7. Vai trò và nội dung của tiêu thụ sản phẩm ở DNSX

7. Vai trò và nội dung của tiêu thụ sản phẩm ở DNSX

Khái niệm

Theo nghĩa hẹp: tiêu thụ sản phẩm là hoạt động chuyển giao sản phẩm cho khách hàng và thu tiền bán sản phẩm cho khách hàng. (PB tiêu thụ với bán hàng)

Là hoạt động chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm:

Giá trị sd -> giá trị (giá cả) -> tiêu dùng

Sản phẩm -> đưa ra thị trường được định giá, trở thành hàng hóa -> người tiêu dùng

DNSX -> DNTM -> người tiêu dùng.

Theo nghĩa rộng: quá trình bao gồm nhiều khâu từ sản xuất đến tiêu thụ.

Vai trò:

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình thái hình thái giá trị sản phẩm:

T Ξ H -> H' -> T'

- Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định nhằm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là sản phẩm sản xuất để bán và thu lợi nhuận, đồng thời vòng chu chuyển vốn kinh doanh của DN được hoàn thành, tạo điều kiện tái sản xuất và mở rộng sản xuất, là cơ sở để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

- Sản phầm làm ra được tiêu thụ thì tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định, khi đó, giá trị và giá trị sử dụng mới được thực hiện, lao động của doanh nghiệp mới được thừa nhận, thực sự có ích.

- Thông qua tiêu thụ sản phẩm, gắn người sản xuất với người tiêu dùng: doanh nghiệp có thể nắm bắt thị hiếu, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu về sản phẩm, để từ đó mở rộng hướng kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới, tìm kiếm khả năng và biện pháp thu hút khách hàng.

Nội dung:

a. Nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai?

Cụ thể hơn, là hoạt động điều tra, nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm hàng hóa kinh doanh để từ đó xác định được thị trường đang cần những sản phẩm nào, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nó ra sao, dung lượng thị trường (khả năng tiêu thụ) về sản phẩm đó như thế nào.

Từ đó lựa chọn sản phẩm để doanh nghiệp tiến hành sản xuất.

b. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:

Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản về khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ... là căn cứ để xây dựng các kế hoạch hậu cần vật tư, sản xuất - kỹ thuật - tài chính.

c. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán:

Thực hiện một số hoạt động liên quan đến sản phẩm, làm cho sản phẩm đó phù hợp với quá trình vận chuyển lưu thông hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng: tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng về kho thành phẩm. Các nghiệp vụ về chuẩn bị hàng hóa: tiếp nhận, phân loại, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đính nhãn hiệu, bao gói, nhãn mác, sắp xếp hàng hóa ở kho - phân loại và ghép đồng bộ hợp với nhu cầu tiêu dùng.

d. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm:

Lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Căn cứ vào đặc điểm tính chất sản phẩm, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, có thể chọn kênh tiêu thụ trực tiếp (bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng) hay kênh tiêu thụ gián tiếp (bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng có qua trung gian).

e. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng:

Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu của hoạt đông xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ, triển lãm,...

f. Tổ chức hoạt động bán hàng:

Nội dung của tổ chức hoạt động bán hàng là: chuyển giao sản phẩm và các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng, và thu tiền khách hàng, chọn hình thức thu tiền như: trả tiền ngay, mua bán chịu, trả góp,...

g. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ...nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: