8 ban chat va hien tuong
5. Bản chất và hiện tượng
5.1. Khái niệm
- Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.
- Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài những mặt, những mối liên hệ của một
bản chất.
- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất
với cái chung. Có cái chung là bản chất, nhưng cũng có cái chung không phải là bản
chất.
- Xét về mặt nhận thức, phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại
hay một trình độ nhưng bản chất và quy luật không đồng nhất với nhau. Mỗi quy
luật thường chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất. Bản chất
là tổng hợp của nhiều quy luật. Vì vậy, phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú
hơn quy luật.
5.2. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất và hiện tượng đều tồn tại
khách quan và có quan hệ biện chứng với nhau.
5.2.1. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng trước hết thể hiện ở chỗ:
- Bản chất luôn luôn được bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng là sự
biểu hiện của bản chất ở mức độ nhất định. Không có bản chất tồn tại thuần túy bên
ngoài hiện tượng và cũng không có hiện tượng không thể hiện bản chất. Vì vậy, mỗi
sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
- Bản chất và hiện tượng về căn bản phù hợp với nhau. Bởi vậy, mỗi hiện tượng
là sự biểu hiện bản chất ở mức độ nào đó và bản chất thể hiện ra ở những hiện
tượng tương ứng. Bản chất nào thì hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra
thành những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó
cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất
theo.
26
5.2.2. Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của
hai mặt đối lập. Do vậy, không phải bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau hoàn
toàn mà còn bao hàm cả sự mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ:
- Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và
phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt. Vì vậy, cùng một bản
chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi
của điều kiện hoàn cảnh. Vì vậy, hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất
sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện
tượng là cái thường xuyên biến đổi.
- Bản chất là mặt bên trong ẩn dấu sâu xa của hiện thực khách quan, còn hiện
tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan ấy. Bản chất không được thể hiện
hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở rất nhiều hiện tượng khác nhau. Hiện
tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản
chất, biểu hiện của bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi là xuyên tạc bản
chất.
5.3. Những ý nghĩa phương pháp luận
- Bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định sự
vận động và phát triển của sự vật, còn hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất ra
bên ngoài, là cái không ổn và biến đổi nhanh hơn so với bản chất nên trong nhận
thức, để hiểu đầy đủ và đúng đắn về sự vật thì không được dừng lại ở hiện tượng mà
phải đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào
bản chất chứ không phải dựa vào hiện tượng.
- Bản chất tồn tại khách quan ở ngay trong bản thân sự vật nên chỉ có thể tìm
ra bản chất của sự vật ở chính sự vật chứ không thể ở ngoài sự vật. Khi kết luận về
bản chất của sự vật cần tránh những nhận định chủ quan, tùy tiện. Nhiệm vụ của
nhận thức nói chung và của khoa học nói riêng là phải vạch ra được bản chất của sự
vật.
- Bản chất thể hiện ở các hiện tượng vì vậy để tìm bản chất của sự vật thì
phải bắt đầu từ việc nghiên cứu hiện tượng, nhưng hiện tượng bao giờ cũng biểu
hiện bản chất dưới dạng cải biến, nhiều khi là xuyên tạc bản chất, nên trong quá
trình nhận thức bản chất của sự vật phải xem xét rất nhiều hiện tượng khác nhau, từ
nhiều góc độ khác nhau nhưng phải biết ưu tiên cho những hiện tượng điển hình
trong hoàn cảnh điển hình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top