65. Trình bày nguyên công uốn dùng trong dập tấm

Uốn các tấm KL (hay các phôi có tiết diện định hình nhằm thay đổi hướng của trục phôi) thực hiện biến dạng dẻo, biến phôi liệu phẳng thành cong hoặc thay đổi góc và bán kính uốn của phôi đã được uốn từ trước.

Trong quá trình uốn lớp KL phía trong (về phía chày uốn) sẽ chịu nén, còn lớp KL phía ngoài sẽ chịu kéo. Giữa lớp trong và ngoài sẽ có 1 lớp KL ko thay đổi trong và sau khi uốn gọi là lớp trung hòa. Trong toàn bộ quá trình uốn phôi luôn luôn có bán kính lượn trong lớn hơn bán kính cong của đầu chày uốn. Theo mức độ hạ thấp dần của chày uốn bán kinh uốn của phôi giảm dần. Khi chày uốn đi tới vị trí thấp nhất thì tấm phôi uốn và chày uốn hoàn toàn khít vào nhau.

Nếu thực hiện ép phôi khi uốn thì phôi sẽ ko bị dịch chuyển và sản phẩm sẽ có độ chính xác cao. Dùng những lỗ công nghệ để định vị phôi chính xác trong khuôn uốn để phôi ko dịch chuyển

Nếu bán kính uốn lớn hơn chiều dày của tấm vật liệu nhiều thì lớp trung hòa đc đặt gần vị trí giữa của tiết diện. Nếu bán kính uốn lớn hơn chiều dày vật liệu ko nhiều lắm, hoặc bằng hay nhỏ hơn chiều dày vật liệu thì lớp trung hòa sẽ dịch chuyển vào phía trong. Sự dịch chuyển này càng lớn nếu bán kính uốn cong càng nhỏ

Có thể tính bán kính lớp trung hòa theo công thức:

δ = (r/s + α/2)α.S.btb/b = (r + 0,5s.α)β

r: bán kính uốn (mm)

α = S1/S2 : chiều dày vật liệu trước và sau khi uốn (mm)

β = btb/b : hệ số mở rộng

btb và b : chiều rộng trung bình của băng vật liệu sau khi uốn và chiều rộng phôi ban đầu (mm)

Công thức trên xác định vị trí tức thời của lớp trung hòa và đặc trưng sự dịch chuyển liên tục của nó đến tâm cong trong quá trình uốn, bởi vì bán kính và do đó vị trí lớp trung hòa phụ thuộc chủ yếu vào bán kính uốn tương đối r/s và hệ số biến mỏng α. Khi chiều rộng của phôi lớn hơn chiều dày của nó nhiều (b > 2S) thì hệ số β = 1. Lúc này bán kính trung hòa tính như sau:

δ = (r/s + α/2).α.S = (r + 0,5.S.α)

Vì khi uốn sự biến mỏng của các tiết diện hướng kính ko như nhau mà có giâ trị lớn nhất ở tiết diện dọc trục, nên bán kính lớp trung hòa ở các tiết diện đó cũng khác nhau. Đường trung hòa do đó có dạng parabol nằm giữa 2 cung bán kính δ và δ0.

Lớp trung hòa ko phải là một lớp mang t/c vật lý nào đó có thể thaays bằng mắt hay bằng các pp khác mà nó là mặt cong quy ước chạy qua các lớp phôi khác nhau.

Thông thường người ta dùng hệ số x xác định khoảng cách của lớp trung hòa từ bán kính uốn trong xS = δ – r thay thế cho bán kính lớp trung hòa. Trong trường hợp phôi uốn có chiều rộng lớn có thể tính x như sau:

x = (δ – r)/S = (α2/2) – (r/S)(1 - α)

Các giá trị x đã được tính toán theo r/S và những điều kiện uốn cụ thể và đưa vào các bảng trong số các sổ tay rèn dập.

Vì trong quá trình uốn các lớp phía ngoài của vật liệu đc uốn chịu ứng suất kéo, khi ứng suất kéo vượt quá giới hạn bền của vật liệu thì phôi uốn sẽ bị nứt và có thể bị phá hủy. Để khắc phục cần xác định trị số biến dạng và bán kính uốn nhỏ nhất cho phép. Bán kính uốn nhỏ nhất cho phép phải phù hợp với tính dẻo của KL và ko đc tạo ra khe nứt. Vì thể bán kính uốn nhỏ nhất phải xác định theo giới hạn biến dạng cho phép của thớ ngoài cùng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: