Phần 6: Hương-Giang
*Phần đầu chương này sẽ được kể theo ngôi thứ nhất của một binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang Việt Nam. –TG.
Ngoại ô thành phố Nha Trang
Cuối tháng 11, 2017
"Nhanh! Nhanh! Chạy đi!"
"Bỏ mẹ, chúng nó mò vào rồi. Gọi đại đội vệ binh!"
"Cậu Tiến, cậu Tiến đâu?"
Tôi đang bị sốc và choáng khi tôi nghe được tiếng chỉ huy gọi thật gấp. Tiếng la hét và tiếng súng đủ các cỡ nổ ran xung quanh. Tôi lò dò bước ra khỏi căn lều chỉ huy về tiếng chỉ huy. Ánh nắng rọi vào mắt tôi bất ngờ khiến tôi lóa. Tiếng súng, tiếng chân chạy và có cả những tiếng gào rú mà tôi nhận ra ngày là của cái đám người điên mà dân chúng vẫn hay gọi là xác sống. Tiếng viên chỉ huy vọng lại từ một công sự gần đó:
"Cậu Tiến, cậu mang cái điện đài của cậu lại đây. Nhanh lên."
Lúc này tôi đã khá ý thức được về những gì xung quanh. Hóa ra đám xác sống đã vượt qua được hàng rào bảo vệ của chúng tôi dọc theo đường Quốc lộ 1 ở một ngã ba thuộc Diên Khánh, Khánh Hòa, một nơi mà bạn phải tra Google hoặc ít nhất một lần đi qua thì may ra mới biết đến.
Tôi là Trung sĩ Khuất Mạnh Tiến, một người gốc Sơn Tây, Hà Nội. Ngôi làng tôi ở, một ngôi làng đầy đá ong và những người nông dân hiền lành dốc lòng kính Chúa, kính ông bà tổ tiên và những vị anh hùng dân tộc, bị xác sống tấn công vào giữa đêm. Hầu như cả làng không ai thoát, theo như tôi được biết sau này. Tôi nhờ bữa đó phải có việc đi ra xã nên không hề hấn gì. Nhưng tôi thật sự hoang mang không biết chuyện gì đang xảy ra với mọi người vì trông ai cũng vội vã cả. Rồi thì đại dịch cũng lan đến trung tâm xã. Tôi lại chạy theo đoàn người về phía Hà Nội. Chính ở thành phố thủ đô của cả nước Việt Nam này, tôi được một đơn vị quân đội tìm thấy khi đang chuẩn bị lao đầu xuống sông Hồng để theo Hai Bà Trưng vì quá bấn loạn. Họ cử hai chiến sĩ kéo tôi vào rồi cho tôi theo lên chiếc xe tải chỉ huy của đơn vị ấy. Trên xe, một ông sĩ quan cao lớn hỏi han tôi rồi cho tôi uống nước, rồi ông ta hỏi tôi có muốn gia nhập quân đội hay không. Bí quá tôi gật đại. Thế là, họ phát cho tôi ba bộ quân phục xanh, ba chiếc phù hiệu và bảo tôi phải dính chúng vào tay áo trái của mỗi chiếc áo. Rồi tôi được phát một cây súng và được hướng dẫn cách sử dụng. Sau đó, họ dạy tôi cách sử dụng điện đài và bảo tôi sẽ làm liên lạc cho đại đội vệ binh, tiểu đoàn 1, trung đoàn 903 bộ binh cơ giới thuôc một đội quân có tên là HƯƠNG-GIANG. Họ đã chiến đấu chống lại bon xác sống ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc trước khi bị đánh tan tác và phải làm hậu quân cho đội hình của HƯƠNG-GIANG rút lui vào Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi nghe tay trung đội trưởng truyền tin nói mà cứ như nghe chuyện cổ tích. Nào giờ tôi chỉ được nghe đến Thành phố Hồ Chí Minh qua những trang sách hoặc qua vô tuyến (TV), nhưng bây giờ lại được đến tận nơi, sao tôi lại không háo hức. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, khi chúng tôi hành quân đến phía Nam tỉnh Khánh Hòa thì được lệnh dừng lại cố thủ ngã ba đường 1 và đường 27C. Hai con đường này đều dẫn đến những nơi quan trọng: Đà Lạt, nơi tàn quân của các đơn vị quân đội Tây Nguyên và một bộ phận của Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn tôi đang co cụm lại trước những làn sóng xác sống từ Lào và các tỉnh phía Bắc kéo đến; Phan Rang, nơi mà đại bộ phận quân lực của HƯƠNG-GIANG đang đóng lại để gia tăng quân số và di tản dân thường vào Thành phố Hồ Chí Minh, chính nó cũng là một nơi đang được quân đội đóng giữ để ngăn chặn làn sóng xác sống từ Campuchia. Và thế là, chỉ với ba chiếc chiến xa PT-76, vài chiếc xe bọc thép chở quân cùng xe chỉ huy, chúng tôi quay thành một vòng cung bao lấy con đường từ phía Nam, với hàng đống bao cát và công sự tự tạo cùng gần 270 tay súng. Chúng tôi đóng lại ngã ba đường này, chờ đợi một bầy xác sống lớn kéo đến từu cái thành phố du lịch nổi tiếng Nha Trang. Và rồi thứ gì đến cũng đến, chúng tấn công và chúng tôi chống trả, chỉ làm cho chúng đi được khi tạo ra những tiếng ồn chói tai từ chiếc loa phóng thanh đặt trên xe. Nhưng quân số chúng tôi hao hụt dần, số người nằm trong túi xác hoặc hóa thành xác sống tăng lên, trong đó có cả tay trung đội trưởng truyền tin cũng kíp lái của ba chiếc PT-76. Chúng vồ được tay xạ thủ súng máy của chiếc thứ nhất và leo vào trong xơi trọn tổ lái, và cũng tương tự cho chiếc thứ hai và thứ ba. Tay chỉ huy chiếc chiến xa thứ ba có vẻ hăng, hắn cho nổ tung cơ số đạn trên xe, thiêu cháy toàn bộ kíp lái cùng với gã trung đội trưởng của tôi, lúc ấy đang cùng chỉ huy với bên chiến xa....
