666666666666666 Kinh te

(TBKTSG) - LTS: Cho đến nay với nhiều doanh nghiệp, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn là một khái niệm mơ hồ, một mặt vì thông tin phân tích nhiều quá, không có điểm nhấn; mặt khác, thông tin chính thức lại hầu như không có, làm các vòng đàm phán mang màu sắc bí ẩn.TBKTSG

tổ chức phần hỏi đáp sau như một dạng giải đáp thắc mắc mà nhiều doanh nghiệp từng nêu ra với báo. Đây không phải là các câu hỏi đáp chính thức, nó chỉ nhằm cung cấp thông tin ban đầu dựa vào ý kiến tư vấn của các chuyên gia cộng tác viên của

TBKTSG.

Hỏi: TPP là cái gì mà mọi người xôn xao thế?

- Đáp:

TPP về bản chất là một hiệp định thương mại tự do giữa 12 nước (Việt Nam, Brunei, Singapore, Malaysia, Chile, Úc, New Zealand, Peru, Mexico, Canada, Nhật Bản và Mỹ). Lấy ví dụ về xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu kết thúc đàm phán và ký kết hiệp định vào cuối năm nay như tuyên bố chung của 12 nước này vừa được công bố thì sẽ có trên 90% dòng thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa 12 nước này được hạ xuống bằng 0%.

Hỏi: Nhưng không phải là trước đây Việt Nam từng ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ rồi gia nhập WTO để hưởng thuế suất thấp rồi sao?

- Đáp:

Các hiệp định thương mại thông thường (như BTA với Hoa Kỳ hay WTO) chỉ cắt giảm thuế suất, còn các hiệp định thương mại tự do như TPP là loại bỏ thuế suất (0%). Lấy ví dụ hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ, sau khi ký hiệp định thương mại song phương thì thuế suất bình quân giảm còn 17,3%; mức này được giữ nguyên sau khi vào WTO (vì đây đã là mức thuế MFN mà Mỹ dành cho các nước thành viên WTO). Nay với TPP thuế suất chỉ còn 0%.

Hỏi: Thế thì cứ ký đi chứ còn chần chờ gì nữa?

- Đáp:

Không đơn giản. Cũng lấy lại ngành dệt may làm ví dụ, để hưởng thuế suất thấp như trên, TPP quy định nguyên liệu như sợi, chỉ, vải... phải có xuất xứ từ các nước thành viên. Trong khi hiện nay nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu mua từ Trung Quốc hay Hàn Quốc, đều không phải là thành viên TPP.

Đàm phán là để tìm cách du di cái đòi hỏi này, và nhiều chuyện khác nữa.

Hỏi: Như chuyện gì?

- Đáp:

Quan hệ lao động, sở hữu trí tuệ, đối xử với doanh nghiệp nhà nước, bảo vệ môi trường...

Hỏi: Những chuyện này thì đã sao? Dường như cũng giống lộ trình cải cách mà nhiều người từng nói đến?

- Đáp:

Chính xác. Trong lâu dài thì đó là những vấn đề trước sau gì chúng ta cũng phải làm như để công nhân có sự chủ động hơn trong thương lượng với giới chủ về lương tiền, về điều kiện lao động. Bảo vệ môi trường là điều không cần ai gây sức ép, tự chúng ta cũng phải nghiêm khắc hay cải cách doanh nghiệp nhà nước, chính thức mà nói chúng ta có cả một kế hoạch tái cấu trúc to lớn. Vấn đề là thay đổi cách tư duy, không xem đó là thử thách mà chúng ta phải đối phó; ngược lại, cần xem đó chính là nhiệm vụ của chúng ta, và xem đàm phán TPP về những vấn đề này như một động lực tốt để chúng ta thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, hiệu quả hơn và có công cụ kiểm soát đầy đủ hơn.

Hỏi: Chúng ta chỉ mới nói về hướng xuất đi mà chưa tính đến hướng nhập về?

- Đáp:

Đúng rồi. Người ta mở cửa cho hàng Việt Nam thì Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa và dịch vụ của họ. Các ngành tài chính, dịch vụ, bán lẻ nước ngoài tràn vào sẽ gây khó cho các doanh nghiệp còn non trẻ của Việt Nam. Hàng nhập khẩu không thuế hay thuế thấp cũng sẽ chạy đua với hàng nội địa ngay trên sân nhà trong các ngành như điện máy, nông sản, chăn nuôi, hàng công nghiệp...

Hỏi: Có cách nhìn nào khác, thay vì chỉ tập trung cân nhắc thiệt hơn trước mắt?

- Đáp:

Với TPP, cái thách thức có thể trở thành cơ hội và ngược lại, cơ hội cũng dễ biến thành nguy cơ. Cho nên ảnh hưởng hay tác động là phải nhìn tổng thể, qua lại, trong nguy có cơ và ngược lại. Ví dụ, yêu cầu nguyên liệu phải từ trong nước hay từ nước thành viên có thể sẽ thúc đẩy một làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhìn nó là cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài cũng đúng mà là thách thức cho ngành dệt may thì cũng đúng vì đa phần nguyên liệu tạo ra từ các doanh nghiệp FDI này là để phục vụ cho sản xuất tiếp của chính họ chứ không dành cho doanh nghiệp trong nước. Một ví dụ khác, thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh bình đẳng thì không những nhà đầu tư từ các nước TPP hưởng lợi mà chính doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng nhẹ gánh bị phân biệt đối xử; cả nền kinh tế thở phào không còn phải đổ nguồn lực cho doanh nghiệp nhà nước lãng phí nữa.

Hỏi: Phức tạp nhỉ. Vậy nói tóm lại doanh nghiệp phải làm gì?

- Đáp:

Nói chung, trước đã định làm gì thì nay cứ tiếp tục làm thế, với cường độ cao hơn, với tư thế cạnh tranh quyết liệt hơn. Cái quan trọng là rút kinh nghiệm từ giai đoạn sau gia nhập WTO, nhiều người đã không giữ được mình, bỏ sở trường (năng lực lõi) chạy theo sở đoản (địa ốc, ngân hàng, chứng khoán, tài chính) nên sa chân cho đến giờ chưa rút ra được. Lần này thì phải tuyệt đối tỉnh táo nhưng cũng nhạy bén nắm lấy cơ hội nếu đang hướng đến thị trường nước ngoài và chuẩn bị tinh thần cho cuộc đua khốc liệt hơn nếu đang nhắm vào thị trường trong nước.

Hỏi: Vậy mà nhiều người nói, kẻ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hay sắp vào Việt Nam?

- Đáp:

Chứ còn gì nữa, nếu doanh nghiệp ta không có chuẩn bị, có chiến lược, có kế hoạch dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng như họ.

Hỏi: Không lẽ chúng ta đi đàm phán để cuối cùng nhà đầu tư nước ngoài hưởng?

- Đáp:

Đúng là với WTO đã có hiện tượng này. Người lạc quan thì suy nghĩ tích cực thế này: doanh nghiệp FDI thành lập ở Việt Nam cũng là một thành phần của nền kinh tế Việt Nam; doanh nghiệp FDI có mạnh thì mới tạo công ăn việc làm, tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp xây dựng nền công nghệ phụ trợ, giúp nâng kim ngạch xuất khẩu… Dù vậy, song song đó cần phải có những chính sách nghiêm túc để chống chuyển giá, chống trốn thuế, lỗ giả lời thật trong khu vực FDI. Dần dần, hy vọng rằng doanh nghiệp trong nước phục hồi sẽ vươn ra chiếm thị phần trở lại.

Quan trọng hơn, nếu cửa không mở, thương mại không tự do, thì có thể nhà đầu tư nước ngoài không được hưởng gì nhưng chắc chắn là doanh nghiệp nội địa cũng chẳng có cơ hội mới nào cả, dù là cơ hội mong manh.

(TBKTSG Online) - Khi tham gia Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), các chính sách về pháp luật hải quan của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với quy định chung. Trong khi đó, những gì đang diễn ra hiện nay còn cách khá xa một số yêu cầu này.

>>>Hỏi đáp về TPP: Cần nắm những gì?

Thông tin với hàng trăm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… tại hội nghị đối thoại với Tổng cục Hải quan diễn ra sáng nay tại TPHCM, ông Âu Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan cho biết, có rất nhiều chính sách về hải quan sẽ thay đổi khi Việt Nam tham gia TPP.

Với hàng chuyển phát nhanh, TPP quy định doanh nghiệp được khai, nộp tờ khai và cơ quan hải quan có thể thông quan trước khi hàng hóa đến. Thời gian thông qua được rút ngắn xuống còn 6 giờ sau khi nộp các tài kiệu liên quan, hàng về đến sân bay, trừ những trường hợp nghi vấn. Bên cạnh đó, mức trị giá hàng hóa được miễn thuế đang được bàn bạc là dưới 200 đô la Mỹ (trên 4 triệu đồng), tăng gấp 4 lần so với mức dưới 1 triệu đồng như quy định hiện hành của Việt Nam.

Theo ông Tuấn, quy định về thời gian thông quan sẽ gây áp lực lên với cơ quan hải quan.

Thực tế hiện nay, theo phản ánh của đại diện công ty chuyển phát nhanh UPS ngay tại hội nghị đối thoại, các lô hàng phải chờ 2 -3 ngày, thậm chi 5 ngày mới được chuyển đi vì phải chờ các bước kiểm tra trước khi thông quan như kiểm tra văn hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm… Hàng hóa của doanh nghiệp phải “chở đi lòng vòng trong thành phố”.

Một lưu ý về chính sách hải quan trong TPP là chế độ với doanh nghiệp ưu tiên. Theo đó, mỗi nước sẽ xây dựng chương trình doanh nghiệp ưu tiên trên khung tiêu chuẩn của tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Các tiêu chí phải đảm bảo nguyên tắc là cụ thể và công khai. Tiến tới, các nước sẽ hướng đến khả năng công nhận lẫn nhau chương trình doanh nghiệp ưu tiên.

Với Việt Nam hiện nay, theo ông Tuấn, tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp ưu tiên là tuân thủ pháp luật hải quan và có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn. Ông Tuấn cho biết, nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng yêu cầu về kim ngạch gây khó với họ. Hiện tại, số doanh nghiệp ưu tiên là dưới 20 đơn vị và Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm chương trình này.

Có mặt tại buổi đối thoại, đại diện của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) nêu ý kiến, hơn 50% doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở phía Nam Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, những doanh nghiệp này không đáp ứng được yêu cầu về doanh nghiệp ưu tiên hiện nay.

Đại diện Jetro đề xuất, Việt Nam cần có những điều kiện sao cho phù hợp để những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở lĩnh vực sản xuất cũng được tham gia chương trình doanh nghiệp ưu tiên.

Một chính sách khá mở ở lĩnh vực hải quan được đàm phán tại TPP nữa là xuất xứ hàng hóa. Theo đó, TPP áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, trong đó cho phép doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ và chịu trách nhiệm. Cơ quan hải quan nước nhập khẩu căn cứ khai báo của doanh nghiệp, bộ chứng từ lô hàng để xác định xuất xứ hàng hóa và xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa.

Theo ông Tuấn, cơ chế này hoàn toàn khác biệt với cách thức quản lý hiện tại của Việt Nam. Hện nay, để được hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp phải nộp với cơ quan hải quan giấy chứng nhận xuất xứ C/O do cơ quan thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Về vấn đề này, các nước đang tiếp tục đàm phán với hai quan điểm. Một là người xuất khẩu ((nhà sản xuất, công ty thương mại)  tự khai báo xuất xứ trên hóa đơn thương mại hoặc chứng từ thương mại. Khi thực hiện xuất khẩu sẽ chuyển cho người nhập khẩu để được hưởng ưu đãi. Quan điểm thứ hai là cho phép cả người nhập khẩu tự khai báo xuất xứ mà không cần xuất trình C/O do người xuất khẩu cấp.

Quan điểm của Việt Nam là đối với hàng xuất khẩu, trong giai đoạn chuyển đổi sẽ áp dung song song 2 cơ chế: tự chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp được cấp phép và cơ chế cấp C/O truyền thống do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho doanh nghiệp không được cấp phép hoặc không muốn tự khai báo. Còn với hàng nhập khẩu: doanh nghiệp sẽ nộp C/O do người xuất khẩu cấp mà không cần xuất trình C/O của cơ uqan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp như trước đây.

Ông Tuấn nhấn mạnh, với cơ chế nào thì công chức hải quan đều phải có kiến thức về xuất xứ hàng hóa và có công cụ để kiểm tra.

Ngoài ra, TPP cũng đánh giá cao cơ chế xác nhận trước đối với mã số, trị giá hàng hóa nhằm giảm thời gian thông quan, tránh tình trạng khiếu nại, tranh chấp giữa doanh nghiệp và hải quan.

Theo yêu cầu này, trong vòng 150 ngày, sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu xác định trước từ doanh nghiệp, cơ quan hải quan phải ra phán quyết và phán quyết này có giá trị, hiệu lực trong vòng 3 năm, trừ trường hợp pháp luật thay đổi và doanh nghiệp sai báo sai. Hết 3 năm, doanh nghiệp có thể được gia hạn hoặc có văn bản xác định trước mới.

Đại diện một doanh nghiệp làm đại lý hải quan của Mỹ tham gia hội nghị nên ý kiến, cơ chế xác định trước rất quan trọng với các nhà đầu tư nước ngoài bởi đây là phương thức để họ biết hiệu quả trước khi quyết định đầu tư. Cơ chế này được đề cập trong dự thảo Luật Hải quan sửa đổi.

Tuy nhiên, theo vị này, vấn đề ông băn khoăn là quy trình làm thủ tục còn phức tạp và các điều kiện khá khó khăn với doanh nghiệp, nhất là với một công ty ngoại quốc. Đó là các yêu cầu về cung cấp hợp đồng, giao hàng hóa một lượt…

Vì vậy, ông đề xuất, Việt Nam cần xem xét lại điều kiện quy định trong dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, phối hợp với các điều kiện trong TPP. Như vậy sẽ khuyến khích được doanh nghiệp đến đầu tư tại Việt Nam và Việt Nam sẽ đạt được những kỳ vọng khi tham gia TPP.

(TBKTSG) - Từ ngày 19 đến 24-11, các trưởng đoàn và các chuyên gia chủ chốt trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhóm họp tại Salt Lake City, tiểu bang Utah của Mỹ để giải quyết những vấn đề còn bất đồng. Một trong số đó là sở hữu trí tuệ, trong đó vấn đề kéo dài thời hạn bằng sáng chế của phía Mỹ đang được cho là một rào cản lớn.

Theo Tiến sĩ Giáp Văn Dương, người sáng lập trường đào tạo trực tuyến trên mạng Giap’s School, cho đến nay, trên toàn thế giới có gần 10 triệu sáng chế được cấp bằng chứng nhận. Mỗi năm có chừng 500.000 đơn xin cấp bằng sáng chế trên thế giới, và hơn một nửa trong số đó, khoảng 270.000 đơn được duyệt cấp bằng, và một nửa trong số đó thuộc về Mỹ. Năm 2012, chỉ riêng hãng IBM đã có 6.457 sáng chế. Trong khi đó, trung bình mỗi năm Việt Nam chỉ có khoảng một sáng chế được cấp bằng.

Chi phí để đăng ký cấp bằng cho một sáng chế ở Mỹ dao động từ 10.000-30.000 đô la Mỹ. Ở châu Âu, con số này là 30.000 đô la Mỹ. Nhưng một doanh nghiệp, để giữ độc quyền cho sáng chế của mình, phải chi số tiền nhiều hơn gấp bội chi phí đăng ký đó. Chẳng hạn, theo các chuyên gia, Nestlé đăng ký tới 80 bằng sáng chế để bảo hộ cho sản phẩm máy pha cà phê. Cũng hãng cà phê này đăng ký tới gần 400 bằng sáng chế chỉ để giữ độc quyền cho sản phẩm cà phê dạng viên (capsul). Thực chất, hãng này chỉ có một sáng chế chính, nhưng phải đăng ký hằng hà sa số các sáng chế vây quanh, từ màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng, quy trình... để không ai có thể bắt chước được.

Như vậy, người Mỹ hiện tại chiếm số lượng sáng chế lớn nhất trên thế giới, và vì thế, trong các cuộc đàm phán về thương mại với các quốc gia khác, patent nói riêng, và sở hữu trí tuệ nói chung, luôn được coi là một trụ cột quan trọng. Chính vì thế, ở một quốc gia nghèo nhất và một quốc gia giàu nhất trong 12 thành viên TPP đang đàm phán, đang có một sự chênh lệch quá lớn về số lượng bằng sáng chế, nên để tìm được một thỏa thuận cân bằng là điều hết sức khó khăn.

Trong cuộc chơi TPP, theo các chuyên gia, Việt Nam không thể kéo các quốc gia trên bàn đàm phán về tiêu chuẩn thấp của mình, vì thế, chỉ còn một con đường duy nhất là tiến lên để bắt kịp với thế giới. Và vì thế, thay cho sự kỳ vọng, sự lo âu đã thấp thoáng trong giới chuyên gia và doanh nghiệp trong nước.

Trong buổi tập huấn về kiến thức TPP cho các doanh nghiệp do Sở Công Thương, Trung tâm WTO vàTBKTSGtổ chức đầu tuần này, các chuyên gia đã cảnh báo rằng, tới đây, việc doanh nghiệp xách giỏ cùng luật sư đi kiện, và hầu kiện, sẽ là một viễn cảnh không xa.

Chẳng hạn, các công ty dược phẩm đã đầu tư một khoản tiền rất lớn cho sáng chế, hẳn nhiên sẽ phải tìm cách để thu hồi số tiền bỏ ra. Thời hạn bảo hộ sáng chế hiện tại là 20 năm, đang được đề xuất kéo dài thêm, và có thể dễ dàng đăng ký chỉ với một tính mới bổ sung trong sáng chế cũ. Những động thái này được cho là nhằm thu về các khoản tiền lớn đã đầu tư cho nghiên cứu trước đây.

Phó tổng giám đốc một công ty dược, vốn là một cựu quan chức Bộ Y tế, cho biết tốc độ đưa ra các loại thuốc mới của các hãng dược quốc tế đang ngày một nhanh hơn. Vì vậy, họ cũng muốn đẩy nhanh quá trình thu hồi vốn và kiếm lời bằng tiếp thị thay vì chờ hàng chục năm để sản xuất và thu lợi nhuận.

Đấy cũng là lý do mà các trình dược viên luôn túc trực tại các bệnh viện, và nhiều bác sĩ “thích” kê toa các loại thuốc mới, đắt tiền, bất chấp thuốc cũ có công dụng tương đương mà giá rẻ hơn nhiều. Trong một quy mô thị trường dược phẩm khoảng 3 tỉ đô la Mỹ như Việt Nam, trong đó 70% là nhập khẩu, tất cả những gánh nặng đó đều được đổ lên người bệnh, người tiêu dùng. Cần nhớ, các hãng dược là những thế lực hùng mạnh sau lưng các nhà đàm phán.

Trong khi đó, theo các chuyên gia, thế mạnh của Việt Nam là chỉ dẫn địa lý, thì lại bị xem nhẹ, chỉ được coi là một nhãn hiệu thương mại bình thường. Theo ông Đinh Hoàng Thắng, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại Việt Nam, hiện Việt Nam có 933 sản phẩm, dịch vụ gắn với 721 địa danh, trong đó có 800 sản phẩm nổi tiếng, nhưng chỉ mới có 136 sản phẩm được đăng ký. Một khi đề xuất của phía Mỹ được chấp thuận, các thương hiệu nông sản của Việt Nam sẽ có nguy cơ bị xâm hại.

Trong đàm phán, dĩ nhiên, ai cũng muốn lợi cho mình. Và rõ ràng, trong cuộc chơi này, nhìn từ góc độ bằng sáng chế, hay rộng hơn là sở hữu trí tuệ, Việt Nam đang quá nhỏ bé. Sau khi vỡ mộng về tăng trưởng sau gia nhập WTO, kỳ vọng về TPP đang rất lớn. Nhưng không khéo, gánh nặng sẽ tiếp tục đè lên đôi vai của các doanh nghiệp, người dân, nếu những cải cách về thể chế và tư duy về kinh doanh trong nước không theo kịp.

(TBKTSG) - Trả lờiTBKTSG

sau buổi thuyết trình về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại Đại học Cần Thơ chiều ngày 21-11, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David B. Shear nói: “TPP đang vào giai đoạn đàm phán căng thẳng nhưng tôi hy vọng sẽ kết thúc vào cuối năm nay”. Trước đó, ông đã đi thăm một số tỉnh ở ĐBSCL.

Ngắn hạn, xuất khẩu tăng 37%

Nói về lợi ích ngắn hạn, Đại sứ David B. Shear cho là rõ nét hơn và tập trung vào các lĩnh vực như da giày, dệt may, hàng nông thủy sản - những lĩnh vực Việt Nam vốn đang có lợi thế cạnh tranh.

Dẫn số liệu từ một khảo sát quốc tế, ông nói: “Xuất khẩu của Việt Nam dự báo sẽ tăng 37% trong những năm đầu TPP” và giải thích: “Từ kinh nghiệm tham gia vào hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và WTO của Việt Nam, chúng ta có thể hy vọng cả mức đầu tư nước ngoài và xuất khẩu tại Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể”. 

“Hoa Kỳ, Việt Nam và 10 nước khác - Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore - đang xây dựng một thỏa thuận tự do thương mại đa phương mang tầm thế kỷ 21 với những chuẩn mực cao sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững khắp khu vực Thái Bình Dương. Các nước hy vọng có thể hoàn tất đàm phán TPP trước cuối năm nay”.

Đại sứ David B. Shear

Đại sứ David B. Shear lạc quan cho rằng ngay bây giờ, trong giai đoạn cuối của tiến trình đàm phán TPP, hiện tượng này đã bắt đầu diễn ra và “mong chờ TPP trong tương lai gần, các nhà đầu tư khắp khu vực đang tích cực thăm dò những cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam”.

Ông dẫn chứng: “Tháng 8 rồi, một nhóm hơn 30 lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn từ Hồng Kông đã sang Việt Nam để tìm hiểu khả năng đầu tư vào các dự án sợi, dệt, nhuộm nhằm đón đầu và khai thác những lợi thế TPP sẽ mang lại”.

Ngoài ra, theo đại sứ thì “Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ việc mở rộng cửa vào thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác vì TPP sẽ giảm thuế đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu then chốt của Việt Nam”. 

Dài hạn, tiềm năng rất lớn

Theo ông đại sứ: “Về dài hạn, tiềm năng mang lại thành quả sẽ rất lớn”. Ông cho rằng, nhờ TPP, Việt Nam sẽ dần hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong khu vực và trên toàn cầu.

“Thí dụ trong nông nghiệp - lĩnh vực rất quan trọng đối với ĐBSCL - TPP sẽ mở rộng cửa cho nhiều thiết bị và công nghệ nông nghiệp hiện đại hơn, vì vậy sẽ giúp hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam, tăng tính hiệu quả, tăng lợi nhuận và mang lại khả năng cạnh tranh cao hơn trên toàn cầu”, ông nói.

Một khi chuyện này diễn ra thì “sẽ giúp mang lại lợi ích cho Việt Nam theo hai hình thức: thứ nhất, củng cố và khẳng định vai trò đóng góp của Việt Nam trong việc bảo vệ an ninh lương thực trong khu vực; thứ hai, TPP sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm và phát triển sản xuất thực phẩm chế biến”, đại sứ cho biết.

Đại sứ Mỹ nói tiếp: “Đa số những thành quả dài hạn sẽ có mối liên hệ với những lĩnh vực kinh tế mới nhưng hiện nay vẫn chưa phát triển hết quy mô hay chưa xuất hiện tại Việt Nam, vì nó đòi hỏi phải có tay nghề và trình độ khoa học kỹ thuật cao”.

Theo đại sứ, “các điều khoản trong TPP nhất quán với chính sách tái cấu trúc nền kinh tế, từ doanh nghiệp nhà nước đến hệ thống ngân hàng và sở hữu trí tuệ” và cho rằng đây “chính là những điều kiện cần để Việt Nam củng cố cam kết hội nhập và hiện đại hóa nền kinh tế”. Đại sứ nhấn mạnh: “Khi Việt Nam tiếp tục tiến trình hiện đại hóa, TPP sẽ thúc đẩy nhu cầu về nhân lực có tay nghề cao và được trang bị trình độ giáo dục cao hơn”.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương

(

tiếng Anh

:

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement

- viết tắt

TPP) là một

hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do

với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực

châu Á-Thái Bình Dương

. Thỏa thuận ban đầu được các nước

Brunei

,

Chile

,

New Zealand

Singapore

ký vào ngày

03

tháng 06

,

2005

và có hiệu lực ngày

28

tháng 05

,

2006

. Hiện tại, thêm 5 nước đang Đang đàm phán để gia nhập, đó là các nước

Australia

,

Malaysia

,

Peru

,

Hoa Kỳ

, và

Vietnam

. Ngày 14 tháng 11, 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh

APEC

tại

Nhật Bản

, lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng thống

Obama

về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc Đang đàm phán thuộc Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ.

[7]

Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là

Pacific Three Closer Economic Partnership

(P3-CEP) và được tổng thống Chile

Ricardo Lagos

, thủ tướng Singapore

Goh Chok Tong

và thủ tướng New Zealand

Helen Clark

đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại

Los Cabos

,

Mexico

. Brunei nhanh chóng tham gia Đang đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng Đang đàm phán này, hiệp định lấy tên là

Pacific-4 (P4).

Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại

thuế xuất nhập khẩu

giữa các nước thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một

hiệp định thương mại tự do

, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền...

[8]

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

(Chinhphu.vn) -

Việt Nam cùng với 11 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang trong giai đoạn nước rút đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định thương mại được đánh giá  là tiêu biểu của thế kỷ 21, dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay.

Khi tham gia “sân chơi” lớn này chúng ta sẽ được những gì và sẽ phải đối mặt với thách thức nào, PV Báo Điện tử Chính phủ sẽ có các bài viết phản ánh về vấn đề này.

Hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ 2

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, tên tiếng Anh: "Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement", viết tắt: TTP, là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được coi như một hiệp định thương mại tự do thế hệ thứ 2 với mục tiêu thiết lập một mặt bằng tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Phạm vi điều chỉnh của TPP rất rộng, một thoả thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do bao gồm trao đổi hàng hoá, các quy định về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền về vấn đề môi trường, lao động, chống tham nhũng...

Lần đầu tiên, 4 nước Singapore, Chile, Newzealand, Brunei ký Hiệp định này vào ngày 3/6/2005 và TPP có hiệu lực ngày 28/5/2006.

Tháng  9/2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn tham gia  đàm phán TPP,  sau đó tháng 11/2008 các  nước Australia, Peru cũng  tuyên bố tham gia, tiếp đến là Canada tham gia vào tháng 10/2012 và mới đây nhất, Nhật Bản tham gia đàm phán vào tháng 3/2013.

Việt Nam đã tuyên bố tham gia TPP với tư cách là thành viên đầy đủ từ ngày 13/11/2010.

Như vậy, đến thời điểm này, TPP gồm 12 nước thành viên: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Newzealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Với sự tham gia của các nền kinh tế lớn trên thế giới (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia...), TPP trở thành khu vực kinh tế hơn  790 triệu  dân,  đóng góp 40%  GDP và chiếm 1/3  thương mại toàn cầu.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương  Trần Quốc  Khánh, khác với các vòng đàm phán trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),  đàm phán Hiệp định TPP có phạm vi rộng hơn nhiều. Nếu như WTO  chỉ đàm phán về thị trường hàng hoá, dịch vụ, một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thì trong đàm phán TPP, bên cạnh các vấn đề trên, các vòng đàm phán còn đề cập cả vấn đề mua sắm chính phủ, vấn đề lao động, môi trường, vấn đề doanh nghiệp  nhà nước,...

Nếu như Hiệp định WTO mang tính đàm phán một chiều, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho các nước thành viên WTO  và  không  có quyền  đòi hỏi họ mở cửa cho mình  thì  Hiệp định TPP là  một hiệp định “có đi có lại”, theo ông Trần Quốc Khánh, "các nước muốn mình mở thị trường cho họ và họ cũng mở  thị trường cho Việt Nam".

Hiện 12 nước thành viên TPP đang tiếp tục bàn thảo nhằm đạt sự thống nhất rộng rãi vào tháng 10 và sẽ ký Hiệp định vào cuối năm nay.

Việt Nam được lợi gì

?

Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế, khi tham gia "sân chơi" này, Việt Nam sẽ là một trong những nước có lợi nhiều nhất vì mục tiêu chính của TPP là giảm thuế và những rào cản hàng hoá cho dịch vụ. Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu quần áo, giày dép  và nhiều mặt hàng khác vốn là thế mạnh của mình vào các thị trường lớn, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ mà không phải cạnh tranh với sản phẩm của một số nước khác.

Đánh giá tác động của TPP, theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, những nước mức phát triển thấp hơn sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Trong nhiều nghiên cứu định lượng của chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi lớn từ TPP (phần lớn các nước có lợi khoảng 1-2 điểm % từ TPP, riêng Việt Nam khoảng 5%). Tuy  nhiên theo ông Thành, đánh giá này cũng chưa tính được đầy đủ những chuyển biến thể chế của cải cách trong nước, những cải cách có thể hỗ trợ cho quá trình này.

Bên cạnh đó, trong số 11 đối tác đang  đàm phán với Việt Nam, hiện có 7 đối tác có quan hệ thương mại tự do với  nước ta; 4 đối tác còn lại (Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru), chưa thiết lập quan hệ thương mại tự do nên cơ hội chủ yếu  của Việt Nam sẽ mở  rộng ở 4 thị trường này.

Điều đáng nói Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh,

nếu xét theo cơ cấu kinh tế của các nước đang đàm phán với Việt Nam, họ có cơ chế kinh tế mang tính bổ sung cho Việt Nam  nhiều hơn. Vì vậy, tác động cạnh tranh  trực tiếp với Việt Nam có thể có nhưng không lớn như ta lo ngại.

Cũng theo ông Trần Quốc Khánh, qua một số nghiên cứu  mang tính định tính cho thấy ngành hàng trong nước có thể gặp khó khăn đầu tiên là ô tô nếu chúng ta mở cửa thị trường hoàn toàn cho Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cùng với đó, ngành nông nhiệp  với các mặt hàng  thịt gà , lợn, bò là ngành lợi thế của Hoa Kỳ hoặc mặt hàng đường là thế mạnh của Australia thì các ngành hàng tương ứng của ta cũng có thể gặp khó khăn.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh Hiệp định TPP rất rộng, vì thế các vấn đề được đề cập không chỉ gói gọn trong phạm vi biên giới mà còn phải tính toán cả các vấn đề sau biên giới. Điều quan trọng là cần đưa ra chính sách minh bạch và điều này sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho doanh nghiệp trong nước.

Đột phá mới trong đàm phán TPP

TTCT - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi đến hồi kết. Một trong những nội dung quan trọng và khó đàm phán nhất là vấn đề doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có đột phá.

