8: Tác động của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Câu 8: Tác động của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

I. Lý thuyết.

Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mqh hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các bộ phận với nhau (. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theơ GDP, lao động , vốn...) của mỗi bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh chất lương phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng bộ phận và sự tác động qua lại giữa chúng.), các mqh này đc hình thành trong những điều kiện về không gian, thời gian và KTXH nhất định.

Đặc trưng của cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động

Cơ cấu kinh tế có mối quan hệ cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận trong tổng thể. Sở dĩ như vậy là vì các bộ phận kinh thể trong một hệ thống có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau theo quy định đặc thù.

Mác nói "Sự vật vận động luôn biến động không ngừng " cơ cấu kinh tế là một cơ cấu động

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình mang tính kế thừa và phát triển lịch sử

- Cơ cấu ngành: xuất phát từ phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất theo ngành

- Cơ cấu vùng lãnh thổ: bố trí sản xuất theo không gian địa lý

- Cơ cấu thành phần kinh tế: theo chế độ sở hữu

Cơ cấu kinh tế hợp lý.

Là cơ cấu có khả năng tạo ra sản xuất ở rộng đáp ứng các yêu cầu sau :

- Phù hợp với các quy luật khách quan

- Phản ánh khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực trong nước hợp lý và đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững.

-Phù hợp với xu thế kinh tế chính trị của khu vực và thế giới

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kt thể hiện mặt chất kinh tế trong quá trình PT

Phân loại :

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành : là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành kinh tế và làm thay đổi mqh tương quan giữa chúng so với 1 thời điểm trước đó.( quá trình biến đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với mt và đk phát triển)

Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành

Chuyển dịch cơ cấu vùng : là quá trình phát triển của các khu vực vùng lãnh thổ dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mqh tương quan giữa chúng và với tổng thể nền kinh tế sơ với một thời điểm trước đó.

Cơ cấu lãnh thổ kinh tế đang chuyển dịch tương ứng với chuyển dịch cơ cấu ngành.

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế : kinh tế là quá trình phát triển của các thành phần kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng kinh khác nhau giữa các thành phần và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng và với tổng thể nền kinh tế so với thời điểm trước đó.

Khi đầu tư muốn tác động vào cơ cấu kinh tế nớ phải tác động vào :

Mặt số lượng : Tỷ trọng của các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân.

Mặt chất lượng : Đầu tư phải tác động tới :

- Vị trí tầm quan trọng của từng bộ phận kinh tế. Cụ thể hơn vị trí tầm quan trọng của nền kinh tế phải gắn liền với hiệu quả đầu tư vào chính từng bộ phận đó nói riêng và chiến lược dài hạn của toàn nền kinh tế nói chung.

- Sự tác động qua lại của các bộ phận trong nền kinh tế có thể là ngành, vùng kinh tế và thậm chí trong chính nôi bộ cảu mỗi bộ phận.

Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nếu:

Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là:

Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là:

Tỷ trọng của ngành dịch vụ là:

Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp là:

Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất là:

Thì:

Hệ số chuyển dịch k của hai ngành nông n

ghiệp và phi nông nghiệp là:

Góc này bằng 00 khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và 900 khi sự chuyển đổi cơ cấu là lớn nhất.

Và độ lệch tỷ trọng nông nghiệp là:

Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất là

và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là:

và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là:

dDV =

* Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Mô hình của Rostow: phương thúc chuyển dịch cơ cấu ngành, khẳng định vai trò của đầu tư trong sự chuyển dịch từ giai đoạn pt này sang gđ pt khác

- Mô hình 2 khu vực của Lewis: mô hình này chỉ ra rằng khi khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, tăng trưởng kinh tế được quy định bởi khả nawmh tích lũy và đt cuả khu vực công nghiệp

- Mô hình 2 khu vực của trường phái tân cổ điển với quan điểm cần phải đầu tư cho nông nghiệp ngay từ đầu, tỷ trọng đt cho NN có xu hướng giảm đi và ưu tiên tăng dần tỷ trọng đt cho kv CN

=> Kết luận chung được rút ra sau khi xem xét tất cả các lý thuyết trên là:

+ Thứ nhất, để phát triển kinh tế cần xác định một cơ cấu kinh tế phù hợp cho từng giai đoạn (đây là nhiệm vụ của công tác định hướng, lập kế hoạch)

+ Thứ hai, muốn nền kinh tế chuyển dịch theo cơ cấu đã định ra, phải hướng đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên đã được xác định

Vậy,các lý thuyết trên đều chứng minh rằng đầu tư có vai trò là nhân tố thực hiện trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế

* Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.

-Đối với cơ cấu ngành.

Đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư vào từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hay thấp... đều ảnh hướng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo điều kiện tiền đề vật chất cho sự phát triển các ngành mới...do đó làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.

Đầu tư gây nên sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ nhất là trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng da dạng hóa, từng bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu. Tỷ trọng của khu vực công nghiệp trong GDP tăng dần thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế quốc dân. Chuyển dịch của khu vực công nghiệp theo hướng hình thành, phát triển một số ngành và sản phẩm mới thay thế nhập khẩu cung cấp cho thị trường nội địa, nhiều mặt hàng có chất lượng cao đã chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Đối với ngành dịch vụ, đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại, dịch vụ vận tải hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Đầu tư còn tạo nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhanh các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển du lịch, mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ.

Đối với các ngành nông lâm nghiệp, đầu tư tác động nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xây dựng kết cấu kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học công nghệ...

-Đối với cơ cấu vùng lãnh thổ.

Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị...của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. Đầu tư vào những vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy đươc thế mạnh và tiềm năng của vùng, bên cạnh đó chính phủ còn có những hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kém phát triển nhằm cải thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế giữa các vùng. Thống nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực.

-Đối với cơ cấu thành phần kinh tế.

Đầu tư tác động nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu thành phần kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đa dạng về hình thức sở hữu. Đặc biệt là sự đổi mới thành phần kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, sự liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được chú trọng.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra cạnh tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất...

Có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu ngành với thay đổi DGP:

Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành thêm bao nhiêu.

Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP = % thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/ tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước

% thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước

+Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành:

Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành = % thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/ tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước

% thay đổi tỷ trong GDP của ngành trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1% thì tỷ trọng đầu tư vào một ngành nào đó tăng bao nhiêu.

Thực tế để phát huy vai trò tích cực của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Các ngành, địa phương cần có qui hoạch tổng thể phát triển KTXH, trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch đầu tư

- Đầu tư và cơ cấu đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia

- Cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng: căn cứ vào thị trường chung cả nước và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng

- Các ngành, địa phương phải có kế hoạch đầu tư phù hợp khả năng tài chính, tránh đầu tư phân tán, dàn trải.

II. Thực trạg tác động ĐT đến CDCCKT VN

1. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kt

-Đầu tư cho công nghiệp tỷ trọng căn bản và có xu hướng tăng.

-Đầu tư cho nông nghiệp có gia tăng về lượng nhưng tỷ trọng có phần giảm xuống.

-Đầu tư cho dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn dần trong cơ cấu đt theo ngành.

Các dịch vụ đang được đánh giá cao như tài chính, tín dụng đang được chú trọng đầu tư

-Chuyển dịch cơ cấu đầu tư đã góp phần tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương ứng theo hướng CNH- HĐH nhưng chưa có sự chuyển dịch mạnh mẽ: sự thay đổi của cơ cấu ĐT dẫn tới sự thay đổi tỷ trọng đóng góp của các ngành vào GDP theo đúng xu hướng: tỷ trọng đóng góp của NN vào GDP tuy còn ở mức cao so sánh với các nước CN phát triển nhưng tỷ trọng đã giảm theo hướng tích cực từ 24,53 năm 2000 giảm xuống còn 20,25 % năm 2007, tỷ trọng công nghiệp tăng dần năm 2000 la 36,73 % tăng lên đến 41,61 % năm 2007, tỷ trọng ngành dịch vụ thay đổi chậm . Trong bản thân nhóm ngành cũng có sự chuyển dịch: nhóm ngành nông nghiệp

Tỷ trọng của ngành NN giảm từ 19,82% năm 2000 xuống còn 15,18% năm 2007, thủy sản tăng tương ứng 3,37% lên 4,03%, trong cn công nghiệp chế biến và sx hàng hóa có hàm lượng kỹ thuật cao ngày càng tăng.

Tỷ trọng trong GDP(2009)

Nông nghiệp 21,80 %

Công nghiệp 39,97 %

Dịch vụ 38,23 %

Sử dụng số liệu kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc có thể tính được hệ số cosφ tương ứng của nền kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc trong giai đoạn 1985-2003 và 1970-1988. Hệ số cosφ nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2003 là 0,924 và góc φ là 22o29'. Tương tự, hệ số cos của Hàn Quốc trong giai đoạn 1970-1988 là 0,9397403 và góc φ là 20o. Với kết quả này có thể thấy mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2003 cao hơn Hàn Quốc giai đoạn 1970-1988. Điều đó có thể do chính sách Việt Nam giai đoạn 1985-2003 có tác động lớn hơn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế so với Hàn Quốc giai đoạn 1970-1988

Tuy nhiên cơ cấu ngành kt VN chuyển dịch còn chậm, cơ cấu kt VN hiện nay còn lạc hậu hơn nhiều so cới cckt năm 2005 1 số nước trong KV ĐNA.

2. Đt tđ đến cdcckt vùng

Ccđt theo vùng

1996-2000

- Các tỉnh miền núi phía Bắc 7,6

- Vùng đồng bằng sông Hồng 25,5

- Vùng Bắc Trung bộ 7,7

- Vùng duyên hải miền Trung 11,6

- Vùng Tây Nguyên 4,9

- Vùng Đông Nam bộ 28,0

- Vùng đồng bằng sông Cửu long 14,8

Chuyển dịch cơ cấu GDP tính theo vùng

Hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm:Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc,Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Giai đoạn 2003- 2006 Tỷ trọng đóng góp vào GDP tương ứng là 21, 5, 36%

Hạn chế: Sự phát triển chênh lệch không cân bằng và làm tăng khoảng cách giữa các vùng

Mối liên hệ giữa các địa phương,vùng còn chưa cao,mỗi địa phương đều có chính sách riêng nhưng nhìn tổng thể mâu thuẫn,cạnh tranh nhau.

3. ĐT tác đọng dến CCTPKT

Sự thay đổi của ccđt theo tpkt

Giai đoạn 2001- 2005 cơ cấu đầu tư bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng của đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước bắt đầu giảm, từ 59.14% (1995) xuống 47.11% (2005). Tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước tăng 15.41% trong 5 năm.

Giai đoạn 2006-2007: trong 2 năm nền kinh tế đã có những chuyển biến lớn về tỉ trọng giữa các thành phần kinh tế. Với tốc độ gia tăng 22% (2006), 93% (2007) tỷ trọng của khu vực đt nước ngoài đã tăng lên một cách nhanh chóng đạt 24.78% (2007). Khu vực tư nhân duy trì tốc độ tăng trưởng cao của giai đoạn trước 16% (2006), 17.4% (2007) trong khi ở khu vực kinh tế nhà nước tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức một con số. Do đó 2 thành phần còn lại đã nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với khu vực nhà nước về tỷ trọng vốn đầu tư.

Tác động của thay đổi cơ cấu ĐT tới chuyển dịch cơ cấu KT theo thành phần KT

Giai đoạn 2000-2005: Chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế diễn ra chậm. Sự chuyển đổi chủ yếu diễn ra giữa khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng cao và tương đối ổn định trong GDP. Năm 2005 tỉ trọng GDP của khu vực nhà nước rất ít thay đổi, chỉ giảm 0.1% so với năm 2000. Trong khi đó khu vực ngoài nhà nước giảm từ 49.03% năm 2000 xuống còn 45.61% năm 2005(giảm 3.42%). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục vị thế,vai trò trong nền kinh tế khi tỉ trọng liên tục tăng qua từng năm. Kết quả là sau 5 năm tỉ trọng của khu vực này đã tăng 2.71%. Một nét tích cực nữa là trong bản thân khu vực kinh tế ngoài nhà nước cũng có sự thay đổi. Kinh tế tư nhân bắt đầu có xu hướng tăng dần tỉ trọng trong khi 2 thành phần còn lại tiếp tục giảm mạnh. Kinh tế cá thể vẫn là khu vực có mức giảm mạnh nhất(2.4%).

Giai đoạn 2006-2007: Đây là 2 năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 (2006-2010). Nhìn chung có thể thấy những dấu hiệu tích cực hơn của việc chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Tỉ trọng của khu vực kinh tế nhà nước năm 2007 (theo ước tính)giảm 1.97% so với năm 2005(nhiều hơn mức giảm của cả giai đoạn trước ). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đà phát triển của giai đoạn trước, tỉ trọng vẫn liên tục gia tăng qua 2 năm. Tỉ trọng của khu vực tư nhân lần đầu tiên đạt mức 2 con số. Về tốc độ tăng trưởng, chỉ có khu vực ngoài nhà nước giữ được nhịp độ tăng qua 2 năm. Khu vực nhà nước, tốc độ tăng GDP 2 năm đều giảm. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2007, tốc độ tăng cũng chậm lại.

ĐT đã có tđ rất lớn trong việc chuyển dịch cc tpkt uy nhiên kt nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, mặc dù đt cho khu vực này lớn nhưng đóng góp vào GDP vẫn chưa tương xứng

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: