CHƯƠNG 2 - LINUX COMMANDS
CHƯƠNG 2 - LINUX COMMANDS
Mục đích
Cung cấp kiến thức về các tập lệnh của linux
Nội dung
Một số chú ý
Một số ký tự đặc biệt
Một số câu lệnh khởi tạo
Đặt tên cho hệ thống
Quản lý user và group
Bảo vệ và truy xuất tập tin
Làm việc với tiến trình
Lệnh làm việc với file và thư mục
Lệnh làm việc với ổ đĩa
Một số tiện ích
Thêm hoặc gỡ package
Lệnh về hệ thống
Một số chú ý
Linux có phân biệt chữ hoa và chữ thường
Đường dẫn: linux sử dụng dấu /
– Vd: mkdir /home/user02
File hiện hành: ./
– Vd: gedit ./test.txt
Chương trình thực thi
– Không cần quy định phần mở rộng: .exe, com, .bat
– Gán thuộc tính cho nó là x(execute).
Để trợ giúp câu
Một số ký tự đặc biệt
* ? [ ] Kí tự đại diện hay theo mẫu .
& Chạy ứng dụng ở chế độ nền , trả lại dấu nhắc hệ thống cho các tác vụ khác .
; Dấu phân cách nhiều lệnh trên một dòng lệnh .
\ Tắt tác dụng của những kí tự đặc biệt như *, ?, [ , ], &, ; , >, <, |
',,,' Khi tham số là nhóm từ (có khoảng trống )
"... " Khi tham số có khoảng trống và các kí tự đặc biệt ngoại trừ kí tự $ và ‘
> Định hướng dữ liệu xuất ra file .
< Định hướng dữ liệu nhập từ file .
>> Định hướng dữ liệu xuất ra cuối file nếu file đã tồn tại .
| Định hướng dữ liệu xuất là dữ liệu nhập cho lệnh tiếp theo .
'...' Dấu huyền dữ liệu xuất của một lệnh làm tham số .
$ Sử dụng biến môi trường .
Một số câu lệnh khởi tạo
exit
– thoát khỏi hệ thống (Bourne-Shell)
Logout
– thoát khỏi hệ thống C-Shell
who
– cho biết những ai đang thâm nhập hệ thống
man <Câu lệnh>: hiển thị chỉ dẫn thực hiện câu lệnh.
Đặt tên cho hệ thống
Đặt tên cho hệ thống
Để hiển thị tên của hệ thống: hostname
Đặt tên mới: hostname -S superduck
Đặt tên cho hệ thống trong mạng
hostname -S danang.com
Tập tin chứa tên hệ thống
/etc/hosts
127.0.0.1 localhost
Quản lý user và group
Để truy nhập và sử dung hệ thống Linux thì người sử dụng cần User và password để đăng nhập vào.
Một số câu lệnh
– useradd user02
– userdel user02
– groupadd group01
– groupdel group01
– chgrp group02
$chgrp oracle /usr/database
Thêm 1 tài khoản:
– [root@localhost ~]#useradd user01
Lệnh useradd có rất nhiều tham số khác nhau, để xem chi tiết dùng lệnh man useradd
useradd user01 –g group01
– [root@localhost ~]#passwd user01
Changing password for user user01.
New UNIX password:
Sau đó nhập mật khẩu vào.Để chuyển sang user này dùng lệnh :
– [root@localhost ~]#su user01
Xóa 1 tài khoản:
– [root@localhost ~]# userdel user01
Thêm 1 group vào hệ thống
– [root@localhost ~]#groupadd group01
Xóa 1 group
– [root@localhost ~]#groupdel group01
Thiết lập tài khoản người dùng
– Tập tin /etc/passwd chứa tất cả thông tin về tài khoản người dùng.
– Tập /etc/passwd thường được sở hữu bởi quyền root và thiết lập thuộc tính group ID là 0.
– Cấu trúc của các trường dữ liệu trong tập tin /etc/passwd:
username:password:user ID:group ID:comment:home directory:login command
Ví dụ /etc/passwd:
Mỗi dòng của tập tin /etc/passwd bao gồm 7 trường được phân cách bởi dấu :
Nếu trường nào không có dữ liệu thì sẽ được để trống, nhưng vẫn giữ nguyên dấu phẩy ở sau để vẫn bảo đảm mỗi dòng sẽ có 7 trường.
– password : mật khẩu người sử dụng (bảo mật).
– user ID (UID) Số định danh xác đinh tài khoản người dùng trong hệ thống.
– group ID (GID) Số định danh xác định nhóm người dùng.
– comment dòng chú thích, thường là tên của người đăng nhập hệ thống, có thể là số điện thoài,…
– home directory :Thư mục đăng nhập: thư mục mà khi người dùng sẽ làm việc khi đăng nhập vào hệ thống.
– Lệnh login : dòng lệnh được thực thi khi người dùng đăng nhập vào hệ thống. Thông thường là câu lệnh để nạp 1 chương trình shell.
Tạo 1 tài khoản người dùng:
– 1. Thêm 1 dòng vào tập tin /etc/passwd.
– 2. Tạo thư mục đăng nhập và thiết lập quyền sở hữu cho tài khoản.
– 3. Chép các tập tin shell khởi động và thiết lập lại các cài đặt về quyền sở hữu.
Câu lệnh: useradd or adduser
Ví dụ tạo tài khoản: bill
– Thêm dòng này vào tập tin /etc/passwd
bill::103:50:Bill Smallwood:/home/bill:/bin/sh
– Dùng câu lệnh sau để thiết lập mật khẩu cho tài khoản
passwd bill
– Bạn cần thêm một số câu lệnh sau:
mkdir /home/bill
chown bill /home/bill
Ngoài ra sẽ có một câu lệnh gedit /etc/passwd để gọi trình soạn thảo gedit và sủa đổi bản sao tạm thời của tập tin /etc/passwd.
Cách khác: useradd bill
Xóa tài khoản người dùng
– Câu lệnh: deluser hay userdel
– Xóa tài khoản thì có thể dùng cách sau:
1. Xóa bỏ dòng có chứa tài khoản trong tập tin /etc/passwd và /etc/group.
2. Xóa tập tin chứa nội dung mail của user bằng cách dùng. rm /usr/spool/mail/username
3. gỡ bỏ các dịch vụ đang chạy.
4. Xóa bỏ thư mục đăng nhập: rm -r /home/userdir
– Nếu chỉ muốn vô hiệu hóa tạm thời tài khoản người dùng thì để dấu x trước trường mật khẩu và đừng sửa đổi bất cứ thông tin gì khác.
Dùng chức năng Group
– Mỗi tài khoản trong Linux phải thuộc về 1 nhóm người sử dụng
– Tập tin /etc/group
Mỗi dòng có 4 trường được phân cách bởi dấu hai cham (:)
– group name:group password:group ID:users
Thêm 1 Group:
– Câu lệnh: addgroup hoặc groupadd
– Hoặc thêm dòng mới vào tập tin /etc/group
Ví dụ: accounts::51:bill, scanner::52:yvonne
Thêm một tài khoản vào nhóm
– Mỗi tài khoản trên một dòng trong tập tin /etc/group, được phân cách bởi dấu phẩy
– Theo lý thuyết không có hạn chế về số tài khoản trong một nhóm nhưng trong thực tế mỗi dòng trong tập tin này nên chứa không quá 255 ký tự:
– Ex: accounts::52:bill,yvonne,tim,roy,root
Xóa 1 Group
– Bằng cách xóa 1 dòng trong tập tin /etc/group
– Câu lệnh groupdel hay delgroup
Cách dùng lệnh su
– Cú pháp: su username
– Ví dụ: su root
Bảo vệ và truy xuất tập tin
Quyền hạn đối với tập tin và thư mục
Hiểu các loại tập tin
Hiểu các quyền truy xuất
Vd: xem danh sách các file và quyền trên file:
– ls –l /home
Với mỗi tập tin, có 3 nhóm quyền như sau:
- rwx rwx rwx
Ví dụ:
ls –l bigfile
File
User
Group other
r-x rwx rw- root group01
chmod: Thay đổi quyền truy cập
Ví dụ: chmod u+w bigfile
chmod go-x bigfile
chmod ug+w o-x chapter*
chown: thay đổi quyền sở hữu
– [root@localhost ~]#chown user01 text.txt
chgrp: thay đổi nhóm sở hữu
– [root@localhost ~]#chgrp group01 text.txt
Read(4), write(2), excute(1)
#chmod 644 bigfile
– #ls –l:
– rw-r--r--
#chmod 755 mydir
– #ls –l:
rwxr-xr-x
Làm việc với tiến trình
Định hướng xuất nhập
– ls –l > log.txt
– ls –l >> log.txt
– more < log.txt
ps: Xem thông tin tiến trình
– #ps –a
– Chú ý tham số PID
Tiến trình foreground và tiến trình background
Gọi 1 tiến trình dạng background
– Thêm dấu & vào sau câu lệnh
#ls –R / >log.txt
Tổ hợp phím ctrl Z: Tạm dừng tiến trình
Đánh thức tiến trình:
– #jobs: xem các tiến trình đang dừng hay ở
background
– #bg num: gọi thực thi tiến trình ở
background
– #fg num: gọi thực thi tiến trình ở foreground
Hủy tiến trình
– kill [level] PID
kill 598
kill -9 598
kill -15 598
Giao tiếp giữa các tiến trình
– | Dùng cơ chế đường ống
– #ls –R | more
– ps –a | grep ‘[bash]’ here
Lệnh làm việc với file thư mục
Lệnh về file, thư mục
– #cd : đổi thư mục
cd /
cd ..
– #cp –r source des: sao chép 2 thư mục
– #mkdir : tạo thư mục
– #rm –r tên thư mục : loại bỏ thư mục
– #rmdir tên thư mục rỗng
– #ls : liệt kê nội dung tập tin thư mục
– #mv source des: di chuyển thư mục
– #pwd: hiển thị thư mục hiện hành
Lệnh về tập tin
– more [-n] <danh sách các tập tin >
trình bày nội dung tập tin. [-n] : chỉ định số dòng mỗi lần hiển thị là n dòng.
– cp <nguồn > <đích >
sao chép một hay nhiều tập tin.
– find đườngdẫn -name têntậptin
tìm vị trí của tập tin
– grep <chuỗi cần tìm> <tên file>
tìm vị trí của chuỗi ký tự trong tập tin
– ls [tham số] tên thưc mục:
trình bày tên và thuộc tính của các tập tin trong thư mục
Lệnh về tập tin (tt)
– mv <nguồn > <đích >
di chuyển/đổi tên một tập tin
– sort <tên tập tin>: sắp thứ tự nội dung tập tin
– wc –l –c <tên tập tin>
đếm số từ trong tập tin
– cat <file>
hiển thị nội dung một tập tin
– cat <file1> <file 2> > <file3>
Nối 2 tập tin
– vi <filename>: soạn thảo hoặc sửa đổi nội dung tập tin
gzip <filename>
– nén một tập tin : Tên tập tin đã nén giống như tên ban đầu và kèm theo đuôi .gz
gunzip <filename>
– giải nén 1 tập tin
ln [-s] <des> <short_cut>
– ln /usr/user01/testfile /usr/01/testfile
Tạo một link file dạng hard link
– ln -s /usr/user01/testfile /usr/01/testfile
Tạo một link file dạng soft link
Lệnh làm việc với ổ đĩa
Mounting và Unmounting Filesystems
– Câu lệnh:
mount [tham số] <tên_thiết_bị> <điểm_gắn_kết>
– vd:
mount –t msdos /dev/sda4 /usr
mount –t iso9660 /dev/cdrom /cdrom
– Có thể gắn kết tập tin với thuộc tính chỉ đọc:
mount –t msdos /dev/hda1 /diskc -r
Mount –t iso9660 /dev/cdrom /cdrom -r
Vì sao phải umount
Dùng câu lệnh: umount
Ví dụ:
– umount /dev/cdrom
– umount /cdrom
Tự động gắn kết hệ thống file bằng cách cài đặt thông tin trong tập tin: /etc/fstab
Mỗi dòng trong
/etc/fstab có đinh dạng
sau:
device mount_location
filesystem_type options dump_frequency
pass_number
Kiểm tra hệ thống tệp
– Dùng tiện ích fsck (filesystem check)
fsck /dev/sda1
fsck /usr
df (disk filesystem) và du (disk usage)
– Hiển thị thông tin hệ thống tập tin
Một số tiện ích
Date
– hiển thị và đặt ngày
bc:
– tính biểu thức số học
cal
– Lịch
echo <arg1>
write/hello
– cho phép gửi dòng thông báo đến những người sử dụng trong hệ thống
Clear
– Xoá màn hình .
Time
– Hiển thị thời gian hiện hành của hệ thống
Thêm hoặc gỡ package
Để install một package:
– rpm -ivh <filename.rpm>
Để upgrade một package:
– rpm -Uvh <filename.rpm>
Để uninstall một package:
– rpm -e <filename.rpm>
Để biết một package đ• được install hay chưa
– rpm -q <filename.rpm>
filename ở đây có thế là 1 file hoặc nhiều file với format rpm
Lệnh về hệ thống
Top
– Xem trạng thái về hệ thống và các process đang chạy tương tự như Task Manager trong Windows.
– Dừng ấn ctrl C
shutdown -h now
– tắt máy tính
shutdown -r now
– khởi động lại
Thông số biến môi trường
– $PATH
Sleep time: ngưng hoạt động một thời gian.
Kết thúc
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top