5.1 Ban chat cua PL XHCN & mqh PL vs kinh te ( ctri,NN)
Bài 5: Bài pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Câu 1: Phân tích bản chất của pháp luật XHCN và mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (hoặc với chính trị, nhà nước).
* Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự của xã hội.
Bản chất pháp luật: theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin, bản chất pháp luật thể hiện ở 2 tính chất cơ bản: Tính giai cấp và tính xã hội.
+Tính giai cấp:….. Phản ánh ý chí của Giai cấp thống trị, ý chí của nhà nước.
+Tính xã hội: …. Thể hiện nguyện vọng,ý chí của nhân dân, của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xh.
* pháp luật XHCN:
Pháp luật XHCN là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý trí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của nhà nước, trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước nhằm xây dựng chế độ XHCN.
* Bản chất của pháp luật XHCN:
- Tính giai cấp công nhân: tính giai cấp công nhân thể hiện tính chính trị, tính giai cấp của Pháp luậtmang ý trí, quan điểm, đường lối lãnh đạo của giai cấp công nhân.
- Tính dân tộc và tính nhân dân: Bản chất này của pháp luật là do bản chất nhà nước và mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” quy định. Mục tiêu đó là nguyện vọng của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động và toàn dân tộc. Pháp luật XHCN là sự thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cộng sản Việt Nam thành pháp luật nhà nước.
- Tính nhân đạo XHCN: Pháp luật XHCN luôn mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, đề cao vai trò giáo dục pháp luật
Trong điều này, một mặt PL XHCN là hình thưc phản ánh về mặt pháp lý các qhsx tương ứng để củng cố QHSH, phân phối, trao đổi sản phẩm làm ra, chống lại hành vi lộng quyền của những người tham gia vào các quan hệ ấy. Mặt khác, pháp luật còn thể hiện mong muốn chủ quan nhàm hoàn thiện và phát triển quan hệ sản xuất đẻ ra nó.
VD: + Có tình tiết giảm nhẹ, khoan hồng với những người phạm tội biết hối cải, trở thành công dân lương thiện.
+ Người chồng không được ly hôn với phụ nữ đang mang thai hoặc con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, trừ khi người vợ yêu cầu ly hôn.
* Mối quan hệ của pháp luật với kinh tế:
- Kinh tế là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. Pháp luật là yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng.
à Kinh tế giữ vai trò quyết định đến pháp luật, nhưng pháp luật cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh mẽ đến kinh tế.
- Sự phụ thuộc của pháp luật đối với kinh tế:
+ Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu của hệ thống pháp luật.
+ Tính chất của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính chất của các quan hệ pháp luật, mức độ và phương pháp điều chỉnh pháp luật.
+ Các tổ chức và thiết chế pháp lý chịu ảnh hưởng quyết định từ chế độ kinh tế.
- Pháp luật tác động trở lại đối với kinh tế:
+ Nếu pháp luật mà xây dựng không phù hợp với quy định khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế hoặc không có tính khả thi.
+ Khi các văn bản pháp luật phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì tác động tích cực đối với nền kinh tế.
à Sự tác động của pháp luật lên kinh tế phụ thuộc không nhỏ vào nhân tố chủ quan, vào hoạt động nhận thức của chủ thể xây dựng pháp luật.
Chủ nghĩa chủ quan duy ý trí trong công tác lập pháp sẽ không tránh khỏi dẫn đến một chế độ pháp luật lạc hậu, kìm hãm những yếu tố tích cực của đời sống kinh tế- xã hội, kìm hãm sự tiến bộ xã hội.
* Mối quan hệ pháp luật với chính trị:
- Pháp luật là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị
- Điểm giống nhau giữa pháp luật và chính trị:
+ Đều phản ánh lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, phản ánh các mối quan hệ về kinh tế.
+ Đều là công cụ thực hiện và bảo vệ quyền lực nhà nước.
- Pháp luật và chính trị tác động qua lại lẫn nhau:
+ Đường lối chính trị của đảng cầm quyền có ý nghĩa chỉ đạo việc xây dựng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
+ Pháp luật thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng thành ý chí trung, thành ý trí của nhà nước.
* Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật:
Pháp luật và nhà nước là những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau:
- Nhà nước và pháp luật tuy là 2 hiện tượng khác nhau nhưng chúng lại có nhiều nét tương đồng với nhau:
+ Có chung điều kiện phát sinh, tồn tại, thay đổi và tiêu vong.
+ Bản chất: giai cấp và xã hội
+ Phương tiện của quyền lực chính trị
+ Các giai đoạn phát triển của nhà nước cũng là các giai đoạn phát triển của Pháp luật.
- Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại với nhau:
Tác động của pháp luật đến nhà nước:
+ Pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội
+ Nhà nước phải cần đến pháp luật để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước
+ Nhà nước ban hành pháp luật nhưng chính nhà nước cũng phải tuân theo pháp luật.
Tác động của nhà nước đến pháp luật:
+ Nhà nước dùng quyền lực của mình để đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top