Ấy là việc của tuần trước và quá khứ. Quay lại với thực tại, đám xác sống đã vượt qua được vòng phòng thủ của đại đội 2 và đang tiến về phía vòng cuối cùng của đại đội 1 và đại đội vệ binh của tôi. Chỉ còn hơn trăm người, ba chiếc xe bọc thép chở quân và chiếc xe chỉ huy. Đạn chỉ đủ cho mỗi người ba băng còn mấy khẩu tên lửa hạng nặng thì bỏ xó. Đám xác sống nhảy xổ vào và đại đội 1 tan rã sau hơn hai giờ chiến đấu. Bây giờ, chỉ còn đại đội vệ binh chúng tôi cùng với đám đại đội 1 còn sống núp sau những chiếc xe bọc thép và bắn. Tôi vừa bắn vừa quay máy điện thoai cho tiểu đoàn trưởng:
"Alo. Hương Giang, Hương Giang. Vẻ Vang 1 đây. Diên Khánh thất thủ rồi, nhắc lại Diên Khánh thất thủ rồi. Xin phép rút lui."
Điện đài mất sóng. Tôi dò tìm tần số trong khi tiểu đoàn trưởng bắn yểm hộ tôi. Ông ta bắn súng máy mà như súng tỉa, cứ từng phát, từng phát một. Cuối cùng tín hiệu lại trở lại:
"Hương Giang gọi Vẻ Vang 1, nhận đủ trả lời."
Tôi đưa máy cho tiểu đoàn trưởng. Ông ta quát vào ống nói:
"Vẻ Vang 1 nghe rõ. Diên Khánh thất thủ rồi. Xin phép rút lui bảo toàn lực lượng."
"Hương Giang nghe rõ. Vẻ Vang 1 hãy cố giữ thêm vài giờ chờ lệnh trên."
"Lệnh trên cái con mẹ các anh"- Tiểu đoàn trưởng văng tục- "Lính tôi chết như ngả rạ đây này, đạn thì hết cả rồi, có anh còn phải bắn súng ngắn với dao găm đâm đây."
Một thoáng im lặng, rồi bên kia lại vang lên tiếng nói:
"Hương Giang nghe rõ. Vẻ Vang 1 rút về Cà Ná hợp quân với Vinh Quang, nhận đủ, trả lời."
"Vẻ Vang 1 nghe rõ, đang tiến hành rút quân."
Tiểu đoàn trưởng dập máy rồi ra lệnh cho các chỉ huy rút quân. Chúng tôi leo lên những chiếc xe còn lại và quay đầu chạy thẳng. Ngồi trên tháp pháo chiếc xe chỉ huy, tôi nhìn lại phía sau và thấy một quả hỏa pháo được phóng đi kèm theo tiếng nổ chát chúa nơi xa. Chúng tôi đã mất quá nhiều và chứng kiến quá nhiều máu của anh em đồng đội đổ xuống, và giờ, chúng tôi sẽ đi đến một phương trời mới và chỉ có Chúa mới biết điều gì sẽ đợi chúng tôi ở nơi xa xôi ấy....
*Phần sau của chương này sẽ được kể qua ngôi thứ nhất của Trần Ngọc Hòa. –TG.
31/1/2018
1 tháng 19 ngày sau khi đại dịch KBNC tấn công Thành phố Hồ Chí Minh.
"Cậu Hòa, cô Linh. Hai đứa dậy đi kìa, mặt trời lên sáng rõ rồi."
Tôi từ từ mở mắt và thấy Thiếu tá Ngọc đã đứng chống tay trước mặt tôi từ bao giờ. Tôi đứng dậy và gọi Linh, trong khi Thiếu tá mang lại cho chúng tôi hai thanh lương khô quân đội và giục chúng tôi đi vệ sinh cá nhân. Tôi ngáp dài rồi hỏi cô ấy:
"Thiếu tá cưới chồng hay sao mà hối tụi cháu thế hử? Có cưới cũng phải để cháu kiếm cho chiếc xe tăng cắm hoa chứ không xác sống nó phá nó không cho ăn cỗ đâu."
"Cha bố cậu ấy...."- Thiếu tá Ngọc gắt- "Nhanh lên nào. Vào bộ đội mà tác phong thế này cấp chỉ huy họ đá đít cho."
"Cấp chỉ huy họ còn đá, chứ em là tát đấy anh à"- Linh nói thêm vào qua cái miệng nhỏ xinh còn dính đầy bọt thuốc đánh răng.
Tôi ức lắm nhưng phải nén cơn buồn ngủ đi vào chà răng rửa mặt. Thiếu tá Ngọc có lần nói vui với tụi tôi là chúng tôi sống như quý sờ tộc. Mà đúng thế thật, ai đâu giữa cái buổi mà người ta phải lo cái ăn cái uống với cái mạng từng phút một mà chúng tôi thì vô lo ngồi nghe nhạc với bố lệ rơi (bolero) còn miệng mồm mỗi sáng cứ thơm nức mùi thuốc đánh răng. Và cô ấy kể về những chiến sĩ còn chiến đấu ở sân bay. Những chiến binh của đơn vị HƯƠNG-GIANG đang cố giữ lấy những gì còn lại của dải đất hình chữ S này. Họ bị thương nhưng y sĩ không thể mổ vì thiếu thuốc gây tê. Moocphin cũng chỉ được cấp phát nhỏ giọt cho các đơn vị chiến đấu. Tôi và Linh nghe những chuyện ấy mà thấy chạnh lòng. Có một cái suy nghĩ trong tôi luôn mách bảo phải tìm lại công bằng cho bố và tìm ra mẹ, và chỉ còn một cách đó là gia nhập HƯƠNG-GIANG. Tôi có đem chuyện này nói với Linh thì cô ấy nói:
"Em biết anh muốn gia nhập quân đội, em cũng thế. Ai mà không muốn báo thù cho những người thân đã mất của họ. Nhưng em không muốn anh chết như những người lính trên đường Nam Kỳ, anh còn nhớ không?"
Tôi gật đầu đáp. Đó là một chuyện buồn mà tôi xin mạn phép kể lại sau đây....
Hôm ấy, ba ngườichúng tôi lại sục sạo khắp Sài Gòn tìm kiếm thức ăn nhưng cũng là để đi xem cònnhững người sống sót nào khác không. Thông thường, chúng tôi chỉ đi ngắm cảnh,họa có gặp người thì chỉ trao đổi với họ vài thức rồi lại đi. Những người chúngtôi gặp được có đủ loại quá khứ: công chức, nhân viên văn phòng, học sinh, sinhviên có; xe ôm, tài xế, chạy bàn có cho tới những người cu li, ve chai cũng có.Họ có hàng đống truyện để nói với chúng tôi và cũng có vài món để trao đổi. Vàtừ khi Thiếu tá Ngọc nhận chỉ thị của HƯƠNG-GIANG thì chúng tôi tìm người nhiềuhơn tìm cảnh. Họ giao Thiếu tá Ngọc vận động thêm các phần tử "có năng lực chiến đấu và có khả năng làm việc"đến với HƯƠNG-GIANG vì họ đang thiếu quân số trầm trọng. Thế là, trong mộtlần như thế, chúng tôi đang đi trên đường Võ Thị Sáu qua Nam Kỳ thì nghe có tiếngđộng cơ xe. Nghĩ là quân đối lập, chúng tôi vội nấp vào một nhà hàng ở góc phốvà nín thở chờ đợi. Nhưng ấy là một đoàn xe của HƯƠNG-GIANG. Tôi nhận ra vì chiếclogo của đơn vị này sơn trên tháp pháo một chiếc xe tăng. Đoàn xe gồm một chiếcxe chỉ huy nhỏ, vài chiếc xe tải và ba chiếc xe tăng. Một chiếc trực thăng UH-1 lượn sát trên đầu chúng tôi. Đoànxe vừa qua khỏi ngã tư Võ Thị Sáu thì một phát pháo vang lên trong không trungim ắng rồi chiếc xe chỉ huy bị trùng rốc két lật nhào. Những xe đi sau dừng lạivà những người lính mặc đồ xanh lá nhảy ra khỏi những chiếc xe tải. Tiếng súngcủa phe đối lập nổ lên vài phát rồi ngưng, sau đó là một bầy xác sống chạy đến.Chúng vồ lấy chiếc UH-1 đầu tiên, domột vài tên lao từ những mái nhà xung quanh xuống.
Chúng vồ lấy chiếc UH-1 đầu tiên....
Chiếc máy bay tròng trành rồi mất thăng bằng lao xuống đường nổ tung. Những chiến sĩ co cụm lại và lần lượt trèo lên xe tải và thành xe tăng. Những chiếc xe quay đầu rồi từ từ lui về hướng cầu Công Lý đi sân bay. Lúc ấy, lính đối lập xuất hiện trở lại, Chúng bắn cháy chiếc xe tăng đi cuối và bắn hết tất cả những ai sống sót rồi rút về hướng Bình Thạnh. Đợi tiếng súng im và đám xác sống thôi lởn vởn, chúng tôi tiến lại bãi chiến trường ấy. Chiếc xe chỉ huy cháy rừng rực, khói đạn bay lờ mờ khắp nơi. Xác lính và xác sống nằm la liệt khắp nơi. Chúng tôi vuốt mắt cho những người nào còn mở, lấy hết những băng đạn còn lại của họ rồi lặng lẽ ra đi. Thiếu tá Ngọc nói chua chát:
"Tiểu đoàn 803 vậy chỉ còn 2 đại đội. Chắc phải di tản tới nơi."
Tôi nghe cô ấy nói và nghĩ chỉ là một lời vu vơ từ một không gian nào đó. Sau đó chúng tôi bỏ luôn chuyến đi và quay về nhà...
Chuyện là như thế, nhưng tôi không thể lấy đó làm cớ để dùng dằng và trở thành một thằng ngốc. Tôi nói với Linh như vậy thì cô ấy cười:
"Đồ Hòa ngốc, em nói thế là em lo thôi mà. Nghĩa vụ của anh với đất nước và cha mẹ em đâu thể nào cản. Em cũng như anh thôi, Hòa ạ. Nếu có một nơi nào đó mà em có thể tìm ra gia đình mình, thì đó là quân đội. Có thể em không thích họ, nhưng Thiếu tá, bố anh và anh đã cho em biết quân đội không hẳn là xấu. Em cũng sẽ gia nhập theo anh Hòa, chỉ còn việc tổ chức đưa ta đi đâu mà thôi."
Tôi nghe Linh nói xong thì ôm chặt lấy cô ấy và cô ấy cũng vậy, bàn tay mềm mại vỗ nhè nhẹ lưng tôi. Chúng tôi được như ngày hôm nay và Linh nói ra ý định gia nhập HƯƠNG-GIANG như cô ấy vừa nói, tất cả đều do Thiếu tá Ngọc. Chuyện là vài hôm sau khi cô ấy đến ở nhà tôi, một hôm cô ấy thấy Linh cầm cuốn "Biên bản chiến tranh" của tôi và ngấu nghiến đọc. Sau cuốn "Không thể chuộc lỗi" và "Nỗi buồn chiến tranh" thì cuốn sách này là một trong những cuốn Linh ưa thích vì nó nói lên một bộ mặt giả tạo của chiến tranh mà các viên tướng đã gây ra dưới hình dạng của biết bao cuộc tắm máu binh sĩ và dân thường. Khi thấy cô ấy đọc, Thiếu tá bèn lại hỏi:
"Này Linh, thế cô không ưa quân đội sao"
Linh nhìn Thiếu tá gật đầu. Thiếu tá ngồi xuống và nói chuyện với Linh một cách thân tình. Thiếu tá hỏi:
"Có phải Linh không ưa quân đội, vì do cuộc tấn công vào tòa Landmark?"
Linh gật đầu, mắt vẫn không rời cuốn sách.
"Tôi biết"- Thiếu tá Ngọc nói- "Vì chính tôi đã bay trong phi vụ ấy. Và trong số các máy bay trực thăng tham gia nhiệm vụ ấy, có 3 chiếc Mi-24 làm nhiệm vụ giải cứu thường dân. Không chiếc nào thoát chết."
"Vì sao?"-Linh gấp cuốn sách lại và nhìn thiếu tá với vẻ nghi ngờ.
"Tổ lái của tôi làm nhiệm vụ hỗ trợ. Chúng tôi bị đủ các cỡ đạn bắn vào. Khu Landmark ấy chính là nơi bọn đối lập đóng quân. Nhưng chúng tôi cũng cứu được một vài người, trong đó có một cô học trò, vẫn mặc đồ đồng phục."
Linh mắt sáng rỡ, hỏi ai. Thiếu tá nhăn mặt vẻ suy tư rồi đáp:
"Tên là Bảo Thy hay gì đó, tôi cũng không rõ. Tôi chỉ biết qua bản báo cáo sau trận đánh."
Linh tức thì nắm lấy áo Thiếu tá Ngọc, mắt cô ấy sáng rực lên:
"Cô nói sao? Nó còn sống?"
Thiếu tá Ngọc gật đầu.
"Nhờ sự can đảm của một viên phi công mà cô bé được sống, nhưng anh phi công ấy thì không. Anh ta đã bị đạn vào bụng và chết sau khi hạ cánh."
Linh lại im lặng không nói gì. Từ hôm đó trở đi, Linh cũng không ghét Thiếu tá ra mặt nữa, mà có một thái độ khác hẳn, và cuối cùng thì đã quyết định sẽ gia nhập HƯƠNG-GIANG cùng tôi và Thiếu tá. Đêm đó, ba chúng tôi quây lại bên chiếc điện đài và chờ đợi. Như thường lệ, một giọng nữ vang lên trong điện đài:
"Cánh Đỏ 17 nghe tin nhà báo. Nhập môn cuối tháng nhân lúc trăng tròn. Từ tơm tởm sáng tới tim tỉm tôi. Nhà má đang bệnh về gấp."
Thiếu tá Ngọc lập tức đáp lại:
"Cánh Đỏ 17 nghe rõ nhà nói. Đem thêm hai đệ tử quý theo. Quyết nhập môn."
Rồi điện đài mất sóng, tiếng rào rào lại nổi lên. Thiếu tá Ngọc tắt điện đải rồi bảo hai đứa tôi:
"Họ bảo cuối tháng ta sẽ rời khỏi đây, khoảng 7h sáng đến 7h tối, và tôi đã xin cho hai đứa vào biên chế lực lượng rồi. Ráng tìm thấy người thân nhé."
Tôi và Linh gật đầu rồi ai về phòng nấy ngủ. Giấc ngủ này có lẽ là giấc ngủ thoải mái cuối cùng của tôi bởi vì tờ mờ sáng hôm sau, tôi bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn dưới nhà. Linh tính có chuyện chẳng lành, tôi vội vàng đánh thức Linh và Thiếu tá Ngọc. Họ ngơ ngác nhìn và nghĩ tôi đang trêu họ. Thiếu tá định gắt lên thì có một tiếng gừ gừ của xác sống ngay phía dưới. Mặt ba người chúng tôi tái đi và đúng lúc ấy, tên xác sống mà chúng tôi nghe thấy xông vào phòng định cắn lấy tôi. Khi cái mồm hôi thối đầy dãi của hắn, hay ả ta sắp chạm lấy tôi thì đoàng, một phát súng vang lên và máu của tên xác sống văng đầy áo tôi, một thứ chất lỏng đen xì và hôi hám. Ba người chúng tôi không nói gì nhìn nhau gật đầu và lên đạn súng. Chúng tôi xông xuống cầu thang đúng lúc một đám xác sông khác đang mò lên. Tôi không hiểu tại sao chúng lại mò được vào nhà tôi thế này. Bình thường có mở đèn chúng cũng không mò tới mà sao hôm nay lại xông vào tận trong nhà. Tôi nháy cò súng liên tục và hạ hết xác sống này đến xác sống khác cho tới khi chúng tôi đến được nhà bếp. Ba người lấy ra ba chiếc ba lô giấu dưới tủ bếp và vội vã ra đi. Đây là ba chiếc ba lô mà chúng tôi đã giấu sẵn phòng khi bất trắc. Nhưng vừa ra đến cửa thì ba họng súng đen ngòm chĩa thẳng vào mặt tôi cùng một giọng miền Nam chua chát:
"Đi đâu đây cậu Hai, cô Hai?"
"Ông là ai? Tại sao ông lại ở đây?"-Thiếu tá Ngọc hỏi
Lập tức một tên trong bọn táng thẳng báng súng AK vào mặt Thiếu tá. Cô ấy ngước nhìn tên ấy với khuôn mặt đầy máu và tức giận. Tên vừa nói bước ra chỗ sáng. Hắn nhỏ con, mặc bộ quần áo xanh bộ đội và trên tay có đeo băng tay hình thập giá. Hắn nâng cằm Thiếu tá Ngọc lên và nói giọng mỉa mai:
"Cô Hai không nhớ tui sao? Cái hồi máy bay trực thăng rơi ở Nhà thờ, cô đã làm gì ta? À... Cô cắt họng thằng Tôn, rồi đá vô hạ bộ tôi rồi chạy, lại còn bắn thêm ba anh em của tôi nữa ha."
"Thì ra là mày thằng khốn nạn"- Thiếu tá Ngọc nhổ vào mặt hắn ta và nói.
"LÁO!"- Tên nhỏ con thét lên và tát vào mặt Thiếu tá, rồi hắn ra lệnh- "Dẫn tụi này về cho cha Vinh Quang, còn ngôi nhà đốt hết cho tao. Mẹ con chó, cứt nhão còn đòi có chop."
Đám đàn em của hắn xông tới và trói chúng tôi bằng dây nhựa. Chúng che kín mặt bằng những chiếc mặt nạ phòng độc và tên nào cũng vũ trang đầy đủ và tên nào cũng đeo băng tay thập giá. Chúng kéo chúng tôi đến một người khác đứng gần đó. Hắn ta mang chiếc mặt nạ hình mỏ chim mà các ông lang thời xưa bên châu Âu hay mang và cũng đeo băng tay thập giá. Hắn nhìn chúng tôi rồi rẩy ít nước từ bi đông của hắn. Sau đó, hắn rầm rầm đọc Kinh Thánh rồi làm dấu các kiểu rồi phẩy tay. Lập tức, đám lính kéo chúng tôi lên một chiếc xe tải và phóng hỏa ngôi nhà. Tôi nhìn ngôi nhà cháy rực mà không nói nên lời. Tất cả ky niệm về gia đình, thế là không còn nữa. Trong ba lô tôi (may mà bọn chúng không lột) chỉ còn chiếc áo khoác sĩ quan của bố, chiếc áo thun mà tôi mua tặng mẹ cùng vài tấm hình là những gì còn lại của bố mẹ mà tôi còn giữ. Linh thì giãy giụa, luôn miệng chửi lũ lính và gào khóc. Những chúng không hề quan tâm. Đám lính lên xe và chiếc xe tải lăn bánh. Tay nhỏ con ngồi trong thùng xe và nói cười vui vẻ với đàn em của mình, không quan tâm tới những người hắn đã bắt. Tôi nghĩ kiểu gì chúng cũng sẽ hành quyết mình và hai người kia, vì có cánh chúng tôi cũng không mong thoát được đám này. Chúng mang theo súng và hình như chiếc xe tải còn có một cây 50 ly trên nóc. Tôi nhắm mắt, nghĩ rằng cuộc đời tới đây là hết, dù gì mình cũng đã chứng kiến quá đủ sự kinh khủng của cuộc sống sau thảm họa này. Nhưng có lẽ trời phật, và cả bố nữa, muốn cho chúng tôi sống tiếp, nên họ đã tạo ra một màn phục kích khá ấn tượng. Chiếc xe tải đột nhiên dừng lại và tiếng la ó dậy đất. Tay nhỏ con bảo đám lính của hắn ngồi yên để hắn vén bạt che ra xem có chuyện gì, nhưng không may cho hắn và lũ đàn em, một tràng đạn đã bắn chúng là tơi tả, có tên còn bị đạn phạt mất một mảnh sọ, óc văng ra tứ tung. Linh nôn ọe liên tục khi chúng tôi kéo nhau qua cái đống xác ấy để ra ngoài. Một người đàn ông đón lấy chúng tôi từ phía sau xe và tháo trói cho chúng tôi. Anh ta trạc ba mươi, dáng người cục mịch với làn da cháy nắng. Người đàn ông bảo chúng tôi đi theo anh ta vào một con hẻm sâu hun hút. Loanh quanh một hồi anh ta dẫn chúng tôi đến một ngôi chùa nhỏ tên là Sùng Minh Tự, nét chữ đỏ khắc trên nền vàng. Bên trong chùa khung cảnh vắng lặng, khói hương nghi ngút. Một vị sư già đang niệm Phật trên pháp đài, tiếng gõ mõ vẳng vẳng trong không gian. Người đàn ông đứng trước cửa tam quan rồi nói:
"Quý vị vào nhà tắm kia có bác vãi (người giúp việc cho nhà chùa) mang đồ thay cho quý vị ạ. Rồi hãy vào tam quan đây tôi sẽ có cơm thết quý vị."
Thiếu tá Ngọc bảo tôi và Linh xá người đàn ông một cái rồi vào nhà tắm của ngôi chùa. Có nước ấm và một bộ quần áo bộ đội để ở trên kệ. Tôi tắm xong rồi mặc bộ quần áo vào. Bộ đồ vừa khít. Linh và Thiếu tá đã cởi bỏ bộ quần áo dơ dáy của họ, riêng Thiếu tấ thì vẫn giữ lại bộ đồ bay quấn lại ngang thắt lưng. Thấy tôi nhìn, Thiếu tá cười bảo:
"Mới giặt đấy. Mất bộ này có khi tôi bị kỉ luật nặng."
Rồi chúng tôi lên tam quan của Sùng Minh Tự. Sư trụ trì cho chúng tôi dâng hương đâu đấy rồi dẫn chúng tôi đến bên mâm cơm. Người đàn ông lúc nãy đang ngồi ở đó, anh ta nói:
"Mời các quý vị dùng cơm. Nhà chùa chỉ có cơm chay mong quý vị thông cảm."
Chúng tôi cảm ơn và cùng dùng cơm với anh ta và sư trụ trì. Chùa nhỏ, chỉ có một tượng phật Thích Ca và Phật Quan Âm cùng vài ba tượng nhỏ khác. Sư không nhiều, gồm sư trụ trì, hai sư đệ tử và hai bà vãi. Hằng ngày họ cầu kinh, niệm Phật và thanh toán nhứng toán tuần tra cơ giới của đám đối lập. Tôi gắp miếng đậu hũ chưng tương cho vào miệng ăn rồi hỏi người đàn ông:
"Anh là ai? Sao anh lại ở đây?"
"Tên tôi là Nguyễn Thanh Niên"- Người đàn ông đáp- "Tôi sống ở hẻm này gần ngôi chùa. Hồi trước khi đám ăn thịt người xuất hiện tôi chạy xe ôm cạnh cổng chùa còn má tôi thì bán đồ ăn ngoài hẻm. Sau đó tôi vào đây, phụ sư cụ và đánh lại tụi lính Mặt trận, tụi đã bắt mấy người đó, sau khi tụi nó giết má tôi."
Ba chúng tôi gật gù rồi lại im lặng ăn. Tôi không thể tưởng tượng được những gì đám lính của cái mặt trận gì đó đã làm với mẹ của chú Niên đây. Và dĩ nhiên, câu nói này luôn đúng với mọi trường hợp: "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh." Những thầy chùa ở đây đã đánh lại những đoàn xe của bọn Mặt trận bằng cách căng dây kẽm ngang đường và phạt ngang thân những tên lái xe đi ngang. Sau đó họ đánh trả những tên còn lại bằng những bẫy cây, những thanh đao trong điện thờ và một cây súng quèn của chú Niên. Họ sính sống qua ngày bằng đậu phụ, rau xanh và những thứ thi thoảng cướp được từ quân đối lập. Bữa ăn trôi qua trong im lặng. Hai bà vãi dọn dẹp bữa ăn còn các sư thầy thì bắt đầu đọc kinh tối trước khi đi nghỉ. Giữa tiếng đọc kinh đều đều và khói hương trầm thoang thoảng, sư cụ hỏi ba chúng tôi:
"Thế các thí chủ đây về đâu?"
"Thưa thầy"- Thiếu tá Ngọc đáp lời sư cụ bằng cái giọng nhẹ nhàng mà tôi chưa nghe bao giờ- "Chúng con đang đi về hướng sân bay để gia nhập đơn vị ạ. Chúng con là lính của quân đội."
"A dì đà Phật, thế quân đội có giống lũ lính Mặt trận không?"
"Thưa không ạ"- Tôi cướp lời Thiếu tá Ngọc - "Quân đội sinh ra là để giúp dân chứ không phải hại dân ạ."
"À thế tốt quá rồi. Có lẽ một ngày ta sẽ đến với họ đấy."
Rồi sư cụ mời chúng tôi trà và hỏi:
"Thế khi nào các thí chủ đi."
"Nếu mọi sự hoan hỉ, xin từ biệt thầy vào ngày mai ạ."
"Được rồi, ta không sao. Ta sẽ cho chú Niên dẫn các thí chủ đi tìm xe. Bây giờ các thí chủ nên đi ngủ. Buồng ngủ ở trong kia có máy quạt đấy."
Ba chúng tôi đứng lên lạy sư trụ trì rồi vào nghỉ. Trong mơ tôi thấy bố trong bộ quân phục xanh. Ông khen tôi đã giữ vững lập trường và đã cứu giúp người bạn Búp bê Cánh Đỏ của ông. Bố hứa sẽ theo sát tôi trên con đường tìm về với HƯƠNG-GIANG. Rồi ông bước đi, để lại tôi chìm sâu vào giấc ngủ mê mệt.
Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm. Chúng tôi xin nhà chùa mỗi người một nắm cơm muối mè rồi cùng chú Niên lên đường sau khi đã chào từ biệt sư trụ trì và lạy Phật. Sư trụ trì trước lúc đi có gọi tôi và Linh lại. Ông bảo:
"Ta thấy hai con có mạch nhân duyên nên cho hai con mỗi con một cái vòng này. Nó sẽ mang lại may mắn và tình cảm đó."
Nói rồi ông đeo vào tay tôi và Linh mỗi người một sợi chỉ đỏ. Tôi thoàng thấy Linh đỏ mặt vì ngại. Chúng tôi chào từ biệt sư trụ trì rồi rời khỏi ngôi chùa nhỏ. Chú Niên dẫn chúng tôi đi lòng vòng khu chợ Bàn Cờ, qua đường Nguyễn Đình Chiểu rồi ra đến Ngã Bảy. Ngã Bảy là giao lộ của 7 con đường lớn của thành phố: Nguyễn Thiệt Thuật, Nguyễn Thị Minh Khai, Phạm Viết Chánh, Hùng Vương, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ và Lý Thái Tổ. Bây giờ cái giao lộ ấy đìu hiu vắng vẻ, xác xe cộ nằm la liệt trên đường cùng với cơ man nào là va li, hòm xiểng, Một dải bắng trăng với dòng chữ đỏ như máu: "Cứu chúng tôi" bay phấp phới trên cột đèn bùng binh Ngã Bảy. Chúng tôi đi qua mà không khỏi bận tâm về số phận của những người bị kẹt tại đây. Cuối cùng, chú Niên dẫn chúng tôi vào một khách sạn mà khi tôi đọc chiếc bảng hư nát trước cổng thì chỉ đọc được: "HOTEL NIKKO..." Chú Niên chỉ vào nhà xe, nơi có một chiếc Mercedes đen bóng đang đậu bên trong nói:
"Kia, chiếc xe đó còn xăng bình, chạy được đó. Trước tui còn lấy rước sư phụ qua Vĩnh Nghiêm lấy mấy cuốn kinh cơ."
Rôi chú quay đi sau câu chào. Chúng tôi không cản chú, vì qua đôi mắt của người đàn ông ấy chúng tôi thấy được nỗi buồn và sự căm thù, sự căm thù chiến tranh cũng như những kẻ tạo ra nó. Ba chúng tôi vào xe, Thiếu tá Ngọc cầm lái. Sau khi đã nổ máy, tôi hỏi Thiếu tá:
"Cô có chắc cô lái xe được không đấy?"
"Cha bố cậu. Lái trực thăng với lái xe tải được thì cậu nghĩ có lái được ô tô không."
Cả ba cười phá lên khi chiếc Mercedes phóng ra khỏi nhà xe trực chỉ hướng sân bay. Chúng tôi theo Nguyễn Thị Minh Khai, qua Nam Kỳ về sân bay. Gần đến cầu Công Lý, tôi nghe có tiếng ầm ầm sau lưng. Quay lại thì ôi thôi, một biển xác sống đâng đuổi theo chúng tôi. Chúng ồ ra từ các căn nhà ven đường và đuổi theo chúng tôi rất gấp. Thiếu tá Ngọc nhấn ga. Chiếc xe chồm lên rồi phóng đi, và sau một hồi đánh võng, chúng tôi đã cắt đuôi chúng ở công viên Hoàng Văn Thụ, nơi mà những chiếc xe tăng đã tạo thành một vật cản không thể qua được. Chúng tôi đành phải lội bộ suốt quãng đường còn lại. Khu sân bay đông nghẹt xe, có lẽ do quân đội đã lùa dân vào đây để di tản. Con đường dẫn vào sân bay, Trường Sơn, ngập tràn xác sống và xác xe cộ. Thiếu tá Ngọc dẫn chúng tôi đến cổng chính của căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, căn cứ chính của HƯƠNG-GIANG. Vừa thấy chiếc nhà gác bảo vệ hiện ra sau hàng cau thì một loạt đạn súng máy quạt sát đất cùng ánh đèn pha chói lọi rọi thẳng vào mặt ba người chúng tôi. Một giọng đanh thép cất lên:
"Ba người kia. Đứng yên, giơ tay lên cho chúng tôi thấy!"
Tôi nhìn Thiếu tá Ngọc. Cô ấy nháy mắt bảo tôi và Linh làm theo. Giọng nói qua loa lại tiếp tục:
"Ba người kia. Các bạn có ba giây để xưng danh, nếu không chúng tôi sẽ..."
"Tôi là Thiếu tá Trần Thị Bích Ngọc, số quân nhân 91-102-330. Tôi thuộc biên chế Phi đội 1, Tiểu đoàn trực thăng 91..."
Lập tức một loạt đạn súng máy lại quạt sát đất. Giọng nói gắt lên:
"Đừng có xưng láo. Thiếu tá Bích Ngọc đã hy sinh từ gần nửa tháng nay rồi. Hãy đứng im, giơ tay lên. Các bạn đã bị bắt!"
Cánh cổng mở ra và một toán lính đội nón mềm, đeo băng tay có bốn chữ KSQS vũ trang đầy đủ tiến lại. Họ còng chúng tôi lại rồi giải vào trong. Người đã nói qua loa ban nãy, một sĩ quan to con đeo lon đại úy tiến lại gần. Anh ta nhìn chúng tôi mặt kênh kiệu. Rồi anh ta ngồi xổm xuống nói:
"Các người đừng có trá hình. Ở đây chúng tôi chào đón người tình nguyện, chứ không phải những kẻ nói dối. Đâu các người cho tôi xem chứng từ xem. Này thì Thiếu tá..."
"Anh Nhân, anh không ăn trưa hay nhà bếp hôm nay lại kho thịt đấy?"- Thiếu tá Ngọc hỏi.
"Ơ......Sao cô.... Các anh lục xem có chứng từ gì không. Quái thật."
Những người lính lục hết túi trên túi dưới của Thiếu tá Ngọc và cuối cùng họ tìm được cuốn nhật ký bay và một người phát hiện ra phù hiệu của HƯƠNG-GIANG trên bộ đồ bay. Lập tức họ thả Thiếu tá Ngọc ra và đứng nghiêm chào cô ấy. Thiếu tá xăm xăm bước đến bên viên đại úy và tát cho anh ta một cái rồi nói:
"Anh chớ có cái thói hồ đồ, Đại úy Nhân. Chỉ cần anh ấu trĩ một tí có phải tôi chết rồi không. Thả hai cậu nhóc này ra."
Đại úy Nhân lưỡng lự rồi bảo lính cởi trói cho tôi và Linh. Đúng lúc ấy, người lính cảnh giới hét lên thất thanh:
"Tụi Mặt trận. Đông lắm!"
