6 chiec mu

Xin chào các bạn sau đây mình xin giới thiệu về lịch sử hình thành của sáu chiếc mũ tư duy.

Trong các công ty, các nhóm làm việc thì việc họp hành là điều không thể không có. Mục tiêu của các cuộc họp là đưa ra các quyết định, và đôi khi quyết định này có liên quan đến sự sống còn của công ty, nhóm. Trong các buổi họp nhóm này các thành viên thường xuyên sử dụng phương thức tư duy tranh luận để đến cuối cùng đưa ra một sự thống nhất giữa các thành viên, phương pháp này không phải là sai tuy nhiên nó lại không hiệu quả vì tranh luận thường là một phương thức tư duy mang tính chất xung đột, cá nhân và không xây dựng, đó chính là lý do tại sao các cuộc họp đặc biệt là các cuộc họp quan trọng thường tiêu tốn rất nhiều thời gian. Chính vì điều này nên lối tư duy đồng thuận được sinh ra và áp dụng rộng rãi. Trong một cuộc họp áp dụng lối tư duy xung đột thì các cá nhân thường áp dụng những kinh nghiệm của bản thân mình về các sự việc tương tự để quy kết xem sự việc đang bàn bạc tới là gì, tuy nhiên trong một thế giới thay đổi như hiện nay thì hiếm khi sự việc lại sảy ra như trước. Vì thế thay vì tạo ra những phương án có sẵn chúng ta hãy nghĩ xem sự việc cần được giải quyết như thế nào chứ không phải kết luận nó là gì. Một điều đáng lưu ý nữa là khi áp dụng lối tư duy xung đột muốn được hiệu quả thì các thành viên cần phải nhìn nhận sự việc từ nhiều hướng tuy nhiên bộ nào con người lại không cho phép vận dụng nó theo nhiều hướng trong cùng một thời điểm. Và một điều quan trọng nữa là trong các cuộc tranh luận các thành viên luôn cố gắng để khẳng định bản thân mình, cố gắng vận dụng hết những kiến thức mình đã có để bác bỏ các ý kiến của người khác, đó không phải là lối tư duy mang tính xây dựng. Vậy lối tư duy đồng thuận là như thế nào ? Lối tư duy đồng thuận trái ngược với lối tư duy tranh luận, tại cùng một thời điểm tất cả các thành viên  nhìn vấn đề theo cùng một hướng thay vì mỗi người một hướng như ở lối tư duy tranh luận. Nền tảng của lối tư duy đông thuận là tại một thời điểm tất cả sẽ cùng nhìn vế một hướng, tuy nhiên hướng này có thể thay đổi, và các chiếc mũ tư duy sẽ đại diện cho hướng này, mỗi người sẽ chọn một chiếc mũ nhất định và hoàn toàn có thể thay đổi các mũ khác, tuy nhiên những chiếc mũ ở đây là các chiếc mũ trong trí tưởng tượng chứ không phải mũ lưỡi trai hay mũ bảo hiểm các bạn vẫn đội thường ngày.

Và sau đây là thông tin cụ thể về sáu chiếc mũ tư duy.

Có 6 chiếc mũ tư duy và mỗi chiếc mũ mang một màu sắc khác nhau : trắng, đỏ, đen, vàng, xanh lá cây hay còn gọi là lục, xanh da trời hay còn gọi là màu làm.

Mũ trắng biểu thị sự trung lập và khách quan, mũ trắng dựa vào số liệu thực tế đẻ xem xét sự việc. Mũ đỏ là cái nhìn của cảm xúc. Mũ đen biểu thị sự bi quan bất lợi,mũ đen giúp xemxets vân đề một cách cẩn trọng để chỉ ra các yếu điểm của sự viêc. Mũ vang biểu thị sự sáng sủa và lạc quan, mũ vàng biểu thị cái nhìn lạc quan, trông chờ và chấp nhận. Mũ lục thối thúc mọi người đưa ra ý tưởng mới, mũ lam biểu thị sự việc hệ thống và kiểm soát quá trình tư duy và việc áp dụng. Có 2 phương pháp áp dụng các chiếc mũ tư duy, cách thứ nhất là sử dụng riêng lẻ từng mũ, cách thứ 2 là kết hợp theo từng cặp.

Mũ trắng : khi sử dụng chiếc mũ này bạn buộc phải ví mình như chiếc máy tính. Bạn đơn giản chỉ đưa ra các dữ liệu một cách trung lập và theo yêu cầu, bạn đưa ra dữ liệu mà không kèm theo các nhận định của cá nhân bạn, các nhận định mà bạn đưa ra chỉ tập trung vào vấn đề đang thảo luận. Đó chính là lý do tại sao tôi nói bạn phải ví mình như một chiếc máy tính, vì ngày nay máy tính không có cảm xúc nó chỉ đưa ra các dữ liệu về vấn đề mà bạn cần chứ không đưa ra thêm cảm xúc của nó về dữ liệu đó. Còn con người thì ngược lại khi đưa ra dữ liệu họ luôn đưa ra để đạt được một mục đích nào đó, hoặc là để bảo vệ mình trong cuộc tranh luận, và như vậy sẽ làm mất sự chính xác của dữ liệu. Sử dụng chiếc mũ trắng chính là một cách tiện lợi để bạn yêu cầu mọi người cung cấp những sự kiện và số liệu rồi xem xét chúng một cách trung lập, có chủ đích. Tuy nhiên nhiều khi việc cung cấp các thông tin một cách quá đáng lại khiến bạn ngập trong những thông tin và để sử lý hết những thông tin này có khi bạn phải mất cả đời mình. Ví dụ như vụ kiện tập đoán IBM của Mỹ độc quyền đã không thể có kết quả vì IBM đã cung cấp cho tòa án một lượng tài liệu khổng lồ ước tính khoảng 7 triệu bảng, mà theo luật của Mỹ thì vụ kiện sẽ được bắt đầu lại từ đầu nếu vị thẩm phán chẳng may qua đời và trong vụ kiện lớn như thế này thì các vị thẩm phán có kinh nghiệm sẽ được chỉ định mà họ thì lại thường có tuổi. Nếu để một vị thẩm phán trẻ thì có lẽ ông ta cũng phải dành cả đời mình để sử lý hết đống tài liệu. Vì vậy bạn nên đưa ra những vấn đề một cách cụ thể  để có được thông tin một cách chính xác nhất. Sau khi nhận được các thông tin thì bạn sẽ phải tổng hợp lại các thông tin đó, và các bạn cũng phải áp dụng nguyên tắc chiếc mũ trắng để tổng hợp.

Mú đỏ :

Hãy nghĩ đến lửa. Hãy tưởng tượng đến sự ấm áp. Hãy nghĩ về nhưng cảm giác. Sử dụng chiếc mũ đỏ chính là cơ hội để bạn bộc lộ cảm xúc, tình cảm và trực giác mà không cần giải thích cũng như không cần những dẫn chứng cụ thể. Thông thường trong một cuộc họp mọi người cho rằng không nên để tình càm chen vào những quyết định quan trọng. Tuy nhiên, chính những timhf cảm đó vẫn luôn được thể hiện dưới vỏ bọc là những lập luận logic. Chiếc mũ đỏ chính là công cụ độc nhất và là cơ hội đặc biệt để bạn có thể bộc lộ cảm xúc, tình cả và trực gaics của mình về vấn đề đang xem xet. Khả năng trực giác phần lớn là nhờ những kinh nghiệm tích lũy được, những cảm xúc đó rất hữu ích, tuy nhiên linh cảm trực giác không phải lúc nào cũng đúng. Ngay cả trực giác của nhà bác học đại tài Einstein cũng sai bét khi ông bác bỏ nguyên lý dễ thay đổi của Heissenberg. Bằng cách sử dụng chiêc mũ đỏ, bạn có thể bộc lộ cảm xúc, bao gồm những tình cảm : say mê, yêu, thích, trung lập, chưa xác định, nghi ngờ, lẫn lộn, không thích… và bạn không phải chứng minh hay đưa ra các lập luận cho các cảm xúc của mình. Khi sử dụng chiếc mũ đỏ thì không ai có quyền nói “bỏ qua” khi đến lượt của mình, tất cả đều phải đưa ra cảm xúc của mình.

Chiếc mũ đen :

Chiếc mũ đen là công cụ thể hiện lỗi tư duy thường được sử dụng nhiều nhất và nó cũng là mũ quan trọng nhất. chiếc mũ đen là chiếc mũ của sự cẩn trọng. Chiếc mũ đen là chiếc mũ yêu cầu chúng ta hãy cẩn thận suy xét mọi việc bởi thật ngớ ngẩn khi chúng ta cứ thực hiện theo bất cứ ý tưởng nào mà không xem xét cân nhắc đến những rủi ro có thể sảy tới. chiếc mũ đen ngăn không cho chúng ta làm những việc trái pháp luât, việc nguy hiểm, không đem lại lợi nhuận, hoặc gây ra những bất lợi khác. Chiếc mũ đen là chiếc mũ của sự tồn tại, một con vật cũng tự học ra cách nhận biết thế nào là một loài quả độc và những dấu hiệu nào báo hiệu cho nó biết nó sẽ gặp loài động vật ăn thịt nguy hiểm. Như vậy, để tồn tại, chúng ta luôn phải cẩn trọng. chúng ta cần biết điều gì nên tránh, và điều gì nên làm, điều đó quyết định đến sự sống còn của chúng ta. Chỉ với một lỗi lầm ngớ ngẩn chúng ta sẽ trở thành người ngoài cuộc, cho dù trước đó chúng ta là một người sáng tạo đến thế nào. Chiếc mũ đen hình thành dựa trên nền tảng lối tư duy phê  phán, nền tảng của lối tranh luận truyền thống chỉ ra điều gì là trái ngược và mâu thuẫn với nhau. Nó chỉ ra tại sao 1 điều gì đó không phù hợp với phương sách, chính sách, chiến lược, nguyên tắc xử thế, giá trị của chúng ta. Sử dụng chiếc mũ đen người tư duy được khuyến khích để thể hiện hết khả năng thận trong của mình vì thế vấn đề cũng được xem xét một cách kỹ càng hơn. Chiếc mũ đen cũng chính là cơ hội để chúng ta chỉ ra những mạo hiểm và vấn đề tiềm tàng trong tương lại. Việc đưa ra những lời phê bình thường là rất đơn giản nên rất có thể chiếc mũ đen có thể bị lạm dụng, mà điều này thì thường không đem lại kết quả tốt đẹp, vì vậy bạn cần nhận ra sự tuyệt vời của chiếc mũ đen và hạn chế lạm dụng nó.

Chiếc mũ vàng

Khi nói đến chiếc mũ vàng chúng ta hãy nghĩ tới ánh sáng mặt trời chiếu rọi. Hãy tưởng tượng một cách lạc quan. Áp dụng chiếc mũ vàng mọi người cùng bàn bạc để tìm ra những mặt ích lợi của phương án đang được xem xet. Bằng cách sử dụng lối tư duy chiếc mũ vàng, mọi người cố tìm ra những cách giải quyết có thể để biến phương án đang xem xét thành hiện thực.Chiếc mũ vàng có giá trị cao vì nó buộc mọi người phải dành thời gian để nhận biết những giá trị, thường thì mọi người sẽ phải ngạc nhiên trước những gì họ thu được khi sử dụng chiếc mũ vàng, có những ý tưởng thoạt đầu chẳng có gì thú vị thì sau khi được xem xét theo quan điểm chiếc mũ vàng lại bộc lộ nhiều ưu điểm, ngay cả những ý tưởng chẳng có gì hấp dẫn nếu chúng ta chịu khó bỏ thời gian xem xét chúng thì sẽ nhận thấy chúng có những giá trị nhất định. Lối tư duy của chiếc mũ vàng có liên quan tới sự đánh giá tích cực trong khi lối tư duy của chiếc mũ đen lại liên quan tới đánh giá tiêu cực. Các cấp độ suy nghĩ của lối tư duy chiếc mũ vàng bao gồm từ suy nghĩ logic và thực tế tới những giấc mơ, khả năng nhìn nhận và hy vọng. Lối tư duy của chiếc mũ vàng khảo sát và khám phá mặt giá trị và lợi ích của ý tưởng, cố gắng để tìm ra những trợ giúp logic đối với những giá trị và lợi ích được tìm ra, và nó thiên về cách tư duy lạc quan. Chiếc mũ vàng là chiếc mũ của sự kiến thiết và phát sinh, những đề nghị chắc chắn, những gợi ý cơ bản được đưa ra khi sử dụng chiếc mũ vang. Chiếc mũ vàng tư duy liên quan đến sự hoạt động và liên quan tới việc làm cho mọi việc xảy ra. Hiệu quả chính là mục tiêu của lối tư duy kiến thiết chiếc mũ vàng. Lối tư duy chiếc mũ vàng cũng có thể là một cách tư duy để tìm kiếm các cơ hội và khản năng đầu cơ, nó cũng là cách tư duy để biểu lộ ước mơ và khả năng nhìn nhận vấn đề. Lối tư duy này không liên quan đến những ý kiến đơn thuần về mặt cảm xúc cũng như trực tiếp tạo ra những ý tưởng mới.

Chiếc mũ xanh lá cây.

Chiếc mũ xanh lá cây là chiếc mũ của năng lượng. Hãy nghĩ về màu xanh của cây cối, hãy nghĩ về sự sinh trưởng, hãy nghĩ tới những cành non và lộc mới. Chiếc mũ xanh lá cây là chiếc mũ sáng tạo. Khi sử dụng chiếc mũ xanh lá cây chúng ta tìm kiếm và đưa ra những ý tưởng mới, đưa ra những phương án và những sự lựa chọn. Đó có thể là một lựa chọn có sẵn hoặc sự lựa chọn mới, sử dụng chiếc mũ này chúng ta cố gắng hết sức để sửa đổi và hoàn thiện những ý tưởng đã được nêu ra. Giá trị của chiếc mũ này chính là cơ hội để tất cả mọi người nỗ lực một cách sáng tạo, không phải chỉ người chủ trì, hoặc người đưa ra ý tưởng mới cần tư duy sáng tạo, tất cả các thành viên đều chờ đợi để đưa ra những ý tưởng mới. Khi sử dụng chiếc mũ xanh lá mọi người được chờ đợi đẻ thể hiện những nỗ lực sáng tạo hoặc giứ yên lặng, mà con người thì không thích ngồi yên lặng nên ai cũng nố lực tìm kiếm sự sáng tạo. Tìm kiếm sự thay thế cũng là một khía cạnh cơ bản của chiếc mũ xanh, chúng ta cần thoát khỏi những điều đã biết cụ thể và sự thỏa mãn. Người sử dụng chiếc mũ xanh sử dụng điểm dừng sáng tạo để cân nhắc, vào bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi có thể vẫn còn những lựa chọn khác. Chẳng cần lý do để có điểm dừng này. Chiếc mũ xanh tư duy thay đổi lối tư duy xét đoán bằng lối tư duy tiến triển, và biểu tượng cả nó là từ “hoạt động tích cực”. Sự khích động được sử dụng để đẩy chúng ta thoát khỏi mấu tư duy thông thường. có nhiều cách khác nhau để tạo nên sự kích động, trong đó sử dụng từ ngầy nhiên là một cách. Tư duy mới lạ tạo nên một thái độ, một cái nhìn, kỹ thuật ( bao gồm sự tiến triển, sự kích động và hoạt động kích động ) khiến chúng ta đi tắt nhanh khỏi lối tư duy thông thường nhờ vào hệ thống khuôn mẫu bất đối xứng đối với mỗi cá nhân. Nó được sử dngj để tạ ra những khái niệm mới và những cách nhận thức mới.

Chiêc mũ xanh da trời.

Hãy nghĩ về bầu trời cao trong xanh, nghĩ về toàn cảnh, chiếc mũ xanh da trời là chiếc mũ của tư duy về chính cách tư duy. Chiếc mũ xanh giống như người nhạc trưởng trong một đoàn nhạc giao hưởng. Người nhạc trưởng này giúp giàn nhạc trình bày tác phẩm một cách tốt nhất bởi vì anh ta biết chính xác vào thời điểm nào cần làm gì. Chiếc mũ xanh da trời là chiếc mũ điều khiển tư duy, nó là chiếc mũ của tổ chức ý tưởng, của quá trình kiểm soát tư duy. Sử dụng chiếc mũ xanh da trời vào thời điểm bắ đầu cuộc họp để xác định tình huống, chiếc mũ xanh có thể chỉ a những định nghĩa có thể lựa chọn về vấn đề cần giải quyết, mũ xanh da trời chỉ ra mục đích tư duy, chỉ ra cho chúng ta biết đích của chúng ta là gì. Còn khi chiếc mũ xanh được sử dụng ở cuối buổi họp thì nó sẽ chỉ ra cho chúng ta kết quả đạt được ở đây là gì, đó có thể là sự tóm tăt, một câu kết luận, một quyết đinh, một giải pháp… Người tư duy mũ xanh xác định những chủ đề và tiếp theo hướng tư duy theo cách đó. Chiếc mũ xanh tư duy thiết lập trọng câm xác định vấn đề và định hình những câu hỏi, xác định nhiệm vụ từ đây sẽ được thực hiện. Lối tư duy của mỹ xanh chịu trách nhiệm tóm tắt, khái quát và kết luận, nhiệm vụ này nên thình thoảng được tiến hành trong suốt quá trình tư duy, và vào lúc kết thúc cuộc họp. Mũ xanh da trời giàm sát tư duy và đảm bảo rằng luật của trò chơi luôn được để ý, nó làm ngừng tranh luận và duy trì lối tư duy bản đồ. Nó cũng ép buộc mọi người sử dụng những chiếc mũ tư duy theo nguyên tắc. và đôi khi nó được sử dụng để xen ngang và đưa ra yêu cầu sử dụng chiêc mũ, lối tư duy mũ xanh cũng có thể sử dụng để thiết lập từng bước từng bước chuỗi hoạt động tư duy, giống như mỗi diễn viên ba lê múa theo những điệu mũa được dàn dựng trước của biên đạo múa. Ngay cả khi vai trò cụ thể của mũ xanh được giao cho một người nhất định thì những người khác vẫn có thể sử dụng mũ xanh để đưa ra những nhận xét và đề xuất.

