44444444
Câu 4: TTHCM về đại đoàn kết dân tộc và nhà nước kiểu mới
1. Cơ sở hình thành tthcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc đuocj hình thành dựa trên 2 cơ sở chính đó là: Cơ sở lý luận, tư tưởng và co sở thực tiễn.
- Cơ sở lý luận, tư tưởng:
Cơ sở đầu tiên chính là truyền thống dân tộc: Dân tộc ta có truyền thống là sự đoàn kết dân tộc đã được hình thành từ hàng ngàn năm lịch sử dựng và giữ nước tạo thành một truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi con người Vn.
Đối với mỗi con người Vn yêu nước, đoàn kết cộng đồng trở thành trở thành tình cảm tự nhiên thậm chí tình đòan kết được nâng lên thành triết lý nhân sinh. Truyên thống dân tộc là hệ quả tất yếu của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự lực tự cường tự chủ. Truyền thống đoàn kết của dân tộc đã ngấm sâu và có phương pháp đúng đắn khơi dậy truyền thống dân tộc, phát huy sức mạnh truyền thống dân tộc, sức mạnh của sự thông minh và truyền thống dũng cảm. Hấp thụ truyền thống của dân tộc, HCM đã khẳng định "Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhần chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước".
Tiếp theo đó là cơ sở lý luận, học thuyết tư tưởng văn hóa đông-tây và chủ nghĩa M-L. Về nho giáo, nho giáo nhấn mạnh và đề cao chữ "hòa" là sự hòa hợp giữa người với người, giữa con người với sự vật, hòa hợp giữa các nhân với tập thể, hòa hộp trong tổng thể. Phật giáo có tư tưởng khoan dung, bỏ qua sai trái khuyết điểm, tha thứ lỗi lầm để từ đó hòa hợp tạo nên khối đại đoàn kết. Quan điểm của thiên chúa giáo là đề cao tư tưởng bác ái là tình yêu nhân loại rộng lớn.
Về CN M-L: HCM tiếp thu những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa M-L về vai trò của quần chúng: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là ngưoif sáng tạo ra lịch sử, giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng thắng lợi trước hết phải trở thành dân tộc, liên minh công ngông là cơ sở to lớn để xây dựng lực lượng cách mạng, đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế...
HCM đến với chủ nghĩa M-L từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, chủ yếu qua hoạt động cách mạng thực tiễn. Nhờ vậy, Người đã nắm được linh hồn của CN M-L, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Vn và trong thời đại mới để hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng của người về sức mạnh của giai cấp và đại đoàn kết dân tộc.
- Cơ sở thực tiễn:
Tư tưởng đại đoàn kết được hình thành trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm ở phong trào cách mạng của nhiều nước trên thế giới. Phong trào cách mạng ở Vn diễn ra rất mạnh mẽ nhưng đều dẫn đến thất bại, nguyên nhân là do sai lầm trong chiến lược đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng. HCM đã khảo sát tình hình thực tiến của các nước trên thế giới. TRước hết, Người nhiên cứu, khảo sát các cuộc cách mạng tư sản đặc biệt là cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ và đã nhận thấy đó là các cuộc cách mạng "không đến nơi", người đã khẳng định chúng ta không thể đi theo con đường cách mạng tư sảng được. Người cũng chú trọng nghiên cứu cách mạng ở Ấn Độ và Trung Quốc vì người cho rằng nó gần gũi với cách mạng gpdt ở vn và nó cso thể đem lại cho Vn nhiều bài học bổ ích về tập hợp lực lượng yêu nước, tiến bộ để tiến hành cách mạng.
Đồng thời, Người còn tìm hiểu về cuộc cách mạng tháng 10 Nga và thấy ở đó những kinh nghiệm quý báu trong huy động sức mạnh quần chúng, đoàn kết làm cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc gồm có 5 nội dung cơ bản
1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam
- Cách mạng muốn thắng lợi cần phải có lực lượng và lực lượng ấy chính là nhờ sức mạnh của khối đại đoàn kết mà trước hết là đại đoàn kết dân tộc. Người coi đại đoàn kết là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng Vn, đó là tư tưởng cơ bản, nhất quán và lâu dài trong suốt tiến trình cách mạng Vn, quyết định đến thành công của cách mạng.
2. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- ĐĐK dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng
- Đ.ĐK dân tộc còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và ĐĐK dân tộc cần phải tiến hành ở bất kỳ hoàn cảnh nào.
3. ĐĐK dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Đối tượng của đại đoàn kết dân tộc là dân, nhân dân. Toàn dân nghĩa là chỉ toàn thể quần chúng nhân dân.
- Đại đoàn kết dân tộc là tập hợp được mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung vì mục đích xây dựng một nước Vn độc lập dân tộc, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh góp phần tích cực vào phong trào cách mạng TG.
- Muốn đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước nhân nghĩa đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, đại độ với con người.
- Đại đoàn kết dân tộc phải dựa trên nền tảng của khối liên minh công nông.
4. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc
- Trong quá trình hoạt động cách mạng trước những đòi hỏi khách quan và những nhận thức về sức mạnh của dân tộc, HCM đã sớm đua ra quan điểm về mặt trận dân tộc thống nhất mà thể hiện cụ thể là khối đại đoàn kết dân tộc.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông tri thức và được đặt dưới sự lãnh đạo cảu Đảng. Mặt trận hoạt động theo nhuuyeen tắc hiệp thương dân chủ và phải xây dựng trên sự đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
5. Đại đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế
- Do cách mạng Vn là một bộ phận của cm thế giới, mục tiêu của cách mạng không chỉ là giải phóng mình mà còn là giải phóng nhân loại toàn thế giới. Cách mạng Vn chỉ giành được thắng lợi khi đoàn kết chặc chẽ với phong trào cách mạng thế giới.
Cơ sở hình thành tư tưởng HCM về nhà nước kiểu mới
+ Cơ sở tư tưởng, lý luận
HCM tiếp thu kinh nghiệm hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước trong lịch sử vn đặt biệt là thời kỳ nhà nước phong kiến.
Người nghiên cứu những học thuyết về nhà nước tư sản, đã nhận thấy được nhiều ưu điểm tuy nhiên Nhà nước tư sản vẫn mang bản chất là công cụ để bóc lột cho giai cấp tư sản vì vậy Người khẳng định rằng Nhà nước tư sản có nhiều ưu điểm đáng để học tập nhưng chúng ta sẽ không xây dựng Nhà nước theo con đường của chủ nghĩa tư bản.
Từ việc nghiên cứu các lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa M-L về việc xây dựng nhà nướcvoo sản là nhà nước bảo vê quyền lợi cho nhân dân.
+ Cơ sở thực tiễn
Khi có điều kiện khảo sát thực tiễn ở các nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ, HCM đã nhận thấy đằng sau các khẩu hiệu tự do, bình đẳng bác ai là sự thật người dân vẫn bị áp bức bọc lột nặng nề. Ở đó, Nhà nước là công cụ thống trị và bóc lột của giai cấp tư sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. Người đã tận mắt chứng kiến, rất nhiều người lao động cực nhọc mà cuộc sống vẫn bần cùng, khổ cực, không được chăm lo sức khỏe bệnh tật... không được bảo vệ, quan tâm.
Người đã khảo sát mô hình Nhà nước Xô Viết và nhận thấy đó là NN đem lại quyền lợi cho số đông nhân dân, Người đã bắt gặp ở đó nhiều điểm trùng lặp với lý tưởng của mình. Có thể nói rằng đây là mô hình NN trực tiếp mà HCM đã tiếp thu và xây dựng nên những tư tưởng về nhà nước kiểu mới của mình.
Những nội dung cơ bản trong tư tưởng HCM về Nhà nước kiểu mới ở VN
1. Xây dựng NN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của DCSVN
- Nhà nước của dân là NN của toàn thể nhân dân, quyền lực chính trị thuộc về tất cả nhân dân. Trong Nhà nước kiểu mới ở VN nhân dân có vị thế là chủ, chủ thể của quyền lực NN chính là nhân dân.
- Nhà nước do dân là nhà nước mà trongddos nhân dân là lực lượng xây dựng, gìn giữ, hoàn thiện NN, là lực lượng quyết định sự mạnh yếu của NN.
- NN vì dân là NN phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân khôgn có đặc quyền đặc lợi, NN phải phục vụ nhân dân, phải thực sự trong sạch.
- Sự lãnh đạo của Đảng là vấn đề cốt tử để NN có thể phát huy chức năng quản lý xã hội, Đ lãnh đạo NN bằng đường lối, chủ trương định hướng sự lãnh đạo của Đ là cội nguồn sức mạnh trong hoạt động của NN.
2. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tinh thần nhân dân, dân tộc của nhà nước.
- Nhà nước là thành tố cơ bản nhất của hệ thống chính trị luôn mang bản chất. NN ta có bản chất giai cấp CN vì NN do Đảng của GCCN lãnh đạo và định hướng đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nguyên tắc tổ chức cơ bản của NN là nguyên tắc tập truyn dân chủ.
- Sự thống nhất hài hòa giữa bản chất GCCN với tính nhân dân, dân tộc của NN ta, NN ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của toàn thể nhân dân VN. NN thì bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân, toàn thể dân tộc VN, NN hoạt động trên nền tảng đại đoàn kết dân tộc mà cốt lõi là khổi liên minh công nông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3. Xây dựng NN pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
- Cần phải xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến
- Hoạt động quản lý NN băng hiến phap, pháp luật và chú trọng đưa phap luật vào cuộc sống.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ đức đủ tài.
4. Xây dựng NN trong sạch vững mạnh. Hoạt động có hiệu quả
- Người phê phán những căn bệnh trong cán bộ, công chức NN dễ mắc phải là đặc quyền đặc lợi, cậy mình là người trong chính quyền để cửa quyền hách dịch,vơ vét tiền của... bệnh quan liêu tham nhũng lãng phí, bênh tư túng kiêu ngạo
- Đồng thời khẳng định phải tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật và phải kiện toàn hệ thống pháp luật để kết hợp giữa đạo đức và pháp luật... Để NN thực sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu qur cần tăng cường giáo dục đạo đức với mọi tầng lớp XH, đòi hỏi nghiêm khắc đối với đội ngũ cán bộ nhà nước.
Ý nghiã: vấn đề thực hiện đại đoàn kết theo tthcm là vấn đề cấp bách, cần thiết đặc biệt quan trọng vì: -Trên TG xu thế ly khai dân tộc ngày càng gia tăng
-bài học tan rã của liên bang XôViết có nguyên nhân từ việc k thực hiện tốt khối đại đoàn kết
- Các thế lực thù địch đang lợi dụng chiêu bài dân tộc( nhân quyền và tôn giáo) nhằm làm tan rã sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ nước ta
- sự nghiệp CNH HĐH đất nước , chính sách mở cửa hội nhập với bên ngoài đòi hỏi phải củng cố và nâng cao khối đại đoàn kết , phải lấy mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh làm tương đồng xoá bỏ mặc cảm định kiến phân biệt đối xử vè quá khứ, thành phần giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở hướng về tương lại
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top