7 noi dung va hinh thuc

4. Nội dung và hình thức 

4.1. Khái niệm  

      -  Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo 

nên sự vật.  

  -  Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các 

mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.  

   Từ định nghĩa trên cho thấy: nội dung không phải là bản thân sự vật mà là 

trạng thái tồn tại của sự vật trong sự tác động qua lại giữa các yếu tố, những mặt tạo 

nên sự vật. Vì thế, nội dung là một quá trình chứ không phải là một cái gì bất biến.  

   Một sự vật đều có hình thức bên trong và hình thức bên ngoài. Hình thức 

bên ngoài là sự biểu hiện trên bề mặt của nội dung, là hình dáng tồn tại của nội 

dung. Do vậy, hình thức bên ngoài chỉ dừng lại ở biểu hiện những nét riêng biệt, 

những dấu hiệu của nội dung trong nhận thức cảm tính. Nhưng điều này không có 

nghĩa là hình thức bên ngoài không có liên hệ gì với nội dung mà xét đến cùng thì 

  24

vẫn do nội dung quyết định.  Chẳng hạn, mặt bàn thì không thể là hình cầu mặc dù 

cái bàn có thể là hình vuông hay hình chữ   nhật. 

 Hình thức trong cặp phạm trù này là hình thức bên trong, hình thức gắn 

liền với nội dung.  Chính vì thế hình thức mà phép biện chứng nghiên cứu là hình 

thức bên trong.  

4.2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức 

4.2.1. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức 

- Vì nội dung là những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, 

còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tuơng đối bền vững giữa các yếu tố của 

nội dung. Điều đó chứng tỏ rằng các yếu tố vừa góp phần tạo nên nội dung, đồng 

thời vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức. Do vậy, nội dung và hình 

thức không tách rời nhau, mà gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Không có một hình 

thức nào không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại 

không tồn tại trong một hình thức xác định. 

- Nội dung và hình thức không tồn tại tách rời nhau, nhưng không phải vì thế 

mà lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau nghĩa là một nội dung bao 

giờ cũng chỉ được thể hiện trong một hình thức nhất định, và một hình thức bao giờ 

cũng chỉ chứa đựng một nội dung nhất định. Tính phức tạp của mối quan hệ biện 

chứng giữa nội dung và hình thức là ở chỗ: cùng một nội dung trong tình hình phát 

triển khác nhau có thể có nhiều hình thức, và ngược lại, cùng một hình thức có thể 

thể hiện những nội dung khác nhau. Thực tế này đã đặt ra một vấn đề quan trọng là 

phải tận dụng tất cả mọi hình thức có thể có, kể cả một số hình thức cũ để phục vụ 

cho nội dung mới. 

4.2.2. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong vận động phát 

triển của sự vật 

Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật nội dung là mặt động nhất, có 

khuynh hướng chủ đạo là biến đổi. Còn hình thức là mặt tương đối bền vững của sự 

vật, nên khuynh hướng chủ đạo của hình thức là ổn định. 

Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng khởi đầu từ biến đổi và phát 

triển của nội dung. Trong sự biến đổi và phát triển đó hình thức cũng biến đổi, 

nhưng biến đổi chậm hơn, ít hơn so với sự biến đổi của nội dung. Khi nội dung biến 

đổi thì hình thức phải biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới. Vì vậy, so với 

hình thức nội dung giữ vai trò quyết định. 

4.2.3. Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung 

Hình thức do nội dung quyết định nhưng hình thức có tính độc lập tương đối 

và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của hình thức với nội dung thể hiện ở chỗ: 

khi phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ mở đường và thúc đẩy sự phát triển của 

nội dung, ngược lại khi không phù hợp, hình thức sẽ kìm hãm sự phát triển của nội 

dung. 

Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình 

phát triển cuả sự vật. Những biến đổi lúc đầu trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ 

thống mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức, tới một lúc nào đó sự biến đổi 

liên tục của nội dung tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng các mối liên hệ của hình thức trở 

nên chật hẹp không đáp ứng được sự biến đổi. Hình thức, lúc này không còn phù 

hợp với nội dung và bắt đầu kìm hãm sự phát triển của nội dung. 

    Sự không phù hợp tiếp tục phát triển sẽ dẫn đến xung đột giữa nội dung và hình 

thức và xung đột ngày càng quyết liệt đến một lúc nào đó hình thức cũ sẽ bị nội 

  25

dung mới phá bỏ - một hình thức mới hình thành. Với hình thức mới, nội dung 

chuyển sang một trạng thái mới về chất, tiếp tục biến đổi và phát triển. 

4.3. Những ý nghĩa phương pháp luận  

- Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ với nhau nên trong hoạt động thực 

tiễn cần chống khuynh hướng tách rời nội dung và hình thức để không rơi vào hai 

thái cực sai lầm là tuyệt đối hóa hình thức, xem thường nội dung hoặc tuyệt đối hóa 

nội dung, xem thường hình thức. 

  - Một nội dung trong điều kiện phát triển khác nhau có thể có nhiều hình 

thức, và ngược lại cùng một hình thức có thể biểu hiện những nội dung khác nhau 

nên trong hoạt động thực tiễn cần sử dụng một cách sáng tạo mọi hình thức có thể 

có để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong những giai đoạn khác nhau.  

  - Vì nội dung quyết định hình thức nên để xét đoán sự vật thì phải căn cứ vào 

nội dung và muốn làm biến đổi sự vật thì phải tác động để làm thay đổi nội dung 

của sự vật. Nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung 

nên trong hoạt động thực tiễn phải thường xuyên theo dõi mối quan hệ giữa nội 

dung và hình thức của sự vật để có thể kịp thời can thiệp, tạo ra sự phù hợp giữa 

chúng tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: