aaa adsfasdf

Chương 1

Giới thiệu về

phân tích định lượng

---------------------

Mục tiêu

Học xong môn học này SV có thể: Mô tả cách tiếp cận phân tích định lượng (QA). Hiểu và ứng dụng QA vào các tình huống thực tế. Mô tả cách xây dựng mô hình trong QA. Sử dụng máy tính để thực hiện QA. Sử dụng QA để phân tích các vấn để có thể xảy ra. Thực hiện được phân tích điểm hòa vốn. ------------------

Giới thiệu

Các công cụ toán học đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm. QA có thể ứng dụng vào rất nhiều vấn đề Người sử dụng cần hiểu: chi tiết về cách ứng dụng của một kỹ thuật, những hạn chế và giả định của nó ------------------

Phân tích định lượng

Logic

Dữ liệu quá khứ

Marketing

Nghiên cứu

Phân tích khoa học

Mô hình hóa

---------------------

Tổng quan về phân tích định lượng

Cách tiếp cận khoa học trong việc ra quyết định trong quản trị. Xem xét cả hai yếu tố định tính và định lượng --------------------------------

Cách tiếp cận

phân tích định lượng:

Xác định vấn đề Xây dựng mô hình Thu thập dữ liệu Đưa ra giả pháp Thử nghiệm giải pháp Phân tích kết quả Áp dụng kết quả ----------------------------

Xác định vấn đề

Tất cả các bước khác tùy thuộc vào bước này. Phát biểu một cách rõ ràng và ngắn gọn Có thể là bước khó nhất. Xác định được các dấu hiệu của nguyên nhân. Các vấn đề liên quan. Phải xác định được đúng vấn đề. Phải có mục tiêu cụ thể, đo lường được. -----------------

Xây dựng mô hình

Mô hình: Thể hiện một tình huống Các mô hình: các biến (Kiểm soát được và không kiểm soát được) và các tham số. Các biến kiểm soát được  Các biến quyết định. Các mô hình phải: Giải quyết được Thực tế Dễ hiểu Dễ hiệu chỉnh, ứng dụng -----------------------

Thu thập dữ liệu

Dữ liệu chính xác là quan trọng Dữ liệu từ: Báo cáo của công ty Tài liệu của công ty Phỏng vấn Đo lường thực địa Thống kê mẫu   ------------------------

Đưa ra giải pháp

Sử dụng mô hình tìm ra giải pháp Giải pháp phải: Thực tiễn Ứng dụng được Nhiều phương pháp: Phương trình hoặc hệ phương trình Thử và sai Liệt kê các con số hoàn chỉnh Tiến hành các thuật toán ----------------------------

Thử nghiệm

giải pháp

Phải kiểm định cả hai Dữ liệu đầu vào Mô hình Xác định: Mức chính xác Mức độ hoàn chỉnh của dữ liệu đầu vào (Thu thập thông tin từ nhiều nguồn và so sánh) Kiểm tra tính đồng nhất của các kết quả (Kết quả có ý nghĩa?) Kiểm định trước khi phân tích! ----------------------

Phân tích kết quả

Hiểu được các hành động suy ra từ giải pháp. Xác định được các ứng dụng của hành động. Thực hiện phân tích độ nhạy – Thay đổi giá trị đầu vào hay tham số của mô hình để xem kết quả diễn ra. Bằng cách này sẽ giúp hiểu hơn về vấn đề.  ---------------------

Áp dụng kết quả

Đưa giải pháp ứng dụng vào tình hình thực tế của công ty Theo dõi kết quả Sử dụng kết quả của mô hình và phân tích độ nhạy để trình bày giải pháp cho ban quản trị.  ------------------

Mô hình hóa trong tình huống thực

Các mô hình rất phức tạp Mô hình có thể rất tốn kém Mô hình có thể rất khó thuyết phục Mô hình được sử dụng trong tình huống thực bởi các tổ chức thực và để giải quyết các tình huống thực  -----------------

Mô hình giúp các nhà quản trị để

Hiểu rõ hơn về bản chất của các mối quan hệ trong kinh doanh Tìm ra cách đánh giá các giá trị trong các mối quan hệ một cách tốt hơn; Và có cách giảm thiểu hay ít nhất, hiểu được những vấn đề không chắc chắn trong kế hoạch cũng như hành động trong kinh doanh. -----------------

Mô hình

Ít tốn kém, ít thiệt hại hơn so với việc thử nghiệm trên tình huống thực tế. Cho phép hỏi các câu hỏi nếu –thì. Xây dựng để nhằm giải quyết các vấn đề trong quản trị. Tăng cường tính đồng nhất trong cách tiếp cận. Có mục tiêu và giới hạn rõ ràng

Ưu điểm của mô hình

Thể hiện chính xác thực tế Giúp người đưa ra quyết định hiểu hơn về vấn đề. Tiết kiệm được gian và chi phí trong việc giải quyết vấn đề và ra quyết định Giúp chuyển tải vấn đề và giải pháp đến người khác. Cung cấp phương pháp giải quyết các vấn đề lớn và phức tạp một cách nhanh chóng

Mặt hạn chế của mô hình

Có thể tốn kém và mất thời gian để xây dựng và thử nghiệm Thường bị diễn giải sai, và tính phức tạp của các phép toán. Có khuynh hướng xem nhẹ vai trò và giá trị của các thông tin không lượng hóa được. Thường có các giả định đơn giản hóa các biến trong tình huống thực tế. ------------------

Sử dụng mô hình

Vài kiến nghị Sử dụng mô hình đặc tả Hiểu tại sao các nhà quả trị quyết định và cách họ thực hiện Nhận diện các thay đổi trong tổ chức và điều hành bằng mô hình Phân tích mỗi tình huống dưới dạng ảnh hưởng của nó lên quản trị Chuẩn bị cách phân tích lợi ích chi phí thực của việc đánh đổi trong các giải pháp thay thế ----------------

Các mô hình toán học đặc trưng bởi rủi ro

Các mô hình xác định Chúng ta biết một cách chắc chắn các giá trị sử dụng trong mô hình. Các mô hình xác suất Chúng ta biết xác suất mà các tham số của mô hình nhận một giá trị cụ thể. ----------------

Những vấn đề có thể gặp phải

Xác định vấn đề Mâu thuẫn quan điểm Các tác động Các giả định Xây dựng mô hình Làm cho mô hình phù hợp Hiểu mô hình   Thu thập dữ liệu đầu vào Dữ liệu kế toán Kiểm chứng dữ liệu Đưa ra giải pháp Các phép toán phức tạp Một đáp án là hạn chế Giải pháp có thể nhanh chóng lạc hậu Thử nghiệm giải pháp Nhận dạng quy trình kiểm định phù hợp Phân tích kết quả Giữ các điều kiện khác không đổi Xác định nguyên nhân và kết quả Áp dụng kết quả Trình bày giải pháp cho người khác Thompson Lumber phan mem dinh luong: WinQSB -> cac mo hinh ve loi nhuan, chi phi, bai toan doi ngau... noi chung la no giai quyet rat tot ve cac bai toan toi uu hoa Phan mem Eviews và SPSS mô hình Binary choice và mô hình ARIMA, ng ta su dung tham dinh gia trên Eviews

---------------

1.1 Lĩnh vực ứng dụng phân tích định lượng

Những kết quả phân tích hóa học có ý nghĩa thực tế lớn. Chúng tôi trích dẫn một số ví dụ

chỉ rõ, những phép đo định lượng ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người hiện

đại. Có những thông báo về phần trăm hàm lượng hiđrocacbon, oxit nitơ, cacbon oxit trong

khí thải ta có thể đánh giá chất lượng làm việc của các thiết bị trong ô tô. Xác định nồng độ

ion canxi trong huyết thanh máu là phương pháp quan trọng để chuẩn đoán bệnh bazơđô. Độ

dinh dưỡng của thực phẩm liên quan trực tiếp với hàm lượng nitơ của chúng. Phân tích định

lượng theo chu kỳ trong quá trình luyện thép cho phép thu được vật liệu có độ bền, độ rắn,

tính dễ rèn hoặc tính chống ăn mòn định trước. Sự phân tích liên tục các mecaptan trong

không khí bảo đảm phát hiện rò rỉ nguy hiểm trong hệ thống ống dẫn khí. Phân tích hàm

lượng nitơ, phốt pho, lưu huỳnh và độ ẩm của đất trong thời vụ phát triển và chín của cây

trồng tạo cho ta khả năng phân bố phân bón và kế hoạch hóa sự tưới ruộng với hiệu quả cao

nhất, đồng thời làm giảm đáng kể những chi phí cho phân bón, nước và làm tăng năng suất.

Ngoài ý nghĩa ứng dụng, những kết quả phân tích định lượng còn rất quan trọng trong các

lĩnh vực nghiên cứu hóa học, sinh hóa, sinh vật, địa chất và các khoa học khác. Chúng ta xem

xét một số ví dụ làm dẫn chứng: Khái niệm về cơ chế của phần lớn các phản ứng hóa học có

được từ những dữ kiện động học là nhờ các phép xác định định lượng các cấu tử trong phản

ứng. Người ta biết rằng, cơ chế chuyển các xung động thần kinh ở động vật và sự co lại hoặc

làm yếu đi các cơ do sự chuyển ion natri và kali qua màng quyết định. Hiện tượng này được

phát hiện nhờ các phép đo nồng độ các ion này ở cả hai phía của màng. Sự nghiên cứu tính

chất của các chất bán dẫn đòi hỏi phải phát triển những phương pháp định lượng các tạp chất

trong silic và gecmani tinh khiết trong khoảng 10–6

– 10–10

%. Trong một số trường hợp, phép

phân tích định lượng các lớp bề mặt của đất cho phép các nhà địa chất phát hiện những vỉa

quặng ở tương đối sâu. Phân tích định lượng những lượng rất nhỏ của các mẫu lấy từ các tác

9

phẩm nghệ thuật giúp các nhà sử học biết được nguyên liệu và kỹ thuật của những công trình

của những họa sỹ thời trước và cũng là phương pháp quan trọng để phát hiện sự giả mạo.

Thường khi nghiên cứu trong các lĩnh vực vừa hóa học, hoá sinh và cả trong một số mặt

của sinh học, phần lớn công việc trong phòng thí nghiệm là nhằm đạt tới những thông báo về

phân tích định lượng. Phân tích là một trong những phương tiện quan trọng của các nhà hóa

học. Do đó, hiểu bản chất phân tích định lượng, biết cách hoàn thành chính xác động tác phân

tích là những yêu cầu cần thiết cho công cuộc nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học. Có

thể so sánh ý nghĩa của hóa học phân tích đối với quá trình hình thành một nhà hóa học hoặc

một nhà sinh hóa với ý nghĩa của kỹ thuật tính và đại số tuyến tính đối với tất cả những ai

muốn có thành công trong lĩnh vực vật lý lý thuyết hoặc với ý nghĩa riêng của tiếng cổ Hy

Lạp và các ngôn ngữ cổ khác đối với nhà ngôn ngữ học.

---------------

Trường phái định lượng trong quản lý

Đặc tính

-           Chủ yếu tập trung vào làm quyết định, vì cho rằng quá trình đó bao hàm những hành vi quản lý.

-           Dựa trên lý thuyết quyết định kinh tế, lựa chọn phải mang lại lợi ích kinh tế.

-           Sử dụng các mô hình toán học để giải quyết các vấn đề

-           Coi máy tính là công cụ cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề.

Hướng tiếp cận

-           Quản lý có khoa học phân tích toán học, sử dụng công cụ thống kê, mô hình toán học.

-           Quản lý tác nghiệp áp dụng phương pháp định lượng vào công tác tổ chức và kiểm soát hoạt động, như tie61n đoán, kiểm tra tồn kho, lập trình tuyến tính, lý thuyết hệ quả,...

-           Quản lý hệ thống thông tin thu thập và xử lý thông tin giúp việc ra quyết định.

Nhận xét

-           Ưu điểm: đóng góp lớn trong việc năng cao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt động.

-           Nhược điểm: chưa giải quyết khía cạnh nhân bản và tác phong con người trong tổ chức; khó hiểu đối với các nhà quản lý, nên hạn chế tính phổ biến của nó.

---------------

LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

 Từ thập niên 50, các kỹ thuật định lượng được các nhà công nghiệp Mỹ quan tâm và áp dụng vào việc nghiên cứu  Kết quả làm nảy sinh một lý thuyết nữa về quản trị ra đời:

 Lý thuyết hệ thống (system theory)  Lý thuyết định lượng về quản trị (quantitative management)  Lý thuyết khoa học quản trị (management science)

LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

 Đặc tính:

 Nhấn mạnh phương pháp khoa học trong khi giải quyết các vấn đề quản trị  Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết các vấn đề  Sử dụng các mô hình toán học

LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

Định lượng hoá các yếu tố có liên quan và áp dụng các phép tính toán học và xác suất thống kê  Chú ý các yếu tố kinh tế - kỹ thuật trong quản trị hơn là các yếu tố tâm lý xã hội  Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ  Tìm kiếm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín

LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

 Theo lý thuyết định lượng, hệ thống được các tác giả định nghĩa như sau:

 Berthalanlzy: Hệ thống là phối hợp những yếu tố luôn luôn tác động lại với nhau  Miller: Hệ thống là tập hợp các yếu tố cùng với những mối quan hệ tương tác

LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

 Hệ thống là phức tạp của các yếu tố:

 Tạo thành một tổng thể  Có mối quan hệ tương tác  Tác động lẫn nhau để đạt mục tiêu

LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

 Doanh nghiệp là một hệ thống:

 Một hệ thống mở có liên hệ với môi trường  Tạo ra lợi nhuận

LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

 Hệ thống doanh nghiệp bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ tương tác:

 Phân hệ công nghệ  Phân hệ nhân sự, phân hệ tài chính  phân hệ tổ chức  phân hệ quản trị  phân hệ kiểm tra v.v...

LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

Những yếu tố đầu vào (Input)

Diễn trình biến đổi

Những yếu tố đầu ra (Out put)

Môi trường (Enviroment)

Sơ đồ 2.1. Doanh nghiệp là một hệ thống

LÝ THUYẾT HỆ THỐNG VÀ ĐỊNH LƯỢNG QUẢN TRỊ

 Tóm lại:

Định lượng là sự nối dài của trường phái cổ điển (quản trị một cách khoa học)  Thâm nhập hầu hết trong mọi tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp

--------------------------

Các học thuyết lãnh đạo, quản trị (Phần 2)

Từ những học thuyết mang tính “mở đường” của các tác giả thuộc trường phái cổ điển hay trường phái lý thuyết hành vi - tâm lý xã hội cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đến nay, các học thuyết về lãnh đạo và quản trị đã tiến những bước dài với sự xuất hiện của các lý thuyết, trào lưu mới. Các lý thuyết mới này giúp các nhà lãnh đạo, quản trị có thể giải quyết thấu đáo các vấn đề phức tạp mới nảy sinh trong quá trình điều hành các tổ chức quy mô lớn và hiện đại ngày nay.

3. Lý thuyết định lượng trong lãnh đạo, quản trị

Trường phái này ra đời vào thời kỳ đầu của Ðại chiến thế giới II, xuất phát từ nhu cầu giải quyết các vấn đề phức tạp trong lãnh đạo, quản trị của thời kỳ chiến tranh. Các nhà toán học, vật lý học và các nhà khoa học khác đã tập trung vào trong một nhóm cùng nghiên cứu và đề xuất các phương pháp lãnh đạo, quản trị, dùng các mô hình toán học, các thuật toán kết hợp với sử dụng máy tính vào lãnh đạo, quản trị và điều hành các hoạt động kinh doanh trong các DN.

Trường phái này tiếp cận trên 3 áp dụng cơ bản là quản trị khoa học, quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống thông tin.

* Quản trị khoa học: dùng những phân tích toán học trong quyết định, sử dụng các công cụ thống kê, các mô hình toán kinh tế để giải quyết các vấn đề trongsản xuất kinh doanh.

* Quản trị tác nghiệp: áp dụng phương pháp định lượng vào công tác tổ chức và kiểm soát hoạt động như dự đoán, kiểm tra hàng tồn kho, lập trình tuyến tính, lý thuyết hệ quả, lý thuyết hệ thống,….

* Quản trị hệ thống thông tin: là những chương trình tích hợp thu thập và xử lý thông tin giúp cho các nhà lãnh đạo, quản trị ra quyết định.

Trường phái định lượng thâm nhập vào hầu hết mọi tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp. Trường phái này rất quan trọng cho các nhà lãnh đạo, quản trị các tổ chức lớn và hiện đại ngày nay. Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rất lớn vào việc nâng cao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt động của tổ chức.

---------------------------

Sơ lược về các phương pháp định lượng trong nghiên cứu thị trường

Trần TT Phượng

Nghiên cứu thị trường có thể được chia thành hai nhóm: các phương pháp phân tích định

tính đối lại với định lượng. Trong những năm 1970-80, các phương pháp định tính chiếm

ưu thế. Chúng dựa vào tâm lý học nhằm khám phá, tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng,

cách ứng xử hay hành vi của họ. Nhờ đó, doanh nghiệp có được thông tin tốt hơn trong

việc lựa chọn các chiến lược phân khúc thị trường (segmentation), định giá (pricing),

khuyến mãi (promotion), marketing mix, và xây dựng thương hiệu (brand equity). Nhưng

gần đây, kết quả nghiên cứu của các phương pháp định tính này không mấy khả quan.

Như Peter Rossi (University of Chicago) và Marco Vriens (Microsoft Corp)

*

đã chỉ ra: “tỷ lệ trả lời

[các câu hỏi phỏng vấn] thấp tới mức đáng ngại. Câu trả lời cho các bảng hỏi dài của

nghiên cứu thị trường thường bị quá thiên lệch, và “những “nhà chuyên nghiệp” giờ đây

cũng hành ghề trong focus groups và những phương pháp nghiên cứu định tính khác. Dữ

liệu thu thập được bởi các nhà nghiên cứu thị trường ngày càng bị khách hàng của họ đặt

thành vấn đề.” Có lẽ những lời nhận định trên đây lý giải phần nào cho một vài kinh

nghiệm không mấy tốt đẹp mà các công ty Việt nam đã gặp phải. Chẳng hạn như những

nghiên cứu thị trường cho việc định giá máy laptop lắp ráp ở TP HCM. Sự quá tốn kém

và thiếu tin cậy của những phân tích này khiến cho một số nhà kinh doanh đầy kinh

nghiệm bị nản lòng. Những biểu đồ ngay ngắn, nhiều mầu sắc, với những lời nhận xét

chung chung không giúp họ vạch ra được một chiến lược kinh doanh cụ thể, có hiệu quả.

Một dòng nghiên cứu thị trường khác là các phương pháp định lượng, phổ biến mạnh

nhất ở Mỹ. Dòng nghiên cứu này bắt đầu vào khoảng cuối thập kỷ 1970, nhờ sự tiến bộ

của các công cụ đo lường kinh tế (econometrics), mà nó cho phép phân tích và đánh giá

tác động tâm lý của người tiêu dùng vào hành vi chi tiêu của họ. Để hình dung, ta hãy xét

một ví dụ cụ thể.

Ai trong chúng ta đôi khi cũng phải ra một quyết định lớn như lập gia đình, xây nhà,

hoặc mua xe ô tô. Khi đó, trong đầu bạn diễn ra những cân nhắc thiệt hơn của việc làm

một quyết định lớn như vậy. Nếu ích lợi ròng của việc mua sắm đó là dương, thì bạn

quyết định mua, và nếu là âm, thì bạn không mua. Độ lớn của ích lợi ròng này phụ thuộc

vào một loạt các yếu tố, như nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng hôn nhân, và sở thích, vân

vân. Không ai có thể “đọc” được những phân tích thiệt hơn như vậy trong đầu bạn.

Nhưng rõ ràng là các đại lý bán nhà đất hoặc xe hơi có thể quan sát được hành động của

bạn. Tức là việc bạn quyết định mua hay không. Quan trọng hơn, các quyết định đó bộc

lộ ý nguyện tiềm ẩn trong đầu bạn. Rằng nhu cầu mua sắm đó đã đủ chín muồi chưa để

đi đến quyết định mua. Dựa vào quan hệ như vậy, đại lý bán xe hơi có thể dự đoán đuợc

khả năng bạn sẽ mua xe (tức là mức độ chín muồi của quyết định như vậy), nếu như biết

được các dữ kiện về thu nhập, tình trạng gia đình, và sở thích về sở hữu xe hơi của bạn.

(Yếu tố cuối cùng có thể được đo lường được, nhờ chấm điểm từ 1, 2,…, đến 5 chẳng

* Grover, Rajiv and Vriens, Marco (2006), The handbook of Marketing research: Usese, Misuses, and

Future advances, Sage Publications.

Page 2

hạn, thể hiện mức độ ưa thích tăng dần). Nhờ vào những phân tích định lượng này, các

nhà đại lý nhà đất hay bán xe hơi có thể xác định được nhu cầu tiềm tàng của lớp người

tiêu dùng trên thị trường ngách của họ.

Ví dụ nêu trên bao hàm bốn điểm quan trọng đáng được nhấn mạnh lại. Thứ nhất, phân

tích định lượng kiểu như vậy tập trung vào việc đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế,

tâm lý, và xã hội của các cá nhân đến hành vi tiêu dùng của họ. Tương tự, phương pháp

đó cũng có thể dùng để đo lường tác động của các chiến lược về giá cả, quảng cáo,

khuyến mãi, và dịch vụ hậu bán hàng của một công ty lên doanh số của nó. Những mối

quan hệ tương tác đó được đúc kết lại trong các lý thuyết kinh tế và kinh doanh, giảng

dạy tại các công ty lớn hay trường quản trị kinh doanh ở Mỹ, Tây Âu, hay Nhật Bản. Nó

là một sự trừu tượng hoá thực tiễn thành lý luận. Nó chỉ ra đâu là các yếu tố thiết yếu

nhất tác động đến hành vi của các tác nhân thị trường; các tác động đó diễn ra như thế

nào. Chẳng hạn, ta tin rằng giá cả càng mang tính cạnh tranh, thì số lượng bán ra của

công ty càng nhiều. Phí tổn quảng cáo càng lớn, thì người tiêu dùng càng tin vào chất

lượng sản phẩm của công ty. Bởi vì họ lý giải rằng, nếu chất lượng sản phẩm không thật

sự tốt, thì công ty lấy đâu ra đủ doanh số bán để bù đắp cho chi phí quảng cáo dài hạn.

Thứ hai, dựa trên cơ sở lý thuyết về các mối quan hệ kinh tế nêu trên, người làm nghiên

cứu thị trường có thể lập ra những bảng hỏi ngắn gọn, logic, có độ “phân giải” cao, hàm ý

rất rõ ràng, “sắc nét”. Ở đây, ta thấy có sự giao lưu giữa phương pháp định tính và định

lượng trong nghiên cứu thị trường. Cả hai phương pháp đều dựa trên việc điều tra để lấy

thông tin về người tiêu dùng hay nhà phân phối. Nhưng bảng hỏi của phương pháp định

lượng thường ngắn hơn, cụ thể hơn, và chỉ tập trung vào các yếu tố chứa đựng lượng

thông tin lớn nhất cho việc lý giải hành vi của đối tượng được nghiên cứu. Sự lựa chọn

các yếu tố mang thông tin đó không lệ thuộc nhiều vào khả năng hiểu biết về tâm lý học

của người lập bảng hỏi. Nó được chỉ dẫn bởi lý thuyết kinh tế, đúc kết từ các tương tác

trong kinh doanh của hàng triệu tác nhân trong bối cảnh tương tự với đối tượng được

nghiên cứu. Trong kinh tế học lý thuyết này được gọi là lý thuyết trò chơi.

Thứ ba, dựa vào dữ liệu thu thập được, các phương pháp đo lường kinh tế cho phép đánh

giá các quan hệ kinh tế, với độ tin cậy xác định về mặt thống kê. Những đánh giá đó có

thể được sử dụng cho phân tích và dự báo. Không ngạc nhiên, những kỹ thuật đo lường

này cũng được sử dụng từ phân tích và dự báo thời tiết, cho đến việc xác định quỹ đạo

của tên lửa bắn tới các hành tinh. Nếu nhìn một cách thuần tuý định tính, chúng ta có thể

mô tả với một danh sách rất dài và phức tạp về các đặc trưng của một cơn bão. Nhưng

dựa trên đo lường kinh tế, bằng cách chỉ tập trung vào những yếu tố khí tượng thủy văn

thiết yếu nhất, ta có thể dự báo khá chính xác đường đi và vận tốc của cơn băo, mà không

một phân tích định tính nào có thể hy vọng làm được như vậy.

Cuối cùng, kết quả phân tích và dự báo định lượng được đối chiếu lại với cơ sở lý luận

cho việc lập mô hình phân tích và dự báo. Sự phù hợp giữa lý luận và thực tiễn sẽ cho

phép cho ra những quyết định kinh doanh rất có lợi cho công ty, như là hệ quả trực tiếp

của việc có được những thông tin đáng tin cậy về thị trường. Một phân tích thực nghiệm

không phù hợp với lý thuyết thường dẫn tới việc kiểm định lại lý thuyết hay cách đặt vấn

đề, mà dựa vào đó để lập mô hình phân tích. Điều đó dẫn đến vòng lặp: lý thuyết định

Page 3

hướng việc nghiên cứu thực tiễn; và kết quả phân tích thực tiễn thúc đẩy sự phát triển của

lý luận. Có lẽ chính nhờ vòng lặp này, mà các quan điểm kinh tế thực chứng hay “thực

dụng” kiểu Mỹ chiếm ưu thế hơn hẳn so với trường phái kinh viện ở châu Âu, nơi cho

đến giờ vẫn tiên phong về vẻ đẹp thuần tuý của lý thuyết với tính trừu tượng của nó.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: