Tử tinh
Cái tử không nằm trên số.
Cái tử không thô lắm như tử thô.
Cạnh nhà tôi có một quán nhậu. Thật ra là đối diện, nhưng cái ồn ã rộn vang của quán lúc nào cũng hiện hữu khắp không gian, đặc quánh trong hơi thở của dân xóm.
Hôm qua cũng vậy. Khi nhạc tang vang lên từ đầu này, tôi nghe thành ra từ đầu đối diện- phía con hẻm thay vì mặt đường.
Cũng chẳng quan trọng lắm. Nhưng có lẽ là vô bổ, nên não cũng chả bận việc sắp xếp trình tự ưu tiên, cứ nghĩ lung tung và mơ màng như vậy. Hồi nhỏ, tôi nghĩ rằng đám tang phải buồn lắm, kiểu mà con nít thì ngơ ngác nhưng lấm lem vì khóc theo, còn người lớn thì vừa bận tối tăm mặt mũi chạy ra chạy vào, vẫn chào khách, vẫn tiếp "thầy", vẫn lo cho từng bước từng chi tiết lễ nghi chu đáo - nhất là mấy năm nay, dù giờ đỡ hơn, vẫn khó có thể nói là thuận lợi giao thông và đi được nhiều người.
Người lớn chắc cũng buồn hả?
Tôi đã, nhưng còn chưa nghĩ về tại sao? - bản thân chẳng mảy may động tâm một chút, khi cái chết và dư vị của nó đang vang vọng mỗi một dao động không khí.
Có lẽ là vì làm như đau, cũng chẳng được gì hết, con người sẽ buồn đến chết mất.
Có lẽ là vì không đau, lẽ thường tình rằng ai cũng về với cát bụi.
Hay có lẽ là, dưới con mắt của người đứng nhìn, chẳng có gì đủ lay động, chẳng có gì đáng tin hơn gợn sóng vẩn vơ trên mặt hồ một ngày lơ mơ gió.
Tôi từng tưởng đâu rằng con người sẽ bay bay lên, cái cách mà người thân đứng ngay cạnh, rõ mồn một nhưng không cách nào bắt lấy.
Rồi thì bia mộ cũng không cùng ngôn ngữ, cùng thông điệp, rồi thi lễ tang chả bao giờ là giống nhau một khi bước qua những lằn ranh biên giới.
Họ có tin không? Tôi tự hỏi. Khi ai chẳng rõ khắp nơi khác bản thân, và người thì vẫn giống nhau ở chỗ: sinh ra, chết đi, cùng một khối máu thịt tơ màng.
Nhưng niềm tin có bao giờ dừng lại? Tín ngưỡng có bao giờ làm con người hao mòn?
Tin thì sao? Không tin thì sao?
Tôi chợt nghĩ, có lẽ đến chết con người cũng không thoát khỏi vòng kìm đã ghìm chết đôi cánh thuở thiếu thời, cùng tự do trong tâm trí mình bao la trời bể, và tự do trong từng hơi thở đã trút ra, đã phập phồng lồng ngực.
Thét lên mà tiếng trống chiêng tang tóc như vậy để được gì? Để cho người "một chặng cuối tử tế", chăng?
Để những đứa trẻ nay mai, trong không gian tiếng trống tụng kinh cầu với tới, còn biết trân quý mỗi ngày được sống?
Chết đi cũng là một dạng dịch vụ cộng đồng?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top