Chương 11


Vừa đi trên đường Du Gia lúc này mới có thời gian quan sát nơi thị trấn này. Thị trấn này tên là Bình An trấn, dân cư cũng chỉ có khoảng vài ngàn người, không lớn không nhỏ nhưng ngày bình thường còn tính là nhộn nhịp. Lúc này người đi trên đường đã dần nhiều lên, hàng quán cũng bắt đầu mở cửa kinh doanh. Du Gia vừa đi vừa hỏi thăm giá hàng nơi này, một bên quan sát một chút sức mua của người nơi đây.

Tìm hiểu thị trường không sai biệt lắm, Du Gia mới chuyên tâm đi tìm hiệu thuốc. Phải tìm một hồi nàng mới tìm đến hiệu thuốc duy nhất trong trấn.
Hiệu thuốc tên là Bách Y Đường. Nhìn từ bên ngoài thì nơi này cũng không khác với những tòa nhà dùng để kinh doanh khác, chỉ khác chỗ tấm biển bên trên có chút năm tuổi và câu đối hai bên không phải phát tài phát lộc mong ước mà là cứu tử phù thương thôi.

Bên trong hiệu thuốc bên tay phải là một cái quầy bằng gỗ. Ở trên quầy có bàn tính và một cái khung để cố định giấy gói khi bốc thuốc. Mà dan sát tường là những hàng tủ gỗ với những ngăn nhỏ đựng dược liệu. Du Gia đã dùng tinh thần lực quét qua một chút thấy dược liệu nhà này còn rất là đầy đủ.

Đứng bên trong quầy có ba người, một người tuổi ước chừng hơn ba mươi là chưởng quầy và hai người tuổi cũng mới gần hai mươi có vẻ là tiểu nhị đang bận rộn liên tục tiếp đãi khách đến. Dù mới sáng sớm cũng đã có vài người xếp hàng hỏi khám và chờ mua thuốc. Du Gia cũng chờ một lát đến mới đến lượt.

Người tiếp đón nàng là một tiểu nhị có gương mặt lúc nào cũng tươi cười. Hắn hỏi nàng:" Vị này tiểu cô nương đến Y đường chúng tôi là muốn xem bệnh hay muốn bốc thuốc?"

Du Gia mỉm cười đáp lễ gọn gàng trả lời:" Tôi không xem bệnh cũng không bốc thuốc. Tôi là đến bán dược liệu. Xin hỏi quý y đường có thu mua dược liệu chăng?"

Tiểu Nhị nghe vậy lập tức kêu gọi chưởng quầy. Chuyện này hắn không định đoạt được.

Chưởng quầy thấy nàng là đến bán thuốc liền kêu nàng chờ bên cạnh một lát đi vào một căn phòng nhỏ ghi là phòng khám mời ra một vị lão giả có chòm râu bạc. Nhìn tuổi ước chừng sáu mươi. Tuổi này ở nơi đây đã có thể gọi là sống thọ rồi.
Vị này là một vị đại phu họ Tiền. Hai bên giới thiệu qua, Tiền đại phu cũng không mất thời giờ, tranh thủ kiểm tra dược liệu mà nàng mang đến. Thấy đều là đủ tiêu chuẩn liền gật đầu với chưởng quầy. Chưởng quầy vui vẻ kêu tiểu nhị xưng cân tính tiền cho nàng. Tổng cộng bán được hai trăm mười ba xu.
Cầm theo tiền Du Gia xách lên gùi, đầu tiên là đi mua lương thực. Gạo nơi này có mấy loại. Gạo kê và gạo lức là 6 xu một cân. Gạo trắng là 10 xu một cân. Nàng mua năm cân gạo trắng và hai mươi cân gạo kê hết 170xu. Lại gửi lại tiệm gạo chờ nàng đi mua thêm vài thứ mới quay lại lấy.
Tiếp đó nàng đi mua vải. Vì muốn làm chút quần áo mới nên nàng mua mười thước vải thô tối màu dùng để lao động, tám thước vải bông màu xanh, và ba thước vải trắng mịn làm đồ lót hết. Tổng cộng hết 310 xu. Vì nàng mua rất nhiều nên khi tính tiền được trừ đi mấy xu lẻ.

Nhân dịp quan sát, Du Gia phát hiện ở bên cạnh đặt một đống vải vụn. Nàng hỏi bà chủ cửa hàng:"Bà chủ a, chỗ vải vụn này là để bán hay là?"

Bà chủ tiệm vải thấy nàng mua rất nhiều nên thái độ tiếp đón rất tốt. "Tiểu cô nương nói đùa. Đó là vải vụn dùng thừa chẳng có tác dụng gì. Để chỗ đó để chờ buổi chiều vứt bỏ thôi."

Đôi mắt Du Gia nghe thế thì sáng lên. Đống vải vụn này cũng có chừng năm sáu cân đi. Đã thế trong đó còn có rất nhiều vải lụa. Nếu có thể mang về cho Lê Thẩm Thị theo ý tưởng của nàng làm ra mấy thứ hẳn là cũng có thể kiếm tiền. Nếu không thể kiếm tiền cũng có thể để trong nhà dùng cũng không tệ.

Không thể trách nàng thấy cái gì cũng nghĩ kiếm tiền, quả thực là trong nhà nghèo quá. Mà nghề nghiệp kiếm trước của nàng đã tạo cho nàng thói quen ra sức là phải kiếm tiền. Mặc dù dần dần phải học đến làm quen với sinh hoạt của nơi này, nàng cũng có thể đôi khi không dùng tiền ước lượng tình cảm. Nhưng còn chưa đến mức thay đổi hoàn toàn thói quen kiếp trước.

Nếu người nghĩ ra ý tưởng biến mục nát thành thần kỳ này là nguyên chủ khối thân thể này thì hẳn trước tiên sẽ nghĩ đến làm ra những thứ kia để trong nhà dùng, dư lại đưa cho hàng xóm làm nhân tình qua lại mà không nghĩ trước tiên kiếm tiền.

Thắng lợi rời khỏi tiệm vải, Du Gia đi ngang qua tiệm tạp hóa, ghé vào bên trong mua mấy thứ gia vị và chút muối, đường tiêu hết một trăm hai mươi tám xu. Không trách ở trong nhà không thấy có gì gia vị. Quả thực là giá tiền của chúng nó quá mức đắt đỏ. Lần này bỏ hơn trăm xu tiền mới mua đến có chút xíu như vậy.
Kế đó nàng tới tiệm sách hỏi giá văn phòng tứ bảo. Nhưng thấy giá cả thực sự là quá đắt nên nàng chỉ đành chờ lần tới. Nơi này mua chút bút giấy mực cũng phải tốn gần ba quan tiền.
Cuối cùng nàng đi đến quầy đồ tể mua hai cân mỡ lá về lọc dầu. Rồi mới thắng lợi mà về. Bởi vì có quá nhiều đồ cần mang nên nàng cũng chỉ đành phải thuê xe bò trở về. Xe bò này là của một hộ thôn bên gọi là Quách đại thúc. Nàng bỏ hẳn tám xu tiền để thuê luôn xe của hắn miễn phải chờ đợi những người khác. Nếu muốn chờ xe đầy khách thì phải chờ đến bao giờ. Quách đại thúc cũng rất vui vẻ đánh xe. Dù sao tiền kiếm tương đương lại chỉ phải chở một khách. Canh giờ còn sớm, qua lại hắn còn có thể đi thêm hai chuyến kiếm thêm tiền vì sao không làm.
Về đến trước cửa nhà, Quách đại thúc rất nhiệt tình giúp khuân vác đồ. Du Gia mời hắn uống ly nước sôi để nguội rồi thanh toán tiền xe. Cả quá trình Lê Thẩm Thị đều không lộ mặt.
Lê Thẩm Thị bình thường kiêng kỵ bản thân là quả phụ, nên rất ít tiếp xúc với người ngoài. Cũng không trách tính cách bà yếu đuối. Chỉ cần nghĩ đến người nơi này đối với quả phụ ở góa như ôn thần là biết. Tất cả mọi người tiếp xúc đến quả phụ, sau đó nếu xảy ra chuyện gì đều sẽ đổ lỗi cho quả phụ đó mang đến cho người ta vận khí xấu.
Du Gia cũng rất muốn khuyến khích bà đi ra bên ngoài cùng thôn dân trò chuyện vì là góa phụ lại không phải lỗi của bà. Trên đời này có ai muốn chồng mình chết sớm đâu. Chỉ là da mặt Lê Thẩm Thị quá mỏng, không chịu được người ta nói ra nói vào vì vậy mỗi lần đi ra ngoài đều tranh thủ lúc mọi người đều không đi ra hoặc đi ra đồng hết mới dạo một vòng nhỏ. Bình thường gặp đến thôn dân bà cũng chỉ ở xa xa mở miệng chào mà không dám đến gần người ta.

Có bà mẹ chồng tính cách mềm mại như vậy, Du Gia cũng thực bất đắc dĩ. Nếu là người khác, bọn họ mới mặc kệ họ có là góa phụ hay không. Giống như trong thôn cũng không phải không có quả phụ, nhưng bọn họ kiêng nể gì ai. Nên ra ngoài cứ ra ngoài, cần chửi đổng vẫn phải chửi đổng, thậm chí là đánh nhau cũng không ngán.

Nhưng mà Lê Thẩm Thị tính cách mềm mại cũng có mặt tốt của nó, chí ít bà là người rất thiện lương, rất biết thông cảm cho người khác. Ngay cả Du Gia làm việc gì khác người không cần nàng lấy lý do lấp liếm, mẹ chồng của nàng đã tự thay nàng nghĩ tốt lý do.
Sau khi cất đi đồ đã mua, mang theo vải vóc và tiền vào phòng của Lê Thẩm Thị. Bà đang ngồi thêu. Tiểu Thạch Đầu thấy Du Gia về, đang ngồi một bên chơi liền chạy đến đu lên chân nàng reo lên: "Nương, Nương, Nương đã về. Nương lát nữa mang con đi cùng ra ngoài cắt cỏ heo nha? Con cũng có thể giúp nương."
Biết thằng bé ở nhà buồn, Du Gia gật đầu đồng ý mang theo nó. Thằng bé nhận được sự đồng ý liền vỗ tay reo hò. Lê Thẩm Thị ở một bên chỉ hiền từ dặn dò đi ra bên ngoài không được chạy loạn.
Du Gia ôm bé Tiểu Thạch Đầu một hồi, lúc này mới đi đến một bên móc ra tiền đưa cho Lê Thẩm Thị một bên nói chuyện hôm nay vào thị trấn. Lê Thẩm thị vẫn biết bán con mồi có thể kiếm tiền không ngờ kiếm được nhiều như thế. Từ lần trước con dâu nói từng học cách săn thú của một thợ săn trong thôn khi còn ở nhà mẹ đẻ, bà không để ý lắm chỉ cho rằng con bé cũng chỉ là nhìn sơ sơ thấy người ta làm thì cho rằng đã học thôi. Không ngờ con bé thực sự săn đến dã vật. Có chiêu số như vậy, một nhà ba người bọn họ cũng có thể sống tốt hơn một chút. Đó là Du Gia vẫn chưa nói là còn thêm tiền bán dược liệu, vì Du Gia bản nhân là sẽ không hiểu mấy thứ này. Nếu không Lê Thẩm Thị hẳn còn có thể bớt lo nhiều.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top