Kết luận.

Kẻ thù lớn nhất của tư duy chính là sự phức tạp, điều này sẽ dẫn đến sự hỗn độn. Khi tư duy là rõ ràng và đơn giản, nó trở thành thú vị và hiệu quả hơn. Khái niệm sáu chiếc mũ tư duy rất đơn giản dễ hiểu, và nó cũng rất đơn giản để sử dụng. Khái niệm tư duy sáu chiếc mũ có hai mục đích. Mục đích đầu tiên là đơn giản hóa tư duy bằng cách cho phép người nghĩ chỉ xem xét một khía cạnh tại một thời điểm. thay vì quan tâm đến tất cả tình cảm, sự logi, thông tin, hy vọng và sự sáng ạo cùng một lúc, người nghĩ có thể xem xét chung một cách tách biệt. Thay vì sử dụng logic để biện hộ cho những tình cảm còn kìm nén chưa được bộc lộ, người nghĩ có thể công khai nêu ra tình cảm của mình và chẳng cần phải chứng minh tại sao họ lại nghĩ như vậy. Chiếc mũ đen được sử dụng sau đó để xem xét với khía cạnh logic. Mục đích thứ hai của khái niệm sáu chiếc mũ tư duy là cho phép một sự chuyển dịch trong tư duy. Nếu một người trong cuộc họp cứ khăn khăng chỉ trích mọi việc, mọi người có thể yêu cầu người đó phải ngừng sử dụng chiếc mũ đen. Đây là dấu hiệu để nói cho người đó biết rằng anh ta có lối suy nghĩ quá tiêu cực. người này có thể được yêu cầu sử dụng chiếc mũ vàng. Đó là dấu hiệu đòi hỏi anh ta phải suy nghĩ tích cực. Bừng cách này, sáu chiếc mũ tư duy cung cấp một cách diễn đạt xác định mà không bị phản đối. Điều quan trọng nhất của cách diễn đạt này là nó không ảnh hưởng đến bản ngã hay cái tối của mỗi người. Bằng cách chuyển đổi nó như sự chuyển đổi của một trò chơi, khái niệm những chiếc mũ trở thành ký hiệu hướng dẫn. Ở đây tôi cũng không đề xuất rằng mỗi khi bạn tư duy, bạn nên sử dụng một chiếc mũ này hay chiếc mũ khác. Điều này thực sự là không cần thiết. Đôi khi chúng ta có thể muốn vượt khỏi lối tư duy chiếc mũ theo chuỗi được cấu trúc thông thường, và trong những trường hợp như vậy chúng ta chỉ ra cấu trúc trước. thường thì chúng ta muốn sử dụng một chiếc mũ này hay một chiếc mũ khác theo đúng thủ tục trong suốt  buổi thảo luận. Hoặc chúng ta muốm yêu cầu người khác trong cuộc thảo luận chỉ mang một chiếc mũ cụ thể. Ban đầu điều này dường như được áp dụng còn vụng về nhưng với thời gian nó trở nên thành điều tự nhiên khi đưa ra một yêu cầu về chiếc mũ. Rõ ràng một mô hình sẽ trở thành thông dụng nếu tất cả mọi người trong một tổ chức đều nhận thức được luật của trò chơi. Ví dụ đồi với những người tham gia cuộc thảo luận nên nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của những chiếc mũ khác nhau . Khái niệm chiếc mũ tư duy sẽ phát huy vài trò một cách tốt nhất trong khi nó trở thành ngôn ngữ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: