Phần 5: Chuyện Thường Tình Thế Thôi
Sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người sĩ quan truyền tin nhìn đồng hồ tay. Chỉ còn hai tiếng nữa là phiên trực của anh ta sẽ hết và anh ta sẽ được đi làm một chén cơm nóng và một cốc nước mát. Suốt bảy tiếng đồng hồ qua người sĩ quan này, ta hãy tạm gọi anh ta là Thiếu úy Thành, đã ngồi nhìn chằm chằm vào một màn hình máy tính với chiếc tai nghe trên đầu. Công việc của anh ta là tìm và phản hồi những tín hiệu cầu cứu của những người còn sống sót cũng như phát hiện những sóng radio lạ. Những cho tới hết ca trực này, và cũng như những ca trực khác trong vòng một tháng qua, khi đơn vị truyền tin của Thành, bị đánh tơi tả bởi lũ xác sống ở Phan Rang, theo chân đoàn quân của HƯƠNG-GIANG rút về cố thủ ở cái sân bay này, anh ta không phát hiện được tín hiệu nào đáng kể. Màn hình định vị trống trơn, tai nghe cũng vậy. Vì thế, Thiếu úy Thành cùng những đồng đội của anh ta bèn lấy nhạc ra nghe. Mỗi người một tai nghe, một loại nhạc. Nhạc xưa, bolero có, nhạc trẻ (ta hay gọi là V-pop) có, nhạc Hàn quốc cũng có và cũng có nhạc tiếng Anh, tiếng Pháp nữa.
Thiếu úy Thành nhìn cái màn hình được chia làm bốn, thể hiện bốn khu Đông, Tây, Nam và Bắc của Thành phố và ngáp dài. Chỉ còn hai phút nữa là anh ta sẽ bàn giao cái bàn này cho một gã khác và sẽ đi đến nhà ăn và sau khi đã chén no nê, về doanh trại và đánh một giấc ngon lành. Nhưng một điều có lẽ đã phá hỏng những ý định của anh này. Một chấm đỏ xuất hiện ở góc phía đông. Thiếu úy Thành bật dậy, phóng to bản đồ phía đông lên. Một chấm đỏ phía Đông Bắc, phía gần Dinh Độc Lập, tín hiệu cực mạnh. Thiếu úy gõ lộc cộc lên máy tính, tần số của tín hiệu này hiện ra. Anh ta đờ người, miệng lẩm bẩm: "Tần số của HƯƠNG-GIANG? Cái mẹ gì đây?" rồi bốc ngay điện thoại gọi cho sở chỉ huy.
"Alo? Hương Giang. Tôi là Thiếu úy Phương Nguyễn, Thiên Lý (tên liên lạc của Phòng truyền tin) có chuyện gì?"
Thiếu úy Thành thuật lại những điều anh ta đang trông thấy cho giọng nữ có tên Phương Nguyễn ở bên kia. Đầu dây bên kia im lặng, hồi sau mới có tiếng của Phương Nguyễn đáp lại:
"Thiên Lý đợi lệnh. Bàn giao ca trực và đợi lệnh của chỉ huy."
"Nghe rõ Hương Giang, Thiên Lý hết."
Thiếu úy Thành dập máy, thở phào. Người thay ca của anh ta cũng đã tới, theo sau là hai người nữ sĩ quan và hai người vệ binh. Anh sĩ quan thay ca ngồi vào máy và Thành bước ra, sau khi đã nhập máy bàn giao. Hai người nữ sĩ quan, một người trạc hai mươi, có làn da ngăm đen và mái tóc thẳng mượt mà, một cười đã đứng tuổi, vẫn còn đang mặc áo chống đạn và tay bà ta vẫn còn đang lăm lăm khẩu súng máy ACE- 32 dính đầy bụi. Người sĩ quan trẻ hơn chào Thành, mà qua giọng nói anh ta nhận ra ngay là Phương Nguyễn, cô gái trên điện thoại còn người kia không ai khác là Thiếu tá Quyên, chỉ huy phó HƯƠNG-GIANG kiêm luôn chỉ huy quân bộ binh thiết giáp. Thiếu tá Quyên nhìn vào màn hình máy tính và chụp lấy tai nghe. Thông điệp lăp đi lặp lại khiến bà giật mình. Bà bảo Thiếu úy Thành đến nhà ăn và 15 phút sau phải trình diện ở sở chỉ huy rồi chào sĩ quan truyền tin ra về. Sau khi chiếc xe UAZ lăn bánh về sở chỉ huy, Thiếu tá Quyên bảo nhỏ với Thiếu úy Phương Nguyễn:
"Cô bé này gan thật. Cô ta phát đi thông điệp ở tần số mở thế này mà không bị ai khác phát hiện ra là may cho cô ta đó..."
****
Lần đầu tiên trong vòng một tháng, kể từ cái ngày Thành phố bị tấn công, tôi thức dậy với một cái đầu nhẹ như không. Việc Thiếu tá Ngọc ở lại giúp ích cho tôi và Linh rất nhiều. Hàng ngày, thay vì chỉ có hai cái đầu thanh niên hoi chụm lại bên cái bản đồ du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh thì giờ đã có ba cái đầu, tuy cũng vẫn là thanh niên hoi mà thôi, và một tấm bản đồ quân sự. Tấm bản đồ mà Thiếu tá Ngọc luôn mang theo để tọa độ trong mỗi lần bay. Chúng tôi đã đi đến khá nhiều nơi hơn, và xa hơn so với khi trước tôi và Linh vẫn cùng nhau đi tìm thức ăn hay nhu yếu phẩm, điều đó cũng dẫn tới việc nhiều thứ hay ho hơn được tìm thấy. Có lần chúng tôi tìm thấy một chiếc xe tải của hãng bánh Kinh Đô ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị bỏ giữa đường, bao quanh là một tá xe máy và xác sống lởn vởn. Sau khi đã xử lý đám xác sống bằng cây rìu đa năng mà tôi lấy từ bộ dụng cụ sinh tồn của HƯƠNG-GIANG, chúng tôi bỏ đầy ba lô của mình những chiếc bánh mì chà bông và bánh mì ngọt. Số còn lại được khuân về dần, đếm đi đếm lại được hơn ba thùng. Một lần khác, trong khi đang lang thang ở đường Điện Biên Phủ, ba chúng tôi phát hiện một đoàn xe quân sự bị xác sống tấn công. Lần này, sau khi đã bắn hết lũ xác sống mặc đồ lính, ba người chúng tôi đã ở trước hũ vàng. Đạn dược và lương khô được xếp đầy chiếc xe tải nhà binh đi giữa và súng ống rơi vãi xung quanh. Thiếu tá Ngọc lấy một khẩu súng máy nằm trong cabin một chiếc xe và lên đạn. Cô ta gật gù rồi nói với tụi tôi, lúc này đang bỏ số lương khô tìm được vào ba lô:
"Quả này ngon ăn thật. Súng máy ACE-32 mới toanh. Để tôi tìm cho chú em cây súng cầm chơi hỉ?"
Linh nhìn tôi đớ người ra mà bật cười. Thật sự trước giờ tôi chưa được bắn súng liên thanh bao giờ, trừ những tiết Quốc phòng với những cây AK-47 lắp đạn mã tử, nên tôi khá xúc động khi nghe Thiếu tá Ngọc nói vậy. Trong óc tôi tưởng tượng ra cảnh mình như Arnold Schwarzenegger cầm súng liên thanh nã vào đám xác sống mà thấy thật hài. Sau một hồi lục lọi khắp các xác lính, cuối cùng Thiếu tá Ngọc mang lại cho tôi một cây súng, cô ta chỉ tôi cách sử dụng và nói rằng:
"Cho chú em khẩu súng này. Lượm được chỗ tay Cảnh sát đặc nhiệm nằm kia với hai băng đạn nguyên"-cô ta hất hàm về phía một cái xác- "Cây này gọi là MP5A3. Chú em xài cây này là hợp gu đó. Cứ nạp đạn súng ngắn vào là xài ngon."
Tôi đón lấy cây tiểu liên mà run run bàn tay. Tiếng quy lát đánh roạch và viên đạn vàng chóe bay ra làm tôi sướng tê người. Vậy là không phải lo về vấn đề đạn dược nữa rồi. Một là bắn hai là chém, cuộc đấu giữa chúng tôi và lũ xác sống chưa bao giờ dễ dàng tới vậy....
Chuyện đánh nhau và thức ăn đã không còn là vấn đề. Linh đã khỏi ốm, nghĩa là việc kiếm gạo không còn là quan trọng, nhưng còn nước uống. Máy lọc nước trong nhà đã ngưng chạy vì nguồn nước máy đã bị cắt từ khi thành phố bị xác sống lây nhiễm. Trước đây, tôi và Linh phải đi mang từng thùng nước 5 lít tìm được ở những siêu thị hay cửa hàng tiện lợi về và phải uống nhín từng chút một, nhưng qua bàn tay của Thiếu tá, những vật dụng thừa từ lúc làm thùng cây và mấy tấm mút rửa bát của mẹ đã biến thành một thùng lọc nước. Hàng ngày những giọt sương đọng lại sẽ rơi qua lớp lọc và biến thành nước uống. Thế là chỉ cần sáng sáng lên lấy nước lọc được đem đun lên là chúng tôi đã có nước để dùng.
Với những thứ căn bản là nước uông và thức ăn được giải quyết, ba người chúng tôi lại tính đến những chuyện cao cả hơn một chút, đó là đi khám phá xung quanh. Chúng tôi đã đến tháp Bitexco, tòa tháp biểu tượng của thành phố. Sau khi đã nhẹ nhàng lách qua đám xác sống ở những tầng dưới, chúng tôi leo lên những tầng cao hơn của tòa nhà. Những văn phòng bị phá tan hoang, bàn ghế bị xô đẩy và sàn nhà thì đầy những vết máu kéo dài ra đến tận những ô cửa sổ bị đám xác sống đè nhau làm vỡ. Đám xác sống thường lao xuống như một dòng thác khi chúng nghe thấy tiếng động mạnh, như tôi và Linh đã từng chứng kiến ở một tòa nhà trên đường Cộng Hòa khi chúng tôi trốn khỏi trường cái ngày dịch bệnh lan tới Thành phố. Đèn ở đây không hoạt động, chỉ có những bóng đèn khẩn cấp chốc chốc lại chớp chớp tạo ra một khung cảnh đáng sợ. Sau nửa ngày chúng tôi leo được đến sàn đỗ trực thăng. Ở đây đầy xác sống, chúng lượn lờ quanh xác chiếc trực thăng UH-1 của Không quân bị bắn rơi. Chúng ăn ngấu nghiến những tảng thịt bầy nhầy của phi hành đoàn xấu số và những người không may trên chiếc trực thăng. Chúng gào rú trong vô thức giữa một không gian nơi mà tiếng gió át đi mọi tiếng gào man dại của chúng. Trông thấy cảnh tượng ấy, ba người chúng tôi không ai bảo ai, chỉ lặng lẽ cúi xuống tiếc cho những người xấu số rồi quay đi, không quên lấy những băng đạn từ những khẩu súng nằm chỏng chơ dưới đất, vì Quân đội dùng bãi đáp này để di tản người dân bằng máy bay ra những con tàu của Hải quân ngoài biển.
"Chiếc UH-1 này là chiếc cuối cùng rời khỏi điểm di tản này, mang theo tất cả những chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại đây. Nhưng thật không may cho họ, đám xác sông tràn tới và kéo chiếc trực thăng rơi xuống. Không ai có thể thoát được cái mồm háu đói của lũ bệnh hoạn này."-Thiếu tá Ngọc nhìn cảnh tượng mà chua chát nói.
Chúng tôi quay về, từ bỏ ý định tiếp tục khám phá tòa tháp này. Nhưng mọi chuyện không suôn sẻ như tôi nghĩ. Trên đường xuống Linh lỡ đụng ba lô vào một thanh sắt khiến nó phát ra một tiếng cooooong thật vang. Tiếng ấy như thể bạn bước vào chùa Bà Đanh mà sư cụ đánh chuông lên vậy. Tức thì tôi nghe tiếng gào rú và tiếng chân chạy rầm rập khắp nơi. Và kia, xuất hiện phía sau những quầy hàng bỏ hoang của khu mua sắm là những tên xác sống với dáng đi xiêu vẹo. Chúng kéo tới từ mọi hướng và đều đang hướng về ba người tụi tôi.
"Chạy nhanh!"-Thiếu tá Ngọc hét lớn rồi bắn một loạt ba viên đạn vào đám xác sống đang kéo đến.
Tôi và Linh chạy thục mạng xuống thang cuốn, vì chúng tôi chỉ mới dừng lại ở tầng 4. Lũ xác sống đuổi theo tụi tôi sát nút. Thiếu tá Ngọc cứ chốc chốc lại bắn một loạt đạn đi. Những tên xác sống ngã xuống, nhưng lũ phía sau cứ tiếp tục kéo tới, đè lên những cái xác chết kia thành một đợt cuồn cuộn xuống cầu thang. Lần hồi một lúc chúng tôi cũng chạy xuống được lầu trêt, và một bầy xác sống khác đang đón đầu chúng tôi ở đó. Chắc hẳn chúng đã nghe thấy tiếng súng nổ. Tôi lên đạn khẩu tiểu liên và quơ luôn một loạt. Hàng loạt xác sống ngã lăn quay. Tôi thét lớn bào Linh và Thiếu tá Ngọc chạy về hướng có những cánh cửa xoay. Tụi tôi thừa biết đám xác sống không đủ thông minh để đi một vòng quay quanh cánh cửa để đuổi theo chúng tôi. Nhưng khốn nỗi, ông bà ta có câu: "Một cây làm chẳng nên non, ba ly chụm lại nên tầm vóc cao.... à không... ba cây chụm lại nên hòn núi cao." Khi chúng tôi chạy được khỏi tháp Bitexco thì phía sau lưng vang lên một tiếng xoảng kinh hồn. Đám xác sống do đè nhau quá mức đã làm bể kính của những ô cửa sổ gần đó và đua nhau tràn ra đường. Thế là lại thêm một phen chạy hú vía. Cuối cùng nhờ trốn trong một chiếc xe đầu kéo chở một container đồ gỗ chúng tôi mới thoát được lũ xác sống kia. Tôi và Linh thở không ra hơi trong khi Thiếu tá Ngọc tu một phát nửa chai nước Aquafina một lít trong ba lô. Tôi nhìn đồng hồ đã hơn năm giờ chiều. Về nhà giờ này đã quá muộn, chúng tôi có thể bị xác sống ăn thịt hoặc tệ hơn là bị lực lượng đối lập (gọi vậy là vì chúng tôi thấy bọn này tấn công và giết chết bất cứ ai chúng gặp, kể cả quân đội lẫn dân lành) giết rồi chặt đầu đem bêu. Tôi đem chuyện này nói với Linh và Thiếu tá. Linh thì tỏ ra lo lắng vì từ trước tới nay chúng tôi chưa bao giờ mò mặt ra ngoài khỏi nhà sau 5 giờ chiều, giờ mà mặt trời xuống qua ngọn tháp của Đài truyền hình thành phố, còn Thiếu tá thì mặt tỉnh như không ngồi lau khẩu súng máy. Nạp đạn cho khẩu súng xong, cô ta nói với chúng tôi:
"Tôi có hai lựa chọn cho chúng ta, không biết hai đứa có ưng không?"
"Cô cứ nói đi, miễn sao chúng ta không phải ngủ gầm cầu hay trong xe công (xe công: xe đầu kéo chở contaniner, phiên âm ra tiếng Việt là công-ten-nơ-TG.) là được."
"Tôi biết có một chỗ ở đây không có xác sống nhưng nếu cô cậu chịu cuốc bộ thêm một chút nữa."
Tôi và Linh nhìn nhau rồi gật đầu. Dù sao được ngủ trong nhà còn hơn là ngủ bờ ngủ bụi trong một cái xác xe nào đó, dù có phải đi bộ xa tới đâu. Không phải là sang chảnh gì, thời buổi này mà sang chảnh là chỉ có đường chết. Tôi đồng ý đi đến nơi mà Thiếu tá Ngọc nói là vì Linh mới ốm dậy được có chưa đầy một tuần, và tôi không thể để cô ấy ngã bệnh thêm bất kỳ một lần nào nữa. Thế là, khi chiều đã buông xuống trên dòng sông đối diện con đường nơi chúng tôi đang ở, ba người tụi tôi bắt đầu lò dò cuốc bộ về phía trung tâm Thành phố, và chỉ dừng lại ở một nơi mà tôi nhận ra ngay đó là Công trường Lam Sơn, một công viên có tiếng của Thành phố, nằm kề phố đi bộ và trước mặt nhà hát lớn Thành phố. Khu này là nơi tập trung một số lượng lớn khách sạn hạng sang của Thành phố và nhiều điểm ăn chơi mua sắm thượng lưu. Tôi và Linh đang đứng ngẩn ra vì khung cảnh nơi đây. Nhà hát lớn bị đập phá tan hoang, hai bức tượng nữ thần trước cửa bị đạn pháo cày nát. Khu đại công trường xây dựng tuyến tàu điện ngầm của thành phố thì biến thành một khu bệnh viện dã chiến cực lớn, nhưng giờ đã bị bỏ hoang. Nhưng căn lều sơn trắng bỏ không mặc cho những cơn gió thốc vào. Xác người nằm la liệt dưới đất và trong những chiếc xe cứu thương. Một vòng phòng thủ bằng bao cát ủa quân đội được dựng lên ngay cánh cửa đồ sộ, trên đống bao cát là một cây đại liên 12 ly 7 và một xác lính nằm vắt lên. Hai ba chiếc xe tăng nằm trên con đường chạy ngang qua công trường, ngôi sao vàng trên tháp pháo đã ngả màu theo thời gian. Xa xa là phố đi bộ Nguyễn Huệ, thấp thoáng những tên xác sống qua lại. Chính nơi đấy là nơi tôi và Linh suýt chết vì chiếc điện thoại đồ chơi và chứng kiến chiếc xe cứu thương đã cứu mạng hai đứa tôi. Chiếc xe có lẽ đã xuất phát từ đây và đi về hướng sân bay, nơi mà quân đội đang kiểm soát. Nhưng họ không bao giờ đến được đó, đám xác sống đã hạ chiếc xe ở chợ Bến Thành....
"Này, nhanh nhanh lên chứ, trời tối rồi đấy! Muốn chết cóng cả lũ à hai đứa kia"-Thiếu tá Ngọc gắt lên
Hai đứa tôi lẽo đẽo đi theo cô ta. Thiếu tá dẫn chúng tôi tới một khách sạn ở bên đường và lách vào theo một kẽ hở trên cánh cửa bị đóng chặt. Bên trong là một đại sảnh bụi bặm nhưng đèn vẫn sáng. Chữ trên bàn lễ tân viết: "Park Hyatt Saigon". Tôi lập tức nhận ra nơi này, đó là nơi đầu tiên tôi bước vào một cái thang máy, và đã gây ra đủ thứ rắc rối khi khóc ré lên và nôn ọe khi thang máy di chuyển. Ấy là hồi tôi năm tuổi, và Park Hyatt vẫn là một nơi nhộn nhịp với những ông Tây, bà Tây, mặt háo hức khi lần đầu đến Việt Nam. Giờ đây, khách sạn ấy đầy bụi bặm và những va li hành lý vẫn còn vương vãi nơi tiền sảnh.
Khách sạn Park Hyatt và một góc công trường Lam Sơn. Ảnh chụp trước khi đại dịch tấn công-TG.
"Thiếu tá, tại sao cô lại biết nơi này? Cô có chắc là nơi này bị bỏ hoang không? Nếu bị bỏ hoang thì tại sao đèn lại sáng?"-Linh hỏi.
"À"-Thiếu tá Ngọc nhổm dậy từ một chiếc ghế dài ở tiền sảnh và trả lời Linh- "Khách sạn này từng là một điểm di tản lớn, vì cái bệnh viện dã chiến kia mà ra. Hồi chúng tôi mới rút lui từ Bắc vào, đơn vị tôi đóng ở đây. Những chiếc UH-1 đưa những người nước ngoài ở những khách sạn quanh khu này ra biển. Ở đó có những con tàu lớn sẽ chở họ đến nơi nào đó mà chỉ-có-chúa-mới-biết. Người Việt may mắn thì được len máy bay, ai không may thì bị tống lên những chiếc xe tải đi đến cảng Sài Gòn để lên tàu. Kém may mắn hơn, như chúng tôi, phải vắt chân lên cổ mà chạy về sân bay rồi nhập với lực lượng còn lại của HƯƠNG-GIANG ở đó... Trước khi đi chúng tôi đã bịt chặt các lối ra vào, đề không ai có thể xâm nhập và bọn xác sống không lởn vởn quanh đây."
Một phút im lặng bao trùm gian tiền sảnh. Thiếu tá Ngọc đứng dậy vươn vai rồi đi đến quầy bar. Cô ta lấy ra vài chai bia táo (một loại nước có cồn nhẹ vị táo hoặc các vị trái cây khác.) và ba cái tẩy. Tôi thì sau khi lục lọi phòng ăn lớn của khách sạn thì tìm được vài cái bánh mì khô và một ổ sandwich cùng một hộp mứt. Linh thắp một đống lửa bằng những mảnh gỗ vụn từ quầy bar và chùng tôi ngồi chung quanh bếp lửa, cùng ăn những lát bánh mì nướng với mứt và bia táo. Thực sự đây là thứ bạn phải trả một số tiền khá cao để vào một khách sạn sang trọng vào thời bình nhưng giờ đây, khi loạn lạc và cái chết hiện hưu trên từng bước chân bạn đi thì cái thứ xa xỉ thời bình trở thành một thứ gì đó quá đỗi bình thường, một chuyện thường tình, thế thôi...
