5.1 tch (t&T)

Tác động tích cực, tiêu cực của quá trình TCH?

Tích cực

TCH có sự tác động to lớn đối với sự phát triển kt nói chung của các nước trên thế giới:

- Toàn cầu hóa thúc đẩy rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao,nhất là vào nửa đầu của thế kỷ XX, GDP thế giới tăng hơn 2,7 lần, đến nửa cuối thế kỷ thì đã tăng lên 5,2 lần. Toàn cầu hóa góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh các sản phẩm chế tác, chiếm khoảng 22% và các dịch vụ chiếm 63% trong cơ cấu kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa tạo thêm những tiền đề rất quý cho xã hội mới hiện đại. Xét từ góc độ này, ngay cả những khiếm khuyết của toàn cầu hóa tuy có hại nhưng nó đã góp phần vào việc đặt ra hoặc cảnh báo những vấn đề lớn của tương lai và mở ra các giải pháp. Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội với sự tôn vinh con người là nguồn lực chính, với mối quan tâm đặc biệt tới môi trường sinh thái cũng xuất phát từ tiến trình toàn cầ\u hóa.

- Tch làm tăng them sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa các nền kt các nước. tch làm cho nền kt của mỗi nước trở thành một bộ phận của cái tổng thể, hình thành cục diện kinh tế thế giới mới.

- Mặt khác, toàn cầu hóa truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, đến từng hộ gia đình, từng con người và dọn đường cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Chính toàn cầu hóa tạo nên khả năng phát triển rút ngắn, mang lại những nguồn lực rất quan trọng, cần thiết cho các nước đang phát triển từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm, cả về chiến lược lâu dài, về tổ chức và cả ở tầm vĩ mô của một quốc gia và tầm vi mô của từng doanh nghiệp và cá thể.

- Toàn cầu hóa đã gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về mặt cạnh tranh do dó đòi hỏi những tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ yếu tố hàng đầu của yếu tố chất lượng, thời gian, nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả.

- Mặt khác, toàn cầu hóa mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới, những đối tác mới cho từng nước như các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, kích thích các luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn, nắm bắt được mọi tình hình, cập nhật ở mọi nơi và góp phần tác động nhanh chóng đến các sự kiện. Toàn cầu hóa cũng góp phần vào sự nâng cao dân trí và sự tự khẳng định mình của các dân tộc và của từng con người.

Mặt tiêu cực

- TCH dẫn đến sự phân phối ko công bằng các cơ hội và lợi ích kt giữa các khu vực, quốc gia và từng nhóm dân cư.

+Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự bất công xã hội, khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Trong 1 báo cáo mới đây của UNDP đã khẳng định các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ đang tràn qua các đường biên giới quốc gia trong khi đa số dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội. Xét theo nhiều khía cạnh, dân chúng ở gần 100 quốc gia trên thế giới đã có mức sống thấp hơn so với nhiều năm trước đây. Khoảng cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn. Các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 85% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp của nước ngoài và 75% số máy điện thoại; trong khi đó các nước nghèo nhất chiếm 1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra 1%GDP toàn thế giới. Hiện nay vẫn còn hơn 1 tỷ người nghèo, những người giàu thì chỉ chiếm 20% dân số nhưng lại chiếm hơn 86% chi phí dành cho tiêu dùng trong khi sản xuất thực phẩm cơ bản toàn thế giới đã ở trên mức 110% nhu cầu thì hàng năm trên 30 triệu người vẫn tiếp tục chết đói, hàng triệu người vẫn thiếu ăn. Ví dụ: Người giàu tiêu thụ 45% lượng thịt cá trên thế giới trong khi người nghèo chỉ tiêu thụ 5%, số người sử dụng internet đã tăng lên hàng trăm triệu nhưng mạng thông tin toàn cầu chỉ đa số được dùng nhiều trong các nước công nghiệp phát triển.

Toàn cầu hóa cũng làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm kém an toàn, từ kinh tế, tài chính văn hóa xã hội cho tới môi trường đến an toàn chính trị và an toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn của quốc gia và an toàn của hệ thống kinh tế tài chính tiền tệ thế giới.

- TCH có thể mang lại những tác động xấu đến nền kinh tế của các quố gia, kể cả các quốc gia giàu lẫn nghèo. Bởi vì nó đưa đến tình trạng cạnh trang gay gắt dẫn đến tình trạng phá sản, thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề về lao động, xã hội.

- Dước tác động của TCH nền kinh tế của các quốc gia ngày càng thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau, tính dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. TCH mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài song chính điều đó bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của các quốc gia.

- TCH có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường và đời sống xã hội. Bởi vì mở cửa, tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngoài cũng tiềm ẩn những bất lợi, sự xâm nhập công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường…

- Toàn cầu hóa có phần thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà nước dân tộc, làm rung chuyển một nền tảng tích cực quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra những vấn đề nhạy cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt. Mặt khác, về mặt xã hội, toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất độc lập tự chủ quốc gia, nó cũng tạo ra các khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực như buôn bán ma túy, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, chủ nghĩa khủng bố, lây truyền các bệnh dịch HIV - AIDS...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: