Nhật ký của Mị

Ngày thứ 1460,
Đã bốn năm kể từ ngày tôi bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà Thống Lý Pá Tra, người ta vẫn luôn đồn rằng tôi-cô Mị xinh đẹp, nết na được gả vào nhà này hẳn là sướng lắm. Haizz, không đâu, người ta đâu biết tôi sống như là trâu là ngựa của cái nhà này, thậm chí còn không bằng chúng nó. Con trâu, con ngựa làm việc xong nó còn được nghỉ ngơi, đàn bà chúng tôi làm việc quần quật năm này qua năm khác mà có được nghỉ phút nào đâu!

Rồi cái gì mà "nhà giàu nhất vùng"? "nhà nhiều thuốc phiện nhất vùng"? "Nhà có nhiều nương, nhiều bạc"? Dối trá! Nhà Pá Tra làm thống lý, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán nên giàu, lại thêm việc nhờ quyền lực chính trị với sự hậu thuẫn của thực dân Pháp nên chẳng ai dám đụng vào.
Tôi chỉ thấy cái nhà này là một ổ buôn người vẫn tồn tại trơ trơ giữa xã hội thôi...

Ngày thứ 1490,
Dân làng trong thôn có một tin đồn rằng là 'A Sử yếu sinh lí'. Tại sao ư? Vì đến tận bây giờ chúng tôi chưa có mụn con nào. Nhân đây, tôi cũng đính chính luôn.
Thật ra, giữa tôi và A Sử chưa xảy ra chuyện gì cả. Kể cũng lạ, những cô gái mười tám đôi mươi xinh đẹp của làng A Sử đều đã chơi qua, thích thì hắn giữ lại, không thì hắn sẽ hành người ta đến chết với vô vàn kiểu tra tấn dã man. Nhưng riêng tôi-vợ chính thức của hắn, ngoại trừ việc được ngủ chung thì chưa bao giờ hắn đề cập đến vấn đề ấy. Đến cả lão Pá Tra cũng nhiều lần sốt ruột bắt hắn sinh cho lão một thằng cháu đích tôn nhưng hắn vẫn không chịu và gạt chuyện đó sang một bên. Lâu dần lão Pá Tra cũng không nhắc đến chuyện đó nữa.
Còn tôi ư? Tôi vui còn chưa hết nữa là.

Ngày thứ 1500,
Mấy hôm nay thời tiết sang xuân, vùng núi cao vẫn lạnh lẽo như thế, nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ. Tôi ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa, chợt tôi nhận ra, Tết lại sắp về rồi. Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng nào. Ăn Tết như thế cho kịp lúc mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Tiếng sao này...sao nghe vừa lạ lẫm vừa thân quen quá.

Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy. Nhưng trong vô vàn tiếng sáo mời bạn kia, có một thứ âm điệu cứ thu hút tôi. Thứ âm thanh trong trẻo như nước, lại dịu dàng êm ả, nốt trầm nốt bổng không thiếu một li nào. Đây, đây là bài hát mà ngày xưa tôi hay thổi:
"Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu."
Tôi ngồi bất giác nhẩm lại bài hát trong vô thức, tâm hồn tôi... lại một lần nữa bị làm cho rung động.
_______________________________
Ở phía xa xa, ngay sau cái cột nhà sừng sững kia có một đôi mắt lạnh lùng đang nhìn chăm chăm vào bóng lưng gầy khòm của Mị.

Ngày thứ 1510,
Hồng Ngài năm nay ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ.Những đêm tình mùa xuân đã tới. Hoà chung không khí này, nhà lão Pá Tra cũng ồn ã không kém. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa.

Tôi ngồi trong góc lén lấy hũ rượu uống ực từng bát. A Sử đã đi chơi từ sáng sớm. Lạ gì đâu mấy cái cuộc vui này, chẳng bao giờ hắn ta vắng mặt. Mà hắn đi, tôi lại càng mừng, không còn mấy sợi dây đay trói đau nghiến, không còn những trận đòn oái ăm ngóc đầu lên không nổi. Kể ra, tôi cũng cỡ sức trâu sức ngựa khi chịu đựng hắn lâu đến như thế.

Tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường:
"Anh ném pao
Em không bắt
Em không yêu
Quả pao rơi rồi..."

Ngày thứ 1511,
Sáng hôm nay, tôi bàng hoàng tỉnh trong căn phòng u tối. Buổi sáng âm âm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động.Cả đêm qua, tôi bị trói đứng trong buồng, khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Đã mấy lần tôi vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được.

Có tiếng xôn xao phía ngoài. Rồi một đám đông vào nhà. Nghe như bọn họ khiêng theo con lợn, hoặc một người phải trói, vừa vứt huỵch xuống đất, cứ thở phò phò.Có người nhìn thấy tôi phải trói đứng trong cột. Nhưng cũng không ai để ý. Họ xúm lại quanh người kia.Pá Tra, tay vẫn cầm cái roi ngựa, lại từ từ đi ra. Tôi nhắm mắt lại, không dám nhìn. Tôi chỉ nghe hình như có tiếng ông thống lý gọi người ra ngoài.

Tôi hé nhìn ra, thấy chị dâu bước tới.Người chị dâu đến cởi trói cho tôi. Sợi dây gai bắp chân vừa lỏng ra, tôi ngã sụp xuống.
Chị dâu khẽ nói vào tai tôi:
- Mị! Đi hái thuốc cho chồng mày.

Tôi quên cả đau đứng lên. Nhưng không nhích chân lên được. Tôi phải ôm vai chị dâu. Hai người chúng tôi khổ sở dìu nhau bước ra. Vào rừng tìm lá thuốc, tôi nghe nói lại, mới biết chuyện A Sử đi chơi bị đánh vỡ đầu. Tôi quay đầu cười khẩy:"Đáng đời tên tàn bạo nhà hắn".

Tôi đi hái được lá thuốc về, thấy trong nhà càng đông hơn lúc nãy. Tôi đi cửa sau vào, lé mắt nhìn thấy một người to lớn quỳ trong góc nhà. Tôi đoán đấy là A Phủ. Bọn chức việc cả vùng Hồng Ngài đến nhà thống lý dự đám kiện. Nói là dự kiện chứ thật ra những người bị bắt kiện vào đây chỉ có thể lùi lũi sống cuộc đời đau khổ như tôi chứ hơi nào được đi nơi khác. A Phủ bị bắt quỳ giữa nhà chịu đòn nhưng hắn vẫn im như cái tượng đá. Ngoài nhà vẫn rên lên từng cơn kéo thuốc phiện,và tiếng đấm đánh huỳnh huỵch.

Thống lý mở tráp, lấy ra một trăm đồng bạc hoa xòe bày lên mặt tráp, rồi nói:
- Thằng A Phủ kia, mày đánh người thì làng xử mày phải nộp vạ cho người phải mày đánh.A Phủ, mày đánh con quan làng, đáng lẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ. Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền trả thì tao cho mày về, chưa có tiền trả thì tao bắt mày làm con trâu cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi. A Phủ! Lại đây nhận tiền quan cho vay.

A Phủ lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù. A Phủ cúi sờ lên đồng bạc trên tráp, trong khi Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng chỉ nhặt làm phép lên như thế rồi lại để ngay xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp.

Thế là từ đấy, A Phủ phải ở trừ nợ cho nhà quan thống lý. Thống lý cho người bắt trói A Phủ vào trong buồng, nơi tôi đang im lặng ngồi xoa thuốc dấu cho A Sử. Nghe nói đây là lệnh của A Sử, hắn bảo cần phải dạy dỗ kẻ đã đánh mình một trận cho ra trò. Nghe đến đây, tôi lại rùng mình, những kí ức đau đớn về đêm qua, đêm hôm trước, và cả mấy năm trước cứ hiện về trong đầu tôi làm tôi chột dạ lệch tay làm A Sử đau. Hắn đạp chân vào mặt tôi. Tôi choàng tỉnh lại, quay về thực tại, lại nhặt nắm lá thuốc xoa đều đều trên lưng hắn.

Đến một lúc, hắn bảo:
-Được rồi, mày đi ra ngoài
Tôi lại lúi húi bưng khệ nệ đống lá thuốc ra.
Hắn nói với:
-Nắm lá đó mày khoan đã bỏ đi, để lại đó, lát nữa tao còn dùng.

Tôi gật đầu, rồi lại xuống nhà ngồi quay sợi gai, được một lúc thì A Sử gọi, tôi theo lời hắn, bưng chậu lá thuốc lên. Đến nơi,mở cửa phòng, tôi bàng hoàng, tất cả đồ đạc bị đập vỡ hết. Một dòng nước có mùi tanh tanh ngai ngái không biết là máu hay là gì chảy xiết qua chân tôi,nhìn theo dòng chảy ấy, đập vào mắt tôi là hình ảnh không thể nào dã man hơn. A Phủ bị treo lên như con lợn bị thui, tay cậu ta bị cột vào sợi dây thòng từ trên trần nhà xuống, hai chân bị treo ngang sang hai bên, toàn thân trầy xước với vô vàn vết cứa.

Điều tôi thấy hoảng sợ hơn là từ hạ bộ của cậu ta đang chảy ra thứ nước đục đục kia. Tôi cố nén nỗi sợ lại để không hét lên, rồi chầm chậm tiến vào buồng.
-Mày đặt lá thuốc trên giường rồi cút ra ngoài - A Sử nói với cái giọng hả hê, hắn giờ đây chứa toàn những tia dục vọng, mắt hắn vẫn dán chặt lên thân ảnh bên cạnh, như đang tự hào vì tác phẩm của mình lắm.

Tôi dần hiểu ra sự việc, và tôi thấy ghê tởm hắn ta. Trước khi đi, tôi lén nhìn sang xem A Phủ còn sống không, thật may cậu ta vẫn còn thở. Hơi thở nặng nề đầy khó khăn, toàn thân cứ run lên từng đợt. Máu trên người cậu hoà lẫn với mồ hôi và thứ nước kia làm cậu trông thật thảm hại. Rồi tôi quay đi, đóng cửa buồng lại, phía sau tôi truyền đến tiếng cười giần giật đầy khoái chí của A Sử.

Sống lưng tôi chợt lạnh toát, tôi cảm thấy như có một ánh mắt đang nhìn mình từ phía cửa phụ nhưng khi quay lại thì chẳng có gì. Tối hôm ấy tôi xuống bếp ngủ, phần vì không có buồng, phần vì khiếp sợ và ghê tởm kẻ độc ác kia, phần lại vì tôi sợ phải nhìn, phải nghe thấy cảnh A Phủ bị tra tấn. Tâm trạng tôi loạn xạ hết cả lên, ngồi trong góc bếp tôi cứ như người mất hồn. Và rồi tôi ngủ thiếp đi từ lúc nào không hay.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top