Sánghôm sau chúng tôi dậy thực sớm và sửa soạn ra đi. Thiếu tá Ngọc không quên lấyhết chỗ bia táo còn lại trong quầy bar còn Linh và tôi thì lục lọi hết khu nhàbếp và phòng ăn để tìm đồ có thể tiêu hóa được. Lúc bước qua bàn lễ tân thì tôicó để ý một thứ, một thứ không đáng có trên bàn lễ tân của một khách sạn 5 sao. Một bộ radio quân đội đã có đôi chỗ bị tróc sơn. Chữ trên thân máy ghi "RECIEVER-TRANSMITTER RT841A/25GY". Tôi lấy điện thoại ra và chụp một tấm hình của dòng chữ rồi tra trên Google (Thậtlà lạ khi cả thế giới đang sụp đổ dưới chân của đám xác sống nhưng cái mà conngười cần nhất, sóng wifi, thì vẫn còn hoạt động. Thiếu tá Ngọc nói là tôi đã chùa được tín hiệu wifi của quân đội,lúc này đang có một cột phát tín hiệu lớn ở sân bay để chạy chương trình giámsát và kết nối với các camera cấp tiểu đội của lính bộ binh). Kết quả cho ra đấylà bộ radio cấp tiểu đội của Mỹ, tên là AN/PRC-77.
Một binh sĩ Hoa Kỳ đang mang một bộ điện đài AN/PRC-77 trên lưng (khoanh tròn). Điện đài này được sử dụng nhiều trong chiến tranh Việt Nam và được Quân đôi Nhân dân Việt Nam sử dụng đến ngày nay- TG.
Tôi hú Thiếu tá Ngọc và chỉ cho cô ta bộ radio này. Thiếu tá mừng như bắt đượcvàng và xách luôn bộ điện đài đeo lên trước ngực. Tôi và Linh chứng kiến cảnh ấythì cười thầm trong bụng, dù gì thì chúng tôi vẫn thích nhìn Thiếu tá Ngọc vui,vì dù sao cô ấy cũng đã cố giúp chúng tôi nhiều thứ và quan trọng hơn cả, cô ấyluôn đau đáu cần một bộ điện đài để liên lạc với HƯƠNG-GIANG, đơn vị của cô ấy,và cái nụ cười đẹp như búp bê của cô ấy luôn luôn khiến chúng tôi thấy cuộc sốnggiữa cái thành phố chết này không hẳn là u ám, luôn luôn có một tia hy vọng nếubạn luôn nhìn mọi việc một cách tích cực và lạc quan. Chúng tôi rời khỏi kháchsạn vào lúc đồng hồ tay của tôi chỉ 6 giờ 35 phút sáng....
Chúng tôi về đến nhà sau 3 tiếng lăn lộn ngoài đường, né tránh những bầy xác sông vật vờ và những toán lính tuần tra của bọn đối lập. Thật may mắn cho ba người chúng tôi đó là sau một ngày một đêm vô chủ, ngôi nhà vẫn yên ổn, không có dấu hiệu của bất cứ sự đột nhập nào từ bên ngoài. Cả ngày hôm đó, chúng tôi đều không làm gì cả vì quá mệt mỏi. Ai về chỗ người nấy và nghỉ ngơi cho hết sự mệt mỏi ngoài đường. Tôi lấy một ít nước cho Linh để cô ấy lau mình. Từ khi nguồn nước thủy cục (nước máy) bị cắt đứt, tôi đã không tắm. Lần cuối cùng tôi cảm nhận được làn nước ấm qua da là khi thành phố bị đại dịch tấn công. Tôi tắm lần ấy vào buổi chiều khi chùng tôi về đến nhà và qua ngày hôm sau thì nước đã bị cắt. Tôi có thể ở bẩn, nhưng Linh và có lẽ cả Thiếu tá Ngọc, thì không. Họ là những người phụ nữ, họ có những thứ khác hẳn với đàn ông mà tôi thề có trời phật cũng không biết nổi, và mỗi khi tôi hỏi tới, thường là sau những giờ học kỹ năng sống trên trường thì mẹ tôi lại gắt lên:
"Con biết làm gì, chuyện phụ nữ!"
Lúc ấy tôi chỉ biết im lặng. Bưng chậu nước sóng sánh lên buồng tắm cho Linh, tôi định quay đi thay cái áo thì nghe tiếng Linh:
"Hòa, anh.... em có chuyện muốn nhờ."
Tôi quay lại và hỏi cô ấy cần gì thì Linh chỉ vào chậu nước có cái khăn để sẵn. Tôi bỗng ngượng chin người. Ở trong phòng tắm, một mình, với một người phụ nữ, điều đó là diều tôi chưa từng bao giờ nghĩ tới, nòi chi là làm. Tôi đang ngần ngừ thi Linh nói, kéo tay tôi vào:
"Anh ngại gì, chuyện thường tình, thế thôi."
Tôi lẽo đẽo bước vào, quay ngoắt đi khi từng lớp trên người cô gái tôi thương rơi xuống. Linh quay lưng lại phía tôi và nói, giọng cô ấy trong trẻo, có phần nũng nịu:
"Anh... Chà lưng."
Tôi gấp chiếc khăn làm đôi, nhúng nước rồi vắt đi. Đưa chiếc khăn ẩm lên tấm lưng trần, tay tôi như run lên. Bây giờ, bảo tôi bắn một con xác sống tôi cũng không ghê tay, nhưng cái cảm giác này, nó thật kì quặc, nhưng cũng thật sung sướng. Biết bao tay có vợ con rồi còn them được cái cảm giác này, huống chi là tôi. Chà hết lưng, tôi lại giặt khăn rồi chà lên hai bờ vai mảnh khảnh của cô ấy. Rồi từ từ.... từ từ.... chiếc khăn gấp làm tư, rồi nước hết dần, đường lau vẫn tiến lên phía trước... Tôi có thể cảm thấy như Linh đang run lên nhè nhẹ mỗi khi chiếc khăn đi qua những chỗ không đáng để đi qua và mặt cô ấy đỏ dần. Rồi bất ngờ thay, một nụ hôn. Tôi nhắm mắt, người run lên. Cố giữ bản thân không làm điều gì bậy bạ. Chúng tôi cứ quấn lấy nhau như thế dễ hơn hai phút. Linh buông tôi ra và nói, tay cô ấy xoa xoa mái tóc rối bời của tôi:
"Hòa, em cảm ơn anh về những gì anh làm thời gian qua, kể cả trước khi lũ xác sống xuất hiện. Em biết ơn anh và thực sự thương anh..."
Linh bỏ dở câu nói, lau người rồi mặc quần áo. Tôi lách ra ngoài trước, sau khi cũng nói những lời âu yếm tương tự với cô ấy. Tôi bắt gặp Thiếu tá Ngọc ngồi trên bàn làm việc của bố. Chiếc điện đài được cắm và một tin nhắn được cô ta thì thầm vào máy truyền tin:
"Hương Giang, Hương Giang, nghe rõ trả lời. Tôi là Thiếu tá Trần Thị Bích Ngọc, số quân nhân 91-102- 330, phát đi từ tọa độ.... Nếu các bạn nghe được tin nhắn này, tôi, Thiếu tá Ngọc xin nhận chỉ thị. Nhắc lại...."
Rồi cô ta cho điện đài phát tin nhắn ấy lặp đi lặp lại. Tôi tiến lại gần Thiếu tá Ngọc và ngồi lên giường. Cô ta quay lại thấy tôi thì đáp giọng mệt mỏi:
"À, chào Hòa."
"Tôi.... à cháu.... à tôi...muốn hỏi Thiếu tá xem cô ở đây có thoải mái không?"
"Tôi ổn"-Thiếu tá cười- "Cô cậu giữ được một căn nhà thế này thì là quá quý hóa rồi. Cứ xưng cháu cho nó tiện, tôi làm gì cho đau não."
Tôi cười. Nhìn chiếc điện đài đang rè rè phát đi thông báo của Thiếu tá, tôi hỏi:
"Cô không bắt được liên lạc với HƯƠNG-GIANG à?"
Cô ta gật đầu rồi hỏi tôi:
"Cái hộp đồ sinh tồn, sao cậu có được nó?"
Tôi móc điện thoại ra rồi cho cô ta nghe tin nhắn thoại cuối cùng của bố tôi. Thiếu tá Ngọc nói rằng giọng nói ấy cô ta rất quen, hình như đã nghe nói ở đâu đó rồi. Rồi cô ta nói cho tôi rằng bộ dụng cụ ấy được phát cho thành viên phi hành đoàn trực thăng để họ sống sót trong môi trường thù địch. Chiêc hộp được biên chế năm 2016, khi lực lượng của HƯƠNG-GIANG đóng vai trò là một phần của lực lượng Việt Nam trong đội quân gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan, trong một chiến dịch được đặt tên là Nguyễn Huệ mà qua đó, chính phủ Việt Nam biết được hiểm họa của virus KBNC trước khi nó lan tới nước ta. Rồi cô ta lấy ra một tấm ảnh trong túi áo bay và hỏi tôi:
"Bố cậu là lính không quân phải không?"
"Đúng, mà sao cô biết"-Tôi vội hỏi.
"Chiếc trực thăng mô hình"-Thiếu tá Ngọc đưa mắt về phía chiếc máy bay mô hình bố tôi để trên bàn- "Chiếc máy bay ấy chỉ có lính Không quân mới có, mà phải là lính của HƯƠNG-GIANG. Quay lại vấn đề, hãy chỉ cho tôi bố cậu trong tấm hình này."
Tôi nhìn tấm hình. Nó là tấm hình của mười hai người xếp thành hai hàng phía trước một chiếc trực thăng Mi-8. Tôi nhận ra ngay khuôn mặt của Thiếu tá Ngọc và kế bên cô ta là...
"BỐ!"-Tôi hét toáng lên khiến Linh từ phòng bên phải chạy qua và siết chặt tay tôi, măt lo lắng.
Thiếu tá Ngọc nhìn nơi ngón tay tôi chỉ và ngay lập tức cô ta biến sắc mặt:
"Không thể nào...."- Thiếu tá Ngọc đánh rơi tấm hình và lẩm bẩm như người mất hồn- "Không thể nào. Cậu có chắc chứ, đây là bố cậu?"
Tôi và Linh gật đầu, vì Linh cũng đã gặp bố tôi một hai lần khi ông đến đón tôi ở trường và bắt gặp hai đứa đang nói chuyện với nhau. Thiếu tá Ngọc nhìn chúng tôi với cặp mắt đã có phần đỏ lên vì xúc động, cô ta nói:
"Bố cậu, Đại úy Trần Minh Sơn, đã HY SINH."
"C.... Cô nói sao?"-Tôi không thể nào tin được vào lỗ tai mình. Không lẽ, giấc mơ về bố chính là lời từ biệt của ông và bóng đen kia không ai khác chính là.... thần chết. Ông ta đã mang người bố quý hóa của tôi đi mất rồi sao? Liệu tôi có thể tin người nữ phi công này? Tôi nén xúc động hỏi Thiếu tá Ngọc:
"Hãy kể cho cháu nghe mọi chuyện đi..."
Thiếu tá Ngọc kể cho tôi nghe mọi chuyện, từ chuyến bay di tản thương binh bất thành tới chuyện máy bay của bố tôi bị một quả rốc két bắn vỡ thành trăm mảnh, rồi bố tôi đã hy sinh trong cỗ quan tài bay ấy cùng với đồng đội, xương cốt họ hóa tro, hòa vào với nhau. Đến đây thì tôi không cầm lòng được nữa, tôi đã khóc. Linh và Thiếu tá Ngọc ôm lấy tôi. Họ vỗ vai tôi, nói cho tôi những lời an ủi nhưng hỡi ôi, giá như tôi còn giữ bình tĩnh để cám ơn họ. Cái chết của bố được tôi đón nhận quá bất ngờ, chỉ bằng một câu nói và một câu chuyện. Tôi cứ khóc như vậy, nhưng cái chết là không tránh khỏi, là một chuyện mà từ khi loài người được tạo ra thì nó đã có rồi. Giữa những làn nước mắt và những lời an ủi của Linh và Thiếu tá, tôi đã thề sẽ không để cho một ai khác mà tôi quan tâm phải chết một cách đau đớn như bố nữa. Và cũng vào cái giây phút đau buồn ấy, tôi như thấy được bố, giữa vòng tay của Linh và Thiếu tá Ngọc. Vẫn bộ đồ sĩ quan màu xanh ấy, vẫn dáng người dong dỏng cao ấy, ông nói với tôi rằng:
"Con trai. Bố hy sinh để cho những người có thể bảo vệ con được sống. Con hãy cố bảo vệ lấy họ, hãy tắm mình trong dòng sông Hương con nhé. Hãy nhớ lời bố, đau thương chỉ là chuyện thường. CHUYỆN THƯỜNG TÌNH, THẾ THÔI."
-Hết-
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top