61-70-DCDT
61. Trình bày kết cấu các chi tiết chính thuộc nhóm cơ cấu truyền động cho xupap: cam phân phối, con đội.
Ở các động cơ thấp và trung tốc, các cam thường được chế tạo rời sau đó được ép vào trục phân phối khí và có thể có then.
Ở các động cơ cao tốc, với đường kính xylanh dưới 200mm, cam thường được rèn dập liền với trục phân phối.
Để tiện cho việc lắp ghép, đôi khi người ta chế tạo cam rời. Các nửa cam được lắp với trục phân phối nhờ các đai ốc đặc biệt có rãnh tiện hình côn.
Biên dạng của cam được xác định bởi quy luật chuyển động đã chọn của xupap và các thời điểm phân phối khí.
Ở các động cơ đảo chiều quay, người ta bố trí 2 hệ thống cam, một dùng cho chạy tiến, một dùng cho chạy lùi. Các cam tiến và lùi bố trí lệch nhau một góc đảo chiều.
Các con đội có nhiệm vụ truyền cho cần đẩy một chuyển động hướng theo đường tâm của nó.
Trong một vài trường hợp, để khắc phục tải trọng quán tính, người ta bố trí thêm một lò xo phụ ở trên con đội. Ở các động cơ cao tốc, công suất nhỏ, người ta sử dụng con đội phẳng có trục bố trí lệch đi một ít so với cam để hao mòn con đội được phân bổ đều hơn.
62. Trình bày kết cấu các chi tiết chính thuộc nhóm cơ cấu truyền động cho xupap: cần đẩy, đòn gánh xupap?
Trọng lượng của loại cần đẩy có con lăn tương đối lớn, loại này thường được sử dụng cho các động cơ diesel trung tốc và thấp tốc. Các động cơ cao tốc, nhằm giảm thiểu hao mòn cho các xylanh thương trang bị thêm các ổ đỡ kim.
Cần đấy thường được chế tạo bằng những ống thép mỏng. Ở 2 đầu của nó thường có liên kết khớp cầu với các chi tiết khác của cơ cấu truyền động cho xupap.
Đòn gánh xupap thường được chế tạo bằng thép rèn hoặc dập. Nó còn có độ cứng lớn nhất với kích thước và trọng lượng nhỏ nhất. Để giảm lực quán tính cho con đội và cần đẩy, người ta thường làm cho cánh tay đòn của đòn gánh về phí xupap dài hơn phía cần đẩy một chút.
63. Chức năng và yêu cầu cơ bản của hệ thống cung cấp nhiên liệu?
Hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ diesel có nhiệm vụ cấp nhiên liệu ở dạng lỏng vào xylanh dưới dạng sương mịn vào đúng thời điểm cần thiết trong chu trình công tác của động cơ.
Yêu cầu :
Lượng nhiên liệu cung cấp cho chu trình phải được phun hoàn toàn trong thời gian ngắn và đúng thời điểm.
Cung cấp nhiên liệu chính xác, phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.
Phun nhiên liệu với áp suất cần thiết.
Ở các động cơ nhiều xylanh, lượng nhiên liệu cung cấp cho các xylanh phải đều nhau.
Phải làm việc ổn định ở tốc độ quay nhỏ nhất đã quy định
Quy luật cung cấp nhiên liệu phải phù hợp cho việc tạo hỗn hợp, nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị cháy Ti, làm giảm độ cứng của động cơ.
Làm việc tin cậy ở mọi chế độ công tác của động cơ khi khai thác.
Tuổi thọ cao, nhất là các cặp lắp ghép chính xác của bơm cao áp, vòi phun.
64. Kể tên thành phần cơ bản của một hệ thống nhiên liệu nói chung?
Máy chính
Máy đèn
Bơm cao áp máy chính
Bơm cao áp máy đèn
Phin lọc
Bơm mồi
Bơm cấp dầu máy đèn
Bơm cấp dầu máy chính
Két hòa trộn, két chứa, két lắng, két trực nhật, két dầu cặn
Bơm tay
Bầu hâm
Máy lọc dầu
65. Nêu nhiệm vụ của các thành phần cơ bản sau đây trong hệ thống cung cấp nhiên liệu: các két nhiên liệu, bơm chuyển nhiên liệu, các bầu lọc nhiên liệu?
Các két
Két chứa: có nhiệm vụ dự trữ nhiên liệu
Két lắng: có nhiệm vụ lắng dầu dựa vào sự chênh lệch tỷ trọng
Két trực nhật: là nơi chứa dầu trước khi đưa vào động cơ
Két dầu bẩn: chứa dầu bẩn, dầu thừa sau khi qua máy lọc và dầu bẩn hồi về từ bơm cao áp.
Bơm chuyển nhiên liệu
Dùng để chuyển nhiên liệu từ các két tới nơi cần đưa tới theo mục đích của người khai thác, bơm có tác dụng đưa dầu từ nơi áp suất thấp tới nơi áp suất cao sau khi dầu qua bơm.
Các bầu lọc nhiên liệu
Có tác dụng giữ lại những mạt sắt, tạp bẩn, cặn có trong dầu để tránh làm mài mòn các chi tiết làm việc khi nhiên liệu đi qua chúng.
66. Nêu nhiệm vụ của các thành phần cơ bản sau đây trong hệ thống cung cấp nhiên liệu : bơm cao áp, máy lọc nhiên liệu, thiết bị điều chỉnh độ nhớt, van ổn định áp suất nhiên liệu?
Bơm cao áp: ấn định lưu lượng phun nhiên liệu, tạo áp suất cao để phun nhiên liệu vào buồng đốt
Máy lọc nhiên liệu: lọc các tạp bẩn, cặn, mạt sắt, nước có trong nhiên liệu để tăng chất lượng nhiên liệu.
Thiết bị điều chỉnh độ nhớt: độ nhớt có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng phun nhiên liệu, quá trình cháy. Nếu độ nhớt của nhiên liệu không phù hợp thì sẽ làm giảm khả năng làm việc à cháy rớt hoặc không cháy. Vì vậy thiết bị này có tác dụng điều khiển độ nhớt sao cho phù hợp với động cơ để hiệu suất quá trình cháy là tốt nhất.
Van ổn định áp suất: áp suất nhiên liệu ở bơm cung cấp tăng tỉ lệ thuận với tốc độ bơm, tuy nhiên lượng nhiên liệu được sử dụng vào việc phun cần thiết cho động cơ lại ít hơn nhiều so với lượng nhiên liệu chuyển từ bơm cung cấp. vì vậy để tránh việc tang quá sức áp suất nhiên liệu do thừa nhiên liệu và điều chỉnh áp suất trong buồng bơm luôn nằm trong 1 giá trị nhất định thì ở đường ra ta lắp một van ổn định áp.
67. Nêu nhiệm vụ của các thành phần cơ bản sau đây trong hệ thống cung cấp nhiên liệu : vòi phun, bơm cấp nhiên liệu, bầu hâm nhiên liệu, két hòa trộn?
Vòi phun: phun nhiên liệu vào xylanh động cơ, phun nhiên liệu dưới dạng sương mịn để thực hiện quá trình đốt.
Bơm cấp nhiên liệu: để vận chuyển dầu từ két đưa đi sử dụng từng mục đích khác nhau tùy vào người vận hành.
Bầu hâm nhiên liệu: có tác dụng hâm để giảm độ nhớt của nhiên liệu thích hợp cho động cơ làm việc à dễ lưu chuyển, dễ lọc, khả năng phun sương tốt hơn à hiệu suất cao
Két hòa trộn: dùng để bay hơi dầu hay nói cách khác là nơi để tách khí. Hòa trộn nhiên liệu khi muốn chuyển từ DO à FO và ngược lại. Giảm ứng suất nhiệt khi thay dầu sử dụng cho động cơ.
68. Hãy trình bày các phương pháp phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu tới xilanh động cơ. Nêu khái niệm về các hệ thống nhiên liệu đã được phân loại.
Có hai cách phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu vào xilanh động cơ:
Dựa theo phương pháp cung cấp nhiên liệu tới xilanh:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu trực tiếp: gồm có bơm cao áp được truyền động cơ khí và vòi phun được nối với bơm cao áp bằng ống dẫn nhiên liệu áp suất cao. Nhiên liệu được đưa từ bơm cao áp tới vòi phun.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu gián tiếp: trong hệ thống này thì nhiên liệu có áp suất cao không được đưa ngay tới vòi phun mà được đưa vào bình tích năng (bình áp suất cao) rồi sau đó mới được đưa tới vòi phun (đúng thời điểm, lượng cần thiết) qua một thiết bị phân phối đặc biệt kiểu van hoặc rãnh.
Dựa theo loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ
Hệ thống cung cấp nhiên liệu nhẹ: thường sử dụng cho các động cơ trung tốc và cao tốc công suất nhỏ. Hệ thống này sử dụng nhiên liệu có tỷ trọng bé (dưới 0.92g/cm3 ở 15). Độ nhớt thấp (dưới 10cst ở 50), nhiệt trị thấp lớn (khoảng 10000kcal/kg nhiên liệu) và các thành phần tạp chất như cặn, cốc, tro xỉ, nước, lưu huỳnh là ít)
Hệ thống cung cấp nhiên liệu nặng: thường sử dụng cho các động cơ trung tốc và thấp tốc có công suất lớn. Đặc điểm của nó là sử dụng loại nhiên liệu có tỷ trọng cao (trên 0.92g/cm3 ở 15). Độ nhớt cao (trên 30cst ở 50), nhiệt trị thấp nhỏ (khoảng 9600-9800kcal/kg nhiên liệu) nhiệt độ đông đặc cao và các thành phần tạp chất như nước, cặn,… lớn.
69. Hãy phân loại hệ thống nhiên liệu theo phương pháp cấp nhiên liệu tới xilanh động cơ. Trình bày đặc điểm của hệ thống cấp nhiên liệu kiểu trực tiếp và ưu điểm của hệ thống này?
Hệ thống nhiên liệu theo phương pháp cấp nhiên liệu được phân làm 2 loại : đó là hệ thống cấp nhiên liệu kiểu trực tiếp và hệ thống cấp nhiên liệu kiểu gián tiếp.
Có nhiều loại hệ thống nhiên liệu cho động cơ diesel tàu thủy, nhưng phổ biến nhất là loại hệ thống phun nhiên liệu kiểu trực tiếp, gồm có bơm cao áp được truyền động cơ khí và vòi phun được nối với bơm cao áp bằng ống dẫn nhiên liệu áp suất cao.
Những ưu điểm chủ yếu của loại hệ thống này là : kết cấu tương đối đơn giản, có khả năng nhanh chóng đáp ứng được những thông số cung cấp nhiên liệu theo yêu cầu ở mọi chế độ công tác khác nhau, có tính tín cậy cao, có thể sử dụng ở toàn khoảng cung cấp nhiên liệu cho chu trình.
Nhược điểm của hệ thống này là : áp suất phun giảm ở các chế độ vòng quay thấp của động cơ, dẫn đến chất lượng phun sương nhiên liệu cũng xấu đi. Điều này dẫn đến tốc độ quay nhỏ nhất ổn định của động cơ ứng với các chế độ phụ tải nhỏ bị hạn chế.
70. Hãy phân loại hệ thống nhiên liệu theo phương pháp cấp nhiên liệu tới xilanh động cơ. Trình bày đặc điểm của hệ thống cấp nhiên liệu kiểu gián tiếp và ưu điểm của hệ thống này?
Ở hệ thống nhiên liệu kiểu gián tiếp, nhiên liệu có áp suất cao không được đưa ngay đến vòi phun mà được đưa vào bình tích năng (bình chứa áp suất cao), rồi sau đó mới được đưa đến vòi phun.
Trong thực thế, loại hệ thống này có thể tích bình chứa (áp suất cao) lớn hoặc nhỏ (đủ để cung cấp cho nhiều lần phun hay chỉ cho một số ít lần phun). Trong hệ thống có thể tích tích năng lớn, nhiên liệu được bơm cao áp cung cấp liên tục cho bình chứa (không phụ thuộc vào thời điểm phun nhiên liệu vào xilanh động cơ). Vì thể tích của bình chứa nhiên liệu áp suất cao lớn hơn rất nhiều so với thể tích một lần phun, nên quá trình phun diễn ra với áp suất gần như không đổi. Ở hệ thống có thể tích thu nhỏ, quá trình phun nhiên liệu diễn ra với áp suất giảm dần.
Nhược điểm chủ yếu của loại hệ thống phun gian tiếp là kết cấu tương đối phức tạp so với hệ thống phun trực tiếp.
Ưu điểm lớn nhất của nó (đặc biệt là đối với động cơ diesel tàu thủy), là có thể đảm bảo chất lượng phun nhiên liệu cao tất cả các chế độ khai thác của động cơ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top