50 dược liệu. Hwaiting!
Tks bạn lớp trưởng Monkey ĐenĐáKhôngĐường đã gửi tài liệu qua để up nhá. :PPPPPP
I. AN THẦN GÂY NGỦ
1. Lạc Tiên:
Bộ phận dùng: Toàn cây (bộ phận dùng trên mặt đất)
TPHH: Flavonoid, dẫn xuất Curcumarin, Saponin.
Tác dụng, công dụng: An thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, động kinh, co giật.
2. Vông nem:
Lá và vỏ thân của cây phơi, sấy khô
Alcaloid toàn phần
Chữa mất ngủ, dịu thần kinh, suy nhược thần kinh, kém ăn, mất ngủ. Chữa sốt, sát khuẩn, chữa lỵ
3. Bình vôi:
Củ đã cạo sạch vỏ nâu đen, cắt lát mỏng phơi hoặc sấy khô
L-Tetrahydropalmatin Roemelin, Cepharathin
An thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, giãn mạch, gây tê niêm mạc, phong bế Chữa mất ngủ, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng, trấn kinh, an thần, giảm đau, hen co thắt phế quản.
4. Liên nhục:
Hạt của cây Sen còn màng lụa hồng bên ngoài phơi khô
Tinh bột
Dùng làm thuốc bổ tỳ, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, di tinh.
II. CẢM SỐT, HO HEN
5. Bạch chỉ
Rễ phơi khô của cây Bạch chỉ
Tinh dầu, dẫn xuất Curcumarin
Hạ sốt, giảm đau. Giãn mạch vành, kháng 1 số loại vi khuẩn, Chữa cảm sốt, nhức đầu, đặc biệt vùng trán, ngạt mũi do bị lạnh, chữa đau nhức răng, thương tích viêm tấy.
6. Cát căn
Rễ củ cạo vỏ vỏ phơi khô của cây Sắn Dây
Tinh bột, Puerarin, Daizein
Giải nhiệt, giãn cơ, giãn động mạch vành, giản co thắt, tiêu viêm. Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt. Điều trị huyết áp cao, rối loạn mạch vành.
7. Kinh giới
Toàn cây đã phơi hoặc sấy khô của cây Kinh giới
Tinh dầu Chữa cảm cúm, cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau xương khớp.
8. Hoàng cầm
Rễ phơi hay sấy khô của cây hoàng cầm
Nhiều hợp chất flavonoid
Hạ nhiệt, kháng khuẩn, làm giảm triệu chứng của bệnh cao huyết áp, tăng sức và làm chậm nhịp tim, làm giảm co thắt cơ trơn của ruột, an thần Chữa cảm sốt, ho, lỵ, ỉa chảy, mắt đỏ sưng đau, chảy máu cam, mụn nhọt, thai động không yên. Ngoài ra chữa viêm dạ dày, ruột.
9. Ma hoàng
Bộ phận trên mặt đất của cây, đôi khi dùng cả rễ
Alcaloid chính là L – Ephedrin, ngoài ra có D – Ephedrin và 1 số alcaloid #
Chữa bệnh sốt không ra mồ hôi, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn, ho có nhiều đờm, viên thận và có td lợi tiểu. ngoài ra rễ dùng để giảm mồ hôi với người ra mồ hôi trộm.
III. GIẢM ĐAU, THẤP KHỚP
10. Ngưu tất
Rễ đã chế biến của cây Ngưu tất
Saponin, thuỷ phân cho acid oleanolic
Hạ huyết áp, hạ cholesterol trong máu. Chữa thấp khớp, đau lưng, bí tiểu. Phối hợp với 1 số dược liệu khác để chữa mất kinh, khó đẻ.
11 Hy thiêm
Bộ phận trên mặt đất của cây Hy thiêm
Darutosid, Orientin
Chữa tê thấp, đau nhức xương.
IV. TẨY, NHUẬN TRÀNG
12 Thảo quyết minh
Hạt phơi khô của cây thảo quyết minh
Anthraglycosid. Ngoài ra còn có: reon, crysophanola, chất nhày, chất màu, tanin
Chữa nhức đầu, mắt mờ, chảy nhiều nước mắt, quáng gà, nhuận tràng, thông tiểu.
13 Đại hoàng
Thân rễ đã cạo vỏ và phơi hay sấy khô của cây đại hoàng
Dẫn chất anthranoid
Làm tăng nhu động ruột, liều thấp có tác dụng nhuận tràng, liều cao làm thuốc tẩy nhẹ dùng cho người đầy bụng, đại tiện bí. Tác dụng lên cả cơ trơn bàng quang và tử cung.
14 Hoàng bá
Vỏ thân đã qua chế biến của cây Hoàng bá.
Quan Hoàng bá : những mảnh vỏ đã loại lớp bần. Xuyên Hoàng bá : những mảnh dày có lớp sần tím nâu Berberin, một lượng nhỏ Phellodenron, Magnoflorin
Kháng khuẩn, kháng nấm, kháng trùng roi âm đạo, hạ huyết áp, tăng tiết mật, lợi niệu. Chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, trĩ, đau mắt, viêm tai, di tinh, khí hư, sốt, ra mồ hôi trộm.
V. HO HEN
15 Bách bộ
Rễ củ đã chế biến khô của cây Bách bộ
Tuberostenomin
Giảm ho, long đờm, giảm hoạt động của giun đũa. Trị ho, trị giun đũa, giun kim
16 Cam thảo
Rễ và thân đã chế biến của cây Cam thảo Glycyrrhizin, Saponin và dẫn xuất Curcumarin
Chống loét dạ dày, chống co thắt, long đờm, chống viêm, nhanh lành sẹo, nâng cao miễn dịch. Chữa ho, chữa loét dạ dày, ruột. Chống viêm tại chỗ, chống co thắt, phối hợp làm trà nhuận tràng.
17 Tang bạch bì
Vỏ rễ phơi khô của cây Dâu tằm
Các Flavonoid, Acid betulinic Hạ huyết áp, an thần, giãn mạch
Chữa ho, khó thở, hen suyễn, thuốc thông tiểu.
18 Hạnh nhân
Nhân hạt của quả mơ đã phơi hoặc sấy khô.
Chất béo, amygnalin
Chữa ho, khó thở.
19 Thiên môn
Rễ củ phơi khô của cây Thiên môn
Sarsasapogenin, amino acid tự do, carbohydrat
Chữa ho, lợi tiểu, chữa sốt, thuốc bổ.
20 Mạch môn
Rễ củ phơi khô của cây Mạch môn.
Ruscogenin, carbohydrat
Chữa ho, lợi tiểu, chữa sốt, chữa táo bón.
21 Viễn chí
Rễ phơi khô của 1 số loài thuộc chi polygala
Saponin nhóm Olean, chất kiềm hữu có, đường
Chữa ho, long đờm, kích thích bài tiết nước bọt, bài tiết tuyền da và thông tiểu, Tiêu viêm, an thần, nâng cao trí lực Chữa ho, suy nhược thần kinh, hay quên.
22 Trần bì
Vỏ quýt phơi khô Limonen
Hành khí hoà vị Chữa đau bụng do lạnh, chữa ho, viêm phế quản mạn tính.
VI. KÍCH THÍCH TIÊU HOÁ, TIÊU CHẢY
23 Tô Mộc
Gỗ lõi phơi khô của cây gỗ Vang
Brazilin, ngoài ra còn có : saponin, tanin, acid gallic
Làm thuốc săn da, cầm máu trong trường hợp tử cung chảy máu, đẻ mất máu quá nhiều, choáng váng, hoa mắt. Chữa lỵ ra máu, chảy máu trong ruột, xích bạch đới.
24 Đại hồi
Quả phơi khô của cây Đại hồi Tinh dầu trans – anethol, chất béo
Giúp tiêu hóa, lợi sữa, giảm đau, giảm co bóp nhu động ruột, dùng để chữa ỉa chảy, nôn mửa, ăn không tiêu, đầy bụng. Dùng ngoài chữa đau nhức, thấp khớp, bong gân.
25 Sa nhân
Quả gần chín, được bóc vỏ và phơi khô Tinh dầu, chất béo
Chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, an thần. Làm tăng tính ấm của vị thuốc, dùng làm cao dầu xoa bóp
26 Can khương
Củ gừng già có thể có cả vỏ rồi phơi khô Tinh dầu, chất beo, nhựa dầu, chất cay.
Chế biến gia vị, dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm, có tác dụng ôn trung hồi dương, ôn trung chủ tả, chỉ nôn, trong trường hợp tỳ vị hư hàn, chân ta lạnh, đau bụng đi ngoài, chỉ huyết trong các trường hợp xuất huyết do hư hàn.
27 Ngũ bội tử
Ngũ bội tử Á: tổ sâu trên cây muối Ngũ bội tử Âu: tổ sâu trên chồi cây sên
Tanin gallic, ngoài ra còn acid gallic, acid ellagic, 1 ít tinh bột, calci oxalat.
Viêm ruột mãn tính, giải độc do ngộ độc bằng đường uống, kim loại nặng. Dùng ngoài bôi để chữa nhiễm trùng da, vết thương chảy máu.
28 Sơn tra
Quả phơi hoặc sấy khô của 1 số cây… gần họ Táo
Acid hữu cơ, tanin và các ose Làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng.
29 Đinh hương
Nụ hoa phơi khô của cây Đinh hương Tinh dầu
Tác dụng kích thích tiêu hóa, sát khuẩn và giảm đau. Vị thuốc ấm tỳ vị, giáng nghịch khí, trợ dương, ôn thận, giảm đau, sát khuẩn, dùng trong trường hợp tỳ vị hư hàn, nấc, nôn, đau bụng lạnh. Thuốc sát khuẩn, diệt tủy răng và chế eugenat…. và chất hàn răng tạm thời.
30 Thảo quả
Quả chín đã phơi hoặc sấy khô Tinh dầu cineol
Dùng làm gia vị trong kỹ nghệ chế biến bánh kẹo và thực phẩm. Chữa đau bụng, nôn mửa, giúp cho sự tiêu hóa, chữa hôi miệng.
VII. BỔ DƯỠNG
31 Hà thủ ô đỏ
Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ
Tanin và các dẫn chất anthranoid
Làm thuốc bổ gan, thận, bổ máu. Thuốc dùng cho người có râu tóc bạc sớm, lưng gối đau mỏi, di tinh
32 Hoài sơn
Thân rễ đã chế biến của cây củ mài
Tinh bột, chất nhựa
Dùng làm thuốc bổ tỳ, bổ thận, lỵ mãn tính, đái đường, đái đêm, di tinh, mồ hôi trộm, chóng mặt, hoa mắt, đau lưng.
33 Ngũ gia bì châm chim
Vỏ thân phơi hay sấy khô của cây ngũ gia bì chân chim
Tinh dầu, các saponin nhóm usan và olean.
Dùng làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, chữa phong thấp, thuốc bổ, giúp tiêu hóa.
34 Ý dĩ
Nhân hạt của cây Ý dĩ
Tinh bột, protid, lipid, nhiều acid amin, Coixenolid, Alpha monolinolein
Dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, chữa tiêu chảy do chức phận tiêu hóa kém, viêm ruột, lỵ, làm thuốc thông tiểu trong trường hợp phù, tiểu ít. Ngoài ra chữa viêm khớp, làm thuốc bổ dưỡng cơ thể, bổ phổi.
35 Huyền sâm
Rễ phơi khô của cây bắc huyền sâm Harpagid
Làm hạ đường huyết, kháng khuẩn đối với 1 số vk gây bệnh ngoài da.
36 Sinh địa
Rễ củ tươi hay sấy khô của cây địa hoàng
Có iridoid glucosid là catapol, rehmania A, B, C, D.
Hạ đường huyết, lợi tiểu và nhuận tràng Chữa bệnh tiểu đường, thiếu máu, thể trạng dễ bị chảy máu, sốt, lưỡi đỏ và khát.
37 Mạch nha
Hạt nảy mầm phơi khô của cây đại mạch
Tinh bột, ngoài ra có protein, lipid, vitamin, chất khoáng. Hạt nả mầm giàu các enzym, 1 lượng nhỏ alcaloid gồm 2 chất là hordemin và granin.
Giúp tiêu hóa, chữa trường hợp ăn uống kém tiêu, lợi sữa, trẻ em đau bụng đi ngoài, lỵ, viêm ruột. Horderin có td hơi tăng HA, cường tim
VIII. TIÊU ĐỘC
38 Kim ngân hoa
Nụ hoa có lẫn 1 số hoa đã nở của cây Kim Ngân
Flavonoid chính là luteolin – 7 – rutinosid
Tác dụng kháng khuẩn trên 1 số vi khuẩn thuộc chi shigella và một số virus. Tác dụng ngăn sự tích tụ mỡ ở bụng. Chữa viêm amydan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm da, mụn nhọt, sưng vú, viêm ruột thừa, trị lỵ trực trùng, viêm màng kết do siêu virus cúm.
39 Ké đầu ngựa
Quả già phơi hay sấy khô của cây ké đầu ngựa
Chất béo, ngoài ra có carboxy atractylosid
Làm hạ đường huyết rất mạnh, chất có độc tính có tác dụng kháng khuẩn, chữa bướu cổ do thiểu năng tuyến giáp.
40 Quế nhục
Vỏ thân phơi hoặc sấy khô của cây Quế
Tinh dầu, diterpenoid (cinnacassiol), phenylglycosid, chất nhày, các hợp chất flavonoid, tanin và coumarin.
Tác dụng kích thích tiêu hoá, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung. Ngừa tạng phủ tích lạnh, đau bụng tả, đầy bụng, chân tay lạnh. Trừ lạnh, giảm đau, ấm kinh lạc, tăng lưu thông.
IX. CHỮA BỆNH PHỤ NỮ
41 Ích mẫu
Toàn cây, phần trên mặt đất của cây ích mẫu
Chứa alcaloid, tinh dầu
Dùng cho phụ nữ sau sinh, chữa rong huyết, tử cung co hồi không tốt, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới quá nhiều. Ngoài ra quả chữa thông tiểu, phù thũng, suy thận, mắt mờ, dùng chữa cao huyết áp, viêm thận và làm thuốc bổ huyết.
42 Hồng hoa
Hoa đã phơi khô của cây hồng hoa
Flavonoid chính là carthamin, carthamon.
Làm thuốc chữa điều kinh, chữa bế kinh, ứ huyết, tụ huyết do chấn thương
X. LỢI TIỂU
43 Trạch tả
Thân rễ gọt vỏ phơi khô của cây trạch tả
Tinh dầu có dẫn chất triterpen, tinh bột, nhựa, protid, các chất vô cơ
Lợi tiểu, làm hạ choresteron trong máu Chữa các trường hợp bí tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau bụng, chứng tăng lipid, choresteron máu, đi tiểu (ra máu, cước khí, bụng đầy chướng)
XI. NHUẬN GAN, LỢI MẬT
44 Nhân trần
Thân, cành mang lá và hoa phơi khô của cây nhân trần
Tinh dầu xineol, ngoài ra có saponin, kali nitrat
Nhuận gan, lợi mật, lợi tiểu, chữa hoang đản, giúp tiêu hóa
45 Chi tử
Quả chín phơi hay sấy khô của cây dành dành
Các iridoid glycosid, ngoài ra có acid picrocinic
Kích thích tiết mật và làm hạ bilirubin huyế tương. An thần, gây ngủ, chống co giật, hạ nhiệt, hạ huyết áp. Kháng khuẩn, trị giun. Chữa viêm gan cấp tính có vàng da. Ngoài ra chữa khái huyết, tiểu tiện ra máu đau buốt, chống viêm. Dùng ngoài đắp để chống viêm, bầm dập, bong gân, cầm máu, sát trùng và giảm đau.
XII. TIM MẠCH, CẦM MÁU
46 Hòe hoa
Nụ cây hoa hòe
Rutin Rutin có hoạt tính vitamin PP,
có tác dụng làm bền và làm giảm tính thấm của mao mạch, làm tăng sự bền của hồng cầu, rutin làm hạ thấp trương lực cơ nhẵn, chống co thắt. Phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các trường hợp xuất huyết. Ngoài ra còn chữa trĩ, thấp khớp, tổn thương ngoài da, chóng lành sẹo.
47 Dừa cạn
Cành mang lá và hoa phơi hoặc sấy khô
Alcaloid có nhân indol, nhân indolin, nhân indol hoặc 1 vòng indol, 1 vòng indolin
Hạ huyết áp, an thần gây ngủ, có độc tính nhẹ
XIII. TRỊ GIUN SÁN
48 Hạt cau
Hạt phơi sấy khô của quả cau
Tanin, dầu béo, các chất đường
Làm tê liệt sán dây (tê liệt phần đầu) Chữa sán dây, thường phối hợp với hạt bí ngô
XIV. CHỮA LỴ
49 Hoàng liên
Thân rễ phơi or sấy khô
Alcaloid chủ yếu là berberin
Tác dụng ức chế vk shiga. Dd berberin hydroclorid dùng pp pha loãng có td ức chế mạnh hơn với nhiều loại vk. Berberin liều thấp làm tim hưng phấn, giãn động mạch, hạ huyết áp. Với tử cung, khí quản, dạ dày và ruột có td hưng phấn, tăng mật, hạ sốt. Chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn, viêm dạ dày và ruột. Đau mắt đỏ, viêm tai giữa có mủ.
50 Hắc phụ tử
Củ con đã chế biến của cây Ô đầu
Alkaloid, Aconitin.
Hạ huyết áp, tăng nhanh nhịp tim,giảm đau, chống viêm, tê liệt thần kinh cảm giác, kích thích thần kinh vận động. Dùng ngoài xoa bóp khi mỏi chân tay, đau khớp, bong gân, giảm đau. Truỵ mạch, ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh giá.
(By : Monkey ĐenĐáKhôngĐường)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top