế và ai cũng có thể học tập, noi theo, làm theo.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, trong lãnh đạo, quản lý, kể cả ở đỉnh cao quyền lực, Hồ Chí Minh đã thật sự đạt đến "đức nhân", xứng đáng được xếp vào vị trí của sao Bắc Đẩu - một ngôi sao sáng được các vì sao khác tự nguyện hướng tới. Uy quyền đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, trong đông đảo quần chúng nhân dân bắt nguồn từ nhân cách hoàn thiện, đạo lý sống ở đời và làm người của Bác: Tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người.
Sinh ra, lớn lên ở một vùng quê lam lũ, nghiệt ngã, đói nghèo nhưng lại giàu truyền thống yêu nước, văn hiến, Hồ Chí Minh được tắm gội trên dòng sông văn hóa quê nhà. Người thấm nhuần sâu sắc triết lý sống của cha ông: Muốn dựng làng và giữ nước, phải bắt đầu từ việc làm người, một cách thành thật, đúng nghĩa. Người cũng bộc lộ rất sớm một nét tính cách lớn của con người xứ Nghệ: Sống có lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên trong bản chất. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thuở nhỏ, Hồ Chí Minh đã có ý thức gắn vận mệnh cá nhân mình với vận mệnh chung của đồng bào, đất nước, luôn đau đáu một nỗi niềm: Hỏi xem non nước mất hay còn! Đấy chính là những biểu hiện ban đầu của một nhân cách lớn, một trí thức chân chính: Luôn luôn trăn trở, đau đớn trước nỗi nhục mất nước, đồng bào nô lệ, lầm than, suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến số phận con người và các giá trị làm người. Bài học đạo đức lớn nhất mà Hồ Chí Minh để lại cho mọi thế hệ người Việt Nam sau này chính là bài học ở đời và làm người mà nội dung nhân bản, chiều sâu nhân văn của nó là yêu nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Từ những năm tháng dấn thân vào gian khổ, ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi trở thành lãnh tụ tối cao, người đứng đầu Nhà nước cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn một lòng tâm nguyện, hướng mọi suy nghĩ và hành động vào một mục đích duy nhất là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết.
Trong hoàn cảnh đất nước phải đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược cũng như khi hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều dành thời gian đi thăm các địa phương, cơ sở và các đơn vị lực lượng vũ trang. Đi đến nơi nào Người cũng luôn luôn thể hiện phong cách giản dị, cần kiệm, thân tình, không phô trương, hình thức, không muốn làm phiền cho địa phương và quần chúng nhân dân.
Nhiều chuyến đi, Bác không theo đúng kế hoạch đón tiếp rầm rộ của địa phương, đơn vị mà “lẳng lặng”, “bất ngờ”, có nơi Bác đi cổng sau, có nơi Bác đi thăm đồng lúa, rừng cây, ao cá…, gặp các cụ phụ lão, các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, thăm khu ăn ở, vệ sinh của công nhân, bộ đội, sinh viên, học sinh trước khi gặp lãnh đạo địa phương, đơn vị. Các cuộc đi thăm thường là không được thông báo rộng rãi, nhưng nghe tin Bác đến, người dân bỏ cả công việc đang làm, chạy ùa ra vây quanh Bác, lắng nghe từng lời dạy của Bác, rồi tự giác và quyết tâm thực hiện bằng được lời dạy của Người. Năm 1960, Bác về thăm quê ở Nghệ An. Tỉnh uỷ chuẩn bị một chiếc xe ô tô mui trần, lấy vải trắng kết xung quanh xe, và lót vải trắng trong xe để đón Bác. Các đồng chí ở Tỉnh uỷ ra đón Bác tại sân bay Nghệ An, mời Bác lên xe kết vải trắng. Bác nhìn chiếc xe, rồi nói:
_Chiếc xe này mấy chú ngồi chứ Bác không ngồi đâu. Các chú làm hình thức, tốn kém quá ! Bác về quê là thăm đồng bào, quê hương, chứ có là quan cách đâu !
Bác đi đến chiếc xe mui trần của bảo vệ đi đầu và lên ngồi cạnh lái xe. Anh em cảnh vệ đành phải ngồi trên chiếc xe bọc vải trắng. Dọc đường, nhân dân đi đón Bác đều chăm chú nhìn vào chiếc xe vải trắng nhưng chỉ thấy toàn cảnh vệ. Còn Bác, ít ai ngờ tới, lại ngồi ở chiếc xe bình thường của cảnh vệ đi đầu.
Những năm tháng cuối đời, biết mình tuổi cao mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn gian khổ, lâu dài, Bác vẫn canh cánh bên lòng một nỗi niềm vì dân, với lời dặn lại tâm huyết trong Di chúc: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân…”, và “…Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Năm 1960, Bác về thăm quê ở Nghệ An. Tỉnh uỷ chuẩn bị một chiếc xe ô tô mui trần, lấy vải trắng kết xung quanh xe, và lót vải trắng trong xe để đón Bác. Các đồng chí ở Tỉnh uỷ ra đón Bác tại sân bay Nghệ An, mời Bác lên xe kết vải trắng. Bác nhìn chiếc xe, rồi nói:
Chiếc xe này mấy chú ngồi chứ Bác không ngồi đâu. Các chú làm hình thức, tốn kém quá ! Bác về quê là thăm đồng bào, quê hương, chứ có là quan cách đâu !
Bác đi đến chiếc xe mui trần của bảo vệ đi đầu và lên ngồi cạnh lái xe. Anh em cảnh vệ đành phải ngồi trên chiếc xe bọc vải trắng. Dọc đường, nhân dân đi đón Bác đều chăm chú nhìn vào chiếc xe vải trắng nhưng chỉ thấy toàn cảnh vệ. Còn Bác, ít ai ngờ tới, lại ngồi ở chiếc xe bình thường của cảnh vệ đi đầu.
Những năm tháng cuối đời, biết mình tuổi cao mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước còn gian khổ, lâu dài, Bác vẫn canh cánh bên lòng một nỗi niềm vì dân, với lời dặn lại tâm huyết trong Di chúc: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân…”, và “…Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Học tập và noi gương Bác, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng luôn luôn ý thức giữ gìn phẩm chất, gương mẫu trong công việc và trong cuộc sống hằng ngày, khi xuống các địa phương, đơn vị, cơ sở không phô trương, rầm rộ, tránh những việc gây tốn kém, vất vả và phiền hà. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ, ban, ngành của Trung ương về làm việc, kiểm tra công tác tại địa phương hoặc thăm cơ sở… trước hết thuộc về chức trách, nhiệm vụ của một cán bộ, công chức, đồng thời cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm, phong cách sâu sát thực tiễn của người lãnh đạo. Cán bộ, nhân dân nơi các đồng chí đến thăm và làm việc quý trọng cấp trên, coi đó là niềm vinh dự, nguồn động viên đối với địa phương, đơn vị và càng ấn tượng sâu sắc hơn khi các chuyến thăm và làm việc ấy đem lại hiệu quả đích thực.
Thiết nghĩ, mỗi địa phương, đơn vị và cơ sở cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top