Chuong 0 - Gioi thieu Linux - Co Tien
CHƯƠNG 0 - GIỚI THIỆU LINUX
I - Giới thiệu Linux
1. Khái niệm về Linux
– Linux là nhân (kernel) của một hệ điều hành có thể thực thi trên nhiều loại máy tính khác nhau.
– Là một phần mềm cung cấp sự giao tiếp giữa các dòng lệnh (hoặc chương trình) với phần cứng của máy tính.
2. Lịch sử ra đời
– Năm 1967, hãng AT & T đã giới thiệu HĐH mạng UNIX.
– Phiên bản đầu tiên của Linux : tháng 8/1991.
– Tác giả : Linus Torvalds (Đại Học Helsinki)
– Ý tưởng của HĐH Linux là từ UNIX
– Phiên bản chính thức : 05/10/1991.
– Linux là một nhân bản của hệ điều hành UNIX
3 Giới thiệu một sô phiên bản Linux
– Redhat Linux 8.0, 9.0
– VietKeyLinux
– SuSE Linux
– HongKyLinux
– Mandrake Linux
– Fedora Linux 9.0, 10.0
– Ubultu
4. Đặc trưng của hệ điều hành Linux
– Mã nguồn mở (open source), miễn phí
– Tương thích với nhiều phần cứng
– Tương thích với nhiều phần mềm
– Dễ cấu hình.
– Đa nhiệm (mutitasking).
– Đa xử lý (multi processor suport)
– Đa người dùng (multiuser)
– Độc lập với thiết bị
– Hệ thống quản lý bộ nhớ gọi trang theo yêu cầu.
– Các thư viện động và dùng chung.
– Quản lý tốt các hệ thống file.
– Hỗ trợ truyền thông trên mạng
– Bảo mật cao
– Ổn định
– Giao diện đồ hoạ thân thiện
– Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình
– Cung cấp các ứng dụng máy chủ
– Có khả năng kiểm soát lỗi
II- Tiện ích và hạn chế của Linux
1. Các tiện ích máy chủ Linux
– Quản lý người sử dụng
– Quản lý tài nguyên máy, hệ thống file, . . .
– Cấu hình / quản trị dịch vụ tên miền DNS
– Cấu hình / quản trị dịch vụ máy chủ lưu động (DHCP)
– Cấu hình / quản trị dịch vụ định tuyến (Routing)
– Cấu hình / quản trị dịch vụ thư điện tử (SendMail)
– Cấu hình / quản trị các dịch vụ Web (Apache)
– Cấu hình / quản trị dịch vụ proxy (Squid)
– Thiết lập và quản trị bức tường lửa (Firewall)
2. Nhược điểm của Linux
– Đòi hỏi người dùng phải thành thạo hệ thống.
– Tính tiêu chuẩn hóa: Tự do đóng gói, phân phối, nhiều bản Linux
– Hạn chế số lượng các ứng dụng chất lượng cao
III - Hệ thống tập tin và thư mục của Linux
1. Hệ thống tập tin
– Linux sử dụng hệ thống ext2 để lưu trữ dữ liệu và tên của tập tin, thư mục.
– ext2 (Second extended File System) sử dụng một bảng i- node bao gồm một tập các nút để lưu thông tin và tên của tập tin, thư mục.
– Mỗi tập tin hay thư mục đều được tham chiếu hay trỏ đến bởi một i-node.
– Dữ liệu của tập tin được lưu trữ thành từng khối liền nhau.
– Hệ thống ext2 bảo đảm cơ chế lưu trữ tập trung nên dữ liệu trên đĩa cứng không bị phân mảnh như trong hệ thống DOS.
2. Tổ chức thư mục
dev
var
etc
homemnt
usr
bin include
user01
user02
user03
user04
src
– /bin : Chứa các file chương trình thực thi dạng nhị phân và file khởi động của hệ thống.
– /boot : Thường chứa các file ảnh (image) của kernel dùng cho quá trình khởi động của hệ thống.
– /lost+found : Chứa các chuỗi dữ liệu bị thất lạc trên đĩa cứng.
– /mnt : Chứa các thư mục liên kết tạm thời đến các ổ đĩa hay các thiết bị khác.
– /dev : Chứa các file đặc tả và liên kết đến các thiết bị ngoại vi của hệ thống.
Ví dụ : /dev/hda là ổ cứng, /dev/modem là modem.
– /etc : Chứa các file cấu hình toàn cục của hệ thống, các file script để khởi động hay phục vụ cho mục đích cấu hình chương trình trước khi chạy.
Ví dụ : /etc/passwd chứa cơ sở dữ liệu của người dùng, /etc/rc khởi tạo hệ thống tạm thời ban đầu,...
– /sbin : Lưu trữ các tập tin nhị phân cần thiết của hệ thống, được sử dụng riêng cho người quản trị hệ thống.
– /home : Chứa các thư mục home của người sử dụng.
– /lib : Chứa các phần thư viện.so hoặc.a, các thư viện C và các thư viện liên kết động cần cho chương trình khi chạy và cho toàn hệ thống.
– /proc : là một “virtual filesystem” được đặt trong bộ nhớ và không nằm trên đĩa. Cho phép lấy thông tin về chương trình và tiến trình nào đang hoạt động trên hệ thống ở một thời gian yêu cầu nào đó.
– /tmp : Chứa các tập tin tạm phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình.
– /usr : Chứa một số thư mục con, các thư mục con này chứa hầu hết các chương trình quan trọng và tiện ích, ngoài ra còn có các tập tin cấu hình của hệ thống.
– /var : Chứa các thư mục thường hay thay đổi kích thước.
3. Các kiểu tập tin của Linux
Có 3 kiểu tập tin chính:
– Normal file: Các tệp này thường là tệp văn bản hoặc tệp lệnh shell hoặc tệp dữ liệu thuần tuý
– Directory file: Thư mục là một tệp chứa các thông tin về những tệp có quan hệ trực tiếp với thư mục đó
– Tệp đặc biệt: Đó là những tệp có quan hệ trực tiếp với các thiết bị ngoại vi bao gồm Link file, Named pipe, Device file: các tệp chứa thông tin của thiết bị, mỗi thiết bị thì có 1 file cấu hình cho nó.
4. Cách đặt tên cho tập tin
– Tên của các tệp là một chuỗi các ký tự khả hiện của ASCII.
– Các chữ viết hoa được phân biệt khác các chữ viết thường.
– Ký tự đầu tiên phải khác những ký tự sau đây để shell khỏi nhầm lẫn: + – =
– Nói chung phải tránh dùng các ký tự đặc biệt.
– Tên tệp UNIX System V dài tối đa 14 ký tự.
– Tên tệp UNIX BSD dài tối đa 255 ký tự.
5. Giới thiệu về bảng I-Node
– Bảng i-node được đặt ở một nơi đặc biệt trên đĩa cứng gọi là super block.
– Bảng i-node là một cấu trúc dữ liệu, là một bản ghi lưu trữ các thông tin
– Các thông tin này gồm có các thuộc tính của các tệp.
– Mỗi tệp của hệ thống tương ứng với một mục (entry) trong bảng
– Mỗi mục này ứng với một số i-node, số này chính là chỉ mục (index) của bảng.
Bảng i-node chứa các thông tin sau:
– i-node là số i-node
– Type là kiểu tệp: thư mục, thiết bị,...
– Quyền truy nhập: Quyền đọc, ghi, thực hiện chương trình dành cho người dùng.
– Liên kết: Các bí danh hoặc các tên khác của tệp này.
– UID là số nhận dạng của người dùng (user) sở hữu tệp này.
– GID là số nhận dạng của nhóm người dùng (group) sở hữu tệp này.
– Ngày/giờ file được tạo: Thời điểm mục ứng với tệp này được tạo trong bảng i-node.
– Ngày/giờ truy nhập nội dung tập tin
– Ngày/giờ thay đổi nội dung tập tin
– Kích thước : Kích thước của tập tin tính theo byte.
– Vị trí của tập tin trên đĩa: Cấu trúc lưu trữ vị trí các khối thông tin trên đĩa nơi mà tệp được lưu trữ.
KẾT THÚC
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top