Ám Ảnh Lời Nguyền
Ám ảnh những lời nguyền xác ướp đáng sợ nhất lịch sử
Những lời nguyền mang thông điệp của những người đã khuất cho kẻ xâm phạm đến giấc ngủ yên bình của họ.
Thê giới còn biết bao điều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Những bí ẩn của tự nhiên, của con người cổ xưa, tất cả đều chưa có câu trả lời thỏa đáng nhất cho nhân loại.
Khi con người chết đi, người xưa quan niệm rằng, họ sống trên trần gian như thế nào thì cuộc sống ở tại phía bên kia thế giới cũng giống như vậy.
Vì vậy họ phải giữ cho thân thể của mình nguyện vẹn để hưởng thụ cuộc sống thần linh. Những kẻ phá hoại giấc ngủ của họ là những kẻ đáng phải gánh chịu những lời nguyền khủng khiếp.
Ai Cập có lịch sử trải qua hàng ngày năm, họ thờ phụng nhiều vị thần như thần Aken – thần chở người chết qua sông sang thế giới bên kia, thần Ammit – nữ thần nuốt những linh hồn bị kết tội, thần Amun – đấng Sáng tạo thế giới...
Những công trình kiến trúc của họ cùng với tín ngưỡng của họ là điều khiến nhân loại còn đau đâu.
Có một lời nguyền như thế này được khắc bên trong những lăng mộ Ai Cập: "Bất kì kẻ nào bước vào ngôi mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ trói cổ hắn như trói cổ một con chim".
Năm 1922, một nhóm khảo cổ được dẫn đầu bởi nhà khảo cổ học Howard Carter được tài trợ bởi Lord Carnarvon – người Anh, đã tìm thấy một ngôi mộ cổ tại thung lũng các vị vua.
Họ vô cùng vui mừng và cả nhóm đã cùng nhau tiến vào. Trong đó, họ đã thu nhận được rất nhiều thứ, với hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,...
Cuộc khảo cổ này đã gây nên cơn chấn động lớn nhưng những gì diễn ra sau đó còn gây chấn động hơn và khiến mọi người trở nên hoảng sợ vì những lời nguyền của những Pharaoh cổ đại.
Trong suốt những năm từ 1923 tới 1934, ở London (Anh), quê hương của nhà tài trợ cho đợt khảo cổ rộ lên câu chuyện về lời nguyền liên quan tới xác ướp của một vị vua Ai Cập cổ đại trẻ tuổi do nhà khảo cổ khai quật được.
Đúng ngày tìm thấy khu lăng mộ, Howard trở về nhà và hết sức kinh ngạc khi con chim hoàng yến của ông ta đã bị rắn hổ mang ăn thịt. Điều này khá là trùng hợp bởi rắn hổ mang với người Ai Cập là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ.
Các bạn đang hỏi rằng nếu chỉ vì một con chim bị ăn thịt thì đâu có gì đáng nói và liệu những người tham gia vào quá trình đào mộ kia có bị ảnh hưởng?
Nhà tài trợ cho cuộc khai quật Lord Carnarvon được phát hiện chết do một vết muỗi cắn lây bệnh truyền nhiễm.
Chị gái ông có viết lại trong hồi kí của mình về cái chết của ông: "Trước lúc chết, ông ấy bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!".
Sau đó, người ta khám nghiệm thi thể của vua Tutankhamun và phát hiện, trên mặt vị vua này cũng có một vết muỗi cắn tương tự.
Một thời gian sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace thuộc nhóm nghiên cứu, George Gould – bạn của Carnavon và bác sĩ của ông cũng đều qua đời mà không rõ nguyên nhân như thế nào.
Các nhà khoa học cho rằng, có một loại vi khuẩn tồn tại lâu năm trong lăng mộ cổ đã gây ra những cái chết liên tiếp này.
Tiếp theo của chuỗi sự việc là cái chết của Ali Kamel Fahmy Bey - một hoàng tử Ai Cập bị chính cô vợ người của mình là Marie – Marguerite, người Pháp, bắn chết tại khách sạn Savoy ngay sau khi tới thăm mộ của Vua Tut vào tháng 7/1923.
Daoglat - chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp Pharaông, không bao lâu sau đó, ông ta suy nhược và qua đời.
Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh, đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. hiển nhiên, ông ta là người kế tiếp, vài hôm sau đó, ông ta đã treo cổ tự tử.
Chỉ trong vòng 2 năm, sau khi ngôi mộ được khai quật, nó đã khiến 22 người chết không rõ nguyên nhân.
Tiếp theo đó, vào những năm 1929 và 1930, 2 bố con nhà Bethell – gồm Richard Bethell - thư ký của nhà khảo cổ Carter và bố của ông ta, một người được người tìm thấy bị chết ngạt bí ẩn trên giường của mình tại một câu lạc bộ Mayfair tháng 11/1929.
Người còn lại là Lord Westbury, đã chết sau khi rơi xuống một cách bí mật từ căn hộ trên tầng 7 tòa nhà Thánh James và cũng là nơi ông lưu trữ các cổ vật lấy từ ngôi mộ của Tutankhamun trong tháng 2/1930.
Cùng trong năm 1930, Edgar Steele - người phụ trách xử lý đồ đạc của Vua Tutankhamun trong bảo tàng Anh qua đời chỉ sau Westbury 4 ngày.
Những cái chết này như một sự báo hiệu về lời nguyền trừng phạt đáng sợ của vị vua Ai Cập cổ.
Dù rằng, khoa học luôn muốn tiếp cận và tìm hiểu sâu bên trong những lăng mộ kì bí, những kim tự tháp vĩ đại kia để tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt của người dân Ai Cập cổ đại từ hàng ngàn năm trước.
Nhưng những lời nguyền canh gác cho giấc ngủ của những vị Pharaoh chính là những cản trở khiến họ không thể tiếp tục sự nghiên cứu của mình.
Được coi là xác ướp được bảo quản tự nhiên tốt nhất và cổ nhất châu Âu, người băng Otzi cũng tương tụ như xác ướp của Pharaoh Ai Cập, đều có những lời nguyền đáng sợ.
Đầu tiền là cái chết của tiến sĩ Rainer Henn – thành viên của đội nghiên cứu xác ướp. Vào năm 1992, ông đã tử nạn trên đường đến dự buổi hội thảo về "Người băng Otzi".
Cái tên tiếp theo trong danh sách này là nhà làm phim Rainer Hoelzl. Ông đã giúp cho cả thế giới biết đến về người băng Otzi.
Nhưng sau khi bộ phim hoàn thành và sắp được công chiếu, ông bị nhiễm một căn bệnh lạ khiến toàn thân đau đớn quằn quại suốt nhiều tháng và sau đó qua đời ngay sau khi bộ phim ông làm được công chiếu rộng rãi.
Những cái chết được biết đến tiếp theo là của Helmut Simon – người tìm ra xác ướp, ông đã chết do tuyết vùi sau khi nhận món tiền thưởng về việc tìm ra người băng Otzi.
Còn lại 2 người đó là chuyên gia về xác ướp Konrad Spindler và tiến sĩ Tom Loy – người phân tích mẫu máu trên quần áo và vũ khí cạnh "Người băng Otzi".
Những cái chết xảy ra xung quanh dù là vô tinh ngẫu nhiên nhưng đều khiến những người ngoài cuộc rợn người về lời nguyền mang tên "người băng Otzi".
Mặc dù khoa học chưa chứng minh được rằng lời nguyền kia là có thật hay chỉ là những điều trùng lặp ngẫu nhiên nhưng nó đều mang cho mọi người những nỗi khiếp sợ khó nói.
Ngày 31/7/1993, người ta tìm thấy 1 ngôi mộ tại cao nguyên Ukok ở phía nam nước cộng hòa Altai.
Dưới ngôi mộ này, họ tìm thấy hài cốt của sáu con ngựa đóng yên cương và một cỗ quan tài lớn bằng gỗ có gắn đinh đồng. Trong quan tài là xác ướp của một phụ nữ trẻ.
Ngôi mộ và xác ướp được bảo quản khá tốt dưới tầng đất đóng băng vĩnh cửu. xác ướp là một phụ nữ trẻ tuổi nằm nghiêng, chân hơi co lại. Trang phục vẫn còn giữ được gồm có áo sơ mi lụa, váy len, tất và áo khoác bằng nỉ.
Đầu người phụ nữ cạo trọc, tay và vai có xăm hình những con chim và thú thần thoại.Có lẽ cô thuộc dòng dõi quý tộc, vì vậy các nhà khảo cổ đặt tên cho xác ướp là 'Công chúa Altai'.
Xác ướp được ước tính là 2500 năm tuổi. Các nhà khoa học muốn di dời xác ướp về phòng nghiên cứu để có thể điều kiện nghiên cứu sâu hơn về xác ướp này.
Nhưng điều này vấp phải sự phản đối của người dân, người ta cho rằng "công chúa Altai " là người canh gác cho lối vào âm ty và việc dịch chuyển có thể gây ra những thảm họa tự nhiên.
Khi xác ướp được đưa lên máy bay trực thăng, động cơ đột nhiên bị tắt khiến phi công phải khó khăn lắm mới hạ cánh khẩn cấp được.
Tiếp theo, tại vùng đất mà ngôi mộ được đào lên, tiếp tục xảy các thiên tai như lũ lụt, động đất. năm 2003, tại đây xảy ra một trận địa chấn mạnh 6,6 độ Richter , trận địa chấn phá hủy hàng trăm ngôi nhà, nước lụt cuốn trôi hoa màu trên các cánh đồng.
Những sự cố trên không khiến các nhà khoa học tin vào lời nguyền của công chúa Altai, học cho rằng đó chỉ là những biến đổi của tự nhiên. Nhưng người dân Altai thì cực kì lo lắng.
Tuy nhiên, vào tháng 7/2012, một trận động đất nữa lại xảy ra, lần này nó mạnh 5,3 độ. Tiếp theo, khoa học lại phát hiện ra một mạng lưới những đường kỳ lạ kéo dài dọc theo cao nguyên tới vài km.
Theo nghiên cứu, những đường kỳ lạ này được thực hiện từ thời cổ đại, chỉ có thể thấy chúng từ trên tầm cao chim bay. Nhưng với người xưa, bay không phải là chuyện dễ dàng.
Người ta còn tìm thấy ở cao nguyên Ukok những hình vẽ khổng lồ cổ xưa in trên mặt đất, gần giống griffins - sinh vật huyền thoại mình sư tử, đầu người và cánh đại bàng. Những hình ảnh này rất giống với hình xăm trên mình công chúa Altai.
Xác ướp hiện vẫn còn được bảo quản tại bảo tàng nhưng sức ép của người dân, chính phủ đang lên kế hoạch sẽ đưa công chúa Altai được trở về an táng tại vị trí cũ.
Những điều trên dù chỉ là sự trùng hợp nhưng cũng mang lại cho chúng ta những nỗi sợ hãi về những lời nguyền trong tín ngưỡng trong văn hóa của các dân tộc.
Dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào đứng ra khẳng định sự tồn tại của những lời nguyền trên là có thật 100%. Đây vẫn là một câu hỏi chưa lời giải đáp.
http://tintuc.vn/kham-pha/am-anh-nhung-loi-nguyen-xac-uop-dang-so-nhat-lich-su-82892
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top