>>

TPP dành cho Việt Nam sự linh hoạt

>>

Đề xuất lộ trình giảm thuế tới 30 năm

Tổng công ty Khí Việt Nam sau khi niêm yết trên thị trường chứng khoán đã trở thành công ty có mã cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư. Trong ảnh: Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, PV Gas tham gia đầu tư

Điều quan trọng hơn, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, những đột phá này rất phù hợp với tiến trình cải cách DNNN mà Việt Nam đang thực hiện. Ông nói:

- Yêu cầu chung của TPP là thúc đẩy tự do hóa thương mại và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp (DN), không phân biệt DNNN hay tư nhân, nước ngoài hay trong nước. TPP đặt ra một cơ sở pháp lý rõ ràng để không chấp nhận những ưu đãi, biệt đãi, cách đối xử đặc biệt với bất kỳ DN nào, kể cả DNNN. Do đó, hiệp định có hẳn một chương riêng về DNNN.

Họ không đòi hỏi các nước không được có DNNN, cũng không đòi hỏi DNNN chiếm tỉ lệ cao hay thấp. Họ chỉ yêu cầu công khai, minh bạch và đối xử bình đẳng, để cho tất cả DN trong nước và ngoài nước tham gia bình đẳng.

Nếu DN nào cảm thấy có hiện tượng ưu đãi hoặc đối xử bất bình đẳng, DN có quyền kiện lên một thể chế pháp lý ở nước đó hoặc một thể chế pháp lý thích hợp khác. Đó là lĩnh vực các bên đã phải đàm phán gay go và dường như gặp khó khăn rất lớn cho tới cuối tháng 8 vừa qua.

* Sau đó đã có đột phá, đó là gì thưa ông?

- Đến nay, theo các nguồn tin quốc tế mà tôi được tham khảo, các bên đã đạt được thỏa thuận. Năm nước Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc và Mexico đã thỏa thuận được với nhau là chấp nhận cho bốn nước Malaysia, Peru, Brunei, Việt Nam được một ân hạn năm năm để điều chỉnh các chính sách đối với DNNN chứ không phải là áp dụng ngay lập tức sau ký kết.

Trong số này Việt Nam là nước có thu nhập thấp hơn hẳn, lại đang chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường và đang tiếp tục cải cách nên được sự chú ý. Malaysia vướng chính sách Bumiputra - tức là chính sách ưu đãi người Malay mà từ lâu đã gây tranh cãi lớn ở nước này.

Theo đó, người gốc Malay được vay vốn, tiến hành kinh doanh, còn người gốc Hoa hay Ấn Độ thì gặp khó khăn hơn nhiều. Điều đó không được TPP chấp nhận. Peru và Brunei thì tôi không có bình luận gì thêm. Thỏa thuận mới này có thể mở ra khả năng chấp nhận được. Nó hoàn toàn phù hợp với quyết tâm của Việt Nam là đẩy mạnh cải cách DNNN, nâng cao hiệu quả và cổ phần hóa DNNN như Thủ tướng và nghị quyết Đại hội Đảng XI nhiều lần nhấn mạnh.

Với ân hạn năm năm, cam kết TPP cũng phù hợp định hướng chính sách của Đảng và Chính phủ. Đây là sự trùng hợp may mắn và không làm trở ngại gì cho việc bốn nước tham gia ký kết.

* Tại sao một số nước nay lại "nhượng bộ" một số nước khác, trong khi nguyên tắc bình đẳng trong đàm phán luôn được tôn trọng?

- Đầu tiên đưa vấn đề DNNN vào TPP là muốn thúc đẩy nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng. Còn thâm ý của Mỹ khi đưa đề xuất này ra là để giúp DN Mỹ tiếp cận thị trường từng nước mà không bị ngăn cản gì từ những ưu đãi đối với DNNN của từng nước. Ví dụ: viễn thông, dịch vụ ở VN có sự ưu đãi với DNNN nên gây khó khăn cho DN Mỹ thâm nhập thị trường.

Điều này được các nước ủng hộ về nguyên tắc, nhưng họ cũng nhận thấy nếu ép quá mà bốn nước kia không ký TPP được sớm thì xôi hỏng bỏng không, nên năm nước đã đưa ra đề xuất năm năm ân hạn.

* Nếu TPP được ký kết thì trong giai đoạn ân hạn năm năm sau đó, theo ông, Việt Nam cần ưu tiên giải quyết trước vấn đề gì để kịp thực hiện cam kết về DNNN?

- Có nhiều vấn đề Việt Nam cần giải quyết. Trước hết là khoản lỗ 1,3 triệu tỉ đồng của các tập đoàn, tổng công ty. Thứ hai là phải có quản trị DN hiện đại, công khai minh bạch, bổ nhiệm công khai, dân chủ, có thời hạn, có điều kiện. Ví dụ trong ba năm giữ vị trí giám đốc thì các chỉ tiêu kinh doanh như thế nào, thưởng phạt tương xứng ra sao... Điều đó thế giới đã làm rồi.

* Với mốc hình thành Cộng đồng Asean 2015 đang đến gần và đàm phán TPP diễn ra nhanh chóng, ông có nhận xét gì về quá trình cải cách DNNN của Việt Nam?

- Gần đây tôi ghi nhận một số dấu hiệu tích cực trong việc đẩy mạnh cải cách DNNN, ví dụ đã có một số kế hoạch tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, cổ phần hóa DNNN. Thủ tướng còn nói đến cả cổ phần hóa hàng không Việt Nam là điều trước kia chưa nói đến. Việt Nam cũng chú ý tới nhà đầu tư chiến lược, không nhấn mạnh tuyên truyền cổ phần hóa theo cách biến công nhân viên chức thành đồng sở hữu vì không phù hợp với thực tế.

Công nhân, viên chức không phải là nhà quản lý và cũng không có thông tin. Đặc biệt trong giai đoạn ngân sách đang gặp khó khăn hiện nay thì việc cổ phần hóa DNNN được đẩy mạnh cũng có thể là một cách hỗ trợ vốn cho ngân sách.

* Bước đột phá này tác động thế nào đến toàn bộ quá trình đàm phán?

- Theo tôi biết, DNNN là một trong các vấn đề khó đàm phán. Việt Nam và các nước chấp nhận thỏa thuận về DNNN. Đổi lại, Mỹ chấp nhận giảm thuế với hàng dệt may của Việt Nam và nới lỏng điều kiện khắt khe trong quy định từ sợi trở đi.

Việc khai phá vấn đề DNNN trong TPP sẽ có thể mở đường cho một thỏa thuận không chính thức trong cuộc gặp gỡ cấp cao của TPP tại Bali, Indonesia.

HƯƠNG GIANG

thực hiện

Thời cơ chỉ có một

Vấn đề cải cách DNNN không phải mới được đặt ra khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng TPP đang tạo sức ép đẩy nhanh tiến độ cải cách trong nước, đặc biệt là vấn đề cổ phần hóa (CPH), xử lý nợ xấu của khối doanh nghiệp này...

Cho thuê, không giao

Suốt hai năm nay, theo đánh giá của Bộ Tài chính, tiến độ CPH khá trì trệ. Chín tháng đầu năm nay, chỉ có khoảng 10 DNNN được cổ phần hóa thành công. Lý do thì rất nhiều nhưng vướng mắc cơ bản vẫn là việc định giá đất khi tính giá trị DNNN, quy mô vốn của DN, đối chiếu công nợ khi xác định giá trị DN, chưa tách bạch giữa nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Ông Đặng Quyết Tiến, phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, cho biết Bộ Tài chính đã gửi đề xuất lên Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi nghị định 59 về CPH.

Điểm mấu chốt lớn nhất cần sửa đổi mà bộ này đề xuất là điều chỉnh cơ chế quản lý đất đai đối với các DNNN CPH. Tất cả các diện tích đất DN CPH đang quản lý và sử dụng sẽ được chuyển sang cho thuê có thời hạn với Nhà nước chứ Nhà nước không giao như hiện nay.

Theo phương án này, đối với diện tích đất DN đã được giao đất nay chuyển sang thuê, thì giá trị quyền sử dụng đất giao còn lại tại thời điểm xác định giá trị DN được xác định là số tiền DN đã trả trước tiền thuê đất cho một khoảng thời gian nhất định theo mặt bằng giá thuê đất tại thời điểm DN hoàn tất thủ tục thuê đất với cơ quan quản lý tại địa phương, không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước và lợi ích kinh tế của DN.

Không thoái vốn, mất chức

Bộ Tài chính cho biết tổng số tiền đầu tư vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán của 132 tập đoàn, tổng công ty tính đến ngày 30-9 năm ngoái là 22.405 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới có một vài tập đoàn, tổng công ty thoái vốn đầu tư ngoài ngành. Tổng công ty Thép thoái vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là 61,5 tỉ đồng, Tổng công ty Sông Đà thoái vốn tại quỹ Vietcombank 3 là 40 tỉ đồng...

Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng hiện có tư tưởng dè dặt khi thực hiện thoái vốn. Lãnh đạo một số DNNN đưa ra lý do nếu thoái vốn trong lúc thị trường có nhiều khó khăn thì giá cổ phiếu xuống dưới mệnh giá. Trong khi đó, một trong những yêu cầu khi thực hiện thoái vốn là DN buộc phải bảo toàn vốn. Các DNNN đều lo ngại lợi nhuận DN sẽ giảm mạnh, không đạt chỉ tiêu, kế hoạch được giao...

Theo ông Đặng Quyết Tiến, đã là mệnh lệnh của Thủ tướng, các DNNN phải thực hiện. Bộ Tài chính cũng vừa trình Chính phủ nhóm giải pháp, trong đó có đề xuất rất mạnh là nếu trì hoãn thoái vốn ngoài ngành, lãnh đạo DNNN sẽ mất chức.

Trong khi đó, vấn đề xử lý nợ xấu có những hướng đi mới. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Chính phủ, tính đến tháng 1-2013, nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là 1,33 triệu tỉ đồng. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần.

Một số tập đoàn, tổng công ty có tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu rất cao, vượt giới hạn cho phép nhiều lần. Rất nhiều tập đoàn, tổng công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay làm cho khả năng thanh toán, trả nợ đến hạn thấp và khó kiểm soát được công nợ.

Sau hơn bốn năm những thông tin chính thức về xử lý 86.000 tỉ đồng nợ xấu mới được hé lộ sau lễ ký kết hoán đổi chủ nợ giữa Vinashin và Công ty Quản lý nợ và tài sản tồn đọng diễn ra cuối tháng 9.

Ông Phạm Thanh Quang, tổng giám đốc Công ty Quản lý nợ và tài sản tồn đọng, cho biết trong tháng này sẽ phát hành trái phiếu 600 triệu USD nợ Vinashin ra thị trường quốc tế, bên cạnh việc phát hành hơn chục ngàn tỉ đồng trái phiếu trong nước từ nay đến cuối năm.

Nhìn nhận vấn đề cải cách DNNN quá ì ạch thời gian qua, các chuyên gia cho rằng TPP đang tạo ra cơ hội mới cho tiến trình này và Việt Nam cần nắm bắt, bởi thời cơ chỉ có một lần.

inh tế thế giới

Các nước phát triển tại khu vực EU, Mỹ, Nhật đang cho thấy những nỗ lực thoát khỏi suy thoái khi tốc độ tăng GDP và chỉ số sản xuất PMI có nhiều dấu hiệu tích cực hơn trong các quý gần đây2. Tuy nhiên, động thái giữ nguyên gói QE3 mới đây của FED, đồng thời điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng thấp hơn (từ 2%-2,3% năm 2013, thấp hơn dự báo ban đầu là 2,3% -2,8%) cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thực sự hồi phục ổn định và nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng. Dù vậy, quyết định duy trì gói QE3 của FED cũng đã tạo động lực phục hồi cho một loạt các chỉ số chứng khoán lớn tăng điểm mạnh, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ.

Trong một động thái khác, để tránh phụ thuộc vào sự điều chỉnh QE3 của FED, nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc đã chủ động điều chỉnh chính sách, chuẩn bị cho việc FED giảm QE3 bằng biện pháp duy trì thặng dư tài khoản vãng lai ở mức hợp lý, đồng thời quản lý chặt chẽ khoản nợ nước ngoài ngắn hạn và nợ của các hộ gia đình, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của việc điều chỉnh QE3 có thể gây ra đối với nền kinh tế nước này.

Tại Châu Á, nền kinh tế Trung Quốc sau 2 quí đầu năm tăng trưởng chậm hơn so với dự báo đang được đánh giá là có triển vọng hồi phục ổn định trở lại trong quý 33 và sẽ là nhân tố tích cực thu hút đầu tư dài hạn từ các quỹ đầu tư trong thời gian tới tại khu vực kinh tế các nước mới nổi.

Hoạt động thương mại thế giới dự kiến tăng trưởng khoảng 2,5% trong năm nay và 4,5% trong năm 2014, giảm đôi chút so với những dự đoán trước đây cho năm 2013 và 2014 tương ứng là 3,3% và 5% (theo WTO). Bên cạnh đó, giá cả nhiều mặt hàng đặc biệt là nông sản đang có dấu hiệu giảm khá mạnh4. Những yếu tố này sẽ gây tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới; Bên cạnh đó, giá dầu thô cũng đang có xu hướng tăng trở lại sau khi giảm vào quý 1/2013 do những bất ổn chính trị trên thế giới. Tuy nhiên, các tổ chức lớn như IMF và WB đều cho rằng giá dầu thô vẫn sẽ có xu hướng giảm trên 4% trong năm 2013.

Kinh tế Việt Nam

Một số phân tích về tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013

Về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng GDP trong quí 3/2013 đạt cao hơn dự kiến (tăng 5,54% so với quí II/2013), góp phần đưa GDP 9 tháng/2013 đạt mức tăng (5,14%) khá hơn đôi chút so với cùng kỳ năm 2012 (5,1%, tính theo giá so sánh 2010). Theo đánh giá của UBGSTCQG dựa trên đặc tính mùa vụ, chỉ số mùa vụ của tổng sản lượng thường đạt mức cao nhất vào quí 4 hàng năm, tăng trưởng GDP quí 4/2013 do đó sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng cao hơn so với quí 3/2013.

Dù vậy, mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho cả năm 2013 sẽ vẫn khó khăn, bởi những yếu tố nền tảng tạo nên tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay đều chưa có sự hồi phục mạnh mẽ. Cụ thể:

Sản xuất của nền kinh tế có xu hướng cải thiện nhưng chậm.

Mặc dù hàng tồn kho công nghiệp chế biến chế tạo giảm khá mạnh7 và chỉ số phát triển công nghiệp cũng có xu hướng tăng dần đều qua từng tháng để đạt mức tăng 5,4% trong 9 tháng/2013, cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước), nhưng tốc độ tăng nhập khẩu của các mặt hàng tư liệu phục vụ sản xuất vẫn chỉ ở mức khá khiêm tốn9. Bên cạnh đó, tham khảo chỉ số PMI Việt nam của HSBC trong 8 tháng đầu năm cho thấy chỉ số này sau 2 tháng 3 và tháng 4/2013 liên tục tăng đã có 4 tháng liên tiếp đạt dưới mức 50 điểm. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn còn khá thận trọng trong việc mở rộng sản xuất khi các điều kiện thị trường chưa thực sự thuận lợi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong nước.

Tổng cầu được cải thiện nhưng còn khá yếu. Theo đó, cầu tiêu dùng đã có xu hướng tăng dần qua từng tháng nhưng vẫn ở mức tương đối yếu, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 9 tháng/2013 vì vậy chỉ đạt mức tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2012 tăng 6,7% so với năm 2011). Có thể thấy rằng, tổng cầu thấp sẽ tiếp tục là một trong những nguyên nhân khiến sản xuất của nền kinh tế trong quí 4 khó có điều kiện tăng mạnh đột biến so với quí 3/2013.

Về lạm phát

Về tổng thể, lạm phát trong 9 tháng đầu năm đã được kiểm soát ở mức thấp (tăng 4,63% so với đầu năm) và ổn định hơn so với nhiều năm trở lại đây,

biểu hiện qua mức độ phân tán của tốc độ tăng CPI so với giá trị trung bình đạt mức khá ổn định trong 9 tháng/2013, thấp hơn nhiều so với năm 2012 và năm 2011.

Theo đánh giá của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCGQ), lạm phát trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong 2 tháng, tháng 8 (tăng 0,83% so với tháng 7 và tăng 7,5% so với cùng kỳ) và tháng 9 (tăng 1,06% so với tháng 8 và tăng 6,3% so với cùng kỳ) tăng chủ yếu là do tác động của việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản, và dịch vụ công (y tế, giáo dục) và một phần do yếu tố mùa vụ (chỉ số mùa vụ của CPI thường có xu hướng tăng cao trong 2 đợt, từ tháng 9 cho đến cuối năm và trong dịp tết nguyên đán) mà không chịu nhiều tác động của những yếu tố cơ bản (như mở rộng chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa).

Phân tích các thành phần của lạm phát cho thấy khá rõ về nhận định này. Cụ thể, dưới tác động của Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 với định hướng thắt chặt chính sách tiền tệ - tài khóa, thành phần chu kì của lạm phát sau khi đạt đỉnh vào tháng 8/2011 đã liên tục giảm xuống và chạm đáy vào tháng 7/2012, thành phần này chỉ thực sự có tác động nhẹ trở lại vào tháng 7 và tháng 8/2013 và gần như không gây tác động đáng kể nào đến CPI trong tháng 9/2013. Theo đánh giá của UBGSTCQG, xu thế này nhiều khả năng sẽ được duy trì trong những tháng cuối năm 2013. Mặt khác, thành phần xu hướng mang tính dài hạn của lạm phát đang tiếp tục giảm nhẹ và ổn định quanh mức 7%. Vì vậy UBGSTCQG cho rằng tốc độ tăng CPI trong những tháng cuối năm 2013 vẫn sẽ chủ yếu phụ thuộc vào việc điều hành giá các mặt hàng cơ bản.

Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối

Thị trường tiền tệ trong 9 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có những cải thiện tích cực: (i) Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được củng cố và hiện khá dồi dào so với giai đoạn trước do tốc độ tăng huy động luôn đạt mức tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống12, lãi suất cho vay trên thị trường LNH vì vậy dù có một số thời điểm tăng đột biến nhưng nhìn chung đã duy trì được sự ổn định với lãi suất luôn ở mức thấp (3-4% ) trong phần lớn thời gian của 9 tháng đầu năm; (ii) Tỷ lệ cho vay trên huy động trên thị trường 1 cũng như tỷ lệ huy động từ thị trường 2/tổng tài sản của các tổ chức tín dụng (TCTD) đang giảm dần cho thấy những tín hiệu tích cực khi mức độ rủi ro trong hoạt động của đa phần các TCTD và của toàn hệ thống đã giảm đáng kể; (iii) Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái từ đầu năm đến nay khá ổn định và chỉ có vài biến động nhỏ mang tính thời vụ và tâm lý nhất thời. Theo nhận định của UBGSTCGQ, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định trong những tháng cuối năm 2013 do cung và cầu ngoại hối trên thị trường trong những tháng cuối năm vẫn ổn định, dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng khá.

Tình hình ngân sách nhà nước

Tương tự như năm 2012, thu từ dầu thô tiếp tục là nhân tố chủ yếu để bù đắp cho hụt thu từ thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 9 tháng/2013. Theo đó, tính đến 15/9, thu dầu thô tăng 7,5% so với kế hoạch, bù đắp cho giảm thu 10% và 13% từ các khoản thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu13. Dù vậy, tổng thu cân đối Ngân sách nhà nước (NSNN) cho đến nay vẫn ở mức thấp hơn khá nhiều so với kế hoạch14. Với xu hướng giảm thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (so với kế hoạch) vẫn tiếp tục kéo dài từ năm 2012 đến nay15; xu hướng sản lượng, giá dầu và tốc độ tăng thu từ dầu thô giảm so với cùng kỳ năm 201216 cùng những yếu tố làm tăng mạnh thu NSNN trong những tháng cuối năm 2013 không nhiều, UBGSTCQG cho rằng khả năng cân đối NSNN theo kế hoạch đề ra sẽ tiếp tục gặp những khó khăn thách thức lớn trong những tháng cuối năm 2013.

Nhận định tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2013

Những nỗ lực trong việc duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam những kết quả tích cực trong 3 quí đầu năm 2013: (i) Tốc độ tăng trưởng GDP trong quí 3/2013 đã đạt mức cao hơn so với dự báo, suy giảm tăng trưởng bước đầu đã được ngăn chặn. Tuy nhiên, nền kinh tế nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn bởi dòng vốn tín dụng chưa được hấp thụ tốt, cầu tiêu dùng trong nước còn yếu khiến sản xuất khó tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó tăng trưởng GDP trong giai đoạn hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào nhân tố xuất khẩu (cầu bên ngoài) là yếu tố còn nhiều bất định, chứa đựng những rủi ro khó lường đối với tính bền vững của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới; (ii) Lạm phát được kiểm soát trong một thời gian khá dài, xu hướng lạm phát dài hạn đang giảm dần và ổn định quanh mức 7% là những tín hiệu tích cực tạo nền tảng cho sự ổn định lạm phát cho trung hạn. Theo đánh giá của UBGSTCQG, đây là mục tiêu quan trọng cần được duy trì trong giai đoạn tới nhằm tạo lập sự ổn định vĩ mô cho trung hạn của Việt Nam.

Những thành quả đạt được khiến lòng tin của thị trường cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam đang được phục hồi mạnh mẽ, biểu hiện là dòng vốn FDI, đặc biệt là vốn FDI đăng ký đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm 201217. Cũng nhờ vào những cải thiện về môi trường kinh tế vĩ mô, chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng đã có bước tiến mạnh, tăng 5 bậc (từ vị trí 75 lên 70) so với năm 2012, chỉ số môi trường vĩ mô tăng 19 bậc (từ vị trí 106 lên 87). Trên thị trường quốc tế, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam tiếp tục được cải thiện đáng kể, biểu hiện là CDS đã giảm mạnh từ mức cao trên 300 điểm của cùng kỳ năm ngoái xuống quanh mức dưới 250 điểm trong nhiều tháng qua. Đó là những tín hiệu đáng mừng cho thấy những nỗ lực ổn định vĩ mô của Việt Nam trong thời gian đã đạt những kết quả rất tích cực, trên cả phạm vi trong nước và bình diện quốc tế.

Kiến nghị

Về định hướng chung

: những chính sách được thực hiện trong thời gian qua với định hướng ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát đã đạt được những kết quả nhất định. Chính sách điều hành trong thời gian tới cần kiên trì mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát đã đề ra nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh tế trong nước và củng cố niềm tin của nhà đầu tư và thị trường.

Về công tác quản lý giá

: lạm phát trong những tháng vừa qua tăng khá mạnh so với giai đoạn đầu năm. Dù vậy, như đã phân tích, CPI tăng trong những tháng qua không phải do những yếu tố cơ bản mà chủ yếu là do việc chủ động điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công. Vì vậy, việc điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công cần có sự phối hợp, tránh việc tăng giá tùy ý (về thời điểm tăng giá, mức tăng giá…) nhằm tránh gây tác động lạm phát tâm lý trong thời gian tới.

Về chính sách tài khóa

: khả năng cân đối NSNN hiện đang rất khó khăn. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu NSNN đã đề ra cho năm 2013, cần tăng cường tiết kiệm chi NSNN, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp tăng thu, chống thất thu và nợ đọng thuế trong những tháng cuối năm 2013. Về lâu dài, cần xây dựng khuôn khổ ngân sách trung hạn để đảm bảo sự bền vững của NSNN, đồng thời xây dựng kế hoạch giảm dần đối tượng hưởng lương ngân sách để dần chuyển dịch cơ cấu chi NSNN, thiết lập sự cân bằng giữa chi thường xuyên (hiện chiếm khoảng 67% tổng chi NSNN) và chi đầu tư phát triển (hiện chiếm khoảng 18% tổng chi NSNN) nhằm tăng thêm khả năng bố trí vốn đầu tư từ NSNN cho tăng trưởng kinh tế, hướng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lâu dài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin xem các mục từ khác có tên tương tự ở

Đầu tư

.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

(tiếng Anh:

Foreign Direct Investment, viết tắt là

FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Tổ chức Thương mại Thế giới

đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

.

[1]

Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài

[

sửa

]

Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước

[

sửa

]

Helpman

Sibert

,

Richard S. Eckaus

cho rằng có sự khác nhau về

năng suất cận biên

(số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một đơn vị của yếu tố sản xuất)của

vốn

giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa

lợi nhuận

. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp.

Chu

kỳ sản phẩm

[

sửa]

Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và

sản xuất

ở nước đầu tư, sau đó mới được

xuất khẩu

ra

thị trường

nước ngoài. Tại nước

nhập khẩu

, ưu điểm của sản phẩm mới làm

nhu cầu

trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài(giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.

Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.

Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

[

sửa

]

Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các

công ty đa quốc gia

có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn

năng lực cơ bản

) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (

lao động

,

đất đai

,

chính trị

) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng... ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này!

Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

[

sửa

]

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột

thương mại

song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị

Mỹ

và các nước

Tây Âu

phàn nàn do Nhật Bản có

thặng dư thương mại

còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.

Khai thác chuyên giao và công nghệ

[

sửa

]

Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa.

Nhật Bản

là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở

Mỹ

. Ví dụ, các công ty

ô tô

của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia

người Mỹ

. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ,

các nước công nghiệp phát triển

khác cũng có chính sách tương tự.

Trung Quốc

gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là

Lenovo

mua bộ phận sản xuất

máy tính xách tay

của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là

IBM

được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc

TCL

(Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (

Pháp

) thành

TCL-Thompson Electroincs

, việc

National Offshore Oil Corporation

(Trung Quốc) trong ngành khai thác

dầu lửa

mua lại

Unocal

(Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.

Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên

[

sửa

]

Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của

Nhật Bản

vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự.

Lợi ích của thu hút FDI

[

sửa

]

Bổ sung cho nguồn vốn trong nước

[

sửa

]

Trong các lý luận về

tăng trưởng kinh tế

, nhân tố

vốn

luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.

Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

[

sửa

]

Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên,

công nghệ

bí quyết quản lý

thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.

Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

[

sửa

]

Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình

phân công lao động

khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh

xuất khẩu

.

Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

[

sửa

]

Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được

chi phí

sản xuất

thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn thu ngân sách lớn

[

sửa

]

Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương,

thuế

do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở

Hải Dương

riêng thu thuế từ công ty lắp ráp

ô tô

Ford

chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm

2006

.

Các hình thức FDI

[

sửa

]

Phân theo bản chất đầu tư

[

sửa

]

Đầu tư phương tiện hoạt động

[

sửa]

Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.

Mua lại và sáp nhập

[

sửa

]

Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.

Phân theo tính chất dòng vốn

[

sửa]

Vốn chứng khoán

[

sửa

]

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua

cổ phần

hoặc

trái phiếu doanh nghiệp

do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.

Vốn tái đầu tư

[

sửa

]

Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.

Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ

[

sửa

]

Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.

Phân theo động cơ của nhà đầu tư

[

sửa

]

Vốn tìm kiếm tài nguyên

[

sửa

]

Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.

Vốn tìm kiếm hiệu quả

[

sửa]

Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lí v.v...

Vốn tìm kiếm thị trường

[

sửa

]

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

Tài liệu tham khảo

[

sửa]

·

Akamatsu, Kaname (1962) "A Historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries,”

The Developing Economies, Preliminary Issue No. 1, pp. 3–25.

·Dunning, John H. (1981),

International Production and the Multinational Enterprise, London: George Allen and Unwin.

·

Dunning, John H. (2001) "The Eclectic (OLI) Paradigm of International Production: Past, Present and Future,"

International Journal of the Economics of Business, Vol. 8, No. 2, pp. 173–190.

·

Hymer, Stephen H. (1960, published 1976),The International Operations of National Firms: a Study of Direct Foreign Investment, Cambridge, MA: MIT Press.

·

Rugman. A. M. (1987), "The Firm-Specific Advantages of Canadian Multinationals,"

Journal of International Economics Studies, Vol. 2, No. 1, pp. 1–14.

·UNCTAD (2003),

World Investment Report 2003.

·

Vernon

, Raymond (1966) "International Investment and International Trade in the Product Cycle,”

Quarterly Journal of Economics, Vol. 80, No. 2, pp. 190–207.

Ủy ban tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế

1. Lịch sử

Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4).

Tháng 9/2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP. Sau đó (tháng 11/2008), các nước khác là Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tương tự. Tháng 10/2010, Malaysia chính thức thông báo ý định tham gia đàm phán TPP. 

Năm 2010, 2 Vòng đàm phán TPP cấp cao đã được tiến hành với sự tham gia của 4 nước thành viên cũ và 4 nước mới. Ngoài ra còn có một cuộc đàm phán giữa kỳ vào tháng 8/2010 tại Peru và một đàm phán vừa tiến hành tại Brunei (4-8/10/2010) tuy nhiên hiện chưa có thông tin cụ thể về 2 đàm phán này. 

Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành viên đầy đủ.

2. Các bên đàm phán

Cho đến nay đã có 08 nước đã tham gia vào 2 Vòng đàm phán chính thức của TPP, bao gồm: Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Tháng 10/2010, Malaysia mới thông báo ý định tham gia đàm phán TPP

Trong tương lai, số lượng các Bên tham gia đàm phán có thể thay đổi tùy theo tình hình và quan điểm ở mỗi nước, ví dụ:

·Hoa Kỳ đã có quyết định chính thức của Obama trong việc tham gia TPP, tuy nhiên Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ vẫn đang rất vất vả trong việc thuyết phục các nhóm lợi ích trong nước rằng TPP này có lợi cho Hoa Kỳ để giành được sự ủng hộ của họ. Ngoài ra, để TPP được thông qua và có hiệu lực, cả Hạ viện và Nghị viện Hoa Kỳ phải thông qua văn bản thực thi (chứ không được theo thủ tục “Rút gọn” (fast-track) với khả năng can thiệp hạn chế của Nghị viện như trước đây). Vì thế chưa ai biết trước về khả năng Nghị viện Hoa Kỳ thông qua hay không TPP. Hơn nữa, về phía cơ quan hành pháp Hoa Kỳ, mặc dù Tổng thống đã quyết định chính thức tham gia đàm phán TPP nhưng chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về quyết tâm hoàn thành đàm phán TPP trong nhiệm kỳ của mình (theo một số chuyên gia thì đây dường như là một biểu tượng cho công chúng thấy về tinh thần tự do hóa thương mại của chính quyền Obama mà thôi).

·

Một số nước khác đang cân nhắc việc tham gia TPP nhưng chưa có quyết định chính thức về việc này ( Canada, Hàn Quốc…)

3. Tính chất cam kết

Về nguyên tắc, mức độ “tự do hóa” trong các nội dung cam kết là điểm để phân biệt các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreements - FTA) với các hiệp định mở cửa thương mại thông thường.

Đối với Hoa Kỳ, việc mở cửa thị trường các đối tác lại là vấn đề được đặc biệt nhấn mạnh (và nước này, như trong các trường hợp khác, lại đang có vai trò lớn trong định hướng đàm phán TPP). Vì vậy TPP với sự tham gia của Hoa Kỳ được suy đoán là một thỏa thuận thương mại trong đó các bên sẽ phải đưa ra những cam kết mạnh, mở cửa rộng hơn nhiều so với các cam kết trong WTO

4. Tình hình đàm phán

·

2 Vòng đàm phán (vào tháng 3 và tháng 6/2010) đã được tiến hành giữa 8 bên; Ngoài ra còn có một cuộc đàm phán giữa kỳ vào tháng 8/2010 tại Peru và một đàm phán vừa tiến hành tại Brunei (4-8/10/2010) tuy nhiên hiện chưa có thông tin cụ thể về 2 đàm phán này;

·

Các bên đã chỉ định cán bộ tham gia 10 nhóm đàm phán cấp chuyên viên về thương mại hàng hóa phi nông sản, nông nghiệp, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, hải quan, xuất xứ hàng hóa, mua sắm công, môi trường, xây dựng năng lực thương mại;

·

Các vấn đề được đàm phán trong 2 Vòng vừa qua mới chỉ tập trung vào những nội dung mang tính thủ tục, cấu trúc mà chưa đi vào đàm phán các lĩnh vực thực chất theo ngành, đặc biệt là:

+ Việc tham gia của các bên đàm phán mới

+ Xử lý mối quan hệ giữa các FTA cũ đang tồn tại giữa các nước tham gia đàm phán và TPP mới:

Ý kiến ban đầu là để TPP tồn tại song song với các FTAs đã có và các nước phải đáp ứng các nghĩa vụ trong các FTA lẫn TPP.

Vấn đề khó khăn là việc tiếp tục các đàm phán cắt giảm thuế quan trong TPP mới như thế nào (Đàm phán thay thế hoàn toàn danh mục cắt giảm thuế quan đang có trong các FTA giữa các nước thành viên? Chỉ đàm phán cắt giảm thuế quan giữa các thành viên chưa có FTA với nhau? Đàm phán TPP mới độc lập với các FTA giữa các bên nhưng chỉ áp dụng sau khi các FTA liên quan đã hoàn thành lộ trình thực thi?). Hoa Kỳ, Việt Nam, Chile cho rằng không nên xem xét lại các FTA (nói cách khác, đàm phán TPP sẽ là đàm phán mới) trong khi Australia, New Zealand và Singapore lại ủng hộ quan điểm ngược lại.

Dường như đã có sự thống nhất ban đầu về việc sẽ đàm phán lại cả gói về các vấn đề như dịch vụ, đầu tư, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, mua sắm công và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

+ Các vấn đề về vệ sinh dịch tễ (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)

: Liên quan đến quan ngại của Hoa Kỳ về vấn đề thịt bò (nguy cơ bò điên) và các quy định hạn chế nhập khẩu thịt gà, thịt lợn và một số loại trái cây.

+ Lao động và môi trường

: Cải thiện tình trạng môi trường và lao động ở các nước thông qua việc thiết lập, thực thi tốt các quy định liên quan; không sử dụng các quy định về lao động và môi trường để hạn chế bất hợp lý thương mại và đầu tư

+ Giải quyết tranh chấp

: Chủ yếu xoay quanh vấn đề nhà đầu tư nước ngoài có thể kiện Chính phủ nước nhận đầu tư ra một thiết chế trọng tài thương mại quốc tế không.

+ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và mua sắm công

: Hoa Kỳ có xu hướng tiếp tục các yêu cầu liên quan đến vấn đề này như trong các FTA mà Hoa Kỳ đã ký

5. Phạm vi đàm phán

Do hiện tại chưa có quyết định chính thức về các vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận và cam kết trong khuôn khổ TPP nên chưa thể xác định chính xác phạm vi đàm phán.

Tuy nhiên, có thể suy đoán phần nào về phạm vi của TPP mới trên cơ sở xem xét 2 yếu tố:

·Phạm vi của TPP4 (TPP ký kết năm 2005 giữa 4 nước): Vì TPP mới được đàm phán trên cơ sở đã có TPP4 nên đây có thể là nền cho đàm phán TPP mới; và

·

Xu hướng đàm phán các FTA gần đây của Hoa Kỳ: Do Hoa Kỳ là đối tác đàm phán lớn nhất và cũng là động lực lớn nhất thúc đẩy đàm phán TPP mới nên suy đoán là quan điểm của nước này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả đàm phán TPP.

(i) Về phạm vi của TPP4

·

Cắt giảm thuế quan theo lộ trình từ 2006 đến 2015

·

Các vấn đề thương mại phi thuế quan như xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh

·

Các vấn đề phi thương mại như hợp tác trong lĩnh vực môi trường, lao động

·Chưa bàn đến các vấn đề đầu tư, dịch vụ tài chính

(ii) Về xu hướng đàm phán FTA của Hoa Kỳ

Thông qua các FTA đã ký của Hoa Kỳ (đặc biệt là NAFTA), Hoa Kỳ đã thiết lập một hệ thống “tiêu chuẩn vàng” (“gold standards”) cho các FTAs của mình và có xu hướng tăng cường những quy định này trong các FTA tương lai (bao gồm cả TPP – Hoa Kỳ đã bày tỏ quan điểm rằng Hoa Kỳ muốn TPP là một “FTA của thế kỷ 21” với các “tiêu chuẩn” cao hơn so với các FTA trước). Cụ thể, FTA mà Hoa Kỳ sẽ ký có thể có các nội dung sau:

·

Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế, thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn

·Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính

·

Đầu tư: Tăng cường các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài và bảo vệ nhà đầu tư

·

Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ

·

Bảo vệ tính mạng, sức khỏe: Tăng mức độ bảo vệ thông qua các quy định khắt khe hơn về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật;

·Cạnh tranh và mua sắm công: Tăng cường cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công

·

Các vấn đề lao động: đặc biệt là các vấn đề về quyền lập hội (công đoàn), quyền tập hợp và đàm phán chung của người lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cưỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lượng lao động.

Câu hỏi:

Hiệp định TPP là gì? Sự khác biệt của hiệp định này so với các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia trước đây như WTO, BTA, AFTA?

Độc giả Huỳnh Tâm (31 tuổi, TP.HCM)

Trả lời:

Luật sư Trần Hữu Huỳnh (Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI):

 Như chúng ta đã biết, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố chính thức việc đàm phán hiệp định này. Năm 2005, đã có một hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương với 4 nước tham gia khởi xướng: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore.

Từ năm 2010, có thêm 5 nước tham gia đàm phán gồm: Hoa Kỳ, Australia, Peru, Việt Nam và gần đây là Malaysia. Người ta đánh giá TPP là một hiệp định của thế kỷ 21, không chỉ vì nó là Hiệp định lớn mà còn ở tầm vóc và ảnh hưởng của nó. Về phạm vi, so với các hiệp định BTA, AFTA, và trong WTO, TPP mở rộng hơn, cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn là các vấn đề phi thương mại như mua sắm chính phủ, môi trường, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ...

Với tầm vóc như vậy, các cam kết này sâu rộng hơn, toàn diện hơn, thì bấy giờ, ảnh hưởng sẽ rất lớn. Đó là điểm khác biệt cơ bản. Nhìn ở góc độ Việt Nam, ta là nước đang phát triển, các thành viên còn lại là nước phát triển. Tính chất TPP mở ra, cho các nước có mức độ phát triển khác nhau nhưng cố gắng có một mẫu số chung để cùng phát triển.

Mục tiêu là thế, nhưng không tạo ra các cam kết khác biệt. các cam kết thực hiện sẽ phải bình đẳng. Các nước đang phát triển mà tham gia TPP sẽ phải cố gắng để rút ngắn thời gian thực hiện cam kết đó.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

: Tuy mới được khởi động nhưng TPP đã tạo được sự quan tâm của nhiều nước. Ngoài 8 nước ông Huỳnh vừa kể tên, có thêm Malaysia mới tham gia. Có 4 nước bày tỏ quan tâm và có thể tham gia trong thời gian tới là Nhật Bản, Thái Lan, Philippines và Indonesia.

TPP là một cơ chế mở, trong tương lai nhưng nước quan tâm có thể tham gia đàm phán gia nhập. Đối với những nước đầu tiên tham gia như Việt Nam, đây là thời điểm quan trọng và cần tạo ra khuôn khổ tốt nhất để làm nền cho việc tham gia của các nước khác sau này.

Vì vậy TPP đặt ra một lộ trình khá cấp tốc, với mục tiêu cuối 2011, đầu 2012 là hoàn thành hiệp định TPP của 9 nước đang đàm phán hiện nay. Rõ ràng, những nước như Việt Nam muốn tham gia thì phải thật khẩn trương và có những quyết định mang tính chất quyết đoán, để mọi quyết định phù hợp với lợi ích của các cộng đồng trong nước thì phải thay đổi cách tham vấn để lấy được ý kiến của các cộng đồng trong nước.

Đồng thời phải đẩy nhanh việc nghiên cứu đánh giá, dự báo tác động của các lĩnh vực chính mà Việt Nam sẽ đàm phán với các thành viên TPP.

Luật sư Jay L. Eizenstat, Esq

Hãng luật Miller & Chevalier Chartered

Tổng quan về quá trình đàm phán Hiệp định TPP 

·

Nền tảng của TPP là Hiệp định Đối tác Kính tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương được ký kết năm 2005, còn gọi là “Hiệp định P-4”

·

Năm 2007: Hoa Kỳ bắt đầu tiếp cận và tham gia thảo luận với các nước P-4.

·

Năm 2008: Hoa Kỳ tham dự các cuộc đàm phán của P-4 về các dịch vụ tài chính và đầu tư

·Tháng 9/2008: Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, bà Schwab thông báo dự định của nước này sẽ tham gia đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do toàn diện với nhóm P-4

·

Tháng 11/2008: Hoa Kỳ, Australia, Peru và Việt Nam thông báo sẽ cùng đàm phán với các quốc gia P-4 nhằm đi đến ký kết một Hiệp định Thương mại “thế hệ tiếp theo”

·

Năm 2009: Việc khởi động các đàm phán TPP bị trì hoãn

·

Tháng 12/2009: Đại diện Thương mại Hoa Kỳ thông báo lên Quốc hội về ý định tham gia vào đàm phán TPP

·Tháng 3/2010: Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại Australia (Các bên tham gia: Australia, Chi Lê, Peru, Singapore, Việt Nam, Hoa Kỳ, Brunay và New Zealand).

·

Tháng 6/2010: Vòng đàm phán thứ hai diễn ra tại Hoa Kỳ

·

Tháng 10/2010: Vòng đàm phán thứ ba diễn ra tại Brunei (có thêm Malaysia tham dự)

·

Tháng 12/2010: Vòng đàm phán thứ tư dự kiến tổ chức tại New Zealand

·Năm 2011: Năm vòng đám phán đã được lên kế hoạch

·

Dự kiến đạt được thỏa thuận cơ bản vào quý 4 2011/2012

Câu hỏi

·

Theo như báo chí đưa tin thì dường như ở Mỹ vẫn còn nhiều ý kiến bất đồng xung quanh việc Mỹ có nên ký kết và thực hiện TPP hay không (bằng chứng là Phó Đại diện thương mại Hoa Kỳ đã phải thực hiện một chuyến công du “chưa từng có trong tiền lệ” đến các bang của Hoa Kỳ để thuyết phục cộng đồng doanh nghiệp Mỹ về lợi ích của TPP).

·

Vừa qua Đảng Dân chủ lại mất quyền kiểm soát tại Hạ Viện, điều được suy đoán là sẽ khiến hoạt động của Tổng thống khó khăn hơn trong thời gian tới, kể cả khả năng Nghị viện từ chối không thông qua TPP ngay cả khi hanh pháp đã ký kết (dù rằng thông thường thì Đảng Cộng hòa vốn dễ dàng hơn với các vấn đề tự do thương mại);

·Có ý kiến có rằng đàm phán TPP chẳng qua là hành động biểu tượng của chính quyền Obama (lấy một vấn đề mới để lờ đi việc giải quyết các vấn đề thương mại cũ từ thời Bush) chứ không hẳn Mỹ muốn đàm phán TPP thực

Câu hỏi là liệu có khi nào Hoa Kỳ không đi đến được tận cùng của đàm phán TPP không? (Điều có thể khiến những nỗ lực đàm phán của Việt Nam và các nước tan thành mây khói)

Nhiều độc giả

Trả lời

Luật sư Jay L. Eizenstat, Esq (Hãng luật Miller & Chevalier Chartered

): Chính phủ Mỹ có một cam kết rất chắn chắn về việc đàm phán TPP đến cuối cùng bởi đây là một giải pháp quan trọng để hòa nhập hơn với nên kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương và hiện thực hóa mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu trong 5 năm (như nêu trong Sáng kiên Xuất khẩu Quốc gia của Mỹ) và tạo việc làm.

Nội bộ Hoa Kỳ cũng có sự ủng hộ rộng rãi – tuy không phải tất cả - đối với đàm phán TPP, điều này có thể thấy ở cả Hành pháp, Nghị viện lẫn các ngành sản xuất quan trọng của nước này, bao gồm nông nghiệp (nhưng không bao gồm ngành sữa), các sản phẩm công nghiệp, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, các ngành công nghệ cao, điện tử, các lĩnh vực dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ y tế, bảo hiểm, đầu tư, ngân hàng…).

Như trong bất kỳ các trường hợp khác, các nhóm theo xu hướng bảo hộ như các tổ chức công đoàn, ngành sữa và ngành dệt may Mỹ vẫn tỏ thái độ nghi ngờ về những lợi ích mà TPP có thể mang lại.

Nỗ lực gần đây của Đại diện thương mại Mỹ thực chất là nhằm thuyết phục làn sóng nghi ngại đang gia tăng ở Mỹ về ích lợi của tự do thương mại. Cụ thể là họ muốn tạo sự ủng hộ đối với thương mại nói chung của cử tri Đảng Dân chủ vốn càng ngày nghi ngờ lợi ích của các chính sách tự do hóa thương mại và cho rằng tự do hóa thương mại thay vì tạo thêm việc làm đang làm mất đi nhiều cơ hội việc làm hơn. Làm điều này, họ cũng muốn thể hiện hình ảnh một Đại diện thương mại rất thấu hiểu những khó khăn của người lao động trung bình trong xã hội Mỹ và rất nhạy cảm với những quan ngại của giới này về tự do thương mại.

Phe Cộng hòa trong Nghị viện vốn luôn ủng hộ các sáng kiến tự do thương mại nói chung và TPP nói riêng. Đúng là có khả năng Phe Cộng hòa sẽ cố gắng gây khó dễ cho Obama trong hai năm tới đây, tôi không cho rằng rủi ro này sẽ đúng với TPP bởi đây vốn là chủ đề đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong Đảng Cộng hòa.

Nước Mỹ tham gia TPP hoàn toàn không phải là một hành động mang tính biểu tượng hay một giải pháp để lẩn tránh hoặc trì hoãn các FTAs đã ký dưới thời Bush. Vấn đề trên thực tế khá phức tạp chứ không đơn giản như vậy. Hiện tại không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa việc chính quyền ủng hộ TPP và thông qua các FTAs đang bị trì hoãn.

Luật sư Eric C. Emerson

(Hãng luật Steptoe & Johnson)

:

  Theo tôi, nên tách câu hỏi này thành hai ý. Thứ nhất là, liệu Mỹ có tham gia vào các cuộc đàm phán này để đi tới ký kết thỏa thuận hay không? Thứ hai là, liệu Quốc hội Mỹ có phê chuẩn thỏa thuận này hay không.

Về câu hỏi thứ nhất, tôi nghĩ câu trả lời chắc chắn là "có". TPP là một phần quan trọng trong chính sách thương mại của Chính phủ Mỹ hiện nay. Trước hết là vì, Tổng thống Obama đã công bố Sáng kiến xuất khẩu quốc gia, với mục tiêu nâng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu Mỹ trong vòng 5 năm.

Chính phủ Mỹ sẽ khó có thể đạt được mục tiêu này mà không đàm phán bất cứ hiệp định thương mại tự do với đối tác nào. Hiện, TPP có lẽ là đàm phán FTA duy nhất mà Mỹ đang tham gia.

Thứ hai, chính quyền Mỹ hiện tại đã cam kết cải thiện quan hệ của Mỹ ở châu Á cả về chính trị cũng như kinh tế, cho nên họ sẽ quan tâm tới việc tham dự cuộc đàm phán này, thậm chí cả khi họ đang quan tâm tới việc tham gia một FTA ở nơi nào khác trên thế giới.

Quả thực, tôi nghĩ là, rủi ro lớn hơn là chính quyền hiện tại có thể đồng ý một cái gì đó ít hơn một thỏa thuận hoàn chỉnh, coi như là thông báo đã đạt được thỏa thuận.

Câu thứ hai khó trả lời hơn. Việc TPP có được Quốc hội Mỹ thông qua hay không sẽ dựa trên nhiều yếu tố, trong đó phần nhiều hiện chúng ta chưa rõ gồm những yếu tố gì.

Ví dụ, tình trạng các FTA giữa Mỹ với Columbia, Panama, Hàn Quốc sẽ ra sao khi TPP được bỏ phiếu? Tôi mong là những FTA như vậy sẽ được thông qua, bởi lẽ nếu một trong số chúng bị từ chối, đó sẽ là trở ngại đối với TPP.

Hoặc một vấn đề khác là quan hệ giữa Tổng thống Obama và đảng Cộng hòa vào thời điểm bỏ phiếu TPP như thế nào? Đảng Cộng hòa đã giành quyền kiểm soát Hạ viện, nên việc thông qua thỏa thuận sẽ trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, cựu Tổng thống Bill Clinton đã từng nhận được sự cổ vũ của các nghị sỹ Cộng hòa trong Hạ viện khi thông qua Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Rốt cuộc thì TPP có được coi là có lợi cho nước Mỹ hay không? Theo tôi, sẽ phải mất nhiều thời gian nữa mới tìm được câu trả lời. Nhưng câu trả lời này sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới việc liệu TPP có được Quốc hội Mỹ thông qua hay không.

Tóm lại, mặc dù tôi tin là chính quyền hiện tại đã cam kết đạt được thỏa thuận, nhưng vẫn còn quá sớm để dự đoán liệu nó có được Quốc hội Mỹ thông qua hay không.

Luật sư Jay L. Eizenstat, Esq

Hãng luật Miller & Chevalier Chartered

·

TPP là một Hiệp định Thương mại Tự do “thế hệ mới” toàn diện, đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao

·Các cam kết nền, về các vấn đề chung, với những lưu ý đến:

·

Sự hài hòa trong các quy định

·

Tính cạnh tranh

·

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ

·Chuỗi cung ứng

·

Trình độ phát triển (nhưng không phải là đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nền kinh tế đang/kém phát triển)

·

TPP là một thỏa thuận khu vực mở rộng, linh hoạt và toàn diện

Mục tiêu của Hoa Kỳ trong Đàm phán TPP

·

TPP là tiền đề cho hội nhập kinh tế Hoa Kỳ với Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

·

Gia tăng lợi ích của Hoa Kỳ trong chính sách kinh tế và đối ngoại với Đông Nam Á

·

Mở rộng thị trường xuất khẩu của Hoa Kỳ

·Tránh bị đứng ngoài một khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới do việc gia tăng Hiệp định Thương mại Tự do trong khu vực này mà không có sự tham gia của các Hoa Kỳ

·

Chống lại những ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới

Thách thức đối với Hoa Kỳ trong đàm phán TPP

·Mối quan hệ giữa TPP với các FTA hiện tại mà Hoa Kỳ đang có với các nước đàm phán TPP

·

Những ràng buộc đối với các nhà đàm phán của Hoa Kỳ

·

Rà soát các khía cạnh của các FTA song phương hiện tại

·

Tiếp cận thị trường, quy tắc xuất xứ

·Lộ trình song phương

·

Lộ trình đa phương

·

Việc Đại diện TM Hoa Kỳ né tránh sử dụng cụm từ “thương mại tự do” để miêu tả đàm phán TPP là vô tình hay cố ý?

·

Không được áp dụng thủ tục “ký kết nhanh” cho TPP (TPP sẽ phải được Nghị viện Hoa Kỳ thông qua) do đây không phải là một yêu cầu cấp bách

Bối cảnh Chính sách Thương mại Hoa Kỳ trong đàm phán TPP

·

Sự ủng hộ đối với tự do thương mại luôn ở mức thấp

·

Chủ nghĩa hoài nghi toàn diện đang chuyển dần sang chủ nghĩa đối kháng toàn bộ

·Tỉ lệ thất nghiệp cao, đổ lỗi cho thương mại

·

Vấn đề lớn nhất trong chính sách thương mại liên quan tới Trung Quốc:

·

Định giá thấp/trợ cấp tiền tệ

·

Chính sách Khuyến khích sáng chế nội địa

·Vụ kiện liên quan đến Mục 301 (Các rào cản về tiếp cận thị trường)

·

Không có động thái gì về các FTA còn dang dở với:

·

Hàn Quốc

·

Colombia

·Panama

Câu hỏi:

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP?

Nhiều độc giả

Trả lời:

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:

  Tham gia TPP thì Việt Nam có cơ hội trước hết ở việc thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Các quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam với các thành viên TPP có thể cải thiện nhanh chóng, vừa mở rộng, vừa đi vào chiều sâu, tạo thêm nguồn lực cho Việt Nam phát triển trong giai đoạn mới.

Trong các thành viên TPP, có những quốc gia quan trọng, có khả năng bổ sung cao cho nền kinh tế VN như Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Singapore... Đây cũng là những đối tác đầu tư rất tiềm năng của VN. TPP có thể giúp thúc đẩy đầu tư của các nước này vào Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn như phát triển các ngành công nghệ cao, nâng cao trình độ của các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực và trên toàn cầu.

Các nước châu Á - Thái Bình Dương nói chung là thị trường quan trọng của Việt Nam. Hai trong ba nước nhập khẩu lớn nhất của VN là Hoa Kỳ và Nhật Bản. TPP sẽ thúc đẩy xuất khẩu của VN sang các nước này cũng như các thành viên khác của TPP nhờ những cam kết mở cửa thị trường mạnh hơn, cao hơn so với những cam kết hiện có trong khu vực.

Luật sư Eric C. Emerson

(Hãng luật Steptoe & Johnson)

:

  Nhìn chung, lợi ích lớn nhất mà Việt Nam có sẽ là tiếp cận nhiều hơn với các thị trường xuất khẩu do thuế thấp hơn, có năng lực thu hút đầu tư nước ngoài hơn. Tuy nhiên, do việc đàm phán vẫn ở giai đoạn đầu nên lợi ích từ việc gia nhập TPP sẽ phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu của Việt Nam.

Ví dụ, ở lĩnh vực dệt may, Mỹ có truyền thống áp dụng quy tắc "yarn forward" (đối tác thương mại phải sử dụng sợi do họ tự sản xuất hoặc được sản xuất tại Mỹ).

Theo quy định này, nguồn gốc sản phẩm dệt may được tính là nơi mà sợi được dệt, có nghĩa là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, từ vải dệt của Trung Quốc sẽ được coi là hàng Trung Quốc dù nó được cắt may tại Việt Nam.

Như một phần trong thương thuyết, Việt Nam có thể đòi hỏi Mỹ chấp nhận một quy định cho phép những sản phẩm được cắt may ở Việt Nam ghi xuất xứ Việt Nam, bất kể nguồn gốc nguyên liệu vải là ở đâu. Các nhà sản xuất dệt may của Mỹ sẽ cực lực phản đối sự thay đổi này nhưng đó là một trong những đòi hỏi chủ chốt của Việt Nam, Mỹ có thể nới lỏng một số quy tắc bình thường, đặc biệt là khi nó kèm với những điều khoản bảo vệ hợp lý nhằm ngăn chặn hàng nhập khẩu tăng lên.

Việt Nam sẽ đối mặt với vô số thách thức khi thực hiện TPP. Theo quan điểm của tôi, có 3 thách thức dưới đây là lớn nhất:

Thứ nhất

  là lĩnh vực pháp lý. Hệ thống các quy định của Việt Nam nhìn chung kém phát triển hơn những bên khác của TPP, và việc đưa hệ thống quy định lên một mức tương xứng với các bên khác trong TPP là khá khó khăn.

Trong khi có một số ngoại trừ có thể được áp dụng để phản ánh việc Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng không nên mong chờ rằng mình có thể vượt qua hoàn toàn những đòi hỏi đó.

Thứ hai

, các ngành công nghiệp địa phương của Việt Nam cần tăng sự cạnh tranh nhập khẩu do mức thuế giảm. Có khả năng cam kết giảm thuế của Việt Nam sẽ thấp hơn một chút so với những nước khác, do vẫn là nước đang phát triển, song Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh nhập khẩu.

Thứ ba

, kinh tế Việt Nam được bảo hộ khỏi đầu tư nước ngoài nhiều hơn và gắn kết với chính phủ hơn bất cứ quốc gia TPP nào nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với đòi hỏi từ các nước TPP về việc mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài ở những lĩnh vực như viễn thông và dịch vụ tài chính. Thỏa mãn những yêu cầu này sẽ là thách thức về mặt kinh doanh và chính sách công.

Luật sư Jay L. Eizenstat, Esq

Hãng luật Miller & Chevalier Chartered

I.

Thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập TPP

·

Cải cách luật lao động để đạt các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được bởi các thành viên TPP

·

Quyền thương lượng giữa công đoàn và giới chủ

·

Quyền thành lập nghiệp đoàn

·Quy chế “Nền kinh tế phi thị trường”

·

Chỉ một vài nước TPP công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, các nước còn lại thì không.

·

Hoa Kỳ đưa ra một số tiêu chí theo pháp luật (chứ không phải tùy ý) để đánh giá một nước là nền kinh tế thị trường hay không

·

Khả năng chuyển đổi đồng tiền

·Các quyền lao động được quốc tế chấp nhận/tự do thỏa thuận mức lương

·

Đầu tư nước ngoài

·

Sở hữu/Kiểm soát của nhà nước đối với các tư liệu sản xuất

·

Kiểm soát của nhà nước đối với sự phân bổ các nguồn lực

·Các nhân tố khác

·

TPP sẽ không giúp loại bỏ các biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp mà Hoa Kỳ hiện đang áp dụng.

·

Hoa Kỳ chỉ loại bỏ các biện pháp đó theo các thủ tục hành chính nội địa cụ thể

·

TPP sẽ không giúp hạn chế việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam bán phá giá hoặc có trợ cấp.

·Nguy cơ Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp trong tương lai vẫn tiếp tục

·

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp cho nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá cho tới khi Việt Nam đạt được tiêu chuẩn nền kinh tế thị trường.

·

Hạn chế trong năng lực và thực thi

·

Các biện pháp không tuân thủ - Việt Nam muốn đạt được các ngoại trừ về nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc (MFN) trong GATs mà Hoa Kỳ trước giờ vẫn phản đối.

·Các cam kết về quyền sở hữu trí tuệ ở mức TRIPS +

·

Tham gia Hiệp định Mua sắm Chính phủ

·

Các cam kết về môi trường

·

Các Doanh nghiệp nhà nước

·Những quy tắc cứng rắn trong các lĩnh vực nhập khẩu nhạy cảm nhằm giảm thiểu thất thoát thương mại (Trung Quốc)

·

Ngành dệt may: các quy tắc về nguồn vải sợi, thẩm tra, không được sử dụng vải từ nước thứ ba

·

Nông nghiệp.

II. Cơ hội đối với Việt Nam khi tham gia đàm phán TPP

TPP là một Hiệp định Thương mại Tự do Khu vực Toàn diện

Một cơ hội tạo bước nhảy vọt:

·

Phát triển kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu

·Tạo thuận lợi trong thương mại/ hiệu quả trong chuỗi cung ứng

·

Hiện đại hóa/nâng cấp các lĩnh vực dịch vụ

·

Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước

·

Mở cửa thị trường mua sắm

Quy mô rộng lớn của TPP sẽ tạo những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam

·

Cam

kết về các lĩnh vực quan trọng:

·Dịch vụ (bảo hiểm, ngân hàng, tài chính, pháp lý và môi giới)

·

Đầu tư

·

Viễn thông và thương mại điện tử

·

Quyền sở hữu trí tuệ

·Các biện pháp vệ sinh dịch tễ

·

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Cơ hội đối với các ngành xuất khẩu của Việt Nam

Thuận lợi trong tiếp cận thị trường tất cả các nước TPP

·

Giảm thuế/ miễn thuế các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt ở tất cả các nước TPP

·Lợi ích có thể thấy ngay về tiếp cận thị trường đối với các loại hàng hóa hiện đang chiếm tỷ trọng thương mại đáng kể (dệt may, da giày)

·

Nuôi trồng thủy sản

·Dệt may

·

Da giày

·

Đồ nội thất

·

Giảm thuế đối với hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cắt giảm thuế đối với nhà nhập khẩu Hoa Kỳ

·Lợi ích trong dài hạn từ việc tiếp cận các ngành dịch vụ của Hoa Kỳ

Cải thiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu

·Các câu hỏi điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp bằng tiếng Việt

·

Nhóm công tác về vấn đề “tốt nhiệp” quy chế nền kinh tế phi thị trường

·

Tham vấn giữa chính phủ với chính phủ về các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp (chứ không chỉ có chống trợ cấp)

·

Cam

kết không sử dụng các biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp (ít có khả năng)

Sử dụng các cam kết TPP về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại/Các biện pháp vệ sinh dịch tễ để tránh các tranh chấp (ví dụ như vụ cá tra và basa)

VD về cơ hội của TPP đối với một số ngành xuất khẩu quan trọng của VN:

·

Nuôi trồng thủy sản (Cá phi lê, cá da trơn, tôm, v.v)

·

Năm 2009: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: 500 triệu USD

·Thuế của Hoa Kỳ: Khả năng áp thuế từ 0% tới 6% theo trị giá

·

Dệt may (Chương 61 và 62)

·

Năm 2009: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: 4 tỷ USD

·

Thuế của Hoa Kỳ: Khả năng áp thuế từ 0% đến 32% theo trị giá, và/hoặc mức thuế đặc biệt theo kg.

·Da giầy (Chương 6401-6405)

·

Năm 2009: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 1,3 tỷ USD

·

Thuế của Hoa Kỳ: Khả năng áp thuế từ 0% tới 37,5% trị giá, cộng với các mức thuế đặc biệt

·

Đồ gỗ (Chương 9401 và 9403)

·Năm 2009: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là 1,35 tỷ USD

·

Thuế của Hoa Kỳ: miễn thuế

·

Lợi ích từ giảm thuế/miễn thuế rất quan trọng đối với ngành giầy dép và dệt may.

·

Đã miễn thuế đối với thủy sản và đồ gỗ.

Kết luận

TPP đem đến một cơ hội “không thể bỏ lỡ” để Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với Hoa Kỳ và các thành viên TPP khác

Đối trọng lại ảnh hưởng Trung Quốc trong khu vực

TPP sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực:

·

Hàng hóa (tiềm năng tăng mạnh xuất khẩu da giày, quần áo, đồ gỗ, thủy sản)

·Các ngành dịch vụ

·

Các lợi ích cho Việt Nam từ các vấn đề chung

·

Quy định chặt chẽ

·

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa

·Cạnh tranh

·

Phát triển

·

Cơ hội để gây ảnh hưởng tới quy mô, kết cấu và tham vọng của TPP trong tương lai

·

Sự hậu thuẫn từ cộng đồng doanh nghiệp /ngành là chìa khóa cho thành công của TPP

·Tập trung vào các lợi ích đáng kể của Việt Nam ở thị trường nước ngoài

·

Các nhóm lợi ích ở thị trường trong nước sẽ tự lên tiếng

·

Việc tìm kiếm một hiệp định “hai tầng” sẽ không có lợi cho Việt Nam

·

Ủng hộ một hiệp định tiêu chuẩn cao với tham vọng lớn.

·Cơ hội cải thiện các vấn đề liên quan tới biện pháp phòng vệ thương mại

·

Cơ hội “tốt nghiệp” từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường trong tương lai

·

Những thách thức trong thực thi có thể vượt qua bằng:

·

Ý chí chính trị

·Thời kỳ quá độ

·

Hỗ trợ xây dựng năng lực/các nguồn lực bên ngoài.

Câu hỏi

Việt Nam có lợi gì từ những đàm phán TPP về IP? TBT? SPS? Mua sắm công?

Câu hỏi tại Hội thảo “Đàm phán TPP– Việt Nam được gì? Mất gì?”

Trả lời

Luật sư Jay L. Eizenstat, Esq (Hãng luật Miller & Chevalier Chartered):

Nhiều công ty Mỹ rất e dè khi đầu tư vào VN do quy định cũng như thực thi bảo hộ quyền SHTT ở đây còn kém. Đàm phán TPP sẽ thiết lập các quy tắc rõ ràng về bảo hộ quyền SHTT và thực thi các quy tắc này. Điều này sẽ tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch và thân thiện hơn, từ đó giúp thu hút nhiều FDI hơn, lợi ích mang lại cho VN cũng từ đây mà ra.

Các quy định của TPP về TBT và SPS sẽ giúp loại bỏ những rào cản phi thuế quan bóp méo thương mại và đảm bảo rằng các quy định hạn chế thương mại để bảo vệ sức khỏe sẽ dựa trên những yếu tố khoa học và đánh giá rủi ro rõ ràng. Điều này cũng sẽ thu hút đầu tư vào VN từ Mỹ và các nước TPP khác.

Về mua sắm công, đây là vấn đề ngày càng quan trọng đối với Mỹ cũng như các đối tác FTA của Mỹ. Nhận thức được vấn đề này cũng như tầm quan trọng của việc nâng cao các tiêu chuẩn và thực tiễn mua sắm công ở các nước thành viên WTO, trong nhiều đàm phán FTAs trước đây của mình, Mỹ rất đặc biệt nhấn mạnh việc các đối tác FTA phải gia nhập Hiệp định của WTO về mua sắm công và xem đây như là một phần của đàm phán FTA. Tác động rõ rệt nhất của việc này là số lượng các thành viên WTO áp dụng các quy định của Hiệp định về mua sắm công của WTO trong thực tiễn nước mình ngày càng tăng.

Đúng là trong tương lai gần, nếu TPP có một chương về mua sắm công, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà xuất khẩu và cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ (và các nước khác trong TPP) để có thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các hợp đồng của chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên điều này sẽ không kéo dài quá lâu. Qua thời gian, nền kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn và sẽ tích lũy đủ khả năng để tham gia đấu thầu các hợp đồng mua sắm công của Mỹ. Và vì thế điều quan trọng là ngay từ bây giờ Việt Nam tự mình cam kết xây dựng một cơ chế mua sắm công minh bạch và dựa trên pháp luật.

Câu hỏi

Liệu những lợi ích mà VN hy vọng có thể thu được từ TPP có bị vô hiệu hóa bởi các yếu tố khác như:

·

Thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp sẽ bị áp dụng nhiều hơn khi mà hàng VN vào Mỹ nhiều hơn?

·Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ sẽ ngày càng cao hơn?

·

Một số mặt hàng xuất khẩu quan trọng của VN hiện đã đang hưởng mức thuế 0% vào Hoa Kỳ và vì vậy chẳng cần TPP làm gì?

Nhiều độc giả

Trả lời

Luật sư Jay L. Eizenstat, Esq (Hãng luật Miller & Chevalier Chartered):

Nếu số vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp gia tăng thì điều này không thể là do TPP, nó chỉ có thể là do hàng VN phá giá hoặc được trợ cấp khi xuất vào Mỹ nhiều hơn.

Các quy định trong TPP dự kiến sẽ tăng các tiêu chuẩn và điều kiện đối với hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp cũng như tăng các tiêu chuẩn SPS. Điều này sẽ giúp làm cho thương mại trong TPP hiệu quả và minh bạch hơn.

Các lợi ích mà TPP mang lại là rất lớn, trên nhiều lĩnh vực và vì thế mặc dù thuế quan của một số mặt hàng vào Mỹ hiện đã bằng 0 và những ngành này không nhìn thấy lợi ích trước mắt khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì vẫn còn rất nhiều những lĩnh vực khác mà TPP có thể mang lại lợi ích to lớn như dịch vụ, đầu tư, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam do VN có môi trường đầu tư thân thiện, minh bạch và dự trên luật pháp.

Trong so sánh với VN, Mỹ đã có mức thuế bằng 0 với nhiều mặt hàng (kết quả của những đàm phán đa phương khác của Mỹ trong WTO), và vì thế lợi ích của Mỹ trong các FTA ở việc giảm/loại bỏ thuế là không nhiều mà chủ yếu là cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ.

Luật sư Eric C. Emerson

(Hãng luật Steptoe & Johnson)

:

  Luôn có những rủi ro mà theo đó, một vài lợi ích mong muốn sẽ không được thực hiện, hoặc là các rào cản AD/CVD hoặc là những hàng rào phi thuế quan. Chẳng hạn với nước Mỹ, chúng tôi từng có những ca thương mại tồi tệ như nhập khẩu gỗ thân mềm từ Canada.

Trong khi giao dịch theo khuôn khổ TPP có thể ko tự do hoàn toàn thì các số liệu thống kê lại cho thấy các hiệp định thương mại thường làm tăng khối lượng giao dịch thương mại.

Trong khi một nước luôn có thể viện dẫn một điều khoản bảo vệ, hoặc có thể cố gắng dựng lên một rào cản phi thuế quan, TPP sẽ khiến việc này trở nên khó khăn hơn và gần như chắc chắn sẽ đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp để giải tỏa những mối lo ngại này.

Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần đảm bảo rằng, các quy định của TPP trong lĩnh vực này phải ở mức chặt chẽ nhất. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu rằng, những quy tắc đó cũng có thể được dùng để chống lại Việt Nam nếu Việt Nam cố gắng bảo vệ bất cứ ngành công nghiệp nội địa nào trước sự cạnh tranh từ bên ngoài.

Câu hỏi:

Nếu Việt Nam mở cửa toàn diện thị trường dịch vụ, hàng hóa, đầu tư... thì có thể khai thác và hấp thụ được đến đâu? Sức chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam nếu gia nhập TPP ra sao? Thời điểm nào là thích hợp nhất để Việt Nam tham gia TPP?

Độc giả Vietnamnet

Trả lời:

Luật sư Trần Hữu Huỳnh (Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI):

Việc mở cửa toàn diện là một "kịch bản" khó có thể xảy ra ngay cả đối với một "hiệp định thế kỷ" như TPP. Trên thực tế, một "kịch bản" hiện thực là cắt giảm hầu hết các dòng thuế, mở cửa ở mức độ sâu về các mảng dịch vụ, thuận lợi hóa thủ tục đầu tư.

Khả năng khai thác và hấp thụ xét từ góc độ tích cực, cũng như khả năng chịu đựng của nền kinh tế xét từ góc độ tiêu cực phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh năng lực cạnh tranh của các ngành nội địa. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành nội địa, vai trò của Nhà nước là rất quan trọng.

Nâng cao hiệu quả cạnh tranh của Nhà nước, của doanh nghiệp, của sản phẩm, phụ thuộc không chỉ việc cải cách mạnh mẽ sâu rộng ở trong nước mà còn phụ thuộc nhiều vào việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế.

TPP mới đang là giai đoạn đàm phán, chưa phải là một khuôn khổ pháp lý như WTO. Vì vậy, việc kết thúc đàm phán và đi đến ký kết TPP phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa các bên. Hiện nay, khó có thể nói quá trình mất bao lâu. Dù nhiều nhà lãnh đạo mong muốn nó sớm kết thúc vào trong khoảng 2012.

Câu hỏi

Tại sao một hiệp định 2 tầng lại không có lợi cho VN?

Câu hỏi tại Hội thảo “Đàm phán TPP– Việt Nam được gì? Mất gì?”

Trả lời

Luật sư Jay L. Eizenstat, Esq (Hãng luật Miller & Chevalier Chartered

): Nói đến một hiệp định 2 tấng là nói đến hiệp định mà nội dung của nó sẽ bao gồm hai nhóm cam kết, một nhóm cam kết đầu đủ và một nhóm cam kết thấp hơn (về một hoặc một số lĩnh vực) mà các thành viên đang phát triển (như VN có thể lựa chọn cam kết hoặc không cam kết). VN nên có tính toán rộng hơn, xa hơn nếu muốn đòi hỏi nhiều hơn trong TPP – đừng yêu cầu hiệp định 2 tầng.

Nói cách khác, để có thể nhận được các lợi ích từ TPP, Việt Nam nên cam kết ở cùng tiêu chuẩn (cao) và các điều khoản như các thành viên TPP khác.

Sự đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) chính là một kiểu cam kết 2 tầng như vậy. Nó có thể là hiệu quả trong WTO nhưng không thích hợp với trường hợp FTA.

Điều VN nên làm không phải là yêu cầu một Hiệp định 2 tầng với mức cam kết mở cửa thị trường nội địa thấp hơn mà nên yêu cầu là một lộ trình dài hơn, với các hình thức hỗ trợ thực thi nhiều hơn. Điều này sẽ giúp cho VN vấn có thể từ từ thực hiện các cam kết TPP trong một vài năm mà không làm mất đi cơ hội từ những cam kết mở cửa đầy đủ, minh bạch… từ các nước khác trong TPP.

Câu hỏi:

Mỹ ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP vì muốn hiệp định này là đối trọng với Trung Quốc. Vậy, các nước sau khi gia nhập TPP thì mối quan hệ thương mại với Trung Quốc như thế nào?

Độc giả

[email protected]

Trả lời:

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:

  Mỹ quan tâm đến tham gia TPP trước hết vì lợi ích thương mại toàn cầu của họ, trong đó có việc muốn tăng cường lợi ích thương mại của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển rất năng động và hội nhập rất nhanh chóng và vai trò của hai nền kinh tế mới nổi lớn là Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày càng lớn trong khu vực.

Nhìn chung, các nước có quy mô kinh tế nhỏ hơn như Việt Nam đều mong muốn phát triển một cách hài hòa và cân bằng quan hệ kinh tế với các quốc gia lớn trên thế giới và trong khu vực. Ngoài Hoa Kỳ, Việt Nam và ASEAN cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế với Nhật Bản, EU, Nga, Trung Quốc...

Trung Quốc là một nền kinh tế rất lớn, có ảnh hưởng sâu rộng về nhiều mặt tới sự phát triển trong khu vực. Do vậy, đương nhiên Việt Nam cũng như các nước khác trong TPP sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại với người bạn hàng rất quan trọng này.

Việt Nam tham gia TPP sẽ không ảnh hưởng tiêu cực gì tới quan hệ thương mại Việt - Trung. Trái lại, nếu thông qua tham gia TPP, Việt Nam có thể cải thiện năng lực cạnh tranh của mình thì quan hệ thương mại Việt - Trung sẽ có thể được cải thiện theo hướng cân bằng hơn, bền vững hơn, thực sự đảm bảo lợi ích của hai bên hơn.

Câu hỏi:

Việt Nam đã tham gia rất nhiều hiệp định thương mại đa phương. Trong đó nổi bật là AFTA và WTO. Ai cũng khẳng định những lợi ích dài hạn và xu thế không thể cưỡng lại của hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, với hai hiệp định đa phương trên, đến thời điểm này, dường như chứng ta chưa tận dụng được hết lợi ích để khai thác thị trường trong khi các nước khác lại có lợi thế để thâm nhập Việt Nam mạnh hơn. Cụ thể, với AFTA, Việt Nam đang nhập khẩu tăng nhanh hơn so với xuất khẩu ra ASEAN, với WTO trong khi xuất khẩu chỉ tăng ở mức vừa phải thì chúng ta đang phải lên tục giảm thuế theo cam kết dẫn đến nhập khẩu tăng và nhập siêu nhiều; các nhà phân phối đang vào Việt Nam nhiều hơn...? Vậy chúng ta có đặt vấn đề tham gia thêm các hiệp định đa phương khi chưa có đủ năng lực.

Trong khi đó đàm phán đa phương, Việt Nam lại ký kết nhiều hiệp định song phương và có những lợi ích cụ thể, trực tiếp. Có mối quan hệ nào giữa song phương và đa phương và có sự lựa chọn nào giữa hai hiệp định này?

Độc giả Phong Vũ (Quảng Bình)

Trả lời:

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:

  Thực tế ở nước ta trong 25 năm đổi mới vừa qua chứng minh rất rõ lợi ích cơ bản và to lớn của hội nhập quốc tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Không có hội nhập thì đổi mới không thể thành công và không có đổi mới thì chúng ta cũng không thể hội nhập quốc tế được.

Riêng đóng góp của xuất khẩu, thu hút FDI và các nguồn lực từ bên ngoài trong tăng trưởng và phát triển các ngành, các vùng của chúng ta trong thời gian qua đã chứng minh điều đó.

Tất nhiên trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta cũng còn những khiếm khuyết phải rút kinh nghiệm. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như thu hút FDI, chúng ta chưa thực sự tận dụng được mọi cơ hội cũng như khắc phục những thách thức từ tiến trình này.

Nhìn riêng, quá trình thực hiện từng cam kết hội nhập như với ASEAN, WTO, các cơ chế ASEAN+... đều còn nhiều điều phải cải thiện để giành 

lợi ích xứng đáng hơn cho đất nước và khắc phục những thách thức còn đè nặng lên nền kinh tế và các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể vì thế mà dừng lại trong khi xu hướng chung trên thế giới và khu vực đều tiếp tục thúc đẩy những cuộc đàm phán để đạt được những cam kết mới với các đối tác kinh tế quan trọng.

Trong hợp tác kinh tế quốc tế, các quan hệ đa phương và song phương đều quan trọng. Một nền kinh tế với quy mô như nước ta không thể dàn trải để thiết lập quan hệ như nhau với mọi đối tác.

Do vậy, trên nền tảng các quan hệ đa phương quan trọng đã được thiết lập, trong vài năm gần đây, chúng ta đã tập trung nỗ lực một mặt thực hiện các cam kết đa phương, một mặt khởi động và thúc đẩy các quan hệ song phương với các đối tác cần thiết, đặc biệt với một số đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với nước nhà.

Thực tế cho thấy, mặc dù chúng ta có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, đã thu hút đầu tư từ hơn 70 quốc gia, song những bạn hàng lớn nhất về thương mại và đầu tư đều tập trung vào một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trên cơ sở tiềm năng phát triển còn to lớn trong quan hệ với một số đối tác đó mà chúng ta và họ đã và đang cùng nhau thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương. Các quan hệ kinh tế song phương giúp cho Việt Nam phát triển cũng sẽ giúp cho chúng ta thúc đẩy quan hệ với các quốc gia khác và thực hiện tốt hơn các cam kết hội nhập quốc tế khác.

Câu hỏi

So với một FTA song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, TPP có lợi hơn ở điểm nào?

Nhiều độc giả

Trả lời

Luật sư Jay L. Eizenstat, Esq (Hãng luật Miller & Chevalier Chartered):

Câu hỏi này dựa trên suy đoán là một FTA song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là một khả năng tương đối hiện thực. Tuy nhiên trên thực tế suy đoán này là không đúng. Hoa Kỳ đã quyết định rằng trong thời gian tới sẽ theo đuổi chiến lược FTA tham vọng hơn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, một chiến lược sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho các nhà xuất khẩu và cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ hơn là ký kết một FTA với riêng Việt Nam.

Nếu Việt Nam muốn có quan hệ thương mại “ưu tiên” với Hoa Kỳ thì TPP là công cụ để đạt được mong muốn này.

Luật sư Eric C. Emerson

(Hãng luật Steptoe & Johnson)

:

  Theo tôi, nếu Việt Nam muốn mở rộng hơn mối quan hệ thương mại với Mỹ, thì một lộ trình đa phương sẽ tốt hơn là những thỏa thuận song phương.

Chắc chắn là thỏa thuận đa phương sẽ khó đàm phán hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, có vẻ như Việt Nam đang trở thành mối quan tâm lớn nhất ở Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề quyền lợi người lao động hay xuất khẩu dệt may. Nếu hai bên đàm phán về một thỏa thuận song phương, tôi tin là những người muốn mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam sẽ khó khăn hơn trong việc vượt qua những phản đối chính trị.

Tuy nhiên, nếu Mỹ có thể đàm phán được thỏa thuận TPP đa phương, điều vốn đã được nhiều khu vực ở Mỹ coi như một thỏa thuận có lợi, như tạo ra sự tiếp cận thị trường rộng hơn, bảo vệ TPP tốt hơn và mở ra các cơ hội lớn hơn về gắn kết quy định giữa các quốc gia thành viên, thì sự ủng hộ sẽ vượt xa những phản đối.

Câu hỏi:

Nếu tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải cải cách một số vấn đề như vấn đề pháp luật lao động cho phù hợp các tiêu chuẩn của các nước thành viên... Hiện Việt Nam  đã chuẩn bị được những bước đi gì cho việc tham gia này?

Độc giả Thu Hằng (42 tuổi, Giảng viên Đại học tại Đà Nẵng)

Trả lời:

Luật sư Trần Hữu Huỳnh (Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI):

 Thứ nhất là hiện nay, TPP mới đang trong giai đoạn đàm phán giữa các thành viên. TPP mới là hiệp định đang được xây dựng. Vì thế, chưa có cái gọi là "tiêu chuẩn của các nước thành viên".

Về pháp luật lao động, hiện chưa chắc chắn Việt Nam phải cải cách gì liên quan đến pháp luật lao động cũng như những mảng pháp luật nội địa khác, do đàm phán TPP chưa đi vào các vấn đề cam kết cụ thể.

Hiện nay, vấn đề lao động được đặt ra trong đàm phán TPP bao gồm: quyền thương lượng của người lao động đối với giới chủ sử dụng lao động, về lương, ngày làm việc, điều kiện lao động, điều kiện về bảo hiểm, quyền trong việc ký kết các hợp đồng lao động...

Nhưng với vai trò là thành viên, một bên đàm phán bình đẳng như tất cả các thành viên khác, Việt Nam hoàn toàn có quyền đề xuất, can thiệp vào việc định hình các cam kết này. Tôi xin nhấn mạnh, không phải là chúng ta bị động hoàn toàn trong đàm phán, không buộc phải chấp nhận các cam kết mà các thành viên khác đề xuất.

Tuy nhiên, việc cải thiện pháp luật lao động, tiến dần tới các tiêu chuẩn lao động tiên tiến của quốc tế nên là việc cần phải làm và thường xuyên làm.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp của chúng ta đã đáp ứng tiêu chuẩn lao động cao, khi gia công hay hợp tác sản xuất với các đối tác nước ngoài. Ví dụ như tiêu chuẩn sạch, xanh, trách nhiệm xã hội. Vì vậy, việc tiếp nhận các tiêu chuẩn mới không hẳn là một thách thức quá lớn đối với chúng ta.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:

  Đàm phán TPP khác với đàm phán WTO. Đối với các nước tham gia WTO, quá trình đàm phán đều là đàm phán "một chiều", theo cách nước muốn gia nhập phải đưa ra những cam kết của mình mà không thể thương lượng, đưa thêm nội dung gì vào hiệp định WTO đã có. Chỉ sau khi trở thành thành viên WTO, nước đó mới có quyền tham gia các đàm phán mới của WTO hoặc đề xuất những vấn đề mới để WTO xem xét đưa ra đàm phán chung.

Tuy nhiên, chấp nhận và chấp hành các luật chơi của WTO cũng hoàn toàn không phải là một điều dễ dàng đối với các nước muốn gia nhập. Trung Quốc đã mất 15 năm và Việt Nam mất 12 năm đàm phán mới được kết nạp vào WTO.

Tham gia TPP, Việt Nam có cơ hội là một đối tác đàm phán bình đẳng với 8 thành viên của TPP hiện nay để cùng nhau đưa ra những cam kết chung trong TPP.

Rõ ràng Việt Nam có điều kiện tốt hơn để cân nhắc các lợi ích và thách thức của mình cũng như của các thành viên liên quan để có thể chủ động đàm phán nhằm đi tới những thỏa thuận cùng có lợi.

Tất nhiên, mọi cuộc đàm phán đều đòi hỏi các bên thông hiểu và sẵn sàng thỏa hiệp với nhau. Điều quan trọng nhất là chúng ta bảo vệ và giành được những lợi ích cốt lõi của mình. Những lợi ích này phải được đặt trong yêu cầu phát triển với chuẩn mực ngày càng cao hơn của đất nước.

Luật sư Eric C. Emerson

(Hãng luật Steptoe & Johnson)

:

  Nếu chưa thực thi, Việt Nam nên tập hợp nhóm các chuyên gia trong những lĩnh vực chủ chốt, vốn đòi hỏi phải sửa đổi quy định. Những nhân vật này có thể là quan chức chính phủ, hội ngành nghề, học giả và các chuyên gia khác, lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ (đặc biệt là ở những chuyên ngành như lao động và môi trường).

Một khi đã tập hợp, các vị này sẽ nhận diện những lĩnh vực mà các quy định hiện hành của Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế và những gì cần phải nâng lên chuẩn cần thiết. Quá trình này sẽ bắt đầu khiến cho các nhà thương thuyết nhận biết được đất nước đang bị tụt hậu ở chỗ nào, cần đưa ra thay thế nào để nâng quy định lên tiêu chuẩn chấp nhận được.

Câu hỏi

Trên thực tế, vấn đề NME là một trong những nội dung quan tâm lớn nhất của Việt Nam trong TPP. Hơn thế nữa, trong thời gian qua, đã có trên 20 nước đã công nhận Việt Nam là ME mà không cần dựa trên những tiêu chí pháp lý cụ thể nào - đây cũng là cách mà WTO, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã công nhận Campuchia là ME?

Vậy tại sao Việt Nam lại không thể hy vọng được Hoa Kỳ công nhận quy chế nền kinh tế thị trường thông qua đàm phán TPP? Việt Nam phải làm gì?

Nhiều độc giả

Trả lời

Luật sư Jay L. Eizenstat, Esq (Hãng luật Miller & Chevalier Chartered):

Khả năng Hoa Kỳ công nhận VN là ME là có thể, nhưng tôi không cho rằng đây sẽ là một quyết định chính trị của phía Hoa Kỳ mà không dựa trên bất kỳ thay đổi nào trong cơ chế pháp lý của phía Việt Nam. Quyết định công nhận hay không công nhận ME dựa trên pháp luật Hoa Kỳ và thường không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chính trị nào.

Việc VN xem vấn đề ME là một trong những vấn đề ưu tiên trong đàm phán TPP là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên sẽ rất khó để đạt được điều này. Hoa Kỳ có thể đồng ý đẩy nhanh việc xem xét cho VN sớm tốt nghiệp ME nếu điều này đồng thời với những thay đổi rõ rệt trong chế độ pháp lý của Việt nam. Tuy nhiên sẽ rất khó mường tượng khả năng DOC sẽ trao quy chế ME cho VN mà không dựa trên bất kỳ thay đổi nào so với hiện tại.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:

  Trong các nước tham gia đàm phán TPP, một số nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, như: Singapore, Brunei, Australia, New Zealand, Malaysia. Nước mà Việt Nam cần phải đàm phán và có lẽ khó nhất để đàm phán tìm kiếm sự công nhận thể chế kinh tế thị trường cho Việt Nam chính là Hoa Kỳ.

Cho đến nay, một số sản phẩm của Việt Nam đã bị Hoa Kỳ áp dụng những biện pháp chống bán phá giá. Hoa Kỳ là một thị trường xuất khẩu lớn của VN nên đương nhiên Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có kinh tế thị trường để giảm bớt sức ép của những vụ kiện tương tự từ Hoa Kỳ.

Trong một thiết chế mà đa số thành viên đã công nhận kinh tế thị trường ở Việt Nam như TPP thì việc đàm phán với Hoa Kỳ có thể đỡ khó khăn hơn so với việc Việt Nam đàm phán song phương với Hoa Kỳ về vấn đề này. Mặt khác, chính Hoa Kỳ cũng rất quan tâm tới việc Việt Nam tham gia TPP.

Do vậy, hai bên có thể tìm cách đến gần nhau hơn trong vấn đề này để đảm bảo lợi ích chung dài hạn mà cả hai bên cùng hướng tới.

Luật sư Eric C. Emerson

(Hãng luật Steptoe & Johnson)

:

  Do không thể nói với Việt Nam như các quốc gia khác, theo tôi, Mỹ khó có thể đồng ý coi Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế thị trường trong thỏa thuận TPP. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tìm kiếm để có TPP gồm cả quá trình chuyển giao để Việt Nam tiến lên một quốc gia có nền kinh tế thị trường vào trước năm 2018 - thời điểm hoàn tất theo thỏa thuận bổ sung.

Việt Nam cũng có thể tìm kiếm những ngành công nghiệp nhất định để được coi là "ngành công nghiệp hướng thị trường" để Bộ Thương mại Mỹ bắt buộc phải dùng biện pháp kinh tế thị trường cho những trường hợp đó.

Việt Nam là nước bị phàn nàn nhiều về vi phạm sở hữu trí tuệ, mặc dù Mỹ rất tích cực khuyến khích Việt Nam gia nhập TPP nhưng vẫn không bỏ qua những yêu cầu tối thiểu về sở hữu trí tuệ. Theo ông, Việt Nam nên làm gì để đáp ứng những điều kiện mà Mỹ đặt ra?

Độc giả Hồng Ngân (Bộ KH-CN)

Trả lời:

Luật sư Trần Hữu Huỳnh (Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI):

Về sở hữu trí tuệ, như tôi được biết, yêu cầu từ phía một số thành viên đàm phán cao hơn là các cam kết trong WTO, hay còn gọi là "TRIPS+" . Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc chấp nhận vô điều kiện "TRIPS+" là rất khó khả thi. Do đó, chúng ta căn cứ vào năng lực sản xuất, công nghệ của doanh nghiệp, khả năng quản lý của các cơ quan Nhà nước có liên quan, các điều kiện kinh tế xã hội khác để đạt mức gần "TRIPS+" có thể.

Trong thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta cần phải kiên quyết, nghiêm khắc để pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng, pháp luật kinh doanh nói chung có đủ sức hấp dẫn những nhà đầu tư lớn, với những công nghệ hiện đại đầu tư vào Việt Nam, cùng với Việt Nam vượt qua cái bẫy của nước có nước có mức thu nhập trung bình.

Luật sư Eric C. Emerson

(Hãng luật Steptoe & Johnson)

:

Một trong những đòi hỏi mạnh nhất của Mỹ với đối tác Hiệp định tự do thương mại của nước này là thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam không nên mong đợi Mỹ hay bất cứ quốc gia TPP nào khác cho phép Việt Nam chậm trễ trong việc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Nói chung, việc thực thi bảo vệ sở hữu trí tuệ gồm 2 phần: cơ cấu pháo để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và việc áp dụng thực tế.

Liên quan tới khía cạnh đầu tiên của việc thực thi sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã có những bước tiến lớn hồi 2009 trong việc cải tổ và tăng cường luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần xem xét các quy định bổ sung ở một số lĩnh vực nhất định để đảm bảo rằng có một kết cấu pháp lý vững chắc cho việc giải quyết những vi phạm sở hữu trí tuệ. Trong lĩnh vực này, tôi cho rằng các bên trong TPP sẽ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng những quy định phù hợp.

Việt Nam dường như đang kém ở lĩnh vực thực thi, đặc biệt với truyền thông đại chúng như CD, DVD.. và trong lĩnh vực sao chụp bất hợp pháp trên Internet. Cả hai khu vực này đều khó giải quyết, đặc biệt là ở một nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế. Ở đây, Việt Nam có thể nhờ các bên khác của TPP trợ giúp, có lẽ dưới dạng một ủy ban chung để thực thi bảo vệ sở hữu trí tuệ, để thu thập ý tưởng và chỉ dẫn về cách chống các dạng của xâm phạm.

Theo phán đoán của tôi, trong những cuộc thương thuyết như vậy, thái độ của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ có lẽ cũng quan trọng ngang với việc theo dõi vi phạm trong thực tế. Ghi nhận những vi phạm sở hữu trí tuệ và tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với các đối tác TPP để giải quyết vấn đề sẽ dần hướng tới giải tỏa lo ngại của các đối tác TPP khác.

Câu hỏi:

TPP sẽ tạo điều kiện mở ra thị trường rộng lớn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, cũng như mở ra hợp tác kinh tế nhiều mặt với các nước khác. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải giải bài toán: làm thế nào để hạn chế thách thức cạnh tranh ngày càng lớn với hàng hoá của Việt Nam, với doanh nghiệp và với cả nền kinh tế?

Độc giả Cao Thanh Bình (Quảng Ninh, kỹ sư xây dựng)

Trả lời:

Luật sư Trần Hữu Huỳnh (Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI):

    Theo tôi, câu hỏi của bạn là có cơ sở thực tế và kinh nghiệm, thực tiễn cho thấy rằng, việc "thua trên sân nhà" là đã xảy ra đối với một thị trường nào đó, ở một hiệp định nào đó. Còn nếu phân tích sâu hơn thì thực tiễn cũng cho thấy, có những thị trường chúng ta xuất siêu, do đó, câu trả lời khả năng "thua trên sân nhà" là có thể xảy ra.

Nhưng có 2 điều cần lưu ý. Thứ nhất, hàng ngoại vốn đã chiếm thị phần lớn ở Việt Nam. Vì vậy, rất có thể với TPP, vấn đề sẽ nằm ở việc phân chia lại thị phần giữa các nhà xuất khẩu nước ngoài tại Việt Nam. Nếu các qui định của TPP tạo thuận lợi bao gồm thuế, thuận lợi hóa hải quan, minh bạch thủ tục, bảo hộ tốt về sở hữu trí tuệ ở mức cao hơn so với các cam kết khác thì không loại trừ hàng hóa của các nước có công nghệ sản xuất tiên tiến với giá cả phù hợp sẽ hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng Việt Nam.

Thứ hai là, một số ngành, doanh nghiệp của Việt Nam cũng tự tin rằng, các sản phẩm của mình sẽ chiếm lĩnh những phân khúc thị trường với lợi thế về giá.

Về các biện pháp nâng cao tính cạnh tranh có thể nói rất nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là quan niệm của chúng ta về việc chấp nhận coi cạnh tranh như là một sức ép để từ đó, có động cơ tốt, để doanh nghiệp tự đổi mới, cải thiện sức cạnh tranh của mình.

Hội nhập sâu với việc cam kết mở rộng sâu các mảng dịch vụ đầu tư cũng là một biện pháp để thu hút các nhà đầu tư đến từ các thành viên TPP với công nghệ tốt, quản trị tốt, cùng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần giảm thâm hụt ngân sách, có các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, có đủ khả năng để cạnh tranh với các hàng nhập ngoại. Từ đó, có thể giúp giảm thiểu nhập siêu.

Vấn đề còn lại là, cần phải xây dựng một môi trường pháp luật kinh doanh có khả năng cạnh tranh hơn nhiều quốc gia khác để hiện thực quá quá trình đó.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

: TPP cũng như mọi hiệp định về hội nhập quốc tế mà chúng ta tham gia đều nhằm mở rộng hợp tác kinh tế với các nước, thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Và cũng như các hiệp định đã tham gia, TPP có thể giúp VN đạt được những điều đó.

Tuy nhiên, rõ ràng là trong mọi cuộc chơi, phần thắng bao giờ cũng chỉ đến với những người có năng lực vượt qua thách thức của cạnh tranh, nắm bắt cơ hội để vượt lên chính mình và vượt lên hoặc cùng các đối thủ cạnh tranh khác chia sẻ thành công trên thương trường.

Bài toán về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và doanh nghiệp VN sẽ tiếp tục là bài toán quan trọng nhất mà nhà nước, doanh nghiệp và cả cộng đồng người dân VN nói chung, hợp sức để giải. Điều đáng tiếc là trong những năm qua, chúng ta đã nói rất nhiều, bàn rất nhiều và cũng đã đầu tư không ít tiền của, sức lực, tài nguyên và nỗ lực này nhưng kết quả đạt được cũng vẫn còn khá khiêm tốn.

Trong thời gian gần đây, không ít nghiên cứu đã được các tổ chức trong nước và nước ngoài đưa ra để đánh giá thành quả và những vấn đề trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Rất nhiều kiến nghị cũng được đưa ra nhằm thay đổi mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam.

Sáng hôm nay, Michael Porter, nhà kinh tế hàng đầu thế giới về cạnh tranh, đã cùng một nhóm nghiên cứu đưa ra báo cáo đầu tiên về năng lực cạnh tranh của VN, trong đó có một số khuyến nghị cụ thể rất đáng xem xét. Mong rằng, lãnh đạo Chính phủ, các ngành quan tâm và đưa ra những quyết định cần thiết để thực hiện những giải pháp cụ thể cho vấn đề thực sự cấp bách này.

Câu hỏi:

Mỹ đang đề xuất về qui định về xuất xứ hàng hóa trong TPP, khi xuất khẩu sẽ phải có nguồn gốc từ các nước thành viên TPP mới được hưởng lợi của TPP. Trung Quốc không thuộc nhóm TPP. Nếu chấp nhận thì những ngành nào ở Việt Nam sẽ bị bất lợi trước mắt?

Độc giả

[email protected]

Trả lời:

Luật sư Trần Hữu Huỳnh (Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI):

 Theo tôi, cách tiếp cận vấn đề có thể rộng hơn, không chỉ liên quan đến một nước cụ thể như bạn đã nêu mà liên quan đến tất cả các nước nào không phải là thành viên của TPP.

Theo những đề xuất về xuất xứ hàng hóa trong TPP, được hiểu là, các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên TPP khác đều phải có xuất xứ "nội khối TPP".

Ví dụ, vải từ Việt Nam xuất khẩu vào các thành viên TPP khác, phải có xuất xứ của Việt Nam hoặc có xuất xứ từ các thành viên khác TPP. Khi đó các sản phẩm này mới được hưởng các ưu đãi mà các thành viên TPP dành cho nhau.

Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi nói trên.

Ở đây, nếu TPP được ký kết với qui tắc xuất xứ nội khối như trên thì có thể thấy dự đoán trước 2 khả năng: Một là, những ngành gia công chế biến như dệt may, da giày, điện tử, gỗ... hiện nay đang nhập khẩu từ các nước thứ 3 ngoài TPP cần phải được rà soát lại để tăng cường sử dụng các nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu các nguyên liệu của các nước trong TPP.

Hai là, những ngành sản xuất hiện nay ở trong nước cũng cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh với các hàng hóa từ các nước TPP, sẽ được hưởng những ưu đãi rất lớn khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Quy tắc xuất xứ này của TPP vừa là một thách thức, cũng vừa là một cơ hội đối với các ngành sản xuất của Việt Nam. Nếu vượt qua được thách thức, khai thác được cơ hội, Việt Nam sẽ vượt qua gia công đơn giản, sử dụng lao động giá rẻ.

Câu hỏi

:

Khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam phải tuân thủ những quy định có sẵn, bất kể những quy định đó như thế nào. Tuy nhiên, khi gia nhập TPP vào thời điểm này, Việt Nam có thể tham gia tiến trình xây dựng các quy định của TPP. Vậy Việt Nam nên làm gì đối với những quy định TPP để đảm bảo lợi ích của mình?

Những lỗi chung nào mà những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thường mắc phải khi gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế? Việt Nam cần làm gì để tránh những sai phạm như vậy?

Độc giả Vietnamnet

Trả lời

:

Luật sư Eric C. Emerson

(Hãng luật Steptoe & Johnson)

:

·Câu hỏi này nêu bật một trong những lý do thuyết phục nhất đối với Việt Nam khi tham gia tiến trình thương thuyết TPP lúc này. Đó là khả năng tham gia vào việc xây dựng thỏa thuận thay vì đồng ý với các điều khoản sau đó.

Việc trả lời cho câu hỏi này tùy thuộc một phần vào những mục tiêu cụ thể mà Việt Nam tìm kiếm trong quá trình thương thuyết. Một ví dụ về thay đổi quy định đã được đề cập ở trên liên quan tới nguồn gốc sản phẩm dệt may. Thay đổi hay nới lỏng quy tắc "yarn forward" có thể tăng đáng kể sự tiếp cận của Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Một ví dụ khác được đề cập dưới đây, cụ thể là, tìm kiếm một quy định để đẩy nhanh việc Việt Nam có được vị thế là một nền kinh tế thị trường trong những vụ việc liên quan tới thuế chống phá giá. Do đây là vấn đề cần phòng thủ, Việt Nam sẽ muốn tập trung vào những vấn đề này, nơi mà vị thế duy nhất của Việt Nam không giống bất cứ nước nào khác, để những quy định của thỏa thuận sẽ không tác động bất lợi cho Việt Nam.

Ví dụ, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục nằm dưới sự thống lĩnh của các công ty thuộc sở hữu nhà nước ở một mức lớn hơn bất kỳ một quốc gia TPP nào khác. Đảm bảo rằng những công ty đó không bị đối xử phân biệt là một mục tiêu quan trọng.

·

Khi ngồi vào bàn đàm phán, các đại diện của Việt Nam sẽ thương thuyết với những đại diện được sự ủng hộ to lớn từ cộng đồng kinh doanh trong nước. Ví dụ, tại Mỹ, liên hiệp các ngành kinh doanh, các liên minh đặc biệt và các công ty tư nhân thường cung cấp đại diện thương mại của Mỹ tài liệu, dự thảo và ý tưởng cho tiến trình đàm phán.

Tôi cho rằng cộng đồng kinh doanh ở nhiều nước đang phát triển, gồm cả Việt Nam, không tích cực tham gia tiến trình đàm phán như cộng đồng kinh doanh ở những nước phát triển. Chắc chắn là Việt Nam có những nhà thương thuyết tài giỏi nhưng họ vẫn có thể hoàn thành công việc tốt hơn nếu được hỗ trợ đầy đủ từ cộng đồng kinh doanh trong nước.

Câu hỏi:

Xưa nay mỗi lần tham gia một hiệp định, các chuyên gia chỉ đưa ra được cái hay mà không chỉ ra được cái dở, hoặc cái hay thì đa số, cái dở thì một dòng. Đến khi ký xong rồi, thì mới nêu ra thì đã muộn. Với TPP lần này thì thế nào? Việt Nam đã dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu và kết quả ra sao?

Trong đàm phán gia nhập WTO, chúng ta đã rút ra nhiều bài học trong việc đàm phán, thỏa thuận về mức thuế. Vậy, đối với TPP, Việt Nam cần quan tâm và chú trọng đến yếu tố nào nhất? Nói Việt Nam chủ động hội nhập thì cụ thể phải hiểu như thế nào? Việt Nam phải làm gì để thực sự hội nhập?

Nhiều độc giả

Trả lời:

Luật sư Trần Hữu Huỳnh (Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI):

   Về câu hỏi thứ nhất, n ếu tôi hiểu không nhầm thì ý của bạn trong câu hỏi là, xưa nay, khi tham gia một hiệp định, các chuyên gia chỉ đưa ra được những cơ hội mà không chỉ ra được những thách thức.

Nếu hiểu vấn đề như vậy, tôi cho rằng, nhận xét của bạn là tương đối đúng. Nhưng nếu nhìn ở góc độ tích cực, ta thấy rằng, trong mỗi cơ hội đó đều có thách thức và trong mỗi thách thức đều có cơ hội.

Nhìn lại quá trình đàm phán trước đây, có thể thấy, mặc dù các đoàn đàm phán đều có rất nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn có những điều có thể rút kinh nghiệm, như một là đánh giá tác động của các hiệp định thương mại một cách toàn diện, trên bài toán lợi ích và chi phí tổng thể.

Thứ hai là, để đánh giá được điều này, ngoài các cơ quan quản lý Nhà nước, cần có tiếng nói tham vấn, phản biện của các ngành hàng, doanh nghiệp là những đối tượng chịu ảnh hưởng của các hiệp định thương mại đó. Có tiếng nói của họ, việc đánh giá tác động sẽ được toàn diện hơn, cụ thể hơn, chính xác hơn và một điều hết sức quan trọng là, chúng ta thực hiện các cam kết với một vị thế chủ động hơn, tích cực hơn.

Cùng với thời gian, những vấn đề này đang được cải thiện dần, đã có những diễn đàn giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các hiệp hội, doanh nghiệp, trao đổi về những vấn đề minh bạch trong quá trình đàm phán các hiệp định.

Chúng ta hi vọng rằng, trong tương lai gần, cái hay, cái dở theo ý của bạn, hoặc cơ hội và thách thức theo cách hiểu của tôi sẽ được nêu ra một cách minh bạch, khoa học và thực tiễn.

Tôi tin rằng, TPP lần này, với ý nghĩa là một hiệp định của thế kỷ 21, sẽ tác động và ảnh hưởng lớn lao đối với việc thúc đẩy Việt Nam phát triển bền vững.

Quá trình chuẩn bị, đàm phán, tham vấn ý kiến rộng rãi của các chủ thể có liên quan, sẽ được thực hiện một cách chủ động, bài bản và cầu thị.

Để đi đến quyết định trở thành thành viên đàm phán đầy đủ của TPP, Việt Nam đã phải mất ít nhất

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:

 Về câu hỏi thứ hai, thì t ừ những bài học của việc đàm phán và đặc biệt là việc thực hiện các cam kết với WTO trong gần 4 năm qua, trong việc chuẩn bị tham gia TPP chúng ta rất cần quan tâm tới một số công việc quan trọng sau:

1. Nghiên cứu để đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực của TPP đối với nền kinh tế, các ngành, các sản phẩm quan trọng và các doanh nghiệp VN. Nghiên cứu này cần được làm một cách sâu rộng, có tính toán đến bối cảnh của nước ta, và đặc biệt là bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quyết liệt trong khu vực và trên toàn cầu hiện nay và tương lai.

2. Tham vấn rộng rãi các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và các đối tượng liên quan trong xã hội. Tham vấn này một mặt giúp các doanh nghiệp và các đối tượng khác có được thông tin, dự báo cần thiết về tiến trình tham gia TPP, mặt khác, giúp các cơ quan nhà nước hiểu rõ hơn thực tiễn trong các lĩnh vực cụ thể trong đời sống kinh tế xã hội để có quyết định đúng đắn khi đàm phán và cam kết với TPP.

3. Tiến hành các biện pháp cải cách thể chế, tái cấu trúc kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành, các sản phẩm, các doanh nghiệp. Đây là sự chuẩn bị quan trọng và cấp thiết để chúng ta có thể chủ động đối phó với những thách thức và tận dụng các cơ hội có thể mở ra khi tham gia TPP.

Đây cũng chính là những việc cần làm nhất để chủ động hội nhập.

một năm để cân nhắc, sau khi tham gia 3 vòng đàm phán TPP với tư cách là thành viên quan sát.

Hi vọng rằng, khoảng thời gian mà các thành viên khác cho là "trì hoãn" này của Việt Nam đã được các nhà hoạch định chính sách của chúng ta dành cả cho việc cân nhắc những thiệt - hơn từ TPP đối với Việt Nam trong tương lai cũng như chuẩn bị những phương án thích hợp để đàm phán đạt hiệu quả cao nhất có thể.

Bài học thành công và chưa thành công trước đây, sẽ giúp chúng ra rút ngắn quá trình này. Tuy nhiên, có một điểm cần nhắc lại, là những cân nhắc tính toán nghiên cứu này nếu có cần phải tính tới lợi ích của doanh nghiệp và cộng đồng nói chung.

Câu hỏi:

Xin hỏi vai trò của VCCI, cụ thể là Ban Pháp chế, trong việc tư vấn và hỗ trợ Việt Nam đàm phán gia nhập TPP ra sao? VCCI có gặp khó khăn gì và cần được hỗ trợ như thế nào, đặc biệt là đội ngũ luật sư?

Nhiều độc giả

Trả lời:

Luật sư Trần Hữu Huỳnh (Chủ tịch Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại Quốc tế - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI):

VCCI là đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, có chức năng tham vấn về chính sách và pháp luật cho Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Tham gia vào hoạt động tư vấn các chính sách thương mại quốc tế là một trong những nội dung hoạt động của VCCI. Điểm mới trong hoạt động này là kiến nghị để Việt Nam tham gia các công ước quốc tế, ví dụ như Công ước mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước VIEN 1980) hay lấy ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về các dự thảo hiệp định thương mại quốc tế mà các đoàn đàm phán Việt Nam đang triển khai.

Để thực hiện chức năng này, VCCI đã hướng dẫn các ngành, doanh nghiệp, hiệp hội xác định các quan điểm phù hợp, khuyến khích việc nêu ý kiến, tổng hợp và hài hòa hóa các lợi ích, mâu thuẫn để đề xuất với Chính phủ, theo dõi và phản hồi và là cầu nối giữa doanh nghiệp và Chính phủ trong vấn đề này.

Khó khăn lớn nhất là nhận thức hiện nay của các ngành doanh nghiệp về vấn đề này chưa cao, chưa chủ động tham gia. Mong muốn của VCCI là, để minh bạch trong chính sách, giảm thiểu các xung đột về lợi ích hạn chế bớt các rủi ro trong tương lai do kết quả các đàm phán thương mại quốc tế, các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng cần tích cực, chủ động hơn trong việc góp ý, kiến nghị, cung cấp thông tin, vận động tích cực trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế.

Mặt khác, các cơ quan Nhà nước có liên quan cũng cần chủ động, cầu thị, trong việc tổ chức lấy ý kiến của các doanh nghiệp hiệp hội ngành hàng, khi xử lý các vấn đề có thể xung đột về lợi ích giữa các nhóm lợi ích khác nhau trong quá trình đàm phán, cũng cần phải được minh bạch, khoa học và đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.

Ngày 4/11/2010, VCCI đã tổ chức đợt lấy ý kiến đầu tiên về việc đàm phán gia nhập hiệp định TPP. Đó là các doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia, luật sư, các giảng viên đại học... Tỷ lệ ý kiến đồng ý Việt Nam nên tham gia đàm phán TPP là 96,94%. Trong đó, các nhóm lĩnh vực cam kết gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động đều đạt tỷ lệ trung bình đồng ý trên dưới 90%.

Trong đó, tỷ lệ thấp nhất là quyên sở hữu trí tuệ, tỷ lệ đồng ý cao nhất là thương mại hàng hóa.

Và như chúng ta đã biết, ngày 13/11/2010 Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP theo tuyên bố của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại hội nghị APEC.

Cùng với những khảo sát, nghiên cứu tổng kết khác về hiệp định thương mại quốc tế, cho thấy giới doanh nghiệp Việt Nam luôn ủng hộ các sáng kiến về hội nhập thương mại quốc tế. Vấn đề còn lại là, phải chủ động để khai thác các lợi thế, đồng thời, giảm thiểu các rủi ro từ việc thực hiện các cam kết quốc tế. Việc này ngoài doanh nghiệp, hiệp hội, vai trò của quản lý Nhà nước là hết sức quan trọng.

CÁC NƯỚC VÀ CÔNG ƯỚC VIEN

Tác động của Công ước Viên tới các nước đã gia nhập

Trung Quốc – Tự tin tăng trưởng

Từ hai thập kỷ nay (từ năm 1988 khi Công ước bắt đầu có hiệu lực), Công ước Viên đã và đang được áp dụng rất rộng rãi tại Trung Quốc. Nhiều phán quyết của trọng tài Trung Quốc, chủ yếu là của CIETAC (China International Economic and Trade Arbitration Commission) có liên quan đến Công ước Viên 1980 đã được tập hợp. Con số này là khoảng 300 phán quyết. Trong các phán quyết này, có thể thấy rõ vai trò của Công ước trong việc điều chỉnh các vấn đề mà pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa của Trung Quốc còn bất cập hoặc chưa điều chỉnh, nhờ đó những tranh chấp trong lĩnh vực ngoại thương được giải quyết nhanh chóng và hợp lý.

Theo nhận định của nhiều nhà phân tích thì Công ước Viên 1980 đã phát huy vai trò rất tích cực để thúc đẩy hoạt động ngoại thương của Trung Quốc. Vai trò này được thể hiện rõ nhất trong giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước, thời kỳ phát triển mạnh mẽ hoạt động ngoại thương của Trung Quốc. Một mặt, các nhà kinh doanh Trung Quốc có một nguồn luật đã được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới để áp dụng vào hợp đồng ký với đối tác nước ngoài. Mặt khác, các đối tác nước ngoài cũng tin tưởng và yên tâm hơn khi làm ăn với các doanh nghiệp Trung Quốc vì Công ước này đã được chấp nhận ở Trung Quốc. Số lượng các hợp đồng trong đó các bên lựa chọn Công ước Viên 1980 là luật áp dụng ngày càng gia tăng.

Vai trò của Công ước ở Trung Quốc còn thể hiện ở việc nhiều điều khoản trong Luật Hợp đồng Trung Quốc ngày 15/03/1999 được tham khảo từ Công ước này. Các nhà lập pháp Trung Quốc đã chuyển hóa các nguyên tắc chung và một số quy định cụ thể của Công ước Viên 1980 vào pháp luật hợp đồng của mình, trước hết vì đó là những nguyên tắc và quy định được chấp nhận và áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trên thực tiễn áp dụng CISG, có nhiều trường hợp thậm chí tòa trọng tài Trung Quốc còn áp dụng CISG cho cả quan hệ thương mại giữa hai bên cùng có trụ sở ở Trung Quốc, hoặc một bên Trung Quốc, một bên Hồng Kông, Macao hoặc Đài Loan. Trong đó CISG thể hiện rất rõ vai trò “lấp lỗ trống” pháp lý trong pháp luật thương mại hợp đồng của Trung Quốc.

Châu Âu – Sự hào hứng lan tỏa

Các nước Tây Âu là nơi khởi nguồn ý tưởng thành lập một công ước quốc tế nhằm thống nhất quy định về hợp đồng mua bán quốc tế. Pháp, Đức, Ý đều là thành viên của các Công ước La Hay 1964, tiền thân của CISG. Cũng chính các nước này đã tham gia đóng góp rất nhiều vào việc soạn thảo và xây dựng Công ước Viên. Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi đây cũng là các nước tham gia Công ước sớm nhất (Pháp tham gia CISG năm 1982, Ý năm 1985, Đức tham gia năm 1989) và Công ước Viên cũng có ảnh hưởng rất lớn ở các nước này.

Đức là nơi mà CISG có dấu ấn rõ nét nhất, với khối lượng khổng lồ các án lệ áp dụng CISG (các án lệ này chiếm tới gần 1/3 toàn bộ các án lệ được báo cáo tại CLOUT, UNILEX và PACE). Năm 2002, CISG đã chính thức trở thành một phần của Bộ luật Dân sự của Đức. Một học giả của Đức, giáo sư Ulrich Magnus, đã tổng kết rằng “Công ước Viên là Công ước duy nhất về luật tư pháp mà Đức đã tham gia và Công ước này vẫn đang có ảnh hưởng rộng lớn trên hầu khắp các lĩnh vực mà nó có thể vươn tới” Các nghiên cứu ở nước này cho thấy CISG được phổ biến rất rộng rãi và 100% các luật sư, thẩm phán được phỏng vấn đều có những hiểu biết nhất định về CISG. Công ước Viên cũng được ghi nhận trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua Luật về các nghĩa vụ (“Schuldrechtsreform”) năm 2002 theo khuôn mẫu CISG) trong rất nhiều hợp đồng mẫu về mua bán hàng hóa.

Pháp là quốc gia thứ hai (sau Đức) có số lượng án lệ lớn về CISG. Thực tiễn áp dụng CISG tại Pháp cũng có nhiều thăng trầm. Trong thời gian đầu, sự khác biệt trong một số quy định của CISG và pháp luật về mua bán hàng hóa ở Pháp đã dẫn tới một số khó khăn nhất định trong việc áp dụng CISG. Do đó, trong thời gian này, nhiều phán quyết của tòa án Pháp liên quan đến CISG đã bị chỉ trích là không hợp lý do các thẩm phán bị ảnh hưởng nặng nề bởi pháp luật quốc gia và vì thế đã diễn giải chưa đúng các điều khoản của Công ước. Tuy vậy, cùng với thời gian, đặc biệt là với sự lên tiếng của các học giả Pháp bình luận các bản án chưa hợp lý thì chất lượng các bản án áp dụng CISG của tòa án Pháp ngày càng được nâng cao. Cũng giống như ở Đức, Công ước Viên có vai trò đáng kể giúp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và pháp luật về hợp đồng nói chung tại Pháp. Một số quy định của CISG đã làm thay đổi quan niệm cứng nhắc của các luật gia, các thẩm phán của Pháp, ví dụ về việc chấp nhận các hợp đồng có giá mở, hay là giảm bớt các nghĩa vụ quá nặng nề của người bán. Thậm chí, trong một bản án của mình, Tòa Phúc thẩm Pháp (Cour de cassation) còn dẫn chiếu đến CISG để “soi sáng” cho một số điều luật trong Bộ luật dân sự của Pháp. Có thể nói,thành công của việc áp dụng CISG tại Pháp có được một phần lớn là nhờ nỗ lực của các nhà nghiên cứu. Ở Pháp có một lượng khổng lồ các học thuyết (doctrines) liên quan đến CISG, các công trình nghiên cứu về CISG cũng rất nhiều. Các nhà nghiên cứu, bằng những học thuyết và công trình của mình, đã góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến về CISG, đồng thời cũng tác động tới quá trình áp dụng CISG của các thẩm phá và quá trình hoàn thiện pháp luật quốc gia của các nhà lập pháp.

Tại Ý, một vấn đề gây khó khăn trong việc thực thi Công ước là tiếng Ý không nằm trong 06 ngôn ngữ chính thức của Công ước (là tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả rập). Hiện ở Ý tồn tại nhiều bản dịch CISG, nhưng chưa có bản dịch nào được chính thức công nhận. Tuy nhiên, các tòa án không mấy khi để ý so sánh các bản dịch này. Trong một số trường hợp các thẩm phán buộc phải dẫn chiếu đến một trong 06 bản ngôn ngữ chính thức của CISG (như bản tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) để đảm bảo tính chính xác khi diễn giải các điều khoản của Công ước. Mặc dù không có những số liệu cụ thể chính xác, nhiều nghiên cứu và đánh giá cho thấy nhận thức về Công ước Viên trong giới luật sư, thẩm phán tại Ý là tương đối thấp. Một số tòa án từ chối áp dụng CISG và thay bằng Bộ luật Dân sự của Ý (“Codice Civile”) trong những trường hợp mà lẽ ra CISG phải được áp dụng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây giới hành nghề luật tại Ý ngày càng nhận thức tốt hơn về Công ước, thể hiện ở việc ngày càng nhiều hợp đồng mẫu về mua bán hàng hóa sử dụng CISG như một công cụ soạn thảo. Đây là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng CISG ở các nước không nói ngôn ngữ chính thức của CISG.

Hoa Kỳ - Gỡ bỏ nghi ngại

Là một trong những nước đầu tiên tham gia Công ước Viên từ năm 11/12/1986 nhưng quá trình thực thi Công ước tại Hoa Kỳ lại cho một bức tranh hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc và Đức, Pháp.

Là cường quốc lớn nhất thế giới về kinh tế và thương mại quốc tế, trong suốt 12 năm đầu thực hiện Công ước, Hoa Kỳ chỉ đóng góp vào thư viện án lệ CISG khoảng 18 án lệ, thấp hơn rất nhiều so với quy mô giao dịch thương mại của quốc gia này. Đáng lưu ý trong số đó rất nhiều trường hợp các tòa án Hoa Kỳ viện dẫn Điều 6 của CISG để từ chối áp dụng Công ước. Tương tự, hầu hết các luật sư và nhà tư vấn pháp lý tại Hoa Kỳ đều khuyến khích khách hàng quy định điều khoản không áp dụng CISG trong thỏa thuận thương mại của mình. Ngoài ra, trong những trường hợp khác khi CISG được áp dụng, các thẩm phán Hoa Kỳ thường có xu hướng sử dụng các khái niệm của UCC để diễn giải Công ước trái với yêu cầu về tính quốc tế của nó. Điều này theo nhiều chuyên gia được giải thích bởi 03 lý do sau:

Thứ nhất, Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) năm 1952 của Hoa Kỳ là một bộ luật hết sức chi tiết về hợp đồng mua bán hàng hóa, hiện được áp dụng rộng rãi tại 50 trong tổng số 51 bang của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ đã mất một thời rất dài để thống nhất hóa được luật pháp về thương mại theo UCC, vì vậy việc áp dụng CISG cho mua bán hàng hóa quốc tế tồn tại song song với UCC đã tạo ra sự xáo trộn không nhỏ. Các thương nhân Hoa Kỳ đã quen áp dụng UCC 1952 và nếu áp dụng CISG thì họ phải thay đổi một số cách thức và thói quen làm ăn đã được thực hành từ rất lâu giữa các thương nhân Hoa Kỳ và thương nhân nước ngoài. Đây là điều họ không muốn. Vì vậy, trong các điều kiện giao dịch chung (điều kiện chung về bán hàng hay điều kiện chung về mua hàng), họ đều loại trừ việc áp dụng Công ước Viên 1980. Trong trường hợp họ có thế và lực trong đàm phán, họ thường quy định áp dụng UCC hoặc pháp luật của một bang nào đó của Hoa Kỳ thay vì áp dụng CISG.

Thứ hai, CISG dường như không giành được sự quan tâm của giới nghiên cứu học thuật cũng như giới hoạt động thực tiễn ở Hoa Kỳ. Trên thực tế, các luật sư Hoa Kỳ cũng thấy khó khăn trong việc tư vấn cho khách hàng áp dụng CISG và ở Hoa Kỳ hiện chưa có nhiều án lệ áp dụng CISG. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên, luật sư và thậm chí các thẩm phán hiểu biết về CISG rất ít nếu so với các nước thuộc EU như Pháp, Đức, Ý. Nghiên cứu của học giả Hoa Kỳ, Sukurs cho thấy CISG không được giảng dạy trong các khóa học về hợp đồng thương mại, chỉ có khoảng 30% thẩm phán tại Bang Florida có kiến thức vừa phải về CISG. Trong số 10 luật sư Hoa Kỳ được hỏi về CISG có tới 8 đến 9 người trả lời rằng họ thực sự không biết CISG là gì, một số người còn cho rằng CISG là một loại hiệp ước quốc tế không liên quan đến các quan hệ giao dịch có Hoa Kỳ tham gia vì UCC luôn là nguồn luật được áp dụng! Trong một nghiên cứu khác của Ubartaite tại Tòa Quốc tế Giả định Hoa Kỳ - Jessup, ông nhận thấy có sự phân biệt rất rõ ràng giữa nhận thức của nhóm các sinh viên đến từ châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Nam Phi, và nhóm sinh viên Hoa Kỳ. Các sinh viên đến từ Châu Âu đều rất quen thuộc với Công ước Viên và coi nó là một phần quan trọng trong kiến thức pháp lý của mình. Ngược lại các sinh viên Hoa Kỳ hầu như không biết về sự tồn tại của CISG, và ít hơn 20% trong số các sinh viên này từng được học về CISG.

Thứ ba, một số quy định và khái niệm cơ bản của CISG khác với các quy định tương ứng của Hoa Kỳ, điều này khiến cho việc xét xử có thể trở nên khó khăn. Ví dụ như khái niệm “thiện chí” trong CISG không hề xuất hiện trong hệ thống luật Hoa Kỳ. Vì vậy ngay cả các thẩm phán cũng “lưỡng lự” trong việc áp dụng CISG và thường có xu hướng né tránh áp dụng.

Các lý do trên cũng đúng đối với hầu hết các nước theo hệ thống thông luật (common law) như Anh, New Zealand, Canada, Úc, Singapore. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, trước áp lực rất lớn của cộng đồng quốc tế, tình hình áp dụng Công ước Viên tại Hoa Kỳ đã được cải thiện ít nhiều. Chỉ trong 10 năm từ 2001-2010, số lượng án lệ CISG của Hoa Kỳ được báo cáo tại UNILEX đã tăng gấp hơn 3 lần so với 12 năm trước đó (từ 1998-2000), nhiều học giả và nhà hành nghề luật tại Hoa Kỳ đã nêu lên nhu cầu phải thống nhất hóa luật quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo khuôn khổ CISG do khối lượng giao dịch thương mại ngày càng tăng giữa các quốc gia thành viên của Công ước.

Mạng lưới các Website về Công ước Viên 1980

Mạng lưới các Website về Công ước Viên là tập hợp cơ sở dữ liệu quốc gia và khu vực về các thông tin liên quan đến Công ước Viên:

http://www.cisg.law.pace.edu/network.html

- Tham gia mạng lưới là các viện giáo dục và các hãng luật

- Tập hợp các ấn phẩm (e-book) miễn phí về Công ước Viên và các vấn đề liên quan vì mục tiêu thương mại trong nước và quốc tế.

Thực trạng

Công ước Viên là bộ luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại thế giới.

Xu hướng

Tại Hội nghị ngoại giao của Liên Hợp Quốc về việc thông qua công ước Viên, có 62 nước tham gia, bao gồm: 22 nước Châu Âu và nước phát triển phương Tây, 11 nước xã hội chủ nghĩa, 11 nước Nam Mỹ, 7 nước Châu Phi và 11 nước Châu Á (tức 22 nước phương Tây, 11 nước xã hội chủ nghĩa và 29 nước thuộc thế giới thứ 3).

Các nước này được nêu trong Danh sách thành viên. Hội nghị đã nhất trí thông qua 1 nghị quyết theo đó Công ước sẽ có hiệu lực kể từ năm 1988. Nghị quyết này được sánh với 1 công ước trước đó của Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế về khía cạnh phán quyết của trọng tài quốc tế đó là Công ước New York 1958. Phán quyết trọng tài liên quan nhiều đến Công ước Viên do hầu hết các hợp đồng mua bán quốc tế đều có điều khỏan trọng tài.

Thông thường khi một công ước về luật thương mại quốc tế được phê chuẩn sẽ bị “đóng băng” giai đoạn đầu. Nhưng, công ước New York là một ngoại lệ và CISG cũng vậy. Nếu tiếp tục giữ đà mở rộng như hiện nay, công ước CISG sẽ nhanh chóng vươn tới 100 quốc gia trên tòan thế giới.

Thông tin chung về việc áp dụng CISG

Công ước Viên trở thành luật quốc gia đối với các nước thuộc Danh sách thành viên. Các kết luận và khuyến nghị chính như sau:

·

Nếu các bên có trụ sở kinh doanh tại các nước tham gia Công ước Viên, khi hợp đồng rơi vào phạm vi điều chỉnh của Công ước, hợp đồng được tự động điều chỉnh bởi Công ước, trừ phi các bên trong hợp đồng qui định khác. Nói cách khác, khi không muốn áp dụng Công ước Viên, các bên phải nêu rõ trong hợp đồng rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi luật quốc gia (ví dụ, các bên trong hợp đồng là các công ty của Hoa Kỳ và Đức qui định “Hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật bang New York”) hoặc khi không sử dụng nguồn luật điều chỉnh khác, Công ước Viên sẽ được ưu tiên lựa chọn áp dụng. Tóm lại, nếu các bên không muốn áp dụng công ước Viên thì nên nêu rõ trong hợp đồng mua bán.

·

Kết luận và khuyến nghị trên cũng có thể được áp dụng khi một trong các bên trong hợp đồng mua bán có trụ sở kinh doanh tại nước thành viên công ước  nếu hợp đồng qui định luật quốc gia áp dụng là luật của nước thành viên công ước. Điều này được qui định trong điều 95 Công ước Viên.

Có 2 trường hợp: một là, các bên tham gia hợp đồng đến từ các nước thành viên Công ước khác nhau; hai là, hợp đồng giữa một bên là nước thành viên và một bên là nước không tham gia công ước. Điều 1(1)(a), 1(1)(b) và 95 Công ước điều chỉnh vấn đề này

·

Công ước Viên cũng có thể được áp dụng đối với các giao dịch giữa các bên không tham gia Công ước nếu các bên chỉ định trong hợp đồng.Ví dụ, giao dịch giữa công ty của Đài Loan và Brazil (cả 2 nước này đều chưa tham gia công ước Viên), Công ước Viên có thể được áp dụng nếu hai bên lựa chọn, với lưu ý là nếu Công ước Viên được áp dụng như một nguồn luật, nó sẽ được ưu tiên áp dụng trong trường hợp có xung đột với luật nội địa nhưng nếu Công ước Viên chỉ được áp dụng trong hợp đồng đơn lẻ, Công ước sẽ chỉ là một điều khoản của hợp đồng, không thay thế các điều khỏan bắt buộc khác của luật quốc gia.

·

Ngoài ra, có những trường hợp mà Công ước Viên vẫn có thể được áp dung mặc dù cả hai bên tham gia hợp đồng đều không phải là nước thành viên Công ước và hợp đồng không dẫn chiếu tới Công ước. Đó là những trường hợp do tòa án sử dụng (xem ví dụ tại Vụ kiện ICC số 5713 năm 1989).

Công ước Viên 1980 – Tại sao gia nhập? Tại sao không?

Vương quốc Anh – Tự hào truyền thống

Sau 30 năm ra đời, CISG vẫn chưa được Vương quốc Anh phê chuẩn. Tuy nhiều quốc gia đã trở thành thành viên của Công ước (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc,…) nhưng cường quốc này vẫn đứng ngoài cuộc và không hề có động thái chính thức nào về việc tham gia. Nhiều lý do đã đươc đưa ra để giải thích tại sao CISG được áp dụng phổ biến tại các quốc gia nhưng Vương quốc Anh vẫn chưa gia nhập Công ước này. Giải thích phổ biến nhất là Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh là một văn bản có sức ảnh hưởng rất lớn trong mua bán hàng hóa quốc tế, và là niềm tự hào của các luật gia Anh. Việc tham gia CISG có thể làm giảm sức ảnh hưởng này và với một quốc gia bảo thủ như Vương quốc Anh, đây không phải là điều họ mong muốn.

Hai cuộc khảo sát năm 1989 và 1997 lấy ý kiến của các doanh nghiệp Anh về việc gia nhập CISG cho thấy đa số các tập đoàn kinh tế lớn không mấy hứng thú với Công ước này, trong đó có ICI, BP, Shell,… và rất nhiều tổ chức bỏ phiếu thuận năm 1989 cũng thay đổi ý định của mình vào năm 1997. Hầu hết họ cho rằng việc tham gia Công ước sẽ càng gây thêm nhiều tranh chấp và làm giảm tầm ảnh hưởng của luật Anh trên trường quốc tế. Tham gia một chuẩn mực như CISG sẽ làm giảm đi đáng kể thu nhập từ việc xét xử các vụ tranh chấp hợp đồng tại nước này theo luật Anh. Trong khi đó, với sức mạnh kinh tế của mình, tính đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế Anh không hề bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc không gia nhập CISG.

Theo nhiều luật sư Anh, một số điều khoản của Công ước được xem là “cái bẫy” dẫn tới việc không áp dụng luật Anh hoặc gây khó khăn cho các luật sư đã quen áp dụng luật Anh. Angelo Forte – giảng viên Luật của Đại học Aberdeen, Scotland – đã chỉ rõ những “cái bẫy” này trong một bài nghiên cứu của mình. Thứ nhất, nếu là thành viên của CISG thì CISG sẽ trở thành luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngay cả khi quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của Anh (quy định tại khoản b của Điều 1.1), trừ khi Anh thực hiện bảo lưu điều 1.1(b). Điều này đồng nghĩa với việc loại bỏ Luật của Anh ra khỏi vị trí ưu tiên áp dụng, và điều này thì chắc chắn những nhà lập pháp của Anh không hề mong đợi. “Cái bẫy” thứ 2 ở điều 16.2(a) về điều kiện “chào hàng không thể bị hủy”. Công ước quy định rằng chào hàng không thể bị hủy nếu nó ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay khẳng định rằng nó không thể bị hủy”. Nhưng trong luật của Anh, chào hàng không thể bị hủy chỉ khi “có hồi âm từ người được chào hàng” và “người chào hàng cam đoan không hủy”, tức là 2 điều kiện này phải đồng thời diễn ra. Vì những nguy hiểm tiềm ẩn như vậy, các luật sư phải hết sức cẩn thận khi soạn thảo và thương thuyết hợp đồng.

Thêm nữa, như đã nói ở trên, quy phạm pháp lý quốc gia hiện hành tại Vương quốc Anh và các điều khoản của Công ước 1980 không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy chỉ cần một cách diễn đạt hay lối hành văn bị hiểu sai là có thể dẫn đến sự tổn thất nghiêm trọng cho hệ thống Luật quốc gia của Anh. Ví dụ, những thuật ngữ quá chung được sử dụng trong công ước như “tính Quốc tế”, “việc áp dụng thống nhất Công ước”, “tuân thủ trong thương mại Quốc tế” tại Điều 7 sẽ gây nhiều tranh cãi trong cách hiểu và áp dụng. 

Nói một cách khác, tính “truyền thống” của pháp luật Anh và sự “bảo thủ” của” nước này đã ngăn cản họ tham gia CISG.

Nam

Phi – Gia nhập hay không gia nhập?

CISG được soạn thảo và đưa ra bàn luận giữa đại diện các nước trên thế giới trong sự vắng mặt của Nam Phi bởi vào giai đoạn đó quốc gia này thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng. Vì vậy họ không có đóng góp nào đáng kể đối với sự hình thành của CISG.

Theo giáo sư Sieg Eiselen cho đến thời điểm này vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn về việc nên hay không nên áp dụng các quy phạm thống nhất cho các hợp đồng mua bán quốc tế tại Nam Phi. Mâu thuẫn càng gay gắt hơn khi bàn đến sự tham gia trở thành nước thành viên của Công ước Viên 1980 – Công ước được áp dụng cho hơn 3/4 tổng giao dịch hàng hóa trên toàn thế giới hiện nay.

Các ý kiến phản đối việc gia nhập cho rằng gia nhập CISG sẽ tạo ra hơn một hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán tồn tại ở quốc gia này, từ đó dễ gây cồng kềnh bộ máy quy phạm pháp luật. Những người phản đối cho rằng phía ủng hộ Công ước đã quá phóng đại các mâu thuẫn về tranh chấp hợp đồng mà thật ra luật quốc gia hiện hành hoàn toàn có thể xử lý được. Không những vậy, khi tham gia Công ước, luật pháp trở nên cứng nhắc và khó điều chỉnh vì để sửa đổi một điều khoản trong Công ước cần có sự đồng tình của toàn bộ các nước thành viên.

Mặt khác, sự khác biệt vềvăn hóa, tập quán thương mại và ngôn ngữ giữa các quốc gia khiến việc biên dịch Công ước này tại Nam Phi có thể gây ra những sự không rõ ràng và mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật.

Trong khi đó, phía ủng hộ cũng đưa ra những lập luận mạnh mẽ về những lợi ích mà Công ước Viên 1980 có thể mang lại cho nước này:

- Về lĩnh vực pháp lý, áp dụng Công ước Viên sẽ loại bỏ các xung đột giữa pháp luật Nam Phi và pháp luật nước ngoài về mua bán hàng hóa, sẽ không còn phải “chọn luật” cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như từ trước đến nay (trừ khi các bên hợp đồng muốn như vậy). Ngoài ra, không những Công ước không xung đột với bất cứ điều luật hiện hành của Nam Phi mà còn giúp hoàn chỉnh các điều luật đó theo chuẩn mực toàn cầu. 

- Về lĩnh vực kinh tế, Công ước giúp đơn giản hóa các thương vụ mua bán bằng việc áp dụng quy trình chung cho việc giao kết hợp đồng và những nguyên tắc chung để giải quyết các tranh chấp hợp đồng nếu có. Từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nam Phi, nhất là những doanh nghiệp nhỏ.

- Hầu hết các nước đối tác thương mại lớn của Nam Phi đều đã tham gia Công ước này (như Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước Châu Âu,…) nên việc trở thành nước thành viên chứng tỏ khả năng hòa nhập của Nam Phi trên trường quốc tế.

Cho đến nay, tranh cãi này ở Nam Phi vẫn chưa đi tới hồi kết và vì vậy nước này vẫn đứng ngoài CISG.

  Nhật Bản – Muộn nhưng chắc chắn

Nhật Bản đã gia nhập Công ước Viên 1980 ngày 1/8/2009, sau gần ba mươi năm CISG được phê duyệt và sau gần hai mươi năm kể từ khi CISG chính thức có hiệu lực. Tại sao cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới này lại chậm trễ trong việc gia nhập CISG như vậy?

Chưa bao giờ Nhật Bản phản đối việc tham gia Công ước Viên 1980, tuy nhiên trong khoảng thời gian khủng hoảng kinh tế ưu tiên hàng đầu đối với Chính Phủ Nhật là thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, vào thập niên 90 chỉ có khoảng 30 nước tham gia CISG, chưa có một xu hướng rõ rệt hay câu trả lời chính xác rằng CISG sẽ được sử dụng rộng rãi hay không cùng với việc thiếu sự hậu thuẫn về kinh tế từ các tập đoàn kinh doanh lớn nên Nhật đã không tham gia CISG cho đến 1/8/2009. Có ba lý do chính cho sự thay đổi này:

Thứ nhất, việc tham gia và sử dụng CISG trong giao dịch thương mại quốc tế đã trở thành xu thế toàn cầu.  Đã có 74 quốc gia tham gia Công ước, ngay cả những nước chưa tham gia cũng có thể sử dụng công ước như một luật điều chỉnh hợp đồng.

Thứ hai, hiện nay nền kinh tế đã đi vào ổn định, Chính Phủ Nhật đã có điều kiện tập trung thời gian cũng như nhân lực vào công tác nghiên cứu tác động của CISG, và đã sớm khẳng định những lợi ích mà CISG mang lại. Các thương gia chính là những người nhận thức rõ nhất lợi ích của việc tham gia CISG như giảm chi phí khi sử dụng một bộ luật thống nhất cho các giao dịch quốc tế, hay có thể cắt giảm chi phí cho việc đàm phán bộ luật điều chỉnh hợp đồng. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản với các nước châu Á ngày càng tăng, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch. Nhiều nước châu Á là các nước đang phát triển, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp nên việc xác định được một bộ luật thống nhất có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giao thương này.

Thứ ba, nhiều thương gia, cũng như các nhà làm luật đã trở nên quen thuộc với CISG do nhiều điều khoản cũng như khái niệm của CISG đã được đưa vào luật dân sự của Nhật. Vì vậy tâm trạng e dè đối với việc tham gia CISG hầu như không còn nữa.

Các nước ASEAN – Rụt rè tăng tốc

Một điều dễ nhận thấy khi nhìn vào danh sách 74 nước thành viên CISG là sự vắng mặt của hầu như tất cả các nước ASEAN (trừ Singapore) trong khi đây lại là một trong những khu vực năng động nhất thế giới (đặc biệt trong hoạt động xuất khẩu).

Theo ý kiến của Ông Luca Castellani, chuyên gia pháp luật thương mại quốc tế tại Ban Thư ký UNCITRAL thì việc các nước ASEAN chưa phải là thành viên CISG có thể xuất phát từ nhiều lý do. Thứ nhất, rất ít nước có đại diện tham gia vào quá trình đàm phán xây dựng CISG từ thuở ban đầu và vì vậy họ không gia nhập CISG ngay từ thời điểm ký kết. Thời gian sau đó, các nước này lại bị cuốn vào rất nhiều mối quan tâm ưu tiên khác về pháp lý (trừ Singapore) và vì vậy họ chưa tham gia CISG chứ hoàn toàn không phải vì những lý do về nội dung của CISG. Một lý khác giải thích cho việc này là các nước ASEAN có tham vọng hình thành một khung pháp lý chung về hợp đồng cho các nước trong khu vực này, vì vậy họ không thật sự mặn mà với CISG. Tuy nhiên, khi mà khung pháp lý chung mà các nước ASEAN này chưa thành hình trong khi hoạt động thương mại ở khu vực này lại đang gia tăng nhanh chóng (đặc biệt sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do về hàng hóa ATIGA), xu hướng quay lại với CISG lại đang gia tăng ở khu vực này. Với việc gia nhập CISG của Hàn Quốc năm 2005 và Nhật Bản năm 2009, xu hướng ủng hộ CISG càng được cổ vũ hơn nữa. Thái Lan, Philippine, Indonesia đang tỏ rõ ý định gia nhập CISG và có lẽ việc gia nhập của họ chỉ còn là câu chuyện thời gian.

Xu thế tương tự cũng diễn ra tại Singapore, nước gia nhập CISG vào ngày 16/02/1995 với bảo lưu Điều 1.1(b) của Công ước. Mục đích của sự bảo lưu này là làm giảm sự lo ngại của các đối tác chưa biết đến CISG và vẫn có thói quen chấp nhận luật Singapore để điều chỉnh hợp đồng. Tuy nhiên tình thế hiện nay đã có nhiều thay đổi, không ít doanh nghiệp trên thế giới đã có cái nhìn tổng quan về tầm ảnh hưởng và lợi ích của CISG. Chính vì vậy mà nhiều người cho rằng Singapore nên hủy bỏ chế độ bảo lưu trước đây. Họ khẳng định những lý do khiến Singapore bảo lưu Điều 1.1b đã không còn phù hợp và hiện tại không có lý do chính đáng để quốc gia này tiếp tục bảo lưu. Trước đây những nước chấp thuận luật Singapore để điều chỉnh hợp đồng (đa phần là những nước có hệ thống luật không mạnh bằng luật Singapore) bây giờ muốn hợp đồng mua bán của họ được điều chỉnh bởi CISG – Công ước đảm bảo được sự bình đẳng cho cả bên bán và bên mua. Ngoài ra, trong trường hợp tuyên bố không bị ràng buộc này được gỡ bỏ, hai bên mua và bán vẫn có thể tiếp tục lựa chọn luật Singapore để điều chỉnh hợp đồng thay vì CISG - theo như Điều 6 của Công ước. Hơn nữa, việc chấp nhận Điều 1 khoản 1b còn chứng tỏ Singapore luôn có một môi trường kinh doanh thân thiện, tiến bộ trong lĩnh vực pháp lý, đồng thời CISG sẽ được tạo điều kiện để trở nên phổ biến trong khu vực Đông Nam Á, từ đó tăng thêm thu nhập từ các vụ giải quyết tranh chấp và thương thuyết liên quan đến CISG với những kinh nghiệm đã có sẵn.

Hàn Quốc – Vì nhu cầu phát triển

Trong vòng 20 năm trở lại đây, Hàn Quốc đã có bước tiến dài trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế với sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch và khối lượng xuất nhập khẩu. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trở thành nhu cầu thiết thân đối với nước này. Vì vậy, sau nhiều năm thảo luận nội bộ, cùng với “sức ép” tạo ra từ sự gia nhập CISG lần lượt của các bạn hàng lớn, trong đó có các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc… Hàn Quốc đã có quyết định cuối cùng: gia nhập CISG vào ngày 17/2/2004, và chính thức áp dụng các điều khoản của Công ước vào các giao dịch hàng hóa Quốc tế vào ngày 1/3/2005.

Trước thời điểm này, các tổ chức kinh doanh của Hàn Quốc luôn bị động khi chọn luật cho hợp đồng mua bán và thường có xu hướng chấp nhận luật nước ngoài, đặc biệt là luật của Hoa Kỳ và Anh. Điều này làm các doanh nghiệp Hàn Quốc khó có thế chủ động khi xảy ra tranh chấp, từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Vì lý do này, việc gia nhập CISG đã được tính đến. Tuy nhiên một số người vẫn bất đồng ý kiến với việc gia nhập CISG vì lo ngại rằng gia nhập thành viên Công ước sẽ đem lại nhiều rủi ro pháp lý và ngỡ ngàng cho nhiều luật sư và doanh nhân Hàn Quốc đã quen áp dụng các bộ luật sẵn có, nhất là việc dịch Công ước sang tiếng quốc ngữ. Đây cũng là quan ngại chung của nhiều nước khi cân nhắc việc nên hay không nên trở thành thành viên của Công ước (như đã phân tích đối với Vương Quốc Anh và Nam Phi). Ngoài ra, họ cho rằng thời điểm gia nhập CISG là chưa chín muồi vì một số bạn hàng lớn lúc bấy giờ vẫn chưa có động thái tích cực đối với CISG, điển hình là Nhật Bản – một trong số những nước có khối lượng giao dịch hàng hóa lớn nhất với Hàn Quốc và có hệ thống quy phạm pháp luật gần giống Hàn Quốc nhất.

Những quan điểm trên đã dần thay đổi khi hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế của Hàn Quốc ngày càng mở rộng. Sự thay đổi lớn nhất là sự bình thường hóa quan hệ mua bán với Trung Quốc – một nền kinh tế đang lớn mạnh một cách cực kỳ ấn tượng tại Châu Á từ năm 1992. Vào thời điểm đó Trung Quốc đã là thành viên của CISG. Chính sự gia tăng lượng giao dịch hàng hóa với Trung Quốc và sự chuẩn bị ráo riết của Nhật Bản trong tiến trình gia nhập CISG vào thời điểm đó là nguồn động lực lớn nhất để các học giả, luật sư và các nhà kinh tế Hàn Quốc đã ủng hộ mạnh mẽ xu hướng gia nhập Công ước.  

Tham gia Công ước Vienna: Lợi doanh nghiệp, lợi cả nền kinh tế

Theo Trung tâm thương mại trọng tài quốc tế, trong số 500 vụ kiện mà Trung tâm này thụ lý thì đã có tới 80% số vụ có yếu tố nước ngoài. Bất cập ở chỗ: doanh nghiệp nước ngoài luôn muốn áp dụng luật nước ngoài trong hợp đồng giao dịch, còn doanh nghiệp Việt Nam dù không muốn vẫn phải chấp thuận các điều khoản của đối tác đưa ra.

Độ vênh giữa "luật ta" và "luật tây" có thể giải quyết được khi cả hai bên đều tham gia Công ước Vienna (Áo) có từ năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế. Đáng tiếc là dù đã có nhiều đề xuất nhưng Việt Nam vẫn chưa tham gia Công ước Viena.

Năm 2009, một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản đã tham gia Công ước Vienna. Không chỉ Nhật Bản, các đối tác khác như Singapore, Trung Quốc, nhiều nước EU, Mỹ… đều đã tham gia công ước Vienna. Đây là lý do Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng việc gia nhập Công ước Viena càng cần thiết hơn nữa với Việt Nam, để có được tiếng nói chung trong các hợp đồng xuất nhập khẩu quốc tế.

Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam biết rất ít về Công ước Viena trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Như chia sẻ của ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các doanh nghiệp gỗ không hề biết về CISG. Dù xuất khẩu sang 120 nước nhưng các hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp thuộc Hiệp hội đều theo người mua, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vẫn phải chịu lép vế trong giao dịch.

Theo ông Huỳnh, đã có 74 nước tham gia tổ chức này và CISG điều chỉnh khoảng 80% giao dịch thương mại quốc tế. Việc tham gia CISG sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí, tránh được các tranh chấp trong hợp đồng mua bán quốc tế. Bởi CISG xây dựng khung pháp lý thống nhất, được áp dụng tự động cho các thành viên tham gia như thời gian giao hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực. "Điều này sẽ hạn chế được gần như mọi rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam vốn không hiểu nhiều về luật của thị trường xuất khẩu và luôn phụ thuộc trong hợp đồng", ông Huỳnh nhận định.

Các ý kiến khác cũng cho rằng trong bối cảnh giao dịch thương mại quốc tế đóng vai trò trụ cột với nền kinh tế (gồm cả xuất, nhập khẩu hàng hóa), việc gia nhập CISG càng sớm sẽ càng mang lại lợi ích đáng kể, không chỉ lợi ích kinh tế (đứng từ góc độ doanh nghiệp) mà lợi ích về pháp lý (đứng từ góc độ của hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật). Không chỉ giúp thống nhất hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam với nhiều nước trên thế giới, mà còn đánh dấu mốc mới trong quá trình tham gia các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam.

Đặc biệt, CISG là điều kiện giúp giải quyết tranh chấp trong các hợp đồng mua bán quốc tế thuận lợi hơn. Khung pháp lý hiện đại, công bằng cũng là chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp được cạnh tranh công bằng hơn trên trường quốc tế.

Theo các chuyên gia, việc tham gia Công ước Viena phải được tiến hành theo lộ trình cụ thể, với nghiên cứu kỹ càng, chẳng hạn về yêu cầu bảo lưu các điều không có lợi cho doanh nghiệp hay luật trong nước. Đồng thời cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, nhất là các cơ quan làm luật, thực thi pháp luật để đảm bảo Việt Nam nhận được lợi ích tốt nhất từ việc tham gia Công ước.

Tham gia càng chậm, rủi ro càng lớn

Tại sao đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa tham gia CISG?

Thực tế là không có phát sinh gì từ phía Nhà nước hay doanh nghiệp, song có nhiều vấn đề khiến việc tham gia CISG chưa diễn ra. Tham gia công ước, quyền lợi của doanh nghiệp nhiều hơn.

Trong thương mại có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, không có sự khác biệt về quyền mua bán giữa các bên trong hợp đồng này, nên các doanh nghiệp tương đối sẵn sàng.

Tham gia chậm, rủi ro càng lớn. Bởi khi chúng ta tham gia sâu vào quan hệ với các đối tác lớn, lựa chọn luật của quốc gia nào cũng là sự khó khăn cho bất kỳ bên còn lại, kể cả Việt Nam lẫn nước ngoài. Lựa chọn một công ước quốc tế tương đối phổ biến với hệ thống mấy nghìn án lệ, niềm tin của các bên khi giao dịch sẽ lớn, rủi ro hợp đồng ít đi.

Có nguồn tin cho biết theo lộ trình thì tới tháng 12/2010, Việt Nam có thể tham gia Công ước Viena?

Về mặt pháp lý thì không có gì cản trở chúng ta gia nhập. Nhưng vấn đề là cơ quan Nhà nước chuẩn bị đến đâu. Quan trọng là mặt nhận thức có được cải thiện không, có dành nhiều sự quan tâm tới vấn đề này không.

Còn về thực tế khá nhiều doanh nghiệp không biết gì về Công ước Viena?

Không chỉ doanh nghiệp, mà nhiều thẩm phán, trọng tài viên cũng chưa làm quen với Công ước Viena. Trong rất nhiều hợp đồng ngoại thương mà chúng tôi tham gia đều thấy để trống phần luật, người nước ngoài không muốn chọn luật Việt Nam và ngược lại, nên khi đàm phán về luật đều bỏ qua. Nếu bỏ qua đồng nghĩa với rủi ro rất lớn. Nhưng giả sử chọn một luật nước ngoài nào đó cũng rất khó cho doanh nghiệp Việt Nam vì doanh nghiệp của chúng ta phần lớn là vừa và nhỏ, không nhiều hiểu biết về luật. Đây là thách thức với cả doanh nghiệp, cả thẩm phán và trọng tài viên.

Việc tham gia công ước sẽ ảnh hưởng thế nào đến môi trường kinh doanh?

Chắc chắn sẽ ảnh hưởng tích cực. Công ước không phát sinh nhiều quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia, đồng thời còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Thêm vào đó, còn tạo niềm tin cho doanh nghiệp đối tác, thúc đẩy thương mại đầu tư phát triển, lợi ích của doanh nghiệp và kinh tế đất nước tăng. Việc tham gia cũng sẽ tạo thuận lợi lớn để chúng ta tham gia nhiều công ước tương tự như công ước quốc tế về hàng hải…

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU: Dự báo tác động tới nền kinh tế Việt Nam (Tóm lược kết quả nghiên cứu của Dự án MUTRAP)

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã liên tục tham gia các cuộc đàm phán với các đối tác thương mại và đầu tư trong một loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA). Mặc dù hiện nay mới chỉ có các FTA với khối ASEAN hay các đối tác tại khu vực Đông Nam Á đang có hiệu lực thi hành, nhưng Việt Nam vẫn chủ động tìm kiếm các cơ hội đàm phán các FTA với cả các đối tác thương mại chiến lược ngoài khu vực Đông Nam Á, như Hoa Kỳ, Chi-lê và cả EU. Trong đó, đàm phán FTA với EU là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Một nghiên cứu gần đây của dự án MUTRAP đã phân tích những ảnh hưởng dự kiến mà hiệp định này mang lại đối với nền kinh tế Việt Nam. Bài viết này tóm lược những kết quả chính nghiên cứu trên, toàn bộ nghiên cứu sẽ sớm được đăng tải trên trang tin điện tử của dự án MUTRAP (

www.mutrap.org.vn

).

Quan hệ thương mại Việt Nam – EU

Việt Nam là một nền kinh tế hướng xuất khẩu với 69% tổng GDP từ xuất khẩu trong năm 2008 (64% năm 2009 và 61% năm 2005); EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Xuất khẩu sang EU đóng góp 16% tổng GDP, đạt 14,9 tỷ USD (14% năm 2009, đạt 12.6 tỷ USD) và chiếm 17% tổng số kim ngạch xuất khẩu cả nước (duy trì từ năm 2005) .

Năm sản phẩm dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU là giày dép (4,5 tỷ USD), may mặc (2,3 tỷ USD), cà phê (1,4 tỷ USD), thủy sản (1,1 tỷ USD) và đồ nội thất (1 tỷ USD). Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu của năm mặt hàng này chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu vào châu Âu. Thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu của EU tương đối thấp. Mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đã liên tục giảm và ở mức bình quân khoảng 4,1% năm 2009. Tuy nhiên, mức thuế trung bình áp dụng đối với một số mặt hàng vẫn còn tương đối cao (dệt may là 11,7%, thủy sản là 10,8% và giày dép là 12,4%). Điều này có nghĩa là thông qua FTA, khả năng EU miễn trừ thuế quan đối với hầu hết các hoạt động thương mại sẽ giúp mang lại lợi thế so sánh cho Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường EU.

Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã cắt giảm tương đối mạnh thuế nhập khẩu kể từ sau khi gia nhập WTO và hiện nay áp dụng thuế suất (bình quân giản đơn) ở mức 9,3% (so với mức 13,7% năm 2005); các mức thuế (bình quân giản đơn) áp dụng với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của EU vào Việt Nam về cơ bản đều ở mức thấp, ngoại trừ đối với ô tô (24,2%) và một phần với hàng điện tử 8,9%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu khác của EU vào Việt Nam đều được áp mức thuế tương đối thấp như với cơ khí (3,4%), dược phẩm (2%), sắt (2%), dụng cụ quang học và y tế (1,3%) và máy bay (0%). Tuy nhiên, ngoại trừ đối với máy bay, mức thuế đỉnh đối với các mặt hàng nêu trên vẫn còn ở mức tương đối cao (từ mức 10% đối với dược phẩm tới 90% đối với ô tô).

Việt Nam trông đợi gì từ FTA với EU: bài học kinh nghiệm từ các FTA mà EU đã ký kết gần đây

Hiệp định thương mại tự do là những điều ước phức tạp vượt ra ngoài mục tiêu ưu đãi cắt giảm thuế quan đơn thuần. Trên thực tế, trong FTA hiện đại mà EU tham gia đàm phán, ngoài mục tiêu cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hầu hết các sản phẩm, các điều khoản còn nhằm hướng đến việc tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, thúc đẩy việc thực hiện chính sách môi trường, chính sách mua sắm và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thực vậy, trong các FTA gần đây của EU, các đối tác đã phải giảm dần và trong thời hạn 10 năm các loại thuế hải quan nhưng vẫn có khả năng không áp dụng giảm thuế đối với một số lĩnh vực cụ thể. Đối với các rào cản về kỹ thuật và vệ sinh thì đàm phán gia nhập FTA là một cơ hội quan trọng nhằm thảo luận và giải quyết bất kỳ vấn đề nào mà các nhà xuất khẩu của Việt Nam gặp phải khi tiếp cận thị trường EU. Những nguyên tắc khác cũng đã được thống nhất thông qua những cam kết cụ thể về việc xóa bỏ và ngăn chặn những rào cản phi thuế quan đối với lĩnh vực thương mại nói riêng, như đối với ô tô, dược phẩm và điện tử.

Bên cạnh đó, FTA cũng bao gồm các điều khoản về đầu tư trong cả lĩnh vực dịch vụ lẫn công nghiệp. Đồng thời, Hiệp định cũng đặt ra những nguyên tắc chặt chẽ trong các lĩnh vực liên quan như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm công, cạnh tranh, minh bạch hóa luật lệ và phát triển bền vững (ví dụ: các quyền môi trường và xã hội).

Xét dưới góc độ kinh tế, nhìn chung các quốc gia sau khi tham gia FTA với EU đều đạt được những kết quả khả quan. Theo một nghiên cứu khác do VCCI tiến hành – phân tích tác động của một vài FTA mà EU ký với một số đối tác, các FTA mà EU ký trước đây với Chi-lê, Mê-hi-cô và Nam Phi đã đem lại hiệu quả thương mại rất tích cực cho các nước này. Riêng đối với Mê-hi-cô, FTA còn mang lại cho nước này dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ từ EU. Thực tế thì các công ty của EU đều coi Mê-hi-cô là cơ sở sản xuất quan trọng các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhằm hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA (gồm Mê-hi-cô, Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

Tác động đối với đầu tư và những cơ hội đầu tư trong tương lai

Thị trường Việt Nam là một trong những điểm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hấp dẫn nhất và đã tiếp nhận được khối lượng FDI đáng kể. Tổng FDI năm 2010 ước tính khoảng 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009.

Xét từ khía cạnh tăng cường đầu tư thì Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều từ một hiệp định thương mại tự do với EU. Phân tích dưới góc độ định tính thì có lẽ những lợi ích lớn nhất mà Việt Nam (bao gồm cả số lượng và chất lượng của FDI cũng như lợi ích của nền kinh tế nói chung) nhận được sẽ bắt nguồn từ sự tự do hóa dịch vụ. Sự tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ từ EU sẽ làm tăng hiệu quả của thị trường (với công nghệ tốt hơn, quy trình tốt hơn và chất lượng quản lý tốt hơn). Đồng thời, toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ hưởng lợi bởi thực tế rõ ràng là hoạt động hiệu quả của lĩnh vực phụ trợ sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất và là nền tảng của một nền kinh tế hiệu quả và có tính cạnh tranh.

Tính cạnh tranh của ngành chế tạo sản xuất Việt Nam là rất rõ ràng. Nhân công rẻ kết hợp với mở cửa thị thường với khu vực ASEAN mở rộng đã đưa Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu của cả khu vực. Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ làm tăng xu hướng của các công ty nước ngoài (bao gồm cả EU và các nước khác) đầu tư vào Việt Nam và đem lại những loại ích khác cho nền kinh tế Việt Nam. Những lợi ích này thể hiện ở việc đưa Việt Nam trở thành địa điểm có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu (các hàng hóa chất lượng tốt hơn và giá thành rẻ đến từ châu Âu; thị trường rộng hơn với 3,4 tỷ người, kèm theo cả khu vực thương mại tự do của ASEAN với các đối tác ngoài khối; tăng cường chuyển giao kỹ thuật cho Việt Nam), và từ đó sẽ hấp dẫn đầu tư với số lượng và chất lượng cao hơn trong và ngoài khu vực thương mại tự do.

Tác động của Hiệp định trong tương lai: phân tích định lượng

Những phân tích do MUTRAP tiến hành đã chỉ ra rằng Hiệp định thương mại tự do với EU sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Trong đó, lợi ích lớn nhất thu được bao gồm: tăng trưởng trong đầu tư của EU vào ngành công nghiệp dịch vụ của Việt Nam, tăng cường xuất khẩu của Việt Nam sang EU và cơ hội nâng cấp trình độ kỹ thuật của Việt Nam thông qua việc nhập khẩu hàng hóa chiến lược với mức giá thấp hơn. Bên cạnh đó, tự do hóa thương mại sẽ giúp tăng nguồn thu nhập quốc gia (nguồn thu từ hàng hóa nhập khẩu lớn hơn nguồn chi từ sự giảm thuế), cán cân thương mại được cân bằng (tăng trưởng đương 500 triệu USD hàng năm do xuất khẩu tăng, thấp nhất là 4% so với dương 3,1% nhập khẩu), và từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP một cách đáng kể (2,7% năm.

(Xem bảng dưới)

Biến số

Kết quả

Thu nhập quốc gia

+ 26 triệu USD mỗi năm

Xuất khẩu

+ 4% - + 6% mỗi năm

Nhập khẩu

+3.1% (điện tử: +2.7%, hóa chất +2.5%, dược phẩm: +3%)

Cán cân thương mại

+500 triệu USD mỗi năm

GDP

+ 2.7% mỗi năm

Tiêu thụ của chính phủ và tư nhân

+ 2%

Giá

Giảm đáng kể

Tiền lương

Tăng đáng kể

Cận cảnh trong một vài lĩnh vực

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Việt Nam (với hơn 2 triệu công nhân) và là ngành phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu. Hơn 65% hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và phần còn lại xuất chủ yếu vào thị trường EU và Nhật Bản.

Xuất khẩu hàng may mặc tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2005- 2008 (trung bình +32% mỗi năm) và giảm mạnh trong năm 2009 (-10%) do giảm cầu (và giảm giá) dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Thêm vào đó, sự tăng giá nguyên liệu và lãi suất vay cao càng làm giảm lợi thế cạnh tranh của ngành này. Do vậy, ngành dệt may của Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều từ hiệp định thương mại tự do với EU. Việc ký kết FTA với EU sẽ giúp giảm mức thuế hiện tại mà EU áp đối với mặt hàng may mặc của Việt Nam từ 12% xuống 0%. Cụ thể là năm mặt hàng may mặc xuất khẩu nhiều nhất sẽ được hưởng lợi (com-lê của nữ, năm là 285 triệu và 233 triệu USD, áo khoác nam, nữ là 211 triệu và 207 triệu USD, và hàng dệt kim là 166 triệu USD). Đồng thời, việc EU giảm thuế đối với hàng may mặc của Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy xuất khẩu với mức trung bình trên 20%.

Ngành da giầy đã trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu với hơn một triệu lao động trong 500 nhà máy, chiếm 40% tổng hàng hóa công nghiệp của Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu da giầy nhiều nhất vào thị trường EU (với 4,5 tỷ USD trong năm 2008 và 3,6 tỷ USD năm 2009), chiếm 10% thị phần của thị trường này. Mặt hàng chủ yếu là hàng da cao cấp (48% chiếm 2,3 tỷ USD năm 2008) và giầy thể thao gia công cho các hãng của EU và Hoa Kỳ. Trong thời gian gần đây, một vài nhà sản xuất của Việt Nam đã bắt đầu chú trọng hơn đến nhu cầu của thị trường trong nước thông qua việc đầu tư thành lập các bộ phận thiết kế mẫu chuyên nghiệp.

Thuế suất bình quân gia quyền EU áp dụng đối với mặt hàng giầy dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12,4% (tuy nhiên, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng giầy da là 17%). Thỏa thuận ký kết với EU sẽ làm giảm thuế áp đối với hàng Việt Nam về mức hợp lý. Do vậy, Việt Nam hy vọng rằng xuất khẩu của các mặt hàng giầy dép khác nhau sẽ tăng từ 7% lên 21% và có thể tăng lên từ 14- 16% vào cuối tháng 3 sau khi các biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực.

Mặt khác, Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi xét từ góc độ nhập khẩu. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa chiến lược của EU vào Việt Nam sẽ giúp nâng cao kỹ thuật của ngành công nghiệp và từ đó đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và xuất khẩu. Hai trong số các mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất bao gồm điện tử và máy móc. Trong những năm từ 2004-2009, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng điện tử của Việt Nam tăng trưởng trung bình ở mức 33,6%. Giá trị nhập khẩu mặt hàng này tăng từ mức 2,6 tỷ USD năm 2005, sau 5 năm đã đạt mức 7,6 tỷ USD năm 2008. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ tác động đến số lượng và giá cả của hàng hóa và linh kiện điện tử của EU vào Việt Nam vì tối thiểu cũng đủ cân bằng chi phí vận chuyển từ châu Âu. Điều này sẽ giúp Việt Nam có được những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp hơn và có nhiều lựa chọn hơn đối với các nhà cung cấp.

Tác giả: GS. Claudio Dordi - Federico Lupo Pasini

Source: mutrap.org.vn

Việt Nam sẽ phải quan tâm đến vấn đề môi trường như thế nào trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU). Tổng vụ trưởng Tổng vụ Môi trường của Ủy ban châu Âu, ông Karl Falkenberg đã trả lời Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online về các vần đề liên quan đến EU và Việt Nam nhân chuyến làm việc tại Hà Nội gần đây.

Trong các phiên đàm phán FTA, phía EU luôn nhấn mạnh Việt Nam phải tuân thủ môi trường chặt chẽ hơn. Ông có thể nói thêm gì về điều này?

- Ông Karl Falkenberg: Từ thị trường của EU, chúng tôi luôn mong chờ những sản phẩm an toàn, thân thiện và có chất lượng cao. Trong quá trình đó, chúng tôi hy vọng xây dựng được nền tảng để Việt Nam có thể phát triển bền vững.

Chẳng hạn, với một vấn đề rất là nhỏ là sản phẩm mật ong. Vài năm trước, Việt Nam đã xuất khẩu được mật ong sang EU, nhưng do kiểm soát chất lượng không tốt nên mật ong bị nhiễm khuẩn, có một số dư lượng kháng sinh và bị cấm xuất khẩu sang thị trường EU. Gần đây, sau những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam thì mật ong lại được tái xuất khẩu sang thị trường EU.

Chúng tôi có một quy trình chứng nhận, xác nhận liên quan đến vệ sinh dịch tễ rất chặt chẽ và như vậy, thông qua quá trình thương mại với EU sẽ giúp nâng cao năng lực của Việt Nam để đáp ứng được yêu cầu của một thị trường tiềm năng và khắt khe như EU, để từ đó xây dựng được một nền tảng về mặt năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp tục xuất khẩu.

Một trong những mục tiêu chính của FTA là nhằm gỡ bỏ hay giảm thiểu những hàng rào về mặt thuế quan. Chúng tôi sẽ dành ưu tiên cho những sản phẩm được sản xuất theo công nghệ cao, sạch và thân thiện với môi trường. Như vậy, để thực hiện được FTA cần nỗ lực trong nước rất nhiều, nhất là việc nâng cao nhận thức và làm cho doanh nghiệp hiểu được yêu cầu của một thị trường xuất khẩu là EU, nó liên quan đến cả các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và phải hiểu EU mong chờ những gì để biết cách đáp ứng và có thể xuất khẩu đi EU.

Một điểm nữa mà tôi nghĩ rằng sẽ đóng góp tích cực cho Việt Nam, đó là FTA này nếu được ký, sẽ có hẳn một chương liên quan đến năng lượng tái tạo. Chúng tôi thấy rằng, Việt Nam là một đất nước rất tiềm năng về gió, mặt trời, địa sinh học, địa nhiệt và chúng tôi cũng có mục tiêu để giúp đỡ Việt Nam thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sạch, giúp Việt Nam có thể chuyển từ sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng năng lượng tái tạo để đóng góp vào sự phát triển biền vững.

Về những vấn đề cụ thể liên quan môi trường, ông có lời khuyên gì với phía Việt Nam?

- Sẽ là khó để một người nước ngoài nói là một quốc gia phải ưu tiên những gì để theo đuổi một nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, nếu tôi là một nhà lãnh đạo Việt Nam, tôi sẽ dành ưu tiên cho những ngành có lợi thế xuất khẩu. Cụ thể hơn, tôi sẽ quan tâm hơn đến việc tham gia đàm phán và nỗ lực để kết thúc công ước quốc tế Flets liên quan đến thương mại hóa các sản phẩm từ gỗ. Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu các sản phẩm nội thất từ gỗ. Một ưu tiên thứ hai là các mặt hàng nông sản chính như cà phê. Rất tiếc là gần đây, chúng tôi nhận thấy chất lượng cà phê của Việt Nam có vấn đề. Chẳng hạn một số lô hàng qua kiểm nghiệm bị phát hiện là bị nhiễm khuẩn và có dư lượng về hóa chất, thuốc trừ sâu cao hơn mức cho phép. Như vậy, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín cũng như xuất khẩu của cà phê Việt Nam đến các nước EU.

Liên quan đến đảm bảo xuất khẩu hàng nông sản nói chung của Việt Nam, có ý kiến nêu ra là Việt Nam cần xây dựng một cơ quan đầu mối quốc gia kiểm soát những vấn đề dịch tễ cũng như chất lượng hàng xuất khẩu. Mỹ và EU đã có một cơ quan đầu mối duy nhất như vậy để kiểm soát chất lượng hàng nông sản. Đáng tiếc là tại Việt Nam, chức năng quản lý này lại bị phân tán ở nhiều bộ ngành khác nhau.

Bên cạnh đó, cần có những chính sách thu hút hơn nữa đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, sạch và dành ưu tiên cho việc tăng cường các mối liên kết giữa các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là giữa công nghiệp và nông nghiệp. Như vậy, tôi chỉ đưa ra một số ý kiến với góc độ một chuyên gia từ bên ngoài, còn Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam mới biết rõ nhất đâu là những lĩnh vực, đối tượng phải ưu tiên.

Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á có tốc độ phát triển nhanh, có nhiều người thoát nghèo và như vậy, làm tăng nhu cầu trong nước. Rõ ràng đang phát sinh nhu cầu cấp thiết, yêu cầu Việt Nam sử dụng hiệu quả hơn nữa những nguồn lực mà mình có như đất, nước, không khí, khoáng sản... Việt Nam ứng xử như thế nào với rác thải. Tại Việt Nam, có thông lệ là xử lý chất thải theo cách truyền thống là thu gom rồi chôn. Tuy nhiên, chúng ta cũng có một cách khác là phân loại rác thải ngay từ khi thu gom, cái nào chúng ta tái chế được thì tái chế, cái nào sử dụng được thì sử dụng. Ngay cả việc đốt, thì chúng ta cũng phải lấy ngay cái nguồn năng lượng đó để phát điện.

Ông có thể tiết lộ một vài điểm liên quan đến các vòng đàm phán FTA?

- Tôi có thể nói là rất tích cực. Hiện đã có 4 vòng đàm phán chính thức liên quan đến FTA bên cạnh những phiên thảo luận không chính thức giữa 2 bên. Trong quá trình đó, chúng tôi đều nhận thấy sự quan tâm rất cao của Việt Nam đối với những vấn đề mà chúng tôi vừa nêu lên. Tất nhiên, trong một cuộc đàm phán về thương mại, chúng tôi không chỉ xác định về hướng muốn đi, mà còn phải là giải quyết các chi tiết trên đường nữa. Còn rất nhiều việc phải làm cho cả EU và Việt Nam. Tuy nhiên chúng tôi cũng đưa ra một mục tiêu khá tham vọng đó là sẽ nỗ lực để kết thúc FTA vào cuối năm 2014.

Vấn đề đảm bảo môi trường rất phức tạp nếu đi vào chi tiết. Trong trường hợp FTA EU và Việt Nam được ký kết, với chương về môi trường được bảo lưu lại để Việt Nam cải thiện dần, thì trong quá trình đó EU có sử dụng ngay các hàng rào để ngăn chặn các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam, nếu phát hiện có vấn đề môi trường hay không?

- Câu trả lời của tôi là có, dù trong các FTA chúng tôi quan tâm đến trình độ phát triển của các đối tác của mình. Với Việt Nam, chúng tôi sẽ có sự linh hoạt trong những vấn đề đó khi thực hiện, áp dụng các điều khoản trong FTA. Thế nhưng có những nguyên tắc trong thương mại quốc tế là chúng ta phải tôn trọng và đối xử công bằng giữa các quốc gia với nhau. Chẳng hạn, về vấn đề thực phẩm, vệ sinh dịch tễ chúng tôi không thể ưu tiên cho Việt Nam hơn các sản phẩm từ Trung Quốc hay Mỹ. Thứ nhất, chúng tôi phải tôn trọng những nguyên tắc trong thương mại quốc tế. Thứ hai, chúng tôi phải bảo vệ người tiêu dùng EU, chúng tôi muốn nhập khẩu những sản phẩm tốt nhất cho người dân của chúng tôi.

Có thể có một lô hàng nào đó mang tính nhỏ lẻ vi phạm, nhưng về dài hạn, nó tác động nghiêm trọng đối với thương mại của Việt Nam. Đó là nó sẽ hình thành suy nghĩ với người tiêu dùng châu Âu rằng những sản phẩm của Việt Nam không an toàn. Như vậy nó sẽ ảnh hưởng đến sức mua, uy tín của hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. Hãy đặt vấn đề là người tiêu dùng châu Âu thấy hoa quả của Việt Nam bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản của Việt Nam bị nhiễm chất bảo quản, và bị cấm thì chắc chắn lần sau họ sẽ không quay lại với những loại hoa quả, hay cá tôm đó. Họ sẽ chọn mua những sản phẩm của các nước khác an toàn hơn. Như vậy, tôi nghĩ điều quan trọng đối với Việt Nam là cần phải kiểm soát để đảm bảo rằng hàng hóa của Việt Nam có chất lượng tốt nhất có thể. Hơn nữa, điều này không chỉ giúp xuất khẩu, mà còn phục vụ người dân trong nước nữa.

Theo một thống kê của Chính phủ Việt Nam, mỗi năm Việt Nam bị thiệt hại 12-14 triệu đô la Mỹ chỉ cho 2 sản phẩm cá tra, cá ba sa không được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU, Nhật trong giai đoạn 2002-2010 do gặp các rào cản thương mại. Con số đó là rất lớn nếu tính cả giai đoạn. Ông bình luận gì?

- Thiệt hại này có thể là do chống bán phá giá. Trong thương mại quốc tế chúng ta quan tâm đến 2 góc độ. Thứ nhất là chi phí và giá thành. Phải đảm bảo rằng một sản phẩm khi xuất khẩu sang một thị trường khác thì không bị bán dưới giá thành, và khi bị phát hiện bán dưới giá thành sẽ bị áp các rào cản thương mại về chống bán phá giá. Góc độ thứ hai liên quan đến vệ sinh dịch tễ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dung. Vì thế mới có những rào cản kỹ thuật.

Để đáp ứng tất cả các quy định của các sân chơi thương mại, điều quan trọng là Việt Nam cần hiểu rõ các quy định trong thương mại quốc tế. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam cần phải xây dựng những chiến dịch nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin cho các bộ ngành. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải hiểu được vai trò của họ trong sân chơi quốc tế này. Từ phía EU với vai trò đối tác của Việt Nam, chúng tôi luôn minh bạch tất cả các quy định này, những yêu cầu, quy định liên quan đến phòng vệ thương mại, hay vệ sinh dịch tễ, chúng tôi đều công bố rộng rãi thông qua các website và các phương tiện truyền thông khác.

Xin cảm ơn ông!

Một số đánh giá của EU về tình hình đàm phán FTA EU - Việt Nam

Tại cuộc họp đối thoại với các tổ chức dân sự do Tổng vụ Thương mại tổ chức vào ngày 11/6/2013, Uỷ ban Châu Âu EC đã có những đánh giá tích cực đối với Việt Nam trong đàm phán FTA với EU.

Theo đánh giá của EC, về lâu dài, Việt Nam sẽ có các lợi ích tích cực khi FTA được ký kết và thực hiện. Các tác động tiêu cực của FTA đối với kinh tế, thương mại, môi trường và điều chỉnh cơ cấu sẽ được xử lý thông qua quá trình giảm thuế quan theo giai đoạn hơn là giảm thuế ngay lập tức và toàn bộ đối với tất cả các lĩnh vực.

Dưới đây là một số các ý kiến thắc mắc của các tổ chức dân sự EU và giải đáp phản hồi của Uỷ ban Châu Âu EC.

Văn phòng bản quyền Châu Âu

bày tỏ các khó khăn trong chương về quyền sở hữu trí tuệ (IPR), đặc biệt các vấn đề liên quan tới bản quyền và lo ngại về các hỗ trợ kỹ thuật có được thực thi. EC cho hay các thảo luận về IPR là các thảo luận có nhiều thách thức. Mặc dù Việt Nam đã có khung pháp lý, bao gồm cả các hướng dẫn về chỉ dẫn địa lý (GIs) thì vẫn có những khó khăn nhất định về mặt thực thi. EC cũng đã có những hỗ trợ cụ thể trong khuôn khổ chương trình song phương và đa phương.

Nhóm Eurogroup về Động vật

cho rằng Việt Nam là nơi trung chuyển bất hợp pháp của động vật hoang dã, đặc biệt là ngà voi, sừng tê giác, hổ, rùa và các sản phẩm gấu, đã đe dọa đến sự sinh tồn của động vật hoang dã. Tổ chức yêu cầu EC đưa vấn đề này vào chương Phát triển bền vững trong đàm phán FTA và đề cập việc thực thi công ước CITES. Nhóm này cũng bày tỏ lo ngại đối với tình hình đối xử với động vật ở Việt Nam (lợn và gia cầm). Mặc dù các nhà nông trại nhỏ nhìn chung tôn trọng động vật, nhưng vẫn có nhiều vấn đề trong quá trình chuyên chở. Do đó, nhóm này yêu cầu bổ sung vấn đề đối xử với động vật trong chương về SPS. Nhóm cũng yêu cầu quy tắc xuất xứ đối với động vật và thịt.

Ủy ban Châu Âu cho hay trong chương Về phát triển bền vững (TSD) của Hiệp định sẽ bao gồm các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với các Hiệp định môi trường đa phương (MEAs), bao gồm CITES. EU cũng hợp tác với Việt Nam trong đàm phán hiệp định đối tác tự nguyện FLEGT. Đối với đối xử động vật, Uỷ ban hướng tới bổ sung điều khoản về hợp tác đối với các vấn đề đối xử động vật trong FTA. Về quy tắc xuất xứ, cả động vật sống và thịt đều sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy tắc xuất xứ nhưng hiện nay chưa có các àđm phán cụ thể. Mặc dù trong đàm phán chưa đề cập đến các vấn đề nổi cộm như buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp nhưng vấn đề này có thể sẽ được đưa vào sau này.

Hiệp hội Ngoại thương Châu Âu

băn khoăn về khả năng đảm bảo các tiêu chuẩn xã hội và điều kiện cho người lao động ở Việt Nam.

Uỷ ban Châu Âu nhấn mạnh các yếu tố cơ bản của Chương phát triển bền vững là đảm bảo các yêu cầu thiết yếu về lao động nhằm đạt được sự phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và cân bằng xã hội và có yêu cầu tham chiếu đối với các chương trình lao động của ILO. Yêu cầu về an toàn lao động hiện nay được EC đặc biệt quan tâm sau khi xảy ra vụ sập nhà máy may Rana Plaza tại Bangladesh vào tháng 5 vừa qua. Thời gian gần đây, EC thường xuyên tổ chức các phiên điều trần về tình hình quyền của người lao động tại các nước đang phát triển, đặc biệt là tại các nhà máy may ở những nước xuất khẩu dệt may lớn trên thế giới như Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Hàn Quốc và Pakistan.

Hiệp hội Ngành sản xuất hàng thể thao Châu Âu

bày tỏ lợi ích của FTA sẽ phụ thuộc nhiều vào quy tắc xuất xứ. Uỷ ban Châu Âu nhận thức rất rõ điều này nhưng cho biết hiện nay hai bên chưa đi đến đàm phán chi tiết đối với các vấn đề quy tắc xuất xứ.

Hội đồng Thịt và thịt hun khói Đan Mạch

băn khoăn liệu FTA của Việt Nam có trở thành bản mẫu cho các đàm phán đối với Thái Lan và Malaysia không.

Uỷ ban Châu Âu giải thích rằng vấn đề của đàm phán là thực chất và thời gian. Singapore có thể là tham chiếu cho ASEAN nhưng cần điều chỉnh theo trình độ phát triển ở từng nước.

Hiệp hội Sữa Châu Âu

hỏi về thương mại hàng hoá và về mức độ giảm thuế, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp. Họ cũng yêu cầu Việt Nam quan tâm tới vấn đề chỉ dẫn địa lý.

Uỷ ban Châu Âu cho hay hy vọng sẽ có bản chào nhiều tham vọng từ Việt Nam để đảm bảo đàm phán thuận lợi. Về chỉ dẫn địa lý, Việt Nam có 1 sản phẩm là nước mắm Phú Quốc được EU công nhận chỉ dẫn địa lý. Việt Nam có phàn nàn về lộ trình đăng ký quá lâu và phức tạp. FTA có thể sẽ là phương tiện giúp việc đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm sau này của Việt Nam dễ dàng hơn. 

Phiên đàm phán thứ tư FTA Việt Nam - EU

Phiên đàm phán thứ tư Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã diễn ra từ ngày 1 đến 5/7/2013 tại Brúc-xen, Bỉ. Tại Phiên đàm phán lần này, hai bên đã thúc đẩy thảo luận trong tất cả các lĩnh vực và đạt tiến bộ tích cực trên cơ sở cân bằng lợi ích của cả EU và Việt Nam.

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế Trần Quốc Khánh dẫn đầu cùng đại diện các bộ, ngành liên quan đã tham dự phiên đàm phán. Phiên đàm phán diễn ra ở cấp Trưởng đoàn, Phó đoàn và 12 nhóm đàm phán, gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác hải quan, SPS, TBT, cạnh tranh, phát triển bền vững, pháp lý - thể chế, v.v...

Tại phiên khai mạc, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam và EU cùng tái khẳng định tầm quan trọng của Hiệp định EVFTA đối với cả hai phía và khẳng định quyết tâm đẩy nhanh tiến độ đàm phán để đạt được kết quả tích cực, đáp ứng kỳ vọng của cả hai bên. Hai Trưởng đoàn đánh giá cả Việt Nam và EU đều đã có sự chuẩn bị tốt cho phiên đàm phán thứ tư này, coi đây là cơ sở để đẩy nhanh đàm phán, đặc biệt trong các lĩnh vực quan trọng như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ...

Các chuyên gia đàm phán của Việt Nam và EU cũng đã trao đổi, làm rõ hơn quan điểm, cách tiếp cận của mình trong các lĩnh vực cụ thể, đồng thời giới thiệu chi tiết hơn nữa hệ thống chính sách, quy định liên quan của mỗi bên để giải thích các đề xuất, yêu cầu của mình. Bên cạnh đó, hai bên đã tiếp tục thảo luận các nội dung về bản chào mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực.

Kết thúc phiên đàm phán này, hai bên đã đạt được hiểu biết rất sâu về quan điểm, cách tiếp cận, mức độ mong muốn của đối tác, tạo tiền đề vững chắc cho việc tìm kiếm giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa khác biệt, hướng tới thống nhất các nội dung phức tạp phù hợp với thực tiễn, năng lực của mỗi bên. Đây cũng là cơ sở quan trọng để hai bên tiếp tục tham vấn trong nước, tiến tới đàm phán sâu và chi tiết hơn nữa trong phiên tiếp theo.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Năm 2012, tổng kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 29,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 20,3 tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt 8,8 tỷ USD. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, tính đến hết tháng 01 năm 2013, EU có 1810 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 34,28 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ.

Vòng đàm phán thứ 5 FTA VN-EU tại Việt Nam

Với 4 nội dung quan trọng, vòng đàm phán thứ 5 Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) chính thức bắt đầu từ ngày 4/11, tại Việt Nam.

Vòng đàm phán thứ 5 Hiệp FTA Việt Nam - EU đang diễn ra tại Việt Nam. Nghị sĩ Werner Largen- Chủ tịch Liên minh Nghị viện châu Âu- cho biết: "Có bốn vấn đề quan trọng được đàm phán”.

Một là,

 xây dựng một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. 

Hai là,

 bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, liên quan đến bản quyền và quyền tác giả. 

Ba là, 

chỉ dẫn

 địa lý. 

Bốn là,

 phát triển bền vững.

Đàm phán FTA là vấn đề rất khó. Nhìn vào những nội dung trên, rất khó để có thể xác định đâu là nội dung hóc búa nhất trong vòng đàm phán lần này.

Cuối chương trình đàm phán, một ủy ban thuộc Nghị viện châu Âu sẽ xem xét và cân nhắc việc phê chuẩn FTA Việt Nam- EU. Ủy ban này cũng sẽ nhóm họp trong tháng này để sau đó, Nghị viện EU đưa ra một nghị quyết về những mong đợi của EU đối với FTA EU-Việt Nam và từ phía Việt Nam.

Năm 2014 dự kiến sẽ kết thúc đàm phán FTA Việt Nam-EU, Nghị sĩ Werner Largen nhận định: “Hai bên đang nỗ lực vì mục tiêu đó, với sự cam kết mạnh mẽ về chính trị của  Việt Nam”.

FTA được kỳ vọng đem lại lợi ích cho cả 2 phía Việt Nam và EU, tất nhiên, Nghị viện EU sẽ phải cân nhắc những lợi ích của EU”, Nghị sĩ Werner Largen khẳng định.

EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, EU cũng là đối tác thương mại song phương lớn thứ hai của Việt Nam. Nửa đầu năm 2013, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đã phát triển mạnh mẽ so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu đã tăng 25% và ở chiều ngược lại, xuất khẩu của EU sang Việt Nam cũng tăng 20%.

FTA Việt Nam- EU là cơ hội lớn để Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn nữa đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là đầu tư đến từ EU. Đây cũng là cơ hội tốt để nền kinh tế Việt Nam theo hướng sẽ tăng cường cạnh tranh, tạo ra các ngành nghề và nền công nghiệp năng động hơn, sử dụng nguồn lực trong nước một cách hiệu quả hơn.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam- Franz Jessen- cho rằng: “Kinh tế của EU và Việt Nam là hai mô hình kinh tế khác nhau. Ý chí, định hướng của các nhà lãnh đạo cũng rất khác trong việc đàm phán hiệp định FTA”.

Với góc nhìn đó, Đại sứ Franz Jessen nói: “EU đã có bức tranh rất rõ về nền kinh tế Việt Nam và hiểu Việt Nam có thể làm được gì. EU không kỳ vọng, Việt Nam có thể làm được hơn những gì nền kinh tế có thể làm được”.

Hệ thống GATT/WTO là một chủ thể kiến tạo niềm tin quan trọng. Các cuộc chiến tranh thương mại những năm 1930 là bằng chứng cho thấy rằng chủ nghĩa bảo hộ có thể dễ dàng đẩy các nước vào một tình thế trong đó không có kể thắng mà chỉ toàn người thua.

1. Hệ thống này giúp gìn giữ hoà bình

Hoà bình phần nào là một thành quả của hai nguyên tắc cơ bản nhất của hệ thống thương mại: giúp thương mại được thuận buồm xuôi gió và đưa đến cho các nước một lối thoát bình đẳng và mang tính xây dựng để giải quyết những bất đồng về các vấn đề thương mại. Đó cũng là một kết quả của sự hợp tác và lòng tin quốc tế do hệ thống này tạo ra và duy trì.

Lịch sử bị vấy bẩn bởi những tranh chấp thương mại dẫn đến chiến tranh. Một trong những ví dụ sống động nhất là cuộc chiến tranh thương mại những năm 1930, khi các nước cạnh tranh với nhau nhằm tăng thêm các hàng rào mậu dịch để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và để trả đũa rào cản của các nước khác. Điều này càng làm cho cuộc đại suy thoái thêm tồi tệ và cuối cùng góp phần làm bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Hai bước phát triển ngay Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã giúp tránh được nguy cơ những căng thẳng thương mại thời kỳ trước chiến tranh xuất hiện trở lại. Thứ nhất, ở châu Âu, hợp tác quốc tế phát triển trong các ngành công nghiệp than, sắt và thép. Thứ hai, trên phạm vi toàn cầu, Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) đã hình thành.

Cả 2 bước phát triển trên đều tỏ ra thành công, thành công đến mức hiện nay chúng được mở rộng rất mạnh – một trở thành Liên minh châu Âu và một trở thành Tổ chức Thương mại Thế giới.

Hệ thống GATT/WTO là một chủ thể kiến tạo niềm tin quan trọng. Các cuộc chiến tranh thương mại những năm 1930 là bằng chứng cho thấy rằng chủ nghĩa bảo hộ có thể dễ dàng đẩy các nước vào một tình thế trong đó không có kể thắng mà chỉ toàn người thua. Quan điểm bảo hộ thiển cận cho rằng việc bảo vệ một số khu vực nhất định chống lại hàng nhập khẩu là rất có lợi. Những quan điểm này lại lờ đi chuyện các nước khác sẽ phản ứng như thế nào. Thực tế dài hạn hơn cho thấy rằng một bước bảo hộ của một quốc gia có thể dễ dàng dẫn đến hành động trả đũa từ các quốc gia khác, dẫn đến mất mát niềm tin vào thương mại từ do hơn và làm cho tất cả, bao gồm cả các khu vực được bảo hộ ngay từ đầu – sa lầy vào rắc rối kinh tế nghiêm trọng.

Niềm tin là chìa khoá giúp tránh được viễn cảnh không có kẻ thắng ấy. Khi các chính phủ đều tin tưởng rằng các nước khác sẽ không tăng cường các hàng rào mậu dịch thì chính họ cũng sẽ không có ý định làm như vậy. Hệ thống thương mại WTO đóng vai trò sống còn trong việc tạo ra và củng cố niềm tin đó. Đặc biệt quan trọng là những cuộc thương lượng đưa đến những thoả thuận trên cơ sở nhất trí ý kiến và tập trung vào việc tuân thủ các nguyên tắc.

2. Giải quyết các mâu thuẫn thương mại một cách xây dựng

Do thương mại tăng lên về khối lượng, số lượng sản phẩm được trao đổi, và số lượng các nước và công ty tham gia thương mại, nên có thêm nhiều cơ hội để những tranh chấp thương mại nảy sinh. Hệ thống WTO giúp giải quyết các tranh chấp này một cách hoà bình và mang tính xây dựng.

Nếu để mặc chúng thì những tranh chấp này có thể dẫn đến những xung đột nghiêm trọng. Một trong những nguyên tắc của WTO là các thành viên có nghĩa vụ phải đưa những tranh chấp của mình tới WTO và không được đơn phương giải quyết. Khi họ đưa ra các tranh chấp ra giải quyết tại WTO, thủ tục giải quyết của WTO là tập trung chú ý của họ vào các nguyên tắc. Một khi nguyên tắc được thiết lập, các nước phải chú trọng nỗ lực tuân thủ nguyên tắc, và có lẽ sau đó tái thương lượng về các nguyên tắc – chứ không phải là tuyên chiến với nhau. Gần 200 tranh chấp đã được đưa ra giải quyết ở WTO kể từ khi tổ chức này thành lập. Nếu thiếu một phương tiện giải quyết các tranh chấp này một cách xây dựng và đồng bộ, một số tranh chấp đã có thể dẫn đến những cuộc xung đột chính trị nghiêm trọng hơn.

3. Một hệ thống dựa trên những nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn với tất cả mọi người

WTO không thể tuyên bố sẽ làm cho tất cả các nước đều bình đẳng. Nhưng WTO thực sự làm giảm bớt một số bất bình đẳng, giúp các nước nhỏ hơn có nhiều tiếng nói hơn. Đồng thời cũng giải thoát cho các nước lớn khỏi sự phức tạp trong việc thoả thuận các hiệp định thương mại với các đối tác của mình.

Các quyết định và hiệp định của WTO được thực hiện bằng nhất trí ý kiến. Các hiệp định này áp dụng cho mọi người. Các nước giàu cũng như nước nghèo đều có thể bị chất vấn nếu họ vi phạm một hiệp ước, và họ có quyền chất vấn các nước khác trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO. Thiếu một cơ chế đa phương kiểu hệ thống WTO, các nước mạnh hơn sẽ càng được tự do đơn phương áp đặt ý muốn của mình cho các nước yếu hơn. Các nước lớn hơn cũng được hưởng những lợi ích tương xứng. Các cường quốc kinh tế có thể sử dụng diễn đàn duy nhất của WTO để thương lượng với tất cả hay với hầu hết các đối tác thương mại của họ cùng một lúc.

Trên thực tế, có riêng một hệ thống nguyên tắc áp dụng với tất cả các nước thành viên, điều đó đã đơn giản hoá rất nhiều toàn bộ cơ chế thương mại.

4. Thương mại tự do hơn giúp giảm chi phí cuộc sống

Hệ thống toàn cầu WTO đã giảm bớt các hàng rào mậu dịch thông qua thương lượng và áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả là chi phí sản xuất giảm, giá hàng hoá thành phẩm và dịch vụ giảm và cuối cùng là chi phí cuộc sống thấp hơn.

Cho đến nay, các hàng rào mậu dịch đã giảm đi rất nhiều so với trước đây. Các hàng rào này còn tiếp tục được giảm và tất cả chúng ta đều có lợi.

5. Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, và phạm vi chất lượng rộng hơn để lựa chọn

Hiện nay chúng ta có thể có được tất cả các hàng hoá bởi chúng ta có thể nhập khẩu chúng. Nhập khẩu cho phép chúng ta có nhiều lựa chọn hơn – cả hàng hoá và dịch vụ lẫn phạm vi chất lượng. Thậm chí chất lượng của hàng sản xuất nội địa có thể nâng lên do chính sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Nhiều lựa chọn hơn không đơn giản là vấn đề người tiêu dùng mua hàng thành phẩm của nước ngoài. Hàng nhập khẩu còn được sử dụng làm nguyên liệu, linh kiện và thiết bị cho sản xuất trong nước.

Điều này mở rộng phạm vi của các thành phẩm và dịch vụ do các nhà sản xuất trong nước làm và nó làm tăng phạm vi những công nghệ mà họ có thể sử dụng. Chẳng hạn, khi thiết bị điện thoại di động trở nên phổ biến, các dịch vụ phát triển mạnh, thậm chí ngay tại nước không hề sản xuất thiết bị. Đôi khi, sự thành công của một sản phẩm hay dịch vụ nhập khẩu tại thị trường trong nước cũng có thể khuyến khích các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh, làm gia tăng lựa chọn nhãn hàng hoá sẵn có cho người tiêu dùng cũng như tăng phạm vi hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước. Nếu thương mại cho hép chung ta nhập khẩu nhiều hơn, nó cũng cho hép những người khác mua nhiều hàng sản xấut của chúng ta hơn. Nó làm tăng thu nhập của chúng ta, cung cấp cho cũng ta những phương tiện dể hưởng sự lựa chọn gia tăng đó.

6. Thương mại làm tăng thu nhập

Giảm bớt hàng rào thương mại cho phép thương mại tăng trưởng, điều này làm tăng thu nhập – cả thu nhập quốc dân và thu nhập cá nhân.

Dự tính của WTO về tác động của các thoả thuận thương mại tại vòng đàm phán Uruguay 1994 là thu nhập của thế giới có thêm từ 109 tỷ USD đến 510 tỷ USD.

Thương mại cũng làm nảy sinh những thách thức khi các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Nhưng thực tế rằng có nguồn thu nhập bổ sung có nghĩa là sẵn có nhiều nguồn lực để các chính phủ tái phân phối lợi nhuận từ những người được lợi nhiều nhất, chẳng hạn để giúp các công ty và công nhân thích ứng bằng cách trở nên năng suất và có khả năng cạnh tranh hơn trong lĩnh vực mà họ đã và đang làm, hoặc bằng cách chuyển sang các hoạt động mới.

7. Thương mại kích thích tăng trưởng kinh tế và đó có thể là tin tốt lành cho vấn đề việc làm

Trên thực tế đã có bằng chứng căn cứ trên sự việc cho thấy rằng việc giảm các rào cản thương mại là điều kiện tốt cho công ăn việc làm. Nhưng bức tranh này rất phức tạp do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, bảo hộ cũng không phải là cách để giải quyết các vấn đề việc làm.

Có ít nhất hai luận điểm được chỉ ra về vấn đề này. Thứ nhất, sẽ có những nhân tố khác xuất hiện. Chẳng hạn, tiến bộ công nghệ cũng có tác động mạnh đến việc làm và năng suất lao động, làm lợi cho một số loại công việc song lại làm tổn thương một số khác. Thứ hai, trong khi thương mại rõ ràng là làm tăng thu nhập quốc dân (và sự thịnh vượng), điều này không phải luôn đựơc hiểu là tạo ra công ăn việc làm mới cho những người bị mất việc do sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.

Có nhiều tình huống cho thấy rằng cơ hội đã được nắm bắt – đó là những trường hợp thương mại tự do hơn có lợi cho việc làm. Uỷ ban EU tính toán rằng việc thiết lập thị trường duy nhất của nó có nghĩa là có thêm khoảng từ 300.000 đến 900.000 việc làm nữa so với lúc không có thị trường duy nhất. Thực tế cũng cho thấy, chế độ bảo hộ đã làm hại công ăn việc làm như thế nào. Ví dụ điển hình là ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ. Các hàng rào mậu dịch được thiết lập để bảo vệ việc làm ở nước này bằng cách hạn chế nhập khẩu từ Nhật Bản lại dẫn đến việc làm cho xe hơi ở Mỹ đắt thêm, lượng xe hơi vì thế được bán ít đi và việc làm giảm.

8. Các nguyên tắc cơ bản làm cho hệ thống có hiệu quả hơn, và giảm bớt chi phí

Thương mại cho phép thực hiện phân công lao động giữa các nước. Nó cho phép sử dụng một cách phù hợp và hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất. Nhưng hệ thống thương mại WTO còn đem lại nhiều hơn như thế. Nó giúp làm tăn hiệu quả và thậm chí còn giảm bớt chi phí nhiều hơn bởi những nguyên tắc quan trọng được thiết lập trong hệ thống.

Không phân biệt đối xử chỉ là một trong những nguyên tắc của hệ thống thương mại WTO. Những nguyên tắc khác gồm có:

* Minh bạch. Thông tin rõ rằng về các chính sách, nguyên tắc và quy định.

* Tin chắc vào các điều kiện thương mại. Những cam kết cắt giảm các hàng rào thương mại và làm tăng khả năng tiếp cận các thị trường của một số nước cho các nước khác có sự ràng buộc pháp lý.

* Đơn giản hoá và chuẩn hoá các thủ tục hải quan, xoá bỏ tình trạng quan liêu, tập trung hoá cơ sở dữ liệu thông tin và các biện pháp khác được thiết lập nhằm đơn giản hoá thương mại theo phương châm ‘kích thích thương mại’.

Tất cả những nguyên tắc này làm cho thương mại đơn giản hơn, giảm bớt phí tổn cho các công ty, tăng niềm tin vào tương lai. Đổi lại, điều đó cũng có nghĩa là có nhiều việc làm hơn, người tiêu dùng có hàng hoá và dịch vụ tốt hơn.

9. Hệ thống này bảo vệ các chính phủ khỏi những quyền lợi hẹp hòi

Hệ thống GATT/WTO phát triển trong nửa cuối của thế kỷ XX giúp cho các chính phủ có một nhãn quan cân bằng hơn về chính sách thương mại. Các chính phủ vững vàng hơn trong việc tự bảo vệ mình tránh khỏi những vận động ngoài hành lang của những nhóm có quyền lợi hẹp hòi bằng việc tập trung vào những cân đối vì lợi ích của tất cả mọi người trong nền kinh tế.

Một trong những bài học nổi bật của chủ nghĩa bảo hộ nổi bật trong những thập kỷ đầu thế kỷ XX là có thể gây ra thiệt hại nếu những quyền lợi cục bọ hẹp hòi chiếm ưu thế về ảnh hưởng chính trị. Kết quả là một chính sách ngày càng hạn chế mà đã dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại không có ai thắng chỉ toàn kẻ bại. Các chính phủ phải được vũ trang để chống lại sức ép của những nhóm quyền lợi hẹp hòi, và hệ thống thương mại WTO có thể giúp được điều này.

Hệ thống GATT/WTO bao trùm một phạm vi rất rộng. Vì vậy, nếu trong một cuộc thương lượng thương mại GATT/WTO có một nhóm áp lực vận động chính phủ của mình phải coi nhóm là một trường hợp đặc biệt cần được bảo hộ thì chính phủ có thể chống lại sức ép bảo hộ bằng cách lập luận rằng chính phủ cần phải có một thoả thuận trên phạm vi rộng để bảo đảm rằng mọi khu vực trong nền kinh tế đều có lợi.

10. Hệ thống khuyến khích chính phủ hoạt động tốt

Theo các nguyên tắc của WTO, khi đã có cam kết tự do hoá một khu vực thương mại nào đó, thì khó có thể đảo ngược được. Các nguyên tắc cũng không khuyến khích những chính sách thiếu thận trọng. Đối với giới kinh doanh, điều này có nghĩa là độ chắc chắn cao hơn và rõ ràng hơn về các điều kiện thương mại. Đối với các chính phủ, điều này thường đồng nghĩa với kỷ luật tốt.

Các cam kết bao gồm những cam kết không sa vào những chính sách thiếu thận trọng. Chủ nghĩa bảo hộ nhìn chung không phải là một giải pháp khôn ngoan bởi những thiệt hại do nó gây ra trong nước và trên trường quốc tế.

Một hình thức hàng rào thương mại đặc biệt gây thêm thiệt hại vì chúng tạo cơ hội cho tham nhũng và những mô hình chính phủ xấu xa khác.

Mộ loại rào cản thương mại mà các nguyên tắc của WTO cố gắng giải quyết là hạn ngạch. Do hạn ngạch hạn chế cung nên đẩy giá cả tăng lên một cách giả tạo, đồng thời tạo ra một số lợi nhuận lớn khác thường. Các nhà kinh tế gọi đó là ‘thuế hạn ngạch’. Lợi nhuận này có thể được dùng để gây ảnh hưởng đối với các chính sách, vì cũng có nhiều tiền hơn để thực hiện các cuộc vận động ngoài hành lang. Nói cách khác, hạn ngạch là một biện pháp hạn chế thương mại đặc biệt tồi tê. Thông qua các nguyên tắc của WTO các chính phủ đã nhất trí rằng họ không khuyến khích sử dụng hạn ngạch.

Tuy nhiên, nhiều loại hạn ngạch khác nhau vẫn được áp dụng ở hầu hết các nước, và nhiều chính phủ lập luận rằng hạn ngạch rất cần thiết. Song họ bị các hiệp định của WTO ràng buộc và có nhữn cam kết giảm bớt hay loại bỏ nhiều loại hạn ngạch, đặc biệt là đối với ngành dệt.

Nhiều lĩnh vực khác của các hiệp định WTO cũng có thể giúp giảm bớt tệ tham nhũng và chính phủ xấu xa. Sự minh bạch, các tiêu chí rõ ràng hơn về các quy định đối với sự an toàn và chuẩn mực của sản phẩm, và sự không phân biệt đối xử cũng giúp giảm bớt tình trạng gian dối và việc ra quyết định mang tính độc đoán.

Thực sự các chính phủ đã dùng WTO như là một sức ép bên ngoài đáng được hoan nghênh đối với các chính sách của họ.

WTO được thành lập nhằm tạo nên một diễn đàn thương mại, nơi các vấn đề liên quan đến thương mại được đưa ra bàn bạc, đàm phán một cách công khai, thẳng thắn. Các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ cũng có thể tham gia diễn đàn thương mại toàn cầu này một cách gián tiếp thông qua chính phủ của mình. Tuy nhiên, việc tranh luận và đàm phán trên diễn đàn này chỉ thực sự có hiệu quả khi người ta có những hiểu biết đúng đắn về chức năng và nhiệm vụ của WTO.

1. WTO áp đặt các chính sách:

Không đúng vì:

WTO không vạch đường chỉ lối cho các nước thành viên trong việc thực hiện các chính sách thương mại. Ngược lại, nó là một tổ chức chịu sự điều hành của các nước thành viên.

Điều đó có nghĩa là:

- Các nguyên tắc của WTO là sự đồng thuận thông qua đàm phán giữa các nước thành viên,

- Các nguyên tắc của WTO được quốc hội của các nước thành viên phê chuẩn

- Các quyết định của WTO nhìn chung là dựa trên sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.

Nói cách khác, việc thông qua các quyết định của WTO là công khai, dân chủ và có trách nhiệm.

Cơ hội duy nhất để WTO có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách của một nước nào đó là khi các tranh chấp có liên quan được đưa ra xem xét tại WTO và được quyết định bởi Cơ quan giải quyết tranh chấp (cơ quan này bao gồm tất cả các nước thành viên). Thông thường, Cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra quyết định dựa trên các phán quyết của các ủy ban hoặc dựa trên hồ sơ phúc thẩm.

Thậm chí ngay cả khi phạm vi của các quyết định là nhỏ: Nó có thể đơn giản là việc đánh giá hoặc giải thích xem một nước có vi phạm hiệp định của WTO hay không – hiệp định mà tự thân nước thành viên đó đã chấp nhận. Nếu như nước thành viên đó đã vi phạm hiệp định, nó sẽ bị buộc phải tuân theo.

Dưới mọi góc độ, WTO không bao giờ bắt các nước phải chấp nhận hoặc từ bỏ một chính sách cụ thể nào.

Ban thư ký cũng chỉ đơn thuần là một bộ phận cung cấp các các hỗ trợ về mặt kỹ thuật, hành chính cho WTO và các nước thành viên.

2. WTO vì mục đích thương mại tự do với bất cứ giá nào:

Một trong các nguyên tắc của hệ thống thương mại WTO là nhằm khuyến khích các nước thành viên hạ thấp rào cản thương mại và tạo điều kiện cho giao dịch thương mại được thực hiện tự do hơn. Xét cho cùng thì chính các nước thành viên có lợi từ việc giao dịch thương mại tăng lên do rào cản thương mại được hạ thấp.

Tuy nhiên việc hạ thấp các rào cản thương mại đến mức nào là do các nước thành viên thương lượng. Quan điểm đàm phán của họ phụ thuộc vào việc họ sẵn sàng hạ thấp rào cản thương mại đến mức nào và những gì mà họ muốn thương lượng cũng như dựa trên tiêu chí hai bên đều có lợi.

Vai trò của WTO là tạo ra một diễn đàn cho việc tự do đàm phán và cung cấp các nguyên tắc cho việc tự do hoá thương lượng đó.

Các quy định trong các hiệp định cho phép việc hạ thấp các rào cản thương mại được tiến hành một cách từ từ, để các nhà sản xuất nội địa có thời gian thích nghi với những thay đổi này.

Các hiệp định cũng quy định xem xét những khó khăn mà những nước đang phát triển phải đối mặt. Các quy định đều cho các nước thành viên biết lộ trình giảm thuế và cách thức bảo vệ các nhà sản xuất nội địa, chống lại việc nhập khẩu hàng hoá có giá thấp bất hợp lý do được trợ cấp hoặc phá giá. Mục tiêu ở đây là vì một nền thương mại công bằng.

Cũng quan trọng như thương mại tự do – còn – là các nguyên tắc khác của WTO như: không phân biệt, phải bảo đảm các điều kiện thương mại ổn định, có thể đoán trước và minh bạch.

3. WTO chỉ quan tâm đến lợi ích thương mại. Lợi ích thương mại quan trọng hơn sự phát triển:

Các hiệp định của WTO đều có các điều khoản chú trọng đến lợi ích của sự phát triển.

Tự do thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như hỗ trợ phát triển. Theo nghĩa đó, thương mại và phát triển thúc đẩy lẫn nhau. Đồng thời lợi ích của các nước đang phát triển có được quan tâm đúng mức hay không cũng là một chủ đề đang được tiếp tục tranh luận tại WTO. Điều đó không có nghĩa là WTO không mang lại điều gì cho những nước này. Các hiệp định của WTO có rất nhiều điều khoản tính đến lợi ích của những nước đang phát triển.

Trước khi phải thực hiện một số điều khoản của một hiệp định cụ thể, các nước đang phát triển được dành nhiều thời gian hơn . Các nước kém phát triển nhất được hưởng sự đối xử đặc biệt, kể cả việc miễn thực hiện nhiều điều khoản trong các hiệp định.

Các yêu cầu phát triển còn có thể được sử dụng để biện minh cho một số hành động mà bình thường nó có thể không được phép áp dụng theo các quy định trong hiệp định chẳng hạn như hành động trợ cấp.

4. Coi trọng lợi ích thương mại hơn môi trường:

Rất nhiều quy định của WTO đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường.

Lời nói đầu của “Hiệp định Marrakesh thành lập WTO” ghi nhận trong số các mục tiêu của nó có việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Trong số đó, quan trọng nhất là các điều khoản bảo vệ (như Điều 20 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại), cho phép nước thành viên WTO áp dụng các biện pháp để bảo vệ đời sống hoặc sức khoẻ của con người, động vật hoặc thực vật và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ bị cạn kiệt. Ngoài những nguyên tắc chung này, trong mỗi hiệp định về một vấn đề cụ thể đều có điều khoản chi tiết về bảo vệ môi trường. Mục tiêu môi trường được xem xét hết sức cụ thể và thận trọng trong từng hiệp định của WTO về tiêu chuẩn hàng hoá, an toàn thực phẩm, bảo hộ sở hữu trí tuệ, v.v.

Bên cạnh đó, hệ thống thương mại WTO cùng các quy tắc của nó giúp các nước thành viên sử dụng nguồn tài nguyên quý hiếm một cách có hiệu quả và tránh lãng phí.

Một phán quyết gần đây về vấn đề nhập khẩu tôm và bảo vệ rùa biển đã củng cố những nguyên tắc này. Theo nội dung của phán quyết, nước thành viên của WTO có thể áp dụng một số biện pháp để bảo vệ môi trường theo cách riêng của mình và bảo vệ các loài động thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Nguyên tắc quan trọng trong việc áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường là công bằng, không phân biệt đối xử.

Các nước thành viên không được dễ dãi với các nhà sản xuất của nội địa trong khi khắt khe với hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài. Hoặc là phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại khác nhau.

Một điều quan trọng nữa là: WTO không có nghĩa vụ xây dựng các quy tắc quốc tế về bảo vệ môi trường. Đó là nhiệm vụ của các tổ chức môi trường và các Công ước. Sự chồng chéo giữa các hiệp định về môi trường và WTO trong các hoạt động thương mại (như sự trừng phạt hoặc hạn chế nhập khẩu khác) được đưa vào thực hiện trong một hiệp định. Do đó, không có sự xung đột giữa các hiệp định của WTO và các hiệp định quốc tế về môi trường

5. Coi trọng lợi ích thương mại hơn sức khoẻ và sự an toàn:

Các hiệp định của WTO là do các nước thành viên đàm phán nên chúng phản ánh lợi ích và sự quan tâm của mỗi nước thành viên.

Các điều khoản chủ chốt trong một số hiệp định (như Điều 20 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại) cho phép thành viên của WTO áp dụng một số biện pháp để bảo vệ đời sống hoặc sức khoẻ của con người, động vật và thực vật. Tuy nhiên bất kỳ biện pháp nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc chung của WTO và nước áp dụng không được sử dụng chúng như là phương tiện bảo hộ các nhà sản xuất nội địa.

Một số hiệp định quy định chi tiết hơn về tiêu chuẩn của sản phẩm, sức khoẻ và an toàn thực phẩm cũng như những sản phẩm khác có nguồn gốc từ động thực vật. Việc quy định như vậy là nhằm bảo vệ quyền của nước thành viên trong việc bảo đảm sự an toàn của công dân nước mình.

Đồng thời, những hiệp định này được thiết lập để ngăn chặn việc các nước xây dựng những quy định trái ngược nhằm phân biệt đối xử đối với hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài.

WTO không tự nó đặt ra những tiêu chuẩn này. Trong một số trường hợp, các hiệp định quốc tế khác được ghi nhận trong các hiệp định của WTO. Thí dụ: Sự thống nhất tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm ghi nhận trong Codex Alimentarius theo tiêu chuẩn được khuyến nghị bởi Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nhưng không có sự bắt buộc phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế chẳng hạn như tiêu chuẩn được ghi nhận trong Codex Alimentarius. Mỗi nước có quyền tự do đặt ra hệ thống tiêu chuẩn riêng của mình miễn là chúng không trái với nguyên tắc chung cũng như không mang tính chất phân biệt đối xử.

6. WTO làm mất việc làm và tăng sự nghèo đói:

Sự quy kết này là không đúng và thái quá. Thương mại có thể là một động lực mạnh mẽ tạo ra việc làm và giảm đói nghèo. Đôi khi phải có sự điều chỉnh cần thiết để giải quyết nguy cơ mất việc làm. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào việc bảo hộ cũng không được xem là một giải pháp.

Mối quan hệ giữa thương mại và sự phát triển là phức tạp. Thương mại tự do và ổn định thúc đẩy phát triển kinh tế. Nó có tiềm năng tạo ra việc làm và cũng giúp cho việc xoá đói giảm nghèo và thường là cả hai. Bên được lợi nhiều nhất là nước hạ thấp rào cản thương mại.

Nước xuất khẩu vào nước hạ thấp rào cản cũng có lợi, nhưng ít hơn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nội địa và công nhân của các nước hạ thấp rào cản (trước đây được bảo vệ) rõ ràng là phải đối mặt với sự cạnh tranh mới khi hàng rào thương mại thấp hơn. Một số nhà sản xuất nội địa tồn tại được là vì biết tạo cho mình khả năng cạnh tranh tốt hơn. Một số hội nhập nhanh hơn bằng việc tìm nguồn nhân lực mới.

Cụ thể, một số nước hội nhập tốt hơn so với nước khác. Đó là do những nước này có chính sách hội nhập hiệu quả hơn. Những nước không có chính sách hội nhập hiệu quả sẽ bỏ lỡ thời cơ là sự thúc đẩy mà thương mại đem lại cho nền kinh tế.

WTO giải quyết vấn đề này bằng một số cách. Trong hệ thống thương mại WTO, sự tự do hoá được thực hiện một cách từ từ tạo điều kiện về mặt thời gian cho các nước thành viên thực hiện việc điều chỉnh cần thiết. Nhiều quy định trong các hiệp định cho phép nước thành viên áp dụng một số biện pháp tình thế nhằm giảm thiểu các thiệt hại do việc nhập khẩu có thể gây nên. Các biện pháp này, tất nhiên, phải tuân theo những quy định và trình tự hết sức chặt chẽ.

Đồng thời, sự tự do hoá trong hệ thống thương mại WTO là kết quả của việc đàm phán. Những nước cảm thấy chưa kịp thích ứng với việc mở cửa, có thể phản đối yêu cầu mở cửa đối với một số lĩnh vực cụ thể.

Trong khi thế giới vẫn còn 1.5 tỷ người dân sống trong tình trạng đói nghèo, chính sách tự do hoá thương mại đã giúp ba tỷ người thoát khỏi cuộc sống đói nghèo kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II.

7. Các nước nhỏ không có tiếng nói trong WTO:

Trong hệ thống thương mại WTO, tất cả các nước (dù là nước phát triển hay nước đang phát triển) đều phải tuân theo một quy luật chung. Trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, nhiều nước đang phát triển đã thành công trong việc không thừa nhận các biện pháp của các nước phát triển. Không có WTO, những nước này hẳn đã không có đủ khả năng để chống lại các nước có nền kinh tế mạnh hơn.

Hơn nữa, các nguyên tắc cũng như các hiệp định của WTO đều được thiết lập dựa trên việc đàm phán đa phương.

8. WTO là công cụ của sự vận động hành lang:

Đây là kết quả đương nhiên của kiểu đàm phán “vòng tròn” (đàm phán với nhiều thành phần khác nhau) vì khi đó các lợi ích khác nhau được cân đối. Mỗi nước thành viên của WTO sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ áp lực từ các nhóm vận động riêng biệt với lý do nó phải kết hợp các lợi ích của đất nước.

Một sự hiểu sai có liên quan là về tư cách thành viên. WTO là tổ chức của các chính phủ.

Các tổ chức tư nhân, tổ chức phi chính phủ cũng như những nhóm vận động khác không tham gia trực tiếp vào hoạt động của WTO, ngoại trừ một số sự kiện đặc biệt như hội thảo, hội nghị chuyên đề, đều có thể tạo sự ảnh hưởng đối với quyết định của WTO thông qua chính phủ của mình.

9. Các nước yếu hơn bị buộc phải gia nhập WTO:

Không đúng: Hầu hết các nước cảm thấy rằng họ có vị thế cao hơn khi gia nhập WTO. Điều đó giải thích tại sao danh sách các nước thành viên của WTO bao gồm những nước phát triển và đang phát triển.

Bằng cách gia nhập WTO, thậm chí là nước nhỏ cũng tự động được hưởng những lợi ích mà tất cả các nước thành viên trong WTO dành cho nhau.

Các nước có thể quyết định không gia nhập WTO mà đàm phán hiệp định thương mại song phương với nước khác. Để đạt được điều này, các nước đàm phán riêng lẻ đó có thể cần phải có tiềm lực kinh tế . Đó là một vấn đề không hề đơn giản đối với các nước nhỏ. Trong đàm phán song phương nước nhỏ hơn thì yếu thế hơn.

Bằng việc gia nhập WTO, những nước nhỏ có thể tăng cường khả năng thương lượng của mình bằng cách tạo nên một liên minh với những nước có cùng lợi ích.

10. WTO không dân chủ:

Quyết định của WTO nhìn chung được thông qua trên cơ sở đồng thuận.

Sẽ là không đúng nếu nói rằng tất cả các nước có năng lực và thế thương lượng như nhau. Tuy thế, nguyên tắc đồng thuận có nghĩa là tất cả các nước đều có tiếng nói của mình và tất cả các nước đều phải được thuyết phục trước khi đồng ý. Thông thường các nước còn do dự sẽ được thuyết phục qua việc nhận được một lợi ích nào đổi lại cho sự chấp thuận của mình. Đồng thuận cũng có nghĩa là tất cả các nước đều chấp nhận quyết định đó và không có bất cứ sự phản đối nào.

Các nguyên tắc thương mại của WTO, thành quả của các Vòng đàm phán Uruguay, được các nước thành viên chấp thuận và được quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: