4Khái niệm hình thái KTXH

Giữa các mặt trong đời sống xã hội thống nhất biện chứng với nhau tạo thành các

xã hội cụ thể tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các xã hội cụ thể đó được

chủ nghĩa duy vật lịch sử khái quát thành phạm trù hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái

kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng

giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù

hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng

tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

Hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó

có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Mỗi

mặt của hình thái kinh tế - xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất

với nhau.

Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội.

Hình thái kinh tế - xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Suy đến cùng, sự phát

triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của

các hình thái kinh tế - xã hội.

Các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội và quyết định tất cả mọi

quan hệ xã hội khác1. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc

trưng cho nó. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã

hội. .

Kiến trúc thượng tầng được hình thành và phát triển phù hợp với cơ sở hạ tầng,

nhưng nó lại là công cụ để bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.

Ngoài các mặt cơ bản đã nêu trên, các hình thái kinh tế - xã hội còn có quan hệ về

gia đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ với

quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tuxgame