4 cai rieng cai chung
1. Cái riêng, Cái chung
1.1. Khái niệm
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một
quá trình riêng lẻ nhất định.
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ nhũng mặt, những thuộc tính
chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong
nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
- Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính
chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết
cấu vật chất khác.
1.2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
1.2.1. Quan điểm về cái riêng và cái chung trước triết học Mác
- Trong lịch sử triết học có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ
giữa cái riêng và cái chung
+ Phái duy thực cho rằng, cái riêng chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không
phải tồn tại vĩnh viễn, chỉ có cái chung mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự, độc lập với ý
thức con người. Cái chung không phụ thuộc vào cái riêng mà còn sinh ra cái riêng.
+ Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là
những tên gọi trống rỗng, do tư tưởng con người bịa đặt ra, không phản ánh cái gì
trong hiện thực.
Cả quan niệm của phái duy thực và duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách
cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung hoặc ngược
lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa cái chung
và c¸i riêng.
1.2.2. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa cái
riêng, cái chung
Phép biện chứng duy vật khẳng định cái chung, cái riêng, thực sự tồn tại
khách quan và tồn tại trong mối quan hệ biện chứng. Cụ thể là:
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để biểu hiện sự
tồn tại của nó. Vì thế, không thể có cái chung thuần túy tồn tại biệt lập ngoài cái
riêng.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Bởi vậy, không có cái
riêng tồn tại tuyệt đối độc lập với cái chung.
- Cái chung là bộ phận của cái riêng nhưng lại sâu sắc hơn cái riêng vì cái
chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở
nhiều cái riêng cùng loại. Còn cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì
bất cứ cái riêng nào bên cạnh những thuộc tính ®ược lặp lại ở các sự vật khác mỗi
cái riêng đều chứa đựng cái đơn nhất.
- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát
triển của sự vật trong những điều kiện nhất định.
Trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc mà
thoạt đầu là ở dạng đơn nhất nhưng theo quy luật của phát triển cái đơn nhất sẽ
chiến thắng cái cũ để trở thành cái chung. Ngược lại, cái cũ từ chỗ là cái phổ biến,
cái chung sẽ mất đi dần biến thành cái đơn nhất.
1.3. Những ý nghĩa về mặt phương pháp luận
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng nên chỉ có thể
tìm cái chung trong cái riêng chứ không phải từ ý muốn chủ quan của con người
hoặc bên ngoài cái riêng.
- Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái
chung, trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
- Phải thấy được mối quan hệ qua lại giữa cái chung và cái riêng để khi áp
dụng cái chung vào những trường hợp riêng biệt không rơi vào tả khuynh, giáo điều
bằng cách cá biệt hóa, không áp dụng rập khuôn, máy móc cái chung. Để khắc phục
bệnh hữu khuynh xét lại thì phải tránh tuyệt đối hóa cái đơn nhất, xem thường cái
chung. Và để tránh khỏi tình trạng mò mẫm tùy tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa thì khi
giải quyết vấn đề riêng không thể không đặt trong mối liên hệ với những vấn đề
chung có liên quan đến vấn đề riêng đó.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, ở những điều kiện nhất định, cái đơn
nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn cần
tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất biến thành cái chung nếu cái đơn nhất đó có
lợi cho con người và ngược lại, biến cái chung thành cái đơn nhất nếu cái chung đó
là không cần thiết và bất lợi cho con người.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top