Đại úy Nhân lệnh cho lính vào vị trí rồi quay sang hỏi tôi và Linh:
"Hai đứa biết dùng súng chứ?"
Hai đứa tôi gật đầu. Đại úy Nhân cho chúng tôi hai cây ACE-32 và bảo:
"Hai đứa theo tôi. Cả Thiếu tá nữa."
Anh ta dẫn tôi đến bên một công sự trước cổng căn cứ. Đám lính Mặt trận kéo đến rất đông, có cả một đám xác sống kéo đến trước cả đám quân lính. Cánh cổng căn cứ mở ra và từ đó, một chiếc xe pháo tự hành 4 nòng bò ra đậu ngay giữa cổng.
Pháo tự hành ZSU 23-4 của Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng loại với pháo tự hành được miêu tả ở trên. –TG.
Mọi người nín thở, mọi thứ im ắng, chỉ trừ tiếng người lính truyền tin nói vào điện đài:
"Hương Giang, Hương Giang. Đây là Nhật Ánh 2. Có tấn công ở cửa Bắc. Chúng tôi vẫn đang giữ chốt, xin chỉ thị."
Đại úy Nhân nằm kế tôi, anh ta lên đạn khẩu súng máy rồi bảo mọi người:
"Sẵn sàng. Đợi chúng đến thật gần mới bắn nhé."
Tôi hít một hơi thật sâu rồi ngắm bắn. Cuối cùng, tôi đã có thể gia nhập HƯƠNG-GIANG, để báo thù cho bố tôi và tất cả những người tôi yêu quý. Đám xác sống đã đến gần. Đại úy Nhân hít thật sâu rồi đếm khẽ:
"Mười mét......năm mét......ba mét..."
Rồi anh ta đứng lên hét lớn:
"BẮN!"
Tất cả các cỡ súng của những người lính ở đây đều đồng loạt khai hỏa. Đám xác sống đi đầu và đám lính dắt chúng ngã chết ngay, những tên còn lại la hét ỏm tỏi rồi bắn trả. Đan bay vèo vèo. Bốn khẩu súng 23 ly của chiếc xe pháo tự hành nhả đạn liên hồi. Những tên lính Mặt trận xông lên ngã xuống, đám phía sau lồm cồm bò lên. Lẫn trong tiếng súng, tôi có thể nghe được những tiếng la của những người bị trúng đạn, tiếng la ó của những tay lính Mặt trận. Và tôi thấy một ánh chớp, một ánh lóe lên như ánh flash máy ảnh. Và một nòng súng màu đen ló ra từ một mái nhà ở xéo chỗ chúng tôi đang nằm...
"Cẩn thận bắn tỉa!"- Tôi hét lớn rồi dí người Đại úy Nhân xuống. Tiếp sau đó là một phát súng vang lên và bao cát chỗ Đại úy vừa nằm thủng một lỗ to tướng, cát chảy cả ra ngoài. Đại úy Nhân hoàn hồn sau cơn bất ngờ đã ra lệnh cho chiếc pháo tự hành bắn tan nát ổ bắn tỉa kia. Vừa lúc ấy đám Mặt trận cũng bắt đầu rút lui, bỏ lại trước cổng căn cứ Tân Sơn Nhất một đống xác chết.
Những người lính sống sót vội vã kiểm kê đạn dược và kéo xác người chết vào những chiếc túi nhựa tối màu. Đại úy Nhân nhìn tôi với cặp mắt biết ơn trước khi lăng xăng lệnh cho lính củng cố quân sự. Những người lính hy sinh được cho vào túi và xếp thành một hàng ngay ngắn. Người bị thương được băng bó lại và dìu vào trong nhà gác. Thiếu tá Ngọc vỗ vai tôi và Linh:
"Tốt lắm hai đứa. Xem kìa, xe của chỉ huy đấy."
Cô ây chỉ về hướng một đoàn xe đang lăn bánh đến chỗ nhà gác. Đi đầu là hai chiếc xe UAZ gắn súng 12 ly 7, theo sau là một chiếc com-măng-ca (Command car) hiệu GAZ-69 có gắn sao. Đi cuối đoàn là một chiếc xe cứu thương và một chiếc xe tải. Đoàn xe dừng lại, từ chiếc GAZ-69 một người sĩ quan bước ra. Ông ta mặc đồ không quân dã chiến, khoác một tấm khăn vải dù và một bên mắt ông ta được bịt lại, y như một tên cướp biển ngày xưa. Người đàn ông đứng lại, lập tức một nữ sĩ quan đứng nghiêm hô lớn:
"Chỉ huy tới!"
Tất cả đứng nghiêm chào, kể cả Thiếu tá Ngọc. Người sĩ quan cho nghỉ rồi tiến lại gần Thiếu tá Ngọc. Ông ta bắt tay cô ấy rồi nói:
"Cô gan dạ lắm, dám liên lạc giữa ban ngày ban mặt và giữa một rừng lính Mặt trận."
Thiếu tá cười và nói gì với người sĩ quan ấy. Lúc ấy tôi đang trò chuyện với hai thằng bạn cũ là Thành Nam và Thanh Vương. Tôi bắt gặp chúng nó trong khi chúng đang lau nòng súng cho khẩu pháo tự hành. Hai đứa nhận ra tôi ngay và lao tới ôm lấy tôi. Tôi bắt tay hai thằng và hỏi:
"Sao hai thằng mày vào được đây?"
"Tụi tui chạy"- Thành Nam nói, tôi cực kì khoái cái giọng Bắc của thằng này- "Tui với Vương trốn được nhờ trèo qua cái mái phòng giám thị rồi trèo ống nước xuống. Cái anh bộ đội vào lớp ta ấy, đơn vị anh ta tìm được hai đứa tui và đưa về căn cứ này. Họ thuộc một đơn vị Thiết giáp, Tiểu đoàn92, hình như vậy. Rồi cấp chỉ huy cho tụi tui huấn luyện tại chỗ rồi cho vào làm pháo thủ, Vương giỏi hơn họ cho làm trắc thủ trên khẩu pháo tự hành này này."
"Tụi này mừng vì Hòa có mặt ở đây. Đa số anh em lớp ta tứ tán cả rồi. Tìm được ai là quý hóa người ấy lắm....... Dạ chào Đại tá ạ."
Tôi nghe Vương nói chào thì quay lại. Người sĩ quan bị chột một mắt đang đứng trước mặt tôi, sau lưng là người nữ sĩ quan ban nãy và Thiếu tá Ngọc. Linh đứng sau lưng Thiếu tá. Ông ta bắt tay tôi và hỏi, sau khi đã nhờ Thành Nam và Vương cho chúng tôi ít thời gian:
"Cháu là con trai Đại úy Sơn?"
Tôi gật đầu, ông ta tiếp:
"Tôi là Đại tá Huỳnh Hằng, Chỉ huy trưởng lực lượng HƯƠNG- GIANG. Bố cháu với tôi cùng chung đơn vị ngày trước, trước khi đại dịch xảy ra và tôi được điều động về làm chỉ huy tại đây. Còn đây"- Ông ta chỉ vào người sĩ quan đứng sau mình- "Là Thiếu úy Phương Nguyễn, cố vấn cao cấp và là tùy viên của tôi. Còn cô bé đây là..."
"Là...là bạn cháu ạ"- Tôi đáp khi ông ta hỏi về Linh và tôi thấy cô ấy mỉm cười khi tôi ấp úng cố lựa ra một cái quan hệ gần đúng nhất. Đại tá gật gù rồi gọi Linh tới bên tôi và dõng dạc nói:
"Ta biết, các cháu gia nhập với chúng ta với mục đích đi tìm gia đình và công lý cho họ, và ta trân quý điều ấy. Hai cháu cứ ở đây, HƯƠNG-GIANG luôn đón chào những người trẻ như các cháu. Bây giờ cô Phương hãy nhận cô bé này đây làm liên lạc cho cô, tôi thấy cô ấy có một đôi mắt lanh lợi đấy."
Tôi mỉm cười nhìn Linh, cô ấy đang đỏ mặt vì ngượng. Tôi nắm lấy ngón tay cô bé nhằm an ủi. Đại tá lại nói tiếp:
"Còn cậu đây, phiên chế vào Trung đội của Đại úy Nhân. Cô đưa hai đứa và Thiếu tá Bích Ngọc về Sở chỉ huy và khai lí lịch với lại cấp quân trang cho hai đứa. Tôi đi một mình cũng không sao."
"RÕ!"- Thiếu úy Phương Nguyễn rập gót nghiêm rồi bảo chúng tôi ra chiếc GAZ-69 của Đại tá rồi quay trở lại nói mấy điều với Đại úy Nhân. Sau đó chiếc xe lăn bánh hướng về Sở chỉ huy.
Dọc đường, tôi nhìn quanh thì thấy cơ man nào là người. Những người lính trong bộ quân phục rằn ri xanh chạy nhộn nhịp, ai cũng mặc áo chống đạn và mang theo những khẩu súng máy. Xe tải quân đội chạy ngang dọc như mắc cửi, xe nào xe nấy mang theo những thùng hàng to bằng gỗ. Những người dân di tản vào đây ở trong những căn lều trắng được dựng lên trong một khu bỏ trống của căn cứ. Họ đang sinh hoạt một cách vui vẻ và một vài người đang xếp hàng lấy đồ ăn từ một căn lều khác gần đó. Những chiếc xe tăng và xe bọc thép chở quân nằm náu mình dưới những tán cây và xung quanh là những đám lửa cho tổ lái và nhũng binh sĩ sưởi ấm và nấu chút đồ ăn. Xe chạy qua đường băng sân bay và Thiếu tá Ngọc xuống xe để trở về đơn vị. Cô ta nói với theo:
"Cám ơn hai đứa nhá. Khi nào rảnh rỗi qua chỗ tôi nhá!"
Rồi cô ta biến mất vào bãi đáp trực thăng. Tôi và Linh vẫy tay chào theo cho đến khi Thiếu tá khuất bóng. Sân bay nhộn nhịp với bao nhiêu người. Những chiếc trực thăng quân đội xếp thành hàng, được những người thợ chăm sóc. Người dân được xếp lên những chiếc phản lực chở khách to lớn để di tản tới những vùng an toàn hơn. Và xe dừng bánh ở một khu nhà lớn sơn vàng. Nơi này trước đây là Sở chỉ huy của Sư đoàn Không quân 930, một đơn vị lớn của quân đội. Thiếu úy Phương Nguyễn dẫn chúng tôi qua một dãy hành lang điện đèn sáng choang có rất nhiều phòng, trong các phòng ấy là những cơ quan văn phòng của HƯƠNG-GIANG làm đủ mọi nhiệm vụ khác nhau. Rồi cô ta dẫn chúng tôi vào một văn phòng được bài trí gọn gang. Trên bàn là từng xấp giấy tờ và một mô hình cùa cây súng AKM. Thiếu úy ngồi xuống bàn và đưa cho chúng tôi hai tờ lý lịch đánh máy sẵn và bảo chúng tôi điền vào. Sau khi điền xong thì cô ấy đi một lúc rồi mang lại cho tôi và Linh mỗi người một bộ quân trang. Vừa lúc ấy Đại úy Nhân đến. Tôi đứng dây chào theo cách nhà binh rồi đứng nghiêm. Đại úy gật đầu ra vẻ hài lòng rồi cho tôi mấy phút nói chuyện với Linh. Chúng tôi không nói gì nhiều, chỉ chúc nhau may mắn rồi hứa sẽ tìm đến nhau mỗi khi có thời gian rảnh. Rồi chúng tôi hôn từ biệt nhau rồi ai về đơn vị nấy. Linh về ở cùng với Thiếu úy Phương Nguyễn còn tôi rời khỏi Sở chỉ huy để theo Đại úy Nhân về đơn vị mình. Trời đã tối, đèn trong căn cứ bật sáng. Chúng tôi đi trên con đường rải nhựa vắng vẻ. Chỉ có tiếng lách cách dọn bát đũa và những đống lửa nhỏ lập lòe của lính tăng. Một đoàn bộ binh ngang qua, ai nấy đều toát ra vẻ mệt mỏi. Tiếng của một người lính vác trên vai một khẩu 12 ly 7 vang lên trong đêm vắng:
"Ướt áo xanh lụy tình Tư Mã
Khách Thiên Nhai vẫn lạ mà quen
Nước non ai kẻ bạn hiền
Biết ai tâm sự giữa miền sông Hương..."
-Hết-
T.B: Bạn nào có ý định tìm hiểu về cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1.2.3.4.75" của tác giả Trần Mai Hạnh mà mình đã giới thiệu trong chương này thì mình xin đưa một tài liệu về cuốn sách này. Theo mình thấy thì cuốn sách này là một kho tư liệu quý, nên giữ lâu dài và đọc để suy ngẫm, rộng mở kiến thức. –TG.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top