Phần 1: Đại dịch
1 tuần sau
Ngày -1
"Hoà, xuống giúp mẹ dọn cơm nào!"
Tôi nghe mẹ gọi thì lật đật chạy vào bếp. Mẹ tôi đang xếp những thùng mì gói và lương khô lên chạn tủ, còn bố thì đang xếp những chai nước nửa lít vào tủ lạnh. Tôi nhẹ nhàng bày mâm cơm ra bàn phòng khách và mời bố mẹ cùng ăn. Trên TV, chương trình thời sự đang ra rả về nào là kì họp A, phiên thảo luận X, rồi nào là xóa đói giảm nghẻo... Tôi lùa nốt chén cơm vào miệng rồi hỏi bố, phá tan đi bầu không khí chán chường:
"Bố ơi, ngày mai bố có phải đi không? Con nghe thằng Quang trên lớp nói là người ta đang tổng động viên đấy"
"Không đâu"- bố cười và vuốt tóc tôi, nụ cười hiền hậu nhưng đượm buồn-" Bố là sĩ quan chuyên nghiệp, họ sẽ không lôi cổ bố ra và ấn vào tay một khẩu súng máy đâu"
Đồng hồ trên tường điểm 7 giờ 30. Ngoài đường có tiếng bát nháo và tiếng còi hoen hoét, sau đó là tiếng xe thiết giáp chạy qua ầm ầm. Đã đến giờ thiết quân luật. Mẹ tôi nãy giờ vẫn im lặng. Dường như bà đang lo lắng về chuyện gì đó. Bà nhỏ nhẻ gặp từng miếng cơm, đôi mắt u buồn nhìn về phía tôi và bố. Trên màn hình TV, một ông giáo sư già khụ đang to tiếng về "cải cách hành chính" thì màn hình vụt chuyển sang màu xanh như thể bị mất sóng. Bố tôi vội bỏ bát cơm xuống và nhìn tôi, ông bảo:
"Hoà, lên phòng học bài đi con, mau lên! Bố mẹ phải bàn việc"
Thông thường, tôi sẽ cự nự và quyết hóng hớt cho được. Nhưng hôm nay tôi có thể thấy được sự khẩn thiết trong mắt bố tôi. Hình như thứ mà truyền hình sắp chiếu sẽ quan trọng với ông bà lắm. Tôi vội lên phòng đóng cửa và bày sách vở ra học bài. Ngày mai tôi sẽ có bài thi học kỳ, nhưng đó là môn Công dân, một môn mà tài chế bậy của tôi được có đất dụng võ. Thế là tôi lấy điện thoại ra và lên mạng tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với bố mẹ. Kết quả cho ra một video trực tiếp. Đó là chương trình thời sự tối nay. Tôi đeo tai nghe vào và chú ý vào chương trình. Vẫn là cô biên tập viên ấy, nhưng bộ áo dài lả lướt thường ngày đã biến mất, thay vào đó là một chiếc mũ bảo hiểm quân đội có hai chữ TV màu trắng to tướng. Hình ảnh cũng không rõ như trước nữa. Giọng cô biên tập viên run run:
"Kính thưa quý vị, đây là chương trình khẩn cấp. Theo tin chúng tôi vừa nhận, dịch bệnh đã lan tới biên giới nước ta qua ngả Trung Quốc và Lào. Những người bị nhiễm virus KBNC đã hóa dại và tấn công các lực lượng vũ trang ở một loạt thành phố ở khu vực quân khu 2 và 3. Phóng viên Trung Kiên sẽ cho ta tình hình chi tiết. ..."
Cảnh chuyển qua một phóng viên, cũng trong chiếc mũ bảo hiểm quân đội kia, đang đứng trước một chiếc trực thăng đang hạ cánh. Xung quanh, những chiến sĩ công an có, bộ đội có đang chạy lăng xăng. Trên tay họ là những khẩu súng máy bóng loáng. Người phóng viên nói:
"Thưa trường quay, thưa quý vị, tôi đang có mặt ở cửa khẩu Lào Cai, nơi các đơn vị thuộc quân đội và công an đang chuẩn bị cho công tác di tản và đánh chặn những thứ gọi là 'xác sống' đang tràn qua biên giới. Sau đây là một vài lời của Đại tá Sung, chỉ huy tại đây. Mời ông. .."
Tôi ngồi đực mặt ra. Xác sống sao? Tôi tưởng chúng chỉ xuất hiện trong các phim Hollywood thôi chứ. Nào ngờ những gì trong phim nay lại tái xuất ở đời thực. Tôi lại tiếp tục xem bản tin. Ông Đại tá béo núc ních, tràn đầy tinh thần chủ động dõng dạc nói:
"Vâng, chúng tôi đang triển khai lực lượng dọc bờ sông Hồng để đánh chặn, và khả năng trong nay mai sẽ di tản 100% dân cư tại đây....."
Người phóng viên định hỏi gì thêm thì bỗng phía xa có tiếng la hét, và ngay sau đó là những tràng súng máy bắn đùng đùng. Có một chiếc xe đang ngùn ngụt cháy lao qua, trên xe đầy xác người. Chúng nhảy ra khỏi xe và vồ lấy ông Đại tá. Người phóng viên hét:
"CHẠY! "
Và cảnh bị cắt trở lại trường quay. Cô biên tập viên lại tiếp tục nói:
"Tình trạng vẫn đang được kiểm soát, mọi người không nên hoảng loạn. Hãy tích trữ đủ nước và thực phẩm cho 2 tuần và bình tĩnh. ...."
Tín hiệu bị nhiễu. Tôi tắt máy điện thoại mà không tin những gì mình đang thấy. Dưới nhà có tiếng bố:
"Họ gọi. Anh phải đi rồi. Hai mẹ con nhớ giữ bình tĩnh, tuân thủ lệnh nhé. Anh sẽ về. "
Sau đó là tiếng cổng đóng sầm lại. Tôi trở lại bàn và thu dọn đồ để mai đi học rồi lên giường đi ngủ. Nhưng tôi không tài nào chợp mắt vì những hình ảnh vừa qua. Chiếc xe cháy, những xác sống vồ lấy ông Đại tá quân đội, sự ra đi đột ngột của bố..... Thế giới đã xảy ra chuyện gì vậy? Tôi nghĩ vậy rồi bật điện thoại lên Facebook. Linh, cô bạn gái của tôi đang hoạt động. Tôi nhắn tin cho Linh:
- Em có coi thời sự chưa?
-Rồi anh ạ:(
-Chuyện gì đang xảy ra thế này? ??
- Em không biết:( Nhưng hãy làm theo những gì họ bảo anh ạ:))
-Ừ, em yêu tinh thật. Thôi ngủ đi, mai em có bài thi đó <3
- Ừ. Anh cũng thế nhé. Yêu anh <3
Tôi tắt máy và nhắm mắt. Ít ra Linh cũng có phần đúng khi khuyên tôi hãy nên lạc quan trong chuyện này. Dù sao nó cũng là chuyện của chính phủ, chứ không phải của chúng tôi. Tôi thiếp đi và dần chìm vào giấc ngủ sâu.
Ngày 0
Dịch bệnh xảy ra
Sáng hôm sau tôi thức dậy, chẳng mảy may suy nghĩ gì về những thứ tôi thấy hôm qua trên điện thoại. Tôi đứng dậy bước vào nhà tắm đánh răng. Nhìn hình ảnh của mình trong gương, tôi lại muốn nói vài điều về bản thân.
Tôi là Hoà, Trần Ngọc Hoà, một cậu học trò 16 tuổi ở Thành phố Hồ Chí Minh, một đô thị sầm uất nhưng không kém phần bát nháo. Tôi đang theo học ở một trường tư thục cách nhà khoảng 5 cây số. Ngày ngày tôi đạp xe đến trường, vùi đầu vào học 8 tiếng và lại về nhà. Ít ra về nhà tôi cũng thấy thoải mái hơn. Bố mẹ tôi làm nhà nước. Bố tôi là một sĩ quan không quân. Ông làm việc tại một căn cứ ở nội ô thành phố, gần sân bay, và cũng rất gần trường tôi học. Ông nhiều việc nên đồn trú tại đơn vị, một tuần mới về một lần. Thế nên tôi rất trân quý khoảng thời gian ở bên ông. Mẹ tôi thì làm việc cho một cơ quan lãnh sự. Công việc của bà là quản lý thị thực cho các công chức nước ngoài ở đây. Chung quy mà nói thì tôi cũng có một cuộc sống khá êm đềm với một mái ấm tốt và những người bạn tốt quanh tôi, đặc biệt là Linh, cô gái kém tôi 2 tuổi mà tôi đang có những thời gian tuyệt vời bên cô ấy.
Lan man nghĩ một hồi tôi đã không để ý rằng tôi đã ngồi trên yên xe tự lúc nào và đang đạp bon bon trên con đường có những cây bạch đàn cao to hai bên. Không khí những ngày thiết quân luật thật ảm đạm. Dọc theo con đường là những dãy cửa hàng đóng kín cửa. Nơi đây vốn là một trong những con đường bận rộn nhất thành phố, với những tiệm ăn và cửa hiệu hạng sang cho khách đi sân bay ghé qua và thưởng thức. Nhưng giờ đây do quân đội đã giới hạn giờ mở cửa và do đại dịch KBNC đang lan ra làm cho lượng khách giảm hẳn, người ta đành phải treo bảng nghỉ bán. Trên đường chốc chốc mới có một chiếc xe phóng vụt qua, khác với vẻ nhộn nhịp hằng ngày, ngay cả vào lúc 6 giờ sáng thế này. Những chiếc xe tăng của quân đội đậu im lìm bên đường, nòng pháo quay ngang như chặn lối người qua lại. Những chiến sĩ vai đeo súng máy đang rì rầm nói chuyện. Tôi cố gồng mình đạp xe cho nhanh để kịp giờ học ở trường, vì trường tôi là trường tư nên giờ vào học có phần khá sớm.
Tôi đến trường vừa kịp lúc trống đánh vào học. Vội vàng chạy vào lớp cho kịp giờ giám thị vào phát đề thi môn Công dân. Tôi vơ vội cây bút và về chỗ ngồi cạnh Vinh, cậu bạn thân của tôi. Đến lúc này tôi mới nhận ra tôi chưa hề ôn bài gì cả. Nhưng giám thị đã vào, đề đã được phát nên tôi chỉ có thể vận công chém gió mà thôi. Cũng may đề năm nay khá dễ nên tôi thở phào khi tiếng chuông báo hết giờ vang lên, và khi giám thị vừa bước ra thì lập tức đám bạn tôi đổ xô về bàn tôi để hỏi bài, vì chúng biết tôi học khá môn này, làm tôi phải cạn cả nước bọt để giải thích cho từng đứa về những câu hỏi của đề thi. Đang hăng máu thì có tiếng quát ngoài cửa lớp:
"Này mấy anh chị kia! Về chỗ lấy sách vở môn Lý ra cho tôi. Nhanh! "
Đó là thầy chủ nhiệm. Người thầy cao cao có cặp kính lúc nào cũng xệ xuống mũi và thân hình khá thể thao khiến lũ con gái mê ngất. Đám hóng hớt quanh tôi tản về hết sau khi nghe tiếng thầy quát. Lớp học lại trở lại im lặng.
Giờ Lý đã đến. Sau khi cô giáo dạy Lý bước vào và ổn định lớp thì cô cười và nói:
"Giờ ta sẽ kiểm tra bài cũ nhé!"
Cả lớp nhao nhao. Đám con gái bắt đầu lèo nhèo năn nỉ còn đám thằng Quang chuyên phá phách thì lầm bầm chửi bậy. Rất may là thầy chủ nhiệm đã ra ngoài chứ nếu không là bọn chúng ăn đủ. Vinh ngồi bên cạnh tôi lo lắng nói:
"Chết mịa, tao méo có học bài mày ơi, giờ sao?"
Nó mới nói dứt câu thì trên bảng có tiếng:
"Hoàng Vinh, lên nào em"
Vinh xanh mặt và run rẩy cầm cuốn vở Lý lên bảng. Chưa đầy hai phút sau nó về và cho tôi xem con 1 đỏ chót và dòng phê nhìn buồn cười cực kỳ:" Thái độ học cần chấn chỉnh để hoàn thành môn học" . Chưa kịp nói gì thêm với thằng bạn khốn khổ thì tôi nghe tiếng cô giáo:
"Ngọc Hòa, lên bảng. "
Tôi ung dung cầm vở lên bảng. Cô giáo nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến và hỏi tôi:
"Em cho cô biết định luật II Newton nào?"
Tôi đáp ngay với một giọng đầy tự tin. Cô giáo gật đầu và lại hỏi tiếp gì đó, nhưng tôi đã không còn nghe thấy vì tiếng động cơ của một chiếc trực thăng bay qua đầu. Ngoài đường có những tiếng hét, tiếng xe phanh gấp và cả tiếng AK và súng máy bắn tằng tằng . Cả lớp nhao nhao lên còn cô giáo thì buông cuốn vở của tôi xuống và ra ngoài xem. Lát sau cô vào và đi thẳng khỏi lớp không một lời nào. Cả đám chúng tôi nhìn nhau và không ai bảo ai, chúng tôi đều ngồi im thin thít. Chúng tôi có cảm giác là chuyện gì đó không ổn đang xảy ra, và chúng tôi đã đúng khi nhỏ Thư bàn đầu thấy hai bóng áo xanh tiến vào lớp bên cạnh. Tôi ngó ra phía cửa lớp. Đúng là có hai bóng áo xanh trên bục giảng lớp kế bên. Họ đang nói chuyện với cô giáo chủ nhiệm lớp ấy, trông mặt cô lúc này đang lộ rõ sự sợ hãi. Sau một hồi nói chuyện thì họ tiến về lớp tôi. Tôi kịp nhận ra đó là hai anh bộ đội mang hai khẩu súng máy đen bóng. Họ bước thẳng lên bục giảng và nhìn dáo dác về phía sau. Như nhận thấy sự vắng mặt của giáo viên nên họ nói to cho cả đám chúng tôi nghe:
"Các em ạ, đại dịch đã lan đến thành phố ta rồi. Chúng đang phá phách ngoài đường kia, nên việc ra ngoài hiện giờ hết sức nguy hiểm. Nhà trường đã khóa chặt cửa và đã có lực lượng công an ở đây bảo vệ các em. Vậy nên đừng thằng nào dại dột ra đường"- Anh bộ đội nhìn đám thằng Quang đang sáng mắt nghển cổ lên nghe-" Phi công trực thăng đã được lệnh bắn bỏ tất cả những ai không phải lực lượng vũ trang đang di chuyển, và nếu các cậu muốn sống thì hãy ở yên trong này. Cán bộ lớp hãy bảo vệ các bạn."
Nói rồi anh ta rút luôn khẩu súng ngắn bên hông ra, lên đạn và đưa cho Bảo, thằng lớp trưởng cao kều. Rồi họ ra ngoài và khóa cửa lớp tôi lại. Bên trong lớp lập tức chúng nó nhao lên. Đứa thì lo đổ hết sách vở ra và đeo cái balo không lên, đứa thì gào khóc, đám con gái thì ôm nhau thút thít còn đám Quang thì tí ta tí tởn bàn nhau về việc sẽ giết lũ xác sống như thế nào. Ngoài đường vẫn có tiếng súng máy và tiếng la hét. Trực thăng bay rầm rầm trên đầu. Tôi về chỗ và vứt hết sách vở ra, chỉ để lại cái balo không với chiếc điện thoại. Ở trường tôi, việc mang điện thoại là điều cấm kỵ, nhưng lo ngại chuyện bất trắc xảy ra nên tôi đã lén cầm lên. Tôi đeo balo lên và mở hé cánh cửa sổ. Bên ngoài trời âm u, những cột khói và lửa bốc lên đây đó. Cảnh tượng hệt như trong phim Hollywood. Đối diện khu tôi học là khu cấp hai, nơi Linh đang theo học. Tôi tính ngày và hốt hoảng khi biết hôm nay là ngày bố mẹ Linh đi xa và cô ấy sẽ qua nhà bạn thân để tá túc. Tôi phải cứu cô ấy. Nếu Linh có xảy ra chuyện gì thì chắc tôi sẽ chẳng sống nổi. Nghĩ rồi tôi bấm thằng Vinh và thì thầm:
"Canh Bảo cho tao, tao chạy đi phát."
"Mày đi đâu? "- Vinh tròn mắt.
"Gấu"-Tôi đáp gọn.
Dường như đoán được ý tôi nên Vinh liền đảo mắt nhìn quanh một lượt. Thằng Bảo đang gục mặt trên bàn giáo viên, thỉnh thoảng nấc lên một tiếng. Chợt nó giật liên hồi như bị ai cù rồi đứng phắt dậy. Nó đã bị nhiễm. Khuôn mặt nó teo lại, đầy máu và miệng nó đang rỏ dãi. Nó gầm gừ rồi lao đến vồ lấy nhỏ Lan đè xuống. Đến lúc này thì đám chúng tôi kinh hãi tột độ. Tôi kéo Vinh lao luôn ra khỏi phòng, bỏ lại sau lưng tiếng la hét và thằng bạn xác sống. Tôi lao xuống cầu thang và vào phòng giám thị. Bên trong vắng hoe. Tôi đến bên một cái tủ và mở ra. Những khẩu AK dùng cho môn Quốc phòng đang nằm gon gàng bên trong. Tôi lấy ra một khẩu và tháo băng đạn trống ra. Rồi tôi vớ con dao Thái trên bàn rồi quấn băng keo vào. Thế là tôi đã có một thứ vũ khí phòng thân. Tôi ló ra ngoài cửa, thấy trống thì bèn chạy vụt qua dãy lớp cấp hai. Ở đây không khí bớt loạn hơn bên dãy cấp ba chúng tôi, vì những bà cô chủ nhiệm bên này có tiếng là nghiêm. Đám nhỏ ngồi im thin thít và.....làm bài tập về nhà như thể đây là một cuộc diễn tập an ninh nào đó vậy. Tôi mò lên tầng ba, nơi lớp của Linh. Tôi dừng lại ở lan can và nhìn qua dãy cấp ba. Đám bạn tôi và những anh chị lớn đang cố lao a ngoài. Những người bị nhiễm virus đuổi theo họ. Ở một góc xa có một bóng đen lao từ tầng ba xuống. Tôi nhắm mắt và nắm chặt bàn tay. Chợt tôi thấy Vinh, hay đúng hơn là xác sống Vinh đang lao về phía dãy cấp hai. Tôi vội vàng chạy đến nấp sau cửa lớp của Linh. Cô ấy ngồi ở dãy giữa lớp, ở bàn áp chót. Tôi huýt một tiếng theo ám hiệu của tôi và cô ấy. Một thoáng ngỡ ngàng trên mặt Linh khi thấy tôi máu me đầy mình và trên tay là một cây lao tự tạo, nhưng bạn gái tôi là một người rất tinh tế. Linh biết có điều không ổn đã xảy ra, và bộ dạng của tôi cộng với những âm thanh từ ngoài đường đã giải thích cho cô ấy. Trong lớp có tiếng xin đi vệ sinh và lát sau thì tôi đã thấy Linh nai nịt gọn gàng chờ tôi ở cầu thang phụ phía sau lớp cô ấy. Tôi chạy lại và việc đầu tiên tôi có thể làm là ôm Linh vào lòng. Rồi tôi nói nhanh trong khi dẫn Linh chạy xuống cầu thang:
"Đại dịch lan tới Sài Gòn rồi. Xác sống ở khắp nơi"
Linh không nói gì. Cô ấy, cũng như tôi và bao người khác, đều có gì đó lo lắng trong tình huống này. Chúng tôi chạy về phía cổng trường, lúc này đã được ai đó mở toang ra, và thoát ra ngoài. Lúc đó ở phía dãy lớp cấp hai có tiếng hét và sau đó là những xác sống túa ra. Tôi và Linh không dám nhìn và quay đầu chạy thục mạng. Ngoài đường xe cộ nằm vương vãi. Tiếng súng vẫn còn vang đâu đây. Tôi và Linh chui vào một nhà dân ở gần đó và bàn chuyện thoát thân. Tôi hỏi Linh:
"Em còn đồ gì ở nhà không Linh?"
Cô ấy gật đầu nhẹ nhàng. Tôi liền nói với cô ấy kế hoạch của tôi. Chúng tôi sẽ về nhà Linh để lấy đồ trước sau đó sẽ cố thủ tại nhà tôi. Linh đồng ý ngay vì cũng như tôi, cô ấy biết sinh tồn một mình sẽ hết sức khó khăn. Kế hoạch là vậy, nhưng làm sao chúng tôi có thể di chuyển an toàn khi xung quanh người ta đang lao vào cắn xé nhau như điên. Rồi tôi chợt nảy ra ý tưởng. Tôi kéo Linh vào một chiếc ô tô ai đó bỏ lại. Tôi ngồi vào ghế lái. Máy còn chạy, xăng đầy bình còn chìa khoá vẫn đang trong ổ nghĩa là chủ xe chắc hẳn đã bị lôi ra và đã biến thành một trong những xác sống kia. Tôi nhấn ga và chiếc xe lao vụt đi. Linh mỉm cười và nói đùa:
"Em còn chẳng biết người yêu em có thể lái xe đấy. Anh đúng là đa công dụng mà"
Tôi cười mà cảm thấy người nóng lên. Chúng tôi đi qua những con đường nay đã biến thành chiến địa. Những chiếc xe thiết giáp chở theo những chiến sĩ công an và bộ đội nã đạn vào đám xác sống. Người dân cuống lên, chạy trong vô thức để rồi bị cắn. Những dòng xác sống tuôn ra từ những tòa cao ốc như một dòng thác. Lửa cháy phừng phừng khắp nơi.
Tôi đang cho xe chạy chậm theo con đường Điện Biên Phủ rộng lớn lúc này tràn ngập xác xe máy và ô tô. Một chiếc xe tăng đậu giữa đường và bắn đi một quả đạn. Tôi và Linh dõi theo viên đạn đỏ lừ cho đến khi nó nổ tung và phá tan toà tháp nước cao vút ở đầu cây cầu phía xa kia. Trên đầu chúng tôi, những chiếc trực thăng quân đội đang bay theo một hàng dọc, và từ chiếc xe chúng tôi có thể thấy những chùm tên lửa bóng loáng gắn hai bên thân chúng. Những chiếc loa phóng thanh từ đâu đó phát ra những âm thanh đều đều:
"Đồng bào chú ý, đây là lệnh của Bộ tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả người dân hãy di chuyển đến cầu Sài Gòn để được di tản. Xin nhắc lại, hãy di chuyển đến cầu Sài Gòn để được di tản...."
Tôi nhìn Linh và thấy ánh lên trong mắt cô ấy một niềm hy vọng khó tả. Tôi mỉm cười với cô ấy và tăng ga cho xe vọt lên, nhưng chẳng mấy chốc chúng tôi đã phải chuyển từ ô tô sang đi bộ vì quân đội đã chặn đường bằng xe tăng. Những chiến sĩ vai đeo súng máy lăng xăng hướng dẫn cho người dân đi thành hàng. Ai nấy đều rách rưới, đẫm máu và từ ánh mắt họ hiện lên một vẻ sợ hãi tột độ. Đối với họ, và ngay cả chúng tôi hay ngay cả những chiến sĩ kia, những điều như thế này có lẽ chỉ có trên màn ảnh. Tôi nắm tay Linh lặng lẽ đi trong hàng. Hai bên đường, quân đội đang dựng lên những rào chắn và đắp lên những công sự bằng bao cát. Phía sau những công sự ấy nhô lên những họng súng hay một chiếc xe tăng giấu mình. Những căn nhà cửa đóng im ỉm còn thành phố thì đang bốc cháy sau lưng. Từ từ, cây cầu Sài Gòn hiện ra là một quang cảnh cực kì hỗn loạn. Phía chiều đi qua quận 2, đoàn người di tản được xếp lên những chiếc xe tải hoặc xe buýt của quân đội, còn phía ngược lại là những đoàn quân cùng với vũ khí trẩy qua. Cứ như thành phố sắp trải qua một cuộc đại chiến.
Tôi và Linh cùng hơn chục người khác bị xếp lên một chiếc xe tải sơn xanh dương của Không quân cùng hai chiến sĩ. Họ đóng thùng xe lại và chiếc xe từ từ lăn bánh. Trên xe mọi người đều ngồi im lặng, dường như họ quá sốc để nói nên lời. Một bà mẹ bế một cô bé chừng ba tuổi ngồi đối diện nhìn tôi, trông cô ấy có vẻ rách rưới và mệt mỏi. Cô bé trong lòng mẹ giơ tay như chào tôi. Tôi mỉm cười nắm lấy bàn tay nhỏ xinh của cô bé. Linh tựa đầu vào vai tôi và đôi môi của cô chạm nhẹ vào da tôi. Một cảm giác như vừa được hết sức đưa lên chốn Bồng Lai rồi đưa về vậy. Anh bộ đội ngồi đối diện tôi, nãy giờ vẫn im lặng chợt lên tiếng:
"Này nhóc, em đào đâu con AK độ đẹp vãi thế"
Tôi nhìn xuống tay. Thì ra là cây lao tự chế lúc tôi đã làm lúc ở trường. Tôi cười và đáp lại:
"À, em làm từ mấy khẩu AK để học Quốc phòng với con dao Thái của ông giám thị. Cũng được việc lắm anh ạ. "
Thế là tôi bắt chuyện với anh chiến sĩ trẻ. Anh ta nói rằng mình là một sinh viên Kiến trúc tên là Lam. Người ta mới sung quân anh ta một tuần trước bằng việc bắt anh hô khẩu hiệu sau đó ấn vào tay anh Lam và hơn ngàn anh bạn đồng khóa một cây AK, một cái ba lô, một cái mũ bảo hiểm quân đội và một tuần huấn luyện. Tôi tò mò hỏi Lam rằng chúng tôi sẽ về đâu thì anh ta đáp:
"Anh cũng không rõ, người ta chia ra hai toán, một toán sẽ di tản theo đường không ở sân bay Biên Hòa còn toán còn lại sẽ di chuyển bằng tàu thủy ở Cát Lái. Đích đến là Trường Sa và Côn Đảo. "
Tôi gật đầu ra vẻ đã hiểu và nhìn ra bên đường. Chúng tôi đang đi về hướng cảng Cát Lái, tức là rất gần nhà của Linh. Trước đây, tôi có cái tật là đi đâu một lần là nhớ đường như in. Tôi ghé tai Linh và thì thầm:
"Chuẩn bị thôi em."
Rồi tôi canh cho chiếc xe chạy chậm lại để nhảy ra. Nhưng đúng lúc đó, chiếc xe tải thắng kít lại và tiếng súng bắt đầu vang lên. Lam nhảy xuống và ra hiệu cho mọi người ở yên. Tôi nhìn Linh. Đây là cơ hội duy nhất để bọn tôi trốn đi. Tôi đỡ Linh xuống xe rồi lủi luôn. Bỏ lại sau lưng đoàn xe vận tải của quân đội, chúng tôi chạy một mạch về hướng mặt trời lặn.
Đã rất lâu rồi từ khi tôi và Linh chạy khỏi đoàn xe. Không gian thật im lặng. Chúng tôi bước dọc theo con đường dẫn tới nhà của Linh. Đây là vùng ngoại ô nên nhà cửa có vẻ thưa hơn, phần nhiều là biệt thự. Thấy tôi cứ mải nhìn những ngôi biệt thự kín cổng cao tường, Linh phì cười rồi nói:
"Anh lo mà nhìn đường đi, nhà em không to tới mức đó đâu. "
Thế là tôi lại chăm chú nhìn đường. Và Linh không sai khi khuyên tôi tập trung, vì trước mặt tôi và cô ấy là một bầy xác sống chừng bốn con. Chúng đang thay nhau xả thịt hai người công an giao thông, tôi nhận ra họ qua bộ quân phục màu vàng và chiếc mô tô nằm chỏng chơ bên đường. Tôi ra hiệu cho Linh im lặng rồi từ từ tiến lại đám xác sống kia. Bằng một cú đâm rất mạnh từ phía sau tôi đã đưa cây lao xuyên qua một tên xác sống và táng một tên khác dạt ra bằng báng của khẩu AK. Rút nhanh lưỡi dao ra khỏi tên xác sống đã chết, tôi lui lại thủ thế. Đám xác sống còn lại đã phát hiện chúng tôi, chúng gầm gừ và lao đến. So với lúc nãy thì chúng nhanh hơn gấp nhiều lần. Tôi nắm chặt cán lao chuẩn bị đâm thì từ đâu bay tới một loạt súng. Đám xác sống ngã rạp xuống. Tôi và Linh còn đang ngỡ ngàng thì một giọng nói quen thuộc vang lên sau lưng:
"Hai đứa gan thật, nhưng chậm một chút nữa thôi là bố lại mất một mối tình rồi. "
Tôi quay lại. Là Lam, anh bộ đội trên chiếc xe tải màu xanh. Anh ta đang hạ thấp nòng súng còn vương khói và tiến về phía chúng tôi:
"Hai đứa bay chạy đâu ra đây? " -Anh hỏi
"Tụi em... à.. có một số đồ phải lấy"- Tôi đáp bằng một giọng ấp úng.
"Thế thì để anh đi với hai đứa. Chứ con dao Thái kia cùng lắm chỉ chém được một con thôi. Quá ít để phòng thân. "
Rồi Lam bước đi đến bên chiếc mô tô cảnh sát và dựng lên, rồ máy. Anh ta nhìn tôi và Linh như thúc giục. Chúng tôi leo lên xe và chiếc mô tô lao đi trên con đường vắng vẻ.
Sau một hồi trầy trật thì ba chúng tôi cũng tới được nhà Linh. Căn nhà rộng lớn đã bị phá tan hoang, chắc là do đám thanh niên xông vào bòn rút đồ đạc. Linh chạy lên nhà lấy đồ còn tôi và Lam ngồi dưới phòng khách trên chiếc sofa êm ái. Lam hỏi tôi:
"Cô bé ấy là...."
"Gấu anh ạ"- Tôi ngắt lời anh ta-"Đã được hơn nửa năm rồi."
Lam gật gật đầu và nhìn ra ngoài. Dường như lời tôi nói đã kích thích một kí ức nào đó trong anh ta. Chàng bộ đội trẻ kéo qui lát khẩu súng máy và nói:
"Anh cũng có một mối tình, đúng hơn là từng có. Cô ấy là bạn cùng cấp 3 với anh. Nhưng cuộc đời lắm sóng gió, nhóc ạ. Cô ấy bỏ anh, lúc đó đang còn là một thằng hoạ viên nghèo để đi theo một gã nhạc công. Anh đã tính đến cầu Bình Triệu để nhảy, nhưng rồi cái thứ đại dịch này diễn ra và anh bị sung quân. Một lí do khá hay để chết. "
Tôi lặng im ngồi nghe Lam kể về mối tình tan nát của anh ta. Linh đã xuống từ khi nào và ngồi xuống cạnh tôi. Cô ấy lắng nghe rồi bất chợt nói:
"Cô ta bỏ anh là vô tình tạo cơ hội cho anh đến với ai đó tốt hơn anh ạ. Cứ sống và chiến đấu cho cuộc đời thôi"
Lam cười rồi nhìn ra ngoài. Anh bước ra khỏi cổng và ra hiệu cho chúng tôi đi theo. Linh nhìn căn nhà thân yêu của mình lần cuối rồi xốc ba lô lên đi. Ba người cứ lầm lũi đi về hướng trung tâm thành phố nơi lửa đang cháy. Đến một ngã ba đường, Lam dừng lại. Anh nhìn vào tôi và Linh, hỏi:
"Bây giờ hai đứa đi đâu? "
"Tụi em sẽ cố thủ. Chắc một ngày nào đó chuyện này sẽ qua. Còn anh?"
"Đi tìm một đơn vị nào đó"- Lam nhìn về phía mặt trời-" Chiến đấu. Anh sẽ không bắt hai đứa đi chung, vì rất khó để ngăn được lửa lòng. Thôi thì chúc hai đứa bình an, hẹn ngày gặp lại. "
Rồi anh bước quay lại. Tôi và Linh đứng nhìn cho tới khi bóng Lam chỉ còn là một chấm xanh nhỏ cuối con đường. Rồi tôi nhìn Linh, chúng tôi trao nhau những ánh nhìn đầy quyết tâm rồi bước về phía trung tâm thành phố. Đường về nhà không còn xa....
-Hết-
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top