8caucuoitinhcanh

“Chinh phụ ngâm khúc” bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn,một danh sĩ hiếu học,tài ba sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, là một kiệt tác trong nền văn học cổ điển Việt Nam-đã được sự hóa thân kì diệu qua bản tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là sự thể hiện sâu sắc nhất cảm hứng nhân đạo và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của áng thơ “Chinh phụ ngâm khúc”.Câu thơ nào cũng đầy ắp tâm trạng nhớ nhung sầu muộn của nàng chinh phụ,nhất là tám câu dưới đây

                                “Lòng này gửi gió đông có tiện?

                                  Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

                                           Non Yên dù chẳng tới miền,

                                  Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

                                        Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

                                         Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

                                           Cảnh buồn người thiết tha lòng,

                                   Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”

Trước hết là một ước mong cháy bỏng đêm ngày:

                                 “Lòng này gửi gió đông có tiện?

                                  Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.”

“Lòng này” là sự thương nhớ khôn nguôi, vì đã trải qua nhiều đợi chờ “Trài mấy thu đi tin nhạn lại-Tới xuân này,tin hãy vắng không”Gió đông là gió xuân.Trong cô đơn, người chinh phụ chỉ biết hỏi gió,nhờ gió đưa tin,nhắn tin tới người chồng yêu thương nơi chiến địa xa xôi,nguy hiểm,nơi non Yên nghìn trùng.Non yên,một địa danh cách xa Thiểm Tây, Trung Quốc hơn hai ngàn dặm về phía bắc.Hỏi gió,nhờ gió nhưng”có tiện”hay không? Nếu “tiện” thì dẫu mất ngàn vàng cũng chịu.Chỉ còn biết hỏi gió nữa mà thôi,thì sự cô đơn của “lòng này” không thể nào tả hết.Làm sao tới được non Yên,nơi người chồng đang “nằm vùng cát trắng,ngủ cồn rêu xanh”?Chỉ còn lại nỗi nhớ:

                                “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời”.

“Nhớ đằng đẵng” nghĩa là nhớ mãi,nhớ nhiều,nhớ lâu,nhớ không bao giờ nguôi.Trong truyện Kiều cũng có câu tương tự để diễn tả nỗi nhớ nhung: “Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu”.

Câu thơ “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời” là một câu thơ tuyệt bút,vừa diễn tả một nỗi nhớ thương đè nặng trong lòng,triền mien theo thời gian đêm ngày năm tháng

(đằng đẵng) không bao giờ nguôi,vừa được cụ thể hóa bằng độ dài của không gian(đường lên bằng trời).khi giải thích nghĩa câu thơ này,Nguyễn Thạch Giang đã viết :”Lòng nhớ chồng thăm thẳm dài dằng dặc vẫn có thể đến được dù có như đường lên trời”.Có thể nói,dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có một cách nói rất sâu sắc để cực tả nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ.Nỗi nhớ thương ấy,tiếng lòng thiết tha ấy lại được diễn tả qua âm điệu triền miên cảu vần thơ song thất lục bát với thủ pháp nghệ thuật liên hoàn-điệp ngữ.Cả một trời thương nhớ mênh mông.Nỗi buồn triền mien,dằng dặc vô tận:” Lòng này gửi gió đông có tiện? - Nghìn vàng xin gửi đến non Yên-Non Yên dù chẳng tới miền-          Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời- Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu…”

Sau khi hỏi “gió đông”để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ chồng “đằng đẵng”,nàng chinh phụ lại hỏi trời để rồi tủi thân,than trách”

                                       “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

                                         Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”

Trời ở cao xa,không chỉ là cao mà là thăm thẳm,không chỉ là xa mà trở nên xa vời,nên không thấu,không hiểu sao cho “nỗi nhớ chàng”của người vợ trẻ.Nỗi nhớ càng trở nên đau đáu trong lòng.Đau đáu nghĩa là áy náy,lo lắng,day dứt khôn nguôi.Có thể nói qua cặp từ láy:”đằng đẵng” và “đau đáu”,dịch giả đã thành công trong việc miêu tả những thương nhớ, đau buồn,lo lắng của người chinh phụ một cách cụ thể,tinh tế,sống động.Tâm trạng ấy được miêu tả trong quá trình phát triển mang tính bi kịch đáng thương.

Ở hai câu cuối,nhà thơ lấy ngoại cảnh để thể hiện tâm cảnh;nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cực kì điêu luyện.Tính hình tượng kết hợp với tính truyền cảm tạo nên sắc điệu trữ tình sâu lắng thiết tha:

                                         “Cảnh buồn người thiết tha lòng,

                                   Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”

             Nỗi thương nhớ,lúc thì “đằng đãng”,lúc thì “đau đáu”,triền mien suốt ngày đêm.Đêm nối đêm như dài thêm.Càng cô đơn thì càng thao thức.Nhìn cành cây ướt dẫm sương đêm mà thâm lạnh lẽo.nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng đẫm sương đêm mà them lạnh lẽo.nghe tiếng trùng kêu rả rich thâu canh như tiếng “mưa phùn” mà thâm buồn nhớ.Âm thanh ấy,cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn,càng khơi gợi trong lòng người vợ trẻ,cô đơn biết bao thương nhớ,lo lắng,buồn rầu.Lòng đau đớn như bị cắt xứa,chà xát.Có thể nói hai câu thơ”Chinh phụ ngâm khúc” này rất gần gũi với hai câ “Kiều” nổi tiếng:

                                        “Cảnh nào cảnh chằng đeo sầu,

                                   Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…”.

              Về nghệ thuật,với thể thơ song thất lục bát,cách dung từ,hình ảnh ước lệ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tinh tế các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ luôn khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phục lứa đôi.Về nội dung,đoạn trích cũng thể hiện tấm lòng thương yêu và cảm thong sâu sắc của tác giả với khát khao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ.Cất lên tiếng kêu nhân đạo,phản đối chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

              Qua đoạn thơ,ta cảm nhận chất nhạc lôi cuốn trong thơ song thất lục bát,khả năng lớn lao của tiếng Việt trên lĩnh vực trữ tình.Đoạn thơ giàu giá trị nhân văn,đã thể hiện sâu sắc và cảm động nỗi buồn và niềm khao khát hạnh phúc của người chinh phụ giữa thời loạn lạc chiến tranh tàn khốc trong xã hội cũ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dfsdfs