6.1 nganh luat.HP la dao luat co ban
Bài 6: Nội dung cơ bản một số ngành luật
Câu 1: Tại sao nói Hiến Pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam? Phân tích đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến Pháp?
1. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam
*Luật hiến pháp với tính cách là môt ngành luật được xác định là “Ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật VN, là một tổng thể các quy phạm pháp luật thực hiện điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất trong tổ chức nhà nước.
Trong khoa học pháp lý luật Hiến pháp được tiếp cận dưới hai góc độ:
- Dưới góc độ lý thuyết ngành luật: HP là một ngành luật độc lập, chủ đạo trong hệ thống pháp luật, còn được gọi là ngành luật Nhà nước.
- Dưới góc độ thực tiễn: HP là 1 văn bản quy phạm pháp luật thực định, là luật cơ bản của nha nước, làm nguồn của các ngành luật.
Khái niệm: Luật hiến pháp (còn gọi là Luật nhà nước) là tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và nền tảng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; quan hệ cơ bản giữa quyền lực nhà nước với cá nhân; vị trí, chức năng, nhiệm vụ; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước .
- Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật VN vì:
+ Hiến pháp thể hiện tập trung nhất ý trí của Nhà nước, điều chỉnh tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở mức độ khái quát nhất.
+ Hiến pháp là cơ sở pháp lý cao nhất cho mỗi quốc gia, đề ra những nguyên tắc cơ bản nhất, ban hành các quy phạm pháp luật mang tính nguyên tắc, làm nền tảng cho các ngành luật khác.
+ Hiến pháp chỉ do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt do pháp luật quy định
+ Tất cả các ngành luật khác đều phải phù hợp với Luật Hiến Pháp, dựa vào HP mà ban hành.
+ Các văn bản luật là sự cụ thể hóa các của Hiến pháp, nhằm thi hành Hiến pháp
+Tất cả các cơ quan Nhà nước phải thực hiện chức năng cuả mình theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ, chức năng mà Hiến pháp quy định. Việc xây dựng các thể chế nhằm tổ chức các cơ quan nhà nước căn cứ theo chế định của Hiến pháp về tổ chức Bộ máy nhà nước.
+ Tuân theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp là nghĩa vụ cao quí, thiêng liêng nhất của mỗi công dân Việt Nam.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hiến pháp Việt Nam.
Đối tượng điều chỉnh có thể chia ra các nhóm quan hệ cơ bản sau
* Nhóm 1: nhóm các quan hệ xã hội cơ bản trên các lĩnh vực CT,KT, VH – XH, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và bảo vệ tổ quốc VN XHCN.
Thông qua vai trò điều chỉnh, và đề ra nguyên tắc cơ bản trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, VH, XH,… của mình Hiến pháp xác định các vấn đề cơ bản, mang tính nguyên tắc về thể chế chính trị, kinh té, thể chế văn hóa- xã hội, chính sách quốc phòng an ninh, đối ngoại. Cụ thể:
- Chính trị:
+ Chính thể: Cộng hòa
Chế độ xã hội: Xã hội chủ nghĩa
+Bản chất của Nhà nước CHXHCNVN: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+Nguồn gốc của quyền lực nhà nước: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
+Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
+Cơ chế làm chủ của nhân dân: trên cơ sở thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở địa phương, có quyền biểu quyết những quyết định quan trọng của đất nước, địa phương.
+ Đường lối đối ngoại: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Chế độ kinh tế.
+Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
+Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật
+Chế độ sở hữu: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng."
+Nguyên tắc quản lý của Nhà nước về kinh tế: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước.
- Chế độ Văn hóa- Giáo dục- Khoa học- Công nghệ
* Chính sách văn hóa.
- Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
- Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục.
- Bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển thể dục- thể thao.
* Chính sách giáo dục
- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng.
- Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác.
- Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn.
* Chính sách khoa học –công nghệ
- Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
- Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến; phát triển đồng bộ các ngành khoa học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách và pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia."
- Nhà nước đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, ưu tiên cho những hướng khoa học, công nghệ mũi nhọn; chăm lo đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật nhất là những người có trình độ cao, công nhân lành nghề và nghệ nhân; tạo điều kiện để các nhà khoa học sáng tạo và cống hiến; phát triển nhiều hình thức tổ chức, hoạt động nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học, đào tạo với sản xuất, kinh doanh.
- Chính sách quốc phòng an ninh
- Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.
- Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
- Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân,
- Nhà nước xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu trên cơ sở kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân và làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định chính trị và các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm.
*Nhóm hai: các quan hệ xã hội cơ bản giữa Nhà nước với cá nhân
- Nguyên tắc xác lập và củng cổ mối quan hệ kiểu mới của XHCN giữa Nhà nước và cá nhân:
+ Các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được Nhà nước và xã hội tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.
+ Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân
+ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật
+ Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tễ, văn hóa, xã hội và gia đình.
+ Nhà nước luôn quan tâm tới công dân, tạo lập công bằng xã hội, đảm bảo lợi ích của nhà nước và công dân.
- Quyền của công dân:
+ Các quyền về chính trị: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Quyền kinh tế- văn hóa- xã hội: quyền và nghĩa vụ lao động; quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp và quyền sử dụng đất; quyền và nghĩa vụ học tập; quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác; quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ; quyền xây dựng nhà ở; quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền khiếu nại, quyền tố cáo.
- Nghĩa vụ của công dân:
+ Trung thành với Tổ quốc, Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân
+ Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng
+ Tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
+ Thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.
*Nhóm quan ba: quan hệ cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Hiến pháp xác định việc hình thành các đơn vị hành chính.
- Hiến pháp quy định các vấn đề cơ bản liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, bộ máy nhà nước.
Quy định về vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động: Quốc hội, Chủ tịch nước ( nguyên thủ quốc gia), Chính phủ, Hội đồng nhân dân, UBND, Tòa Án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó:
+ Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 5 năm. Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
+ Chủ tịch nước: là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới.
+ Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng. Khi Thủ tướng vắng mặt thì một Phó Thủ tướng được Thủ tướng ủy nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách.
+ Hội đồng nhân dân: là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
+ Ủy ban nhân dân: do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
+ Tòa án nhân dân: Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định.
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp: ( 2 nhóm)
- Phương pháp đó là tổng thể những cách thức, biện pháp mà Luật Hiến pháp tác động tới các nhóm trong quan hệ xã hội, làm cho mối quan hệ các nhóm này phát triển đúng hướng theo ý chí của cơ quan nhà nước.
+ Nhóm 1: Phương pháp định hướng bằng nguyên tắc. bằng cách Hiến pháp định ra những nguyên tắc chung mang tính định hướng, từ đó buộc các chủ thể tham gia vào Luật HP phải tuân theo.
+ Nhóm 2: Phương pháp xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho từng chủ thể khi tham gia các quan hệ HP. Căn cứ quyền và nghĩa vụ cụ thể cho từng chủ thể khi tham gia các quan hệ hiến pháp, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật chuyên ngành, thể chế hóa quyền và nghĩa vụ đó đối với từng đối tượng cụ thể.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top