4.Basel+QĐNN
4. Hệ thống thông lệ quốc tế về rủi ro và các quy định của Ngân hàng Nhà nước
4.1 Basel
4.2.1 Sự hình thành và hoạt động của Ủy ban Basel Ủy ban Basel được thành lập năm 1974 bởi thống đốc ngân hàng trung ương của 10 nước (G10). Hiện nay, các thành viên của ủy ban này gồm các nước: Anh, Pháp, Ý, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Lucxemembourg, Mỹ, Canada và Nhật. Các quốc gia được đại diện bởi ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban này nhóm họp định kỳ mỗi năm 4 lần. Ủy ban còn gồm 25 nhóm kỹ thuật và một số bộ phận được nhóm họp thường xuyên để thực hiện các công việc của Ủy ban. Hội đồng thư ký của Ủy ban được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ở Basel. Hội đồng thư ký gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tài chính thành viên. Ủy ban Basel không có bất kỳ cơ quan giám sát nào và những kết luận của nó không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban này chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất cho các tổ chức. Ủy ban này khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Ủy ban báo cáo cho thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước thành viên. Từ đó tìm kiểm sự hẫu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Một mục tiêu quan trọng của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát. (2) việc giám sát phải tương xứng.
Năm 1988, Ủy ban đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel 1. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%. Nó được phổ biến rỗng rãi trong các nước thành viên và các nước khác. Năm 1997, Ủy ban đã đưa ra “ các nguyên tắc nòng cốt cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả” - gồm 25 nguyên tắc, nó cung cấp khung khổ cho hệ thống giám sát hiệu quả. Để xúc tiến cho việc thực hiện và đánh giá, tháng 10/1999, Ủy ban đã phát triển “ Phương pháp luận các nguyên lý nòng cốt”. Một sự tổng kết các nguyên lý nòng cốt và phương pháp luận hiện đang được triển khai. Tháng 6/1999, Ủy ban Basel đã ban hành đề xuất khung đo lường mới - chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package – CP1) với 3 trụ cột chính: - Trụ cột 1: Các yêu cầu vốn tối thiểu - Trụ cột 2: Quy trình xét duyệt giám sát - Trụ cột 3: Kỷ luật thị trường Chương trình tư vấn lần 2 (CP2) và lần 3 lần lượt được hoàn thành vào 1/2001 và tháng 4/2003. Đến quý 4/2003 phiên bản hoàn thiện của Basel 2 được đưa ra và Basel 2 chính thức được ban hành vào ngày 26/06/2004, có hiệu lực từ tháng 1/2007. Tài liệu này có thể làm cơ sở cho các quá trình phê duyệt và xây dựng luật lệ quốc gia về giám sát hoạt động ngân hàng và cho các ngân hàng hoàn chỉnh sự chuẩn bị của họ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn mới. So sánh Basel 1 và Basel 2 STT 1 Chỉ tiêu Cấu trúc và nội dung Tính linh động của ứng dụng Nhạy cảm với rủi ro Basel 1 Tập trung vào một loại rủi ro đơn giản Chỉ có một khuôn mẫu cho tất cả đối tượng Đo đạc rủi ro sơ bộ Có 4 trọng số: 0%, 20%, 50%, 100%, ưu đãi hơn với các nước OECD 5 Kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng Chỉ hỗ trợ và đảm bảo Basel 2 Ba cột trụ nhấn mạnh hơn về phương pháp luận nội tại của ngân hàng, đánh gia của cơ quan giám sát và nguyên tắc thị trường Linh hoạt hơn, một loạt các cách tiếp cận. Có cơ chế khuyến khích đối với quản lý rủi ro tốt hơn Tăng đọ nhạy với rủi ro Có 5 trọng số 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và có thể hơn, không có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài Nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting)
2
3
4
Trọng số rủi ro
4.2.2 Nội dung cơ bản của Basel 2
Mục tiêu của hiệp ước Basel 2 về vốn là: o o o o o Tăng cường an toàn và lành mạnh đối với hệ thống tài chính; Tiếp tục mở rộng cạnh tranh công bằng; Tạo nên phương pháp toàn diện hơn để xác định rủi ro; Đưa ra mức vốn tối thiểu nhạy cảm hơn với rủi ro; Đưa ra các khuyến khích với các ngân hàng nhằm mở rộng khả năng đo lường rủi ro;
Nội dung chính của Basel 2 gồm:
Khái quát 3 trụ cột của hiệp ước Basel 2: Trụ cột 1 Các yêu cầu vốn tối thiểu Ban hành những mức chuẩn tối thiểu đối với quản trị vốn trên một cơ sở nhạy cảm hơn với các rủi ro: - Rủi ro tín dụng - Rủi ro vận hành - Rủi ro thị trường Trụ cột 2 Quy trình xét duyệt giám sát Tăng thêm trách nhiệm và mức độ quyền tự quyết đối với các xét duyệt giám sát và kiểm soát bù đắp: - Đánh giá chiến lược vốn tối thiểu của ngân hàng - Xác nhận các mô hình nội - Mức chi phí vốn - Theo dõi phòng vệ các mức vốn và đảm bảo hành động chống đỡ Trụ cột 1: Các yêu cầu vốn tối thiểu Trụ cột 3 Kỷ luật thị trường - Ngân hàng được yêu cầu tăng cường công khai thông tin, đặc biệt các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng và hoạt động. - Mở rộng nội dung và tăng tính minh bạch đối với thị trường về các công bố tài chính
Trụ cột này liên quan tới việc duy trì vốn an toàn tối thiểu. Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động/ vận hành và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác không được coi là có thể lượng hóa hoàn toàn ở bước này. Trong trụ cột này Basel 2 đề cập tới cách tính yêu cầu vốn tối thiểu, các cấu thành của vốn vốn (vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3), cách tính yêu cầu vốn đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường. Theo quy định trong Basel, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) đạt tối thiểu 4% đối với vốn cấp 1 và 8% đối với vốn cấp 2. Hệ số CAR được tính như sau: CAR = vốn ngân hàng/tài sản có điều chỉnh rủi ro Vốn ngân hàng: được chia thành hai cấp, vốn cấp 1 (tier 1) và vốn cấp 2 (tier2). Vốn cấp 1 bao gồm vốn cổ phần thường và dự trữ được công bố. Vốn cấp 2 gồm dữ trự không được công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung, các công cụ vốn lai (giữa nợ và vốn chủ sở hữu, ví dụ trái phiếu chuyển đổi), nợ thứ cấp. Giới hạn đối với vốn cấp 2 được đưa vào tính toán tỷ lệ đủ vốn không được quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình (goodwill). Tài sản có điều chỉnh rủi ro: Mỗi loại tài sản được gắn cho một trọng số rủi ro. Việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc mức độ tín nhiệm của chủ nợ. Một điểm khác biệt giữa basel 1 và basel 2 là nợ the basel 2 được chia thành 5 nhóm: nhóm 0%, 20%, 50%, 100% và 150%; basel 1 chỉ có 4 nhóm đầu). Tại Việt Nam đang áp dụng trọng số rủi ro của tài sản được chia thành 5 mức là 0%, 20%, 50%, 100% và 150% (quyết định 457/2005/QĐ - NHNN và các quyết định sửa đổi, bổ dung như quyết định 03/2007/QĐ -NHNN, quyết định số 34/2008/QĐ – NHNN) tùy theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản. Trụ cột 2: Quy trình xét duyệt giám sát Trụ cột này hoạt động tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cho ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách. Quy trình kiểm tra kiểm soát trong Basel 2 không chỉ để đảm bảo rằng ngân hàng có đủ vốn để giải quyết tất cả các rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn trong việc kiểm soát và quản lý các loại rủi ro. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro khác mà ngân hàng phải đối mặt như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro tuân thủ/pháp lý mà Basel tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại – residual risk. Bốn nguyên tắc chính của trụ cột 2: - Ngân hàng nên có quy trình đánh giá sự thích hợp của tổng vốn và hồ sơ rủi ro của ngân hàng và một chiến lược duy trì các mức vốn khác nhau. - Những người giám sát cần kiểm tra lại và đánh giá các chiến lược, đánh giá mức vốn thích hợp nội bộ của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ các mức vốn điều tiết. Những người giám sát cần phải có những hành động giám sát phù hợp nếu họ không thỏa mãn với kết quả cua quy trình đánh giá. - Kiểm soát viên nên yêu cầu ngân hàng duy trì mức cao hơn tỷ lệ vốn điều chỉnh tối thiểu và phải có khả năng yêu cầu các đơn vị thành viên duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu.
- Kiểm soát viên cần phải có biện pháp can thiệp ngay ở giai đoạn đầu tiên để ngăn mức vốn không bị rớt xuống thấp hơn mức tối thiểu để giải quyết những thuộc tính rủi ro của một ngân hàng nhất định và cần có hành động giải quyết tức thì nếu vốn không duy trì hoặc khôi phục được. Trụ cột 3: Kỷ luật thị trường Trụ cột này tập trung vào việc đưa các nội dung về việc tuân thủ các kỷ luật thị trường, vấn đề công bố thông tin đầy đủ và minh bạch. Trong đó nhấn mạnh đến việc công bố các loại thông tin về rủi ro, dự trữ, vốn. Điều này giúp thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép đối tác của ngân hàng đánh giá chính xác hơn về ngân hàng.
4.2 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước Ngày 27/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN. Đây là một cơ quan cấp tổng cục trực thuộc NHNN, được thành lập trên cơ sở sáp nhập một số Vụ, Cục của NHNN. Cơ quan này có chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN; tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà nước đối với các TCTD, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật. Theo Quyết định này, thông qua hoạt động giám sát ngân hàng, trong trường hợp phát hiện các vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và quy định của pháp luật hoặc có dấu hiện mất an toàn hoạt động, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Nội dung giám sát được xây dựng với các Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 về hoạt động giám sát từ xa, Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN về xếp loại NHTM cổ phần, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro,....
Đối chiếu việc thực hiện các nguyên tắc giám sát của Basel trong hoạt động giám sát của NHNN Nguyên tắc số 1. 2. 3. Các nguyên tắc cơ bản của Basel về giám sát ngân hàng hiệu quả Chức năng, nhiệm vụ, sự độc lập, sự minh bạch và hợp tác Phạm vi hoạt động ngân hàng Các tiêu chí cấp phép Chưa đáp ứng X X X
Đã đáp ứng
Đang xúc tiến
4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. Chuyển đổi quyền sở hữu lớn Các sáp nhập cơ bản An toàn vốn Quy trình quản trị rủi ro Rủi ro tín dụng Các tài sản có vấn đề, dự trữ và dự phòng Giới hạn tín dụng với khách hàng lớn Nguy cơ rủi ro đối với các bên liên quan Rủi ro chuyển đổi và rủi ro chính trị Rủi ro thị trường Rủi ro thanh khoản Rủi ro hoạt động Rủi ro lãi suất trong ghi sổ của ngân hàng Kiểm toán và kiểm soát nội bộ Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ tài chính Phương pháp giám sát Kỹ thuật giám sát Thông tin báo cáo giám sát Chế độ kế toán và công bố thông tin Thực hiện yêu cầu và kết luận thanh tra giám sát Giám sát tổng thể Phối hợp giám sát trong và ngoài